8 Cách trị mụn trứng cá tuổi dậy thì giúp xua tan nỗi ám ảnh

Top 10 cách trị mụn bằng tinh bột nghệ hiệu quả 100% tại nhà

20+ Cách trị mụn trứng cá hiệu quả tại nhà từ thiên nhiên

Mụn trứng cá là gì? Nguyên nhân và các phương pháp điều trị

Mụn bọc có mủ: Nguyên nhân và cách xử lý an toàn

Mụn bọc là gì? Nguyên nhân và cách điều trị mụn bọc không để lại sẹo

9 công thức trị sạch mụn từ cà chua bạn nên biết

Mụn trứng cá đỏ là gì? Nguyên nhân và điều trị thế nào?

Mụn đầu trắng là gì? Nguyên nhân và cách điều trị triệt để

Mụn trứng cá bội nhiễm là gì? Có nguy hiểm không?

Mọc mụn trong tai, vành tai gây đau nhức phải làm sao?

Mọc mụn trong tai, vành tai gây đau nhức là một tình trạng thường gặp. Tuy nhiên, người mắc không được chủ quan, xem thường. Trong một số trường hợp nghiêm trọng, mụn sưng to, mưng mủ tại ống tai, vành tai có thể dẫn đến những biến chứng khó lường. 

Vài nét về mụn mọc trong tai, vành tai

Tuy mụn mọc trong tai, vành tai ít gặp hơn mụn nhọt và mụn trứng cá trên mặt nhưng hiện tượng này tương đối phổ biến. Đó có thể là mụn mủ, mụn bọc, mụn đầu trắng hay mụn đầu đen, xuất hiện ở mọi đối tượng và độ tuổi, từ trẻ sơ sinh đến người lớn tuổi.

Mọc mụn trong tai, vành tai gây đau nhức
Vì nằm bên trong tai, được tóc che khuất nên các nốt mụn trong tai, vành ta thường ít làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ.

Vì nằm bên trong tai, được tóc che khuất nên loại mụn này thường ít làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Thế nhưng, mụn mọc trong tai, vành tai tương đối nguy hiểm bởi tai là vị trí có nhiều dây thần kinh. Những nốt mụn sưng to, mưng mủ có thể gây sưng viêm và nhiễm trùng mạch máu ở khu vực này. 

Vậy mọc mụn ở tai, vành tai có nguy hiểm không? Liệu đây có phải dấu hiệu cảnh báo các vấn đề về sức khỏe? Để giải đáp thắc mắc này, các chuyên gia da liễu nhận định, trong hầu hết trường hợp, mụn mọc trong tai, vành tai hay bất kỳ vị trí nào khác trên cơ thể đều là vấn đề da liễu bình thường, không nghiêm trọng. Tuy nhiên, đối với một số trường hợp hiếm gặp, đây có thể là dấu hiệu nhận biết của một số bệnh lý.

Với nguồn gốc từ y học cổ truyền Trung Hoa và Hindu, phương pháp chẩn đoán dựa trên bản đồ trị mụn (face mapping) cho biết, vị trí mọc mụn có khả năng phản ánh thể trạng của từng người bởi mỗi vị trí trên khuôn mặt đều liên quan mật thiết đến một cơ quan nội tạng. Nếu chúng ta nổi mụn tại vị trí nào thì bộ phận tương ứng bên trong cơ thể có thể đang gặp vấn đề.

Mọc mụn trong tai, vành tai gây đau nhức
Phương pháp chẩn đoán dựa trên bản đồ trị mụn (face mapping) cho biết, vị trí mọc mụn có khả năng phản ánh thể trạng của từng người.

Theo lý thuyết này, khi bị mọc mụn ở tai, vành tai thì rất có thể thận của bạn đang quá tải, suy giảm chức năng hay đơn giản là thiếu nước. Tuy nhiên, nếu các nốt mụn trong tai, vành tai sưng to, mưng mủ và có xu hướng ngày càng nghiêm trọng thì tốt nhất, bạn nên đi khám bác sĩ để được chữa trị dứt điểm và kịp thời.

Nguyên nhân dẫn đến mọc mụn trong tai, vành tai

Nguyên nhân đầu tiên có thể kể đến là cơ thể thiếu nước khiến chức năng bài tiết và đào thải độc tố của thận suy giảm, từ đó gây ra mụn nhọt trong lỗ tai. Bên cạnh đó, thay đổi nội tiết tố, viêm nhiễm, nhiễm trùng do xỏ khuyên… cũng là các tác nhân thường gặp. 

Vệ sinh tai sai cách

Đa số mọi người thường tắm rửa và rửa mặt rất kỹ trong khi lại chủ quan, coi nhẹ việc vệ sinh vùng tai. Nếu không được vệ sinh sạch sẽ, khu vực này rất dễ bị vi khuẩn tấn công hoặc bụi bẩn, dầu nhờn tích tụ. Vì vậy, mụn mọc tại đây là điều không thể tránh khỏi. Thậm chí, việc chúng ta không làm sạch tai thường xuyên hoặc vô tình chạm vào ống tai bằng cánh tay bẩn cũng có thể gây mụn trong tai và vành tai.

Bệnh viêm tai

Có nhiều lý do khiến tai bạn bị viêm nhiễm. Việc dùng dụng cụ ngoáy tai không hợp vệ sinh, hay bơi, tắm tại những vùng nước ô nhiễm sẽ khiến tai bị nhiễm trùng. Điều này gây ra tình trạng ống tai bị sưng viêm, nổi nhiều mụn bọc, mụn mủ đi kèm cảm giác đau nhức, khó chịu.

Bệnh viêm tai
Bệnh viêm tai khiến ống tai bị sưng viêm, nổi nhiều mụn bọc, mụn mủ đi kèm cảm giác đau nhức, khó chịu.

Sự thay đổi nội tiết tố

Sự thay đổi nội tiết tố bên trong cơ thể sẽ được phản ánh rõ nét trên làn da. Ở vùng tai, những nốt mụn bọc, mụn trứng cá có thể là dấu hiệu cảnh báo một số rối loạn về hormone. Phụ nữ mang thai, đang trong giai đoạn kinh nguyệt hoặc tiền mãn kinh thường dễ mọc mụn bất thường.

Nhiễm trùng vì xỏ khuyên

Thùy tai là vị trí xỏ khuyên an toàn và phổ biến nhất bởi khu vực này không có sụn, ít gây đau đớn, đồng thời hạn chế tối đa sự sưng tấy, viêm nhiễm. Tuy nhiên, đối với những tín đồ đam mê xỏ khuyên thì thùy tai vẫn chưa đủ. Họ thường lựa chọn bấm lỗ ở phía trong, phía ngoài vành tai hoặc xuyên ngang, xỏ đúp tùy theo sở thích và phong cách cá nhân.

Nhiễm trùng vì xỏ khuyên
Nhiễm trùng vì xỏ khuyên là một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến mọc mụn trong tai, vành tai.

Khi xỏ khuyên, các vị trí có sụn thường bị sưng đau lâu hơn thùy tai. Thêm vào đó, vết thương của một số người cơ địa xấu cũng khá lâu lành. Vì vậy, bên cạnh việc kiêng cữ một số thực phẩm cay nóng nhằm ngăn ngừa sẹo lồi, bạn cần chăm sóc tai thật kỹ lưỡng theo sự hướng dẫn của những người thợ bấm chuyên nghiệp. Nếu các vết thương hở này không được chăm sóc cẩn thận thì lỗ tai rất dễ bị sưng viêm, nhiễm khuẩn và nổi mụn. Một số trường hợp nặng có thể khiến tai mưng mủ, lở loét cũng như đau nhức dữ dội.

Ngoài ra, mụn mọc trong tai, vành tai còn xuất phát từ một số nguyên nhân sau:

  • Dùng tai nghe bẩn, kém chất lượng
  • Sử dụng chung tai nghe với người khác
  • Áp lực, căng thẳng quá độ
  • Tuyến bài tiết ở tai tiết quá nhiều dầu nhờn
  • Thường xuyên chạm vào lỗ tai bằng cánh tay chưa rửa hoặc đồ vật bám bụi bẩn
  • Ống tai bị dị ứng mỹ phẩm
  • Đội nón bảo hiểm hoặc mũ che nắng trong một thời gian dài

Mụn mọc trong tai, vành tai có thể liên quan đến bệnh lý nào?

Vì nằm tại vị trí khuất tầm nhìn nên những nốt mụn trong tai, vành tai được phát hiện khá muộn. Thông thường, hiện tượng khá phổ biến và lành tính. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, đây có thể là dấu hiệu của những bệnh lý về tai nghiêm trọng. 

  • U nang bã nhờn là những vết sưng nhỏ dưới da, chậm (hoặc không) phát triển.
  • Sẹo lồi bắt nguồn từ một vết thương nhỏ gần tai. Khu vực sẹo lồi có xu hướng lớn hơn vết thương ban đầu và thường khá sẫm màu.
  • Dày sừng tiết bã là tình trạng tăng sinh vô hại và phổ biến ở người lớn tuổi, xuất hiện dưới dạng những vùng da màu nâu nhạt, sần sùi.
  • Acanthoma fissuratum mang hình dạng tương tự một vết sưng với các cạnh sần sùi.
  • Ung thư biểu mô tế bào đáy tương đối hiếm gặp. Bệnh lý này phát triển dưới dạng những vết thương ác tính trong tai và vành tai.

Khi nào cần đi khám bác sĩ?

Mụn mọc trong tai, vành tai có nhiều điểm tương đồng với mụn nhọt ở các vị trí khác nhau trên cơ thể. Vì vậy, chúng ta có thể xử lý bằng các biện pháp tương tự như áp dụng mẹo dân gian hoặc sử dụng thuốc Tây. Sau khi điều trị, các vết thương sẽ nhanh chóng phục hồi và hầu như không để lại sẹo.

Khi nào cần đi khám bác sĩ?
Người bệnh có thể xử lý mụn mọc trong tai, vành tai bằng mẹo dân gian hoặc sử dụng thuốc Tây.

Trong trường hợp mụn gây đau nhức kéo dài mà không thuyên giảm, bạn nên đi khám bác sĩ khi xuất hiện những biểu hiện sau:

  • Mụn trong tai, vành tai sưng tấy lâu ngày hoặc tái đi tái lại nhiều lần
  • Nổi thêm mụn nhọt, viêm mủ, lở loét và lan rộng sang các vùng da lân cận
  • Đau nhức tai dữ dội
  • Mụn mủ, mụn bọc xuất hiện trong ống tai, không thể tự can thiệp

Cách chữa mụn mọc trong tai an toàn và hiệu quả

Nếu mụn mọc trong tai, vành tai ở mức độ nhẹ thì bạn có thể tự khắc phục bằng 2 cách sau:

Xử lý tại nhà

Phương pháp này chỉ được áp dụng đối với những nốt mụn nhẹ, xuất hiện ở vành tai. Nếu mụn nằm sâu trong ống tai, bạn không nên đắp, bôi hoặc đưa bất cứ thứ gì (bao gồm các dược liệu tự nhiên) vào bên trong tai nhằm hạn chế tối đa tình trạng viêm nhiễm.

  • Áp dụng mẹo dân gian: Tỏi, húng quế, giấm táo có công dụng trị mụn mọc trong tai vô cùng hiệu nghiệm. Người bệnh có thể xay nhuyễn hoặc giã nát từng nguyên liệu này rồi thoa trực tiếp lên nốt mụn (đã được làm sạch). Bạn cần thực hiện đều đặn mỗi ngày cho đến khi nốt mụn lành lại, xẹp xuống và không còn sưng đau. Lưu ý, hãy rửa sạch dược liệu, vệ sinh tai, bàn tay thật kỹ trước khi thực hiện cách làm này. Ngoài ra, độc giả có thể dùng miếng giữ nhiệt hoặc gạc ẩm và cồn y tế để loại bỏ viêm nhiễm, kích ứng trong tai.
  • Chườm nóng: Cách làm đơn giản này có thể khiến mụn trong tai, vành tai nhanh chóng tự lành. Đầu tiên, bệnh nhân lau sạch mụn bằng cồn y tế, sau đó nhúng khăn vào nước nóng, vắt ráo nước rồi gấp đôi lại và đắp lên nốt mụn, giữ nguyên trong vòng 10 – 15 phút, thực hiện 3 – 4 lần mỗi ngày.
  • Tận dụng trà đen: Người bệnh ngâm một túi trà đen trong nước nóng, sau đó đặt túi trà lên nốt mụn rồi dùng khăn nóng và ướt để che lại. Hoạt chất tannin trong trà đen sẽ kết hợp với hơi nóng từ khăn ấm giúp giảm viêm.
  • Dùng sữa: Sữa chứa axit alpha hydroxy, có khả năng làm sạch lỗ chân lông và loại bỏ tế bào chết. Bạn nhúng một miếng bông vào sữa, vắt ráo rồi xoa miếng bông lên mụn, để yên khoảng 10 phút, sau đó rửa sạch bằng nước ấm, thực hiện 3 – 4 lần/ngày.
  • Thoa gel nha đam: Tính sát khuẩn của nha đam có thể giảm sưng và trị mụn hiệu quả. Người bệnh có thể dùng gel nha đam tự làm hoặc mua tại các nhà thuốc, cửa hàng, siêu thị. Bạn thoa gel nha đam lên mụn trong vòng 20 phút, sau đó rửa sạch bằng nước ấm, thực hiện 2 lần/ngày.
    Sử dụng dung dịch nước muối sinh lý: Hòa tan 1 muỗng cà phê muối Epsom vào ½ chén nước nóng. Chờ cho dung dịch nguội bớt rồi dùng miếng bông thấm vào và thoa lên nốt mụn. Rửa sạch tai sau khi dung dịch khô đi. Thực hiện 2 – 3 lần/ngày.

Điều trị bằng thuốc Tây y

Đối với trường hợp mụn trở nặng, sưng to, viêm nhiều và chứa mủ, bạn cần dùng thuốc có kê đơn hoặc không kê đơn. Tuy nhiên, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng. Những loại thuốc có thể chữa mụn mọc trong tai, vành tai bao gồm:

  • Tretinoin
  • Isotretinoin
  • Hydro peroxide
  • Minocycline, doxycycline
  • Các dược phẩm chứa axit salicylic
  • Một số loại thuốc bôi kháng sinh như polysporin và neosporin
  • Thuốc kháng viêm không steroid (NSAID) như naproxen (aleve) và ibuprofen (advil)

Biện pháp phòng tránh mụn mọc trong tai, vành tai

Một số thói quen đơn giản trong chế độ ăn uống và lối sinh hoạt hàng ngày sau sẽ giúp bạn ngăn ngừa mụn mọc trong tai, vành tai một cách an toàn và hiệu quả:

Vệ sinh sạch sẽ vùng tai mỗi ngày

Khi rửa mặt, bên cạnh khu vực mặt và cổ thì chúng ta cần vệ sinh vùng tai cẩn thận nhằm ngăn ngừa vi khuẩn tấn công hoặc bụi bẩn, bã nhờn tích tụ. Thêm vào đó, hãy thường xuyên làm sạch các đồ vật tiếp xúc với tai như khuyên tai hoặc tai nghe.

Vệ sinh sạch sẽ vùng tai mỗi ngày
Khi rửa mặt, bên cạnh khu vực mặt và cổ thì bạn cần vệ sinh vùng tai cẩn thận nhằm ngăn ngừa vi khuẩn tấn công hoặc bụi bẩn, bã nhờn tích tụ.

Ngoài ra, bạn nên hạn chế chạm tay vào vành tai, lỗ tai, đặc biệt là vị trí nổi mụn, đồng thời không tự ý nặn mụn nhằm phòng tránh tình trạng viêm nhiễm lây lan. Nếu đang nổi mụn viêm trong tai, vành tai, bạn cần sát trùng bằng dung dịch cồn y tế hoặc nước muối sinh lý đều đặn mỗi ngày. 

Không nặn mụn

Nhiều người có thói quen nặn mụn ngay sau khi phát hiện mụn. Tuy nhiên, không phải mọi loại mụn đều có thể nặn được và mọi thời điểm đều phù hợp. Trong trường hợp mụn tích mủ, sưng to, việc nặn mụn sẽ khiến ổ viêm trở nên tồi tệ hơn. Đặc biệt, bạn nên hết sức cẩn trọng với mụn mọc ở tai, vành tai vì khu vực này tập trung khá nhiều dây thần kinh.

Chỉ có một số loại mụn lành tính như mụn đầu đen, mụn trứng cá khi đã già mới nặn được. Bên cạnh đó, trong quá trình nặn, bạn cần đảm bảo vệ sinh vùng mọc mụn trước và sau khi nặn, đồng thời hạn chế làm tổn thương da. Bệnh nhân có thể nhờ người nặn các nốt mụn ở vành tai. Tuy nhiên, bạn tuyệt đối không nên tác động đến những nốt mụn hoặc tổn thương tại ống tai.

Kiêng ăn đồ ăn cay nóng

Thức ăn đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe và được thể hiện trực tiếp thông qua làn da. Nếu bạn thường xuyên dùng đồ ăn chiên xào, cay nóng thì mụn sẽ xuất hiện ở vùng tai, mặt, lưng, ngực, họng, lưỡi và khoang miệng.

Kiêng ăn đồ ăn cay nóng
Khi bị nổi mụn trong tai, vành tai, bạn cần kiêng dùng đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ.

Do đó, để hạn chế nổi mụn, chúng ta nên xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, đa dạng dưỡng chất, ưu tiên các món hấp và luộc. Bên cạnh đó, thay vì uống rượu bia, nước ngọt có ga, trà sữa, cà phê, bạn nên bổ sung đầy đủ nước lọc (2 – 3 lít/ngày) cùng nhiều loại trái cây, rau xanh.

Những điều cần lưu ý khi xỏ khuyên

Để phòng ngừa nổi mụn ở tai, vành tai, các tín đồ đam mê xỏ khuyên nên ghi nhớ một số vấn đề sau:

  • Sau khi bấm lỗ, khu vực đó sẽ sưng nhẹ. Những người cơ địa xấu có thể bị sưng đau, lở loét, mưng mủ tại các vị trí này.
  • Thường xuyên vệ sinh tai bằng nước muối sinh lý nhằm đẩy nhanh quá trình hồi phục.
  • Tuyệt đối không chạm tay bẩn vào vùng xỏ khuyên hoặc bấm lỗ.
  • Nếu mụn mọc gần vị trí lỗ xỏ (đặc biệt là mụn nặng sưng đau) thì người bệnh cần tạm thời tháo khuyên và chỉ đeo lại sau khi đã trị mụn dứt điểm.
  • Khi vết thương xuất hiện dấu hiệu lở loét, mưng mủ, nhiễm trùng, bạn cần đi khám bác sĩ để được điều trị kịp thời.

Ngoài ra, bạn cũng không nên dùng vật cứng, sắc nhọn chọc vào tai, không bơi hoặc tắm trong vùng nước nhiễm khuẩn, đồng thời không đội mũ cứng hoặc nón bảo hiểm trong một thời gian dài.

Tuy không gây nguy hiểm nhưng mụn mọc trong tai có thể dẫn đến khá nhiều phiền toái, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Vì vậy, ngay khi phát hiện tình trạng này, bạn cần chủ động xử lý và phòng ngừa đúng cách.

Cùng chuyên mục

Dùng nghệ tươi trị mụn trứng cá là phương pháp được nhiều người áp dụng

“Hô biến” sạch mụn trứng cá trên mặt chỉ bằng 1 củ nghệ

Dùng nghệ tươi trị mụn trứng cá là một trong những phương pháp được nhiều người áp dụng bởi lẽ nghệ được xem là “khắc tinh” của các loại mụn...

Top 10 Kem Trị Mụn Được Chị Em đánh giá tốt nhất

Hiện nay trên thị trường có vô số loại kem điều trị mụn với bảng thành phần, công dụng và giá thành đa dạng. Để dễ dàng hơn trong việc...

Nổi nhiều mụn trứng cá dưới cằm và cách xử lý triệt để

Nguyên nhân chủ yếu gây nổi nhiều mụn trứng cá dưới cằm là do thói quen vệ sinh kém, da bài tiết quá nhiều bã nhờn và rối loạn nội...

Nổi mụn khi mang thai: Nguyên nhân và cách xử lý an toàn

Nổi mụn khi mang thai là vấn đề da liễu khá phổ biến xảy ra do rối loạn nội tiết tố, chăm sóc da không đúng cách, căng thẳng quá...

Mọc mụn trứng cá trên da đầu

Mọc mụn trứng cá trên da đầu: Nguyên nhân và cách điều trị

Mụn trứng cá trên da đầu là tình trạng lỗ chân lông bị bít tắc làm cho da đầu bị nổi mụn trứng cá hay mụn nhọt, khiến cho người...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn