Mụn bọc là gì? Nguyên nhân và cách điều trị mụn bọc không để lại sẹo
Nội Dung Bài Viết
Mụn bọc là thể nặng của mụn trứng cá, đặc trưng bởi nốt mụn lớn, viêm đỏ, sưng đau và ứ mủ trắng ở bên trong. So với các loại mụn thông thường, mụn bọc gây tổn thương cấu trúc da và có nguy cơ để lại sẹo thâm, sẹo rỗ (lõm) nếu điều trị và chăm sóc không đúng cách.
Mụn bọc là gì?
Mụn bọc là một trong những thể nặng của mụn trứng cá. Loại mụn này có kích thước lớn, viêm đỏ, bên trong có nhân cứng và mủ trắng. Mụn thường gây đau nhức, ngứa ngáy, nóng rát và khó chịu.
Khác với các loại mụn trứng cá thông thường, mụn bọc gây tổn thương da nghiêm trọng. Nếu không chăm sóc và điều trị đúng cách, da có thể bị thâm đen và hình thành sẹo lõm.
Thực tế cho thấy, đa phần các trường hợp bị mụn bọc đều có làn da nhờn, thói quen vệ sinh kém, rối loạn nội tiết tố, căng thẳng thần kinh kéo dài và thường xuyên trang điểm. Các yếu tố này khiến bề mặt da bị bít tắc, tạo điều kiện cho vi khuẩn kỵ khí phát triển gây viêm nhiễm và ứ mủ ở nang lông.
Dấu hiệu nhận biết mụn bọc ở má, cằm và cánh mũi
Mụn bọc thường xuất hiện ở những vùng da bài tiết nhiều dầu như cánh mũi, cằm và má. Ngoài ra, mụn cũng có thể xuất hiện ở cổ, thái dương và trán nhưng ít phổ biến hơn.
Các dấu hiệu nhận biết mụn bọc:
- Ban đầu, mụn bọc chỉ xuất hiện ở dạng chấm đỏ hơi nổi cộm trên bề mặt da. Ấn vào có cảm giác ngứa và đau nhẹ.
- Sau một vài ngày, mụn phát triển lớn, viêm đỏ và ứ mủ ở bên trong. Lúc này, nốt mụn có dấu hiệu sưng nóng, viêm đỏ và đau nhức nhiều.
- Một số mụn bọc lớn có thể gây đau và đỏ các vùng da lân cận.
- Nếu chăm sóc đúng cách, mụn có thể khô dần sau 3 – 5 ngày và lộ rõ nhân mụn trên bề mặt da.
- Sau khi loại bỏ nhân mụn, da mặt có thể bị thâm, đỏ hoặc hình thành sẹo rỗ (tùy thuộc vào chế độ chăm sóc và điều trị).
Ngoài ra, mụn bọc cũng có thể xuất hiện ở những vùng da khác trên da cơ thể như ngực, cổ và lưng.
Các nguyên nhân gây mụn bọc phổ biến
Có nhiều nguyên nhân gây ra mụn trứng cá nói chung và mụn bọc nói riêng. Trong đó phổ biến nhất là do vi khuẩn kỵ khí, bít tắc nang lông và hoạt động bài tiết dầu thừa quá mức.
Các nguyên nhân phổ biến gây ra mụn bọc:
- Da tiết quá nhiều dầu, bã nhờn: Hoạt động bài tiết dầu là cơ chế tự nhiên của da nhằm dưỡng ẩm, làm dịu bề mặt và giảm thân nhiệt. Tuy nhiên ở một số trường hợp, làn da có thể bài tiết dầu thừa và bã nhờn quá mức khiến nang lông bị bít tắc và hình thành mụn bọc.
- Vi khuẩn P. acnes: Vi khuẩn kỵ khí gram dương Propionibacterium acnes (P. acnes) tồn tại trên da với số lượng nhỏ. Tuy nhiên khi da bài tiết quá nhiều thừa, vi khuẩn có thể hấp thu bã nhờn và phát triển mạnh. Nhằm bảo vệ cơ thể, tế bào bạch cầu có xu hướng di chuyển đến nang lông chứa ổ vi khuẩn gây viêm đỏ, sưng đau và hình thành mụn.
- Lỗ chân lông bị tắc nghẽn: Thực tế, vi khuẩn P. acnes chỉ phát triển trong môi trường không có oxy. Vì vậy, tình trạng lỗ chân lông bị tắc nghẽn được xem là một trong những nguyên nhân gây mụn trứng cá nói chung và mụn bọc nói riêng.
Ngoài những nguyên nhân trực tiếp trên, mụn bọc cũng có thể hình thành do các yếu tố thuận lợi sau:
- Vệ sinh da mặt kém là yếu tố thuận lợi khiến dầu thừa tích tụ trong nang lông và kích thích vi khuẩn P. acnes phát triển mạnh.
- Sử dụng thuốc bôi chứa corticoid trong thời gian dài khiến da suy giảm chức năng đề kháng và nổi mụn bọc ồ ạt.
- Mụn bọc cũng có thể là hệ quả do rối loạn nội tiết tố và căng thẳng thần kinh. Các vấn đề sức khỏe này khiến bề mặt da đổ nhiều dầu, lỗ chân lông có dấu hiệu sừng hóa khiến bã nhờn ứ đọng và tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.
- Chế độ ăn uống không lành mạnh (dùng quá nhiều, muối, gia vị cay nóng, thường xuyên sử dụng thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, chất bảo quản, uống nhiều rượu bia, cà phê,…) khiến da bị thiếu nước, tăng hoạt động sản xuất bã nhờn và gây ra mụn bọc.
- Người có thói quen trang điểm đậm, tự nặn mụn tại nhà, đeo khẩu trang thường xuyên, hay sờ tay lên da mặt,… có nguy cơ cao bị mụn bọc và mụn mủ.
- Tính chất công việc phải tiếp xúc thường xuyên với hóa chất, không khí ô nhiễm, chất gây dị ứng và dầu mỡ.
- Mụn bọc cũng có thể là hệ quả do bệnh Cushing, đa nang buồng trứng và bệnh cường giáp.
- Tiền sử gia đình có các vấn đề da liễu như mụn trứng cá, viêm da tiết bã, da dầu, lỗ chân lông to,…
Bên cạnh đó, mụn bọc cũng có thể xảy ra do một số nguyên nhân và yếu tố rủi ro ít gặp hơn như tác dụng phụ của một số loại thuốc, dị ứng mỹ phẩm, thức khuya, hút thuốc lá thường xuyên, dùng các sản phẩm bôi ngoài da không rõ nguồn gốc – xuất xứ,…
Bị mụn bọc có nguy hiểm không?
Như đã đề cập, mụn bọc là thể nặng của mụn trứng cá. Vì vậy loại mụn này có thể gây đau nhức, viêm đỏ, ngứa ngáy và khó chịu. Ngoài ra, kích thước mụn lớn còn ảnh hưởng đến yếu tố thẩm mỹ, gây ra tâm lý e ngại và thiếu tự tin khi gặp gỡ, giao tiếp.
Khác với các loại mụn trứng cá thường gặp, mụn bọc ảnh hưởng đến cấu trúc của lớp trung bì và hạ bì nên có thể để lại sẹo thâm và sẹo rỗ nếu không điều trị đúng cách. Hơn nữa, các nốt mụn bọc liền kề có thể liên kết với nhau tạo thành ổ mụn lớn gây đau nhức dữ dội, phá vỡ mô liên kết của da và tạo thành sẹo lõm sâu.
Các phương pháp điều trị mụn bọc hiệu quả
Các nốt mụn bọc không được điều trị có thể gây viêm đau, sưng nóng và ảnh hưởng cấu trúc da. Vì vậy, cần chủ động tìm gặp bác sĩ nếu mụn bọc nổi nhiều và có kích thước lớn. Dựa vào tình trạng mụn và nguyên nhân cụ thể, bác sĩ Da liễu có thể chỉ định một số phương pháp điều trị sau:
1. Sử dụng thuốc bôi, thuốc uống trị mụn bọc
Sử dụng thuốc bôi và thuốc uống là biện pháp điều trị mụn bọc phổ biến nhất. Trong trường hợp mụn bọc có số lượng ít và mức độ nhẹ, bác sĩ chủ yếu chỉ định thuốc bôi ngoài da. Tuy nhiên nếu mụn gây viêm nặng nề, đau nhức hoặc có số lượng nhiều, bác sĩ có thể cân nhắc dùng thuốc uống để kiểm soát tình trạng trên da và ngăn ngừa mụn lây lan rộng.
Các loại thuốc bôi thường được sử dụng để điều trị mụn bọc, bao gồm:
- Kháng sinh dạng bôi: Các loại kháng sinh dạng bôi (Clindamycin, Erythromycin,…) có tác dụng ức chế vi khuẩn kỵ khí, giảm hiện tượng viêm đỏ và sưng đau ở nốt mụn. Loại thuốc này được sử dụng với tần suất 1 – 2 lần/ ngày và thường được chỉ định dùng duy trì thêm vài ngày để ngăn ngừa tình trạng tái phát.
- Benzoyl peroxide: Benzoyl peroxide là hoạt chất có tác dụng trị các loại mụn trứng cá nặng như mụn bọc, mụn nang, mụn mủ,… Hoạt chất này có khả năng thẩm thấu vào nốt mụn viêm, sau đó phân tách thành oxy nhằm ức chế hoạt động của vi khuẩn P. acnes, làm khô cồi và đẩy nhân mụn lên bề mặt da. Tuy nhiên, do có khả năng oxy hóa cao nên Benzoyl peroxide có thể gây thâm sạm vùng da bị mụn và thúc đẩy tốc độ lão hóa.
- Axit salicylic: Axit salicylic là dẫn xuất của beta-hydroxy acid. Thành phần này có khả năng tan trong dầu, giúp làm sạch lỗ chân lông và giảm tình trạng nang lông bị bít tắc. Ngoài ra, axit salicylic còn có đặc tính tiêu viêm, giảm ngứa ngáy và đau rát do các nốt mụn bọc gây ra. Các chế phẩm chứa thành phần này được đánh giá khá an toàn và có thể sử dụng lâu dài để thu nhỏ lỗ chân lông và ngăn ngừa mụn tái phát.
- Retinoid: Retinoid là dẫn xuất của vitamin A ở dạng bôi ngoài da. Hoạt chất này có tác dụng kìm hãm quá trình tạo keratin và làm bong vảy tế bào chết nhằm hạn chế tình trạng bít tắc lỗ chân lông. Nang lông được làm sạch tạo điều kiện cho oxy đi sâu vào bên trong “vô hiệu hóa” hoạt động của vi khuẩn P. acnes và giảm mụn.
Ngoài ra, bác sĩ da liễu cũng có thể kê toa một số loại thuốc bôi chứa thành phần tự nhiên như tinh dầu tràm trà, trà xanh, rau má, nha đam,… để hỗ trợ giảm viêm và phục hồi vùng da tổn thương do mụn.
Đối với những trường hợp mụn bọc có kích thước lớn, nổi ồ ạt và gây viêm đau nặng nề, bác sĩ có thể cân nhắc chỉ định một số loại thuốc uống sau:
– Kháng sinh đường uống:
Kháng sinh đường uống (Clindamycin, Tetracycline, Minocycline,…) được sử dụng trong trường hợp mụn bọc lớn và không thuyên giảm khi dùng thuốc bôi. Mặc dù có hiệu quả rõ rệt nhưng nhóm thuốc này có thể gây rối loạn tiêu hóa và viêm nang lông nếu lạm dụng quá mức.
– Isotretinoin:
Isotretinoin là dẫn xuất của vitamin A ở dạng uống. Loại thuốc này thường được sử dụng để điều trị các bệnh viêm da mãn tính và mụn trứng cá thể nặng. Do có nguy cơ cao nên Isotretinoin chỉ được dùng khi thực sự cần thiết.
Thuốc có tác dụng thu nhỏ tuyến bã nhờn nhằm hạn chế hoạt động sản xuất dầu thừa và giảm tình trạng tắc nghẽn lỗ chân lông. Bên cạnh đó, Isotretinoin còn có đặc tính kháng viêm và biệt hóa tế bào. Loại thuốc này có khả năng giảm mụn bọc có mức độ trung bình đến nặng rõ rệt.
Tuy nhiên, thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ như khô môi, rụng tóc, sưng mí mắt, chảy máu, khô da, viêm tụy, đau nhức khớp, đau cơ, tâm trạng bất thường, thay đổi thị lực,… Ngoài ra khi sử dụng loại thuốc này, không nên can thiệp công nghệ laser CO2 Fractional và mang thai trong ít nhất 6 tháng.
2. Liệu pháp hormone
Liệu pháp hormone thường được chỉ định đối với nữ giới bị mụn bọc do tăng nồng độ androgen quá mức hoặc do nội tiết tố mất cân bằng. Mụn bọc do nội tiết có tính chất dai dẳng, dễ tái phát, xuất hiện ở nhiều vị trí và có mức độ nặng hơn so với những nguyên nhân thông thường.
Liệu pháp hormone điều trị mụn bọc chủ yếu là sử dụng thuốc tránh thai hoặc chống androgen nhằm cân bằng nội tiết tố, từ đó điều hòa hoạt động bài tiết bã nhờn và giảm mụn.
- Thuốc ngừa thai: Các loại thuốc ngừa thai như Drospirenone, Norethindrone và Norgestimate thường được dùng để điều trị mụn bọc và các loại mụn trứng cá nặng do rối loạn nội tiết tố. Nhóm thuốc này có tác dụng điều hòa hormone và giảm các vấn đề về da do nội tiết tố mất cân bằng. Tuy nhiên, thuốc ngừa thai chống chỉ định với nữ giới bị bệnh đông máu, ung thư vú và tiền sử cao huyết áp.
- Thuốc chống androgen: Hormone androgen tăng cao là nguyên nhân khiến da đổ nhiều dầu, dễ nổi mụn bọc, mụn nang và mụn mủ. Các nhóm thuốc chống androgen được sử dụng trong điều trị mụn bọc bao gồm thuốc chủ vận GnRH, Spironolactone, Flutamide, Glucocorticoid dạng uống,…
Thực tế, liệu pháp hormone có nhiều rủi ro khi áp dụng. Vì vậy bác sĩ chỉ đề nghị đối với những trường hợp bị mụn bọc nặng và không có đáp ứng đối với các biện pháp thông thường.
3. Các biện pháp khác
Ngoài những biện pháp trên, điều trị mụn bọc còn có một số phương pháp khác như:
- Điều trị mụn bọc bằng laser: Phương pháp này sử dụng ánh sáng xanh (Blue-light, Green-light) nhằm loại bỏ ổ vi khuẩn trong nang lông, kích thích da sản sinh collagen và elastin nhằm giảm tình trạng sẹo lõm sau khi điều trị mụn. Tuy nhiên, hiệu quả của phương pháp laser tương đối hạn chế. Do đó, hiện nay phương pháp này chủ yếu được áp dụng đồng thời với sử dụng thuốc và chăm sóc da đúng cách.
- Lấy nhân mụn: Ổ mủ bên trong nang lông có thể phát triển dần theo thời gian, gây hư hại cấu trúc da và tăng nguy cơ để lại sẹo rỗ sau khi điều trị. Hơn nữa, các ổ mủ liền kề có thể kết hợp tạo thành nốt mụn lớn gây đau nhức và tổn thương da nặng nề. Vì vậy đối với những nốt mụn già, bác sĩ sẽ tiến hành lấy nhân mụn chuẩn y khoa để làm sạch nang lông và hạn chế mức độ tổn thương.
- Tiêm corticoid: Tiêm corticoid là biện pháp khẩn cấp được áp dụng đối với trường hợp mụn bọc lớn và gây viêm đau dữ dội. Corticoid (corticosteroid/ cortisone) là một hormone steroid được tuyến thượng thận bài tiết có tác dụng ức chế miễn dịch, chống dị ứng và kháng viêm. Bác sĩ sẽ tiến hành tiêm một lượng corticoid ở dạng dung dịch vào nốt mụn nhằm giảm viêm và đau nhức. Tuy nhiên, biện pháp này có thể gây sẹo lõm và teo da nếu lạm dụng.
Ngoài những phương pháp y tế, bạn cũng có thể sử dụng một số nguyên liệu tự nhiên có đặc tính kháng khuẩn và chống viêm như tinh dầu tràm, trà xanh, bạc hà, đất sét,… để giảm tình trạng viêm đỏ, sưng và đau nhức ở nốt mụn.
Chăm sóc và phòng ngừa mụn bọc tái phát
Vệ sinh da mặt kém là một trong những điều kiện thuận lợi để vi khuẩn P. ances phát triển mạnh và gây mụn bọc, mụn nang. Vì vậy bên cạnh các phương pháp điều trị, cần đảm bảo chăm sóc da đúng cách và khoa học.
Xây dựng chế độ chăm sóc phù hợp còn làm giảm tình trạng viêm đỏ, hạn chế tổn thương da, giảm thiểu mức độ thâm sạm và sẹo rỗ sau khi điều trị mụn. Ngoài ra, chăm sóc da đúng cách còn giúp duy trì làn da khỏe mạnh và phòng ngừa mụn tái phát.
Cách chăm sóc da giúp hỗ trợ điều trị và phòng ngừa mụn tái phát:
- Vệ sinh da mặt 2 lần/ ngày với sữa rửa mặt có thành phần an toàn, độ pH cân bằng (5 – 6), không chứa hương liệu và các thành phần tổng hợp. Khi rửa mặt, nên sử dụng ngón tay massage theo hình xoắn ốc ở những vị trí tiết nhiều dầu như cánh mũi, má và cằm để làm sạch dầu thừa và giảm mụn.
- Không dùng kem dưỡng có thể khiến da khô ráp và có xu hướng tiết nhiều dầu hơn. Vì vậy, nên sử dụng kem dưỡng ẩm dịu nhẹ, có khả năng thẩm thấu nhanh và khô thoáng nhằm cấp nước cho da và hạn chế tình trạng bít tắc lỗ chân lông.
- Dùng kem chống nắng có độ SPF 35 trở lên và che chắn da khi di chuyển, hoạt động dưới ánh nắng mặt trời. Tia UVA và UVB có trong ánh nắng có thể gây tổn thương da, làm tăng mức độ viêm đỏ của nốt mụn và khiến nốt mụn chậm lành.
- Không đưa tay lên mặt và tránh để vùng da bị mụn tiếp xúc với hóa chất, bụi bẩn, lông thú nuôi và các bề mặt có bụi bẩn, vi khuẩn.
- Không nên trang điểm trong thời gian điều trị mụn bọc. Lớp trang điểm có thể khiến nang lông bị bít tắc, bài tiết nhiều dầu gây ngứa ngáy, đỏ rát.
- Có thể xông mặt với tinh dầu tràm trà, sả, gừng, rau má,… từ 1 – 2 lần/ tuần. Biện pháp này giúp lỗ chân lông giãn nỡ tạo điều kiện loại bỏ tế bào chết, bã nhờn và vi khuẩn tích tụ. Tuy nhiên sau khi xông mặt, nên rửa lại với nước mát để thu nhỏ lỗ chân lông.
- Không sử dụng các sản phẩm chăm sóc da không rõ nguồn gốc – xuất xứ.
- Bổ sung các loại thực phẩm, đồ uống tốt cho làn da như nước lọc, sữa chua, rau xanh, trái cây, các loại cá và hải sản. Hạn chế dùng thịt bò, rau muống, thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, gia vị và chất bảo quản.
- Không sử dụng rượu bia, đồ uống chứa cồn, caffeine và hút thuốc lá khi điều trị mụn trứng cá.
- Dành thời gian nghỉ ngơi, giải tỏa căng thẳng và mệt mỏi. Ngoài ra, nữ giới bị rối loạn nội tiết có thể dành thời gian tập yoga và bơi lội để cân bằng hormone và hỗ trợ giảm mụn bọc, mụn đầu đen.
Trên đây là những thông tin về nguyên nhân, cách nhận biết, điều trị và phòng ngừa mụn bọc. Trong trường hợp mụn bọc có kích thước lớn và gây đau nhiều, nên chủ động tìm gặp bác sĩ Da liễu để được thăm khám và tư vấn phương án điều trị phù hợp.
Tôi bị mụn nhiều năm nay, chữa nhiều thuốc lắm chả ăn thua, mà cứ ngứa tay là tôi nặn mặn, nặn nên để lại rất nhiều sẹo. Tôi đắp tinh dầu tràm, trà xanh tại nhà nhưng không cải thiện gì. Có thuốc nào điều trị mụn bọc hiệu quả không mách tôi với.
Tinh dầu tràm, trà xanh, chỉ điều trị hỗ trợ hoặc với tình trạng mụn bị nhẹ thôi. Còn bị nặng như chị phải dùng thuốc mới khỏi được. Như tôi bị mụn nhiều, trước cũng dùng mấy cách kia nhưng không ăn thua rồi dùng hết thuốc này tới thuốc kia mà mụn vẫn nhiều, nhiều lúc chả muốn soi gương luôn. Chán cái mặt quá
Em có mụn bọc rải rác ở cằm, đi khám da liễu bác sĩ kê cho kem bôi clandamycin, acisalicyla được 2 tuần thấy mụn bớt viêm, giảm ngứa ngáy, giảm đau rát . Hi vọng dùng hết thuốc mụn bọc sẽ hết.
Tôi bị mụn bọc sưng đau nhiều lắm, đỏ, có mủ nữa , đang uống isotra thấy bớt sưng đau hẳn luôn, da bớt nhờn nữa nhưng mà lại bị khô môi, khô da rụng tóc mà dừng thuốc mụn bọc mọc trở lại nên đang tìm thuốc khác điều trị phù hợp hơn. Nghe bảo thuốc đông y hiệu quả nên tôi cũng đang tìm hiểu sử dụng thêm chứ chả dám dùng kháng sinh nữa
Bị mụn dùng kháng sinh là chỉ giải quyết được phần ngọn thôi, thường hết thuốc lại bị lại, chưa kể lại kinh nguyệt không đều và ảnh hưởng nhiều đến nội tiết lắm. Mình một thời gian dùng kháng sinh nhiều nên rút ra kinh nghiệm như vậy đó. Hiện tại mình đang tìm hiểu về thuốc chữa mụn đông y Hoàn Nguyên này, thấy lên cả báo và cả vtv2 có giới thiệu, mình nghiên cứu thêm rồi có khi đặt mua
Bạn dùng kháng sinh không là còn may chán đó chứ trước mình không biết là mình còn dùng cả thuốc tránh thai nữa cơ sau rồi suốt một thời gian dài mình bị mất kinh mà mụn vẫn lên nhiều, toàn mụn ẩn to thôi. Mãi sau này mình mới biết được điều trị mụn bằng thuốc đông y tốt lại an toàn rồi mình biết đến Hoàn Nguyên trị mụn do lần đấy xem facebook có một bạn feedback hết mụn bằng Hoàn Nguyên và đã tìm hiểu rồi đến trung tâm da liễu khám và đặt mua điều trị mụn ở đấy luôn. Dùng có mấy tháng thôi mà da hết sạch mụn luôn, và mình cũng điều trị hết sẹo ở trung tâm luôn
Dùng gì thì dùng chứ đừng dùng thuốc tránh thai bạn ạ, ảnh hưởng tới sinh nở sau này lắm
Em là sinh viên đại học năm 3, bị mụn trứng cá từ khi cấp 3, đi viện da liễu 2 lần mà vẫn lên mụn…. dùng hoàn nguyên điều trị có hết sạch mụn không, có điều trị sẹo không ạ,. có ảnh hưởng đến kinh không vì em trước dùng kháng sinh bị kinh nguyệt không đều, chậm kinh mấy tháng liền…
Mình tìm hiểu thì hoàn nguyên gồm viên uống có tác dụng cân bằng nội tiết tố, tinh chất bôi làm tiêu viêm, giảm tiết bã nhờn trên da, sữa rửa mặt làm sạch bụi bẩn mà, nên là mình bị mụn mỗi kì kinh có lẽ dùng hợp nên tính mua 1 bộ về xem sao
Hoàn Nguyên là thuốc trị mụn bằng đông y nên không cần lo lắng về vấn đề kinh nguyệt đâu, còn về vấn đề điều trị mụn hiệu quả hay không thì bạn xem phản hồi của khách đây này, có cả hình ảnh và video rõ ràng lắm https://www.vpeg.vn/chia-se-cua-khach-hang-ve-hieu-qua-cua-hoan-nguyen-tren-vtv2/
Hoàn nguyên chỉ điều trị mụn thôi, không trị sẹo nhé. Sau khi hết mụn, tôi tới trung tâm da liễu đông y bác sí làm vi phẫu biểu mô cho khoảng 5 buổi . Hết liệu trình điều trị mụn hết, sẹo hết. Ở trung tâm da liễu này có quy trình điều trị và chăm sóc da tốt nhất đó
1 tuần nay, em lo ôn thi, ăn uống thất thường và thức khuya nhiều, nổi lên vài mụn bọc ở cằm rất đau, nhất là khi nói chuyện và ăn uống. Em ra hiệu thuốc người ta bán cho 1 typ kem trị mụn clindamycin và vitamin về uống chả thấy đỡ tí nào. Có ai dùng 2 loại này mà hết được mụn không cho em ít niềm tin cái
2 năm nay mặt em lên nhiều mụn bọc ở má và cằm, nhiều mụn có mủ vỡ còn để lại sẹo nữa. Em đi khám da liễu được bác sĩ kê cho kem bôi, thuốc uống, sữa rửa mặt về dùng thì mụn có bớt sưng đỏ hơn, da bớt nhờn nhưng lại bị khô môi, khô miệng nhiều. Mụn cũ cứ xẹp mụn mới lại lên, dùng thuốc suốt cũng không được. Em đọc bài viết thấy hoàn nguyên trị hết mụn bọc mà không biết thực hư thế nào?
Năm nay mình 20 tuổi, bị mụn bọc ở má, mụn cũ chưa già mụn mới lại lên, mình lướt mạng thấy mọi người chia sẻ kem trộn trị mụn cũng hóng hớt mua, mà càng trị càng sai, mụn ngày càng nhiều, chưa kể đến thâm nữa, da mặt lão hóa mới gần 30 mà nhìn như đầu 4 rồi ấy. Thời gian ấy cảm thấy stress, tự ti kinh khủng khiếp, không dám đi đâu, lúc nào cũng khẩu trang kín mít, không cả dám dùng thêm gì cả. Tình cờ có hôm ngồi xem chương trình ti vi thấy có Hoàn Nguyên điều trị mụn, sản phẩm đông y an toàn, có bác sỹ khám bệnh nữa nên mình cũng đi tìm hiểu thông tin và thấy nhiều bạn phản hồi sản phâm rất tốt, điều trị tận gốc, hiệu quả. Mình có gọi điện nhờ tư vấn trước, sau đó dù hơi xa nhưng cũng vẫn cố ngoi đi khám tận nơi, đến để được soi da, phân tích da tình trạng cụ thể của mình. Sau khi phân tích da mình được bác sỹ Nhuần tư vấn là da mình nhiều vi khuẩn, bã nhờn, chăm sóc da không đúng cách. Vì mụn nhiều, tình trạng nội tiết cũng kém nên các bác sỹ Nhuần có kê cho mình Hoàn Nguyên gồm viên uống, sữa rửa mặt, tinh chất bôi liệu trình 3 tháng kết hợp trị liệu chăm sóc da lấy nhân mụn, dùng thêm mỹ phẩm khác làm sạch. 1 tháng đầu tiên mụn ẩn dưới da đẩy lên nhiều, da bớt dầu hơn, được bác sĩ chỉ định lấy nhân mụn tại trung tâm nhưng nhà xa nên mình kiếm cơ sở gần nhà lấy nhân mụn cho tiện. Nói chung sau khoảng 3 tháng da sáng sủa, đỡ hơn hẳn, thật mừng rơi nước mắt. Hiện thì mình kết thúc liệu trình hoàn nguyên rồi, sau 3 lọ thuốc uống và dùng 1 lọ tinh chất bôi (đến giờ vẫn còn khoảng 1/5), da hết mụn bọc to, chỉ còn ít sẹo và thâm do không biết nặn mụn sai cách, đang theo trị liệu trị thâm của bác sỹ tư vấn. Cảm thấy biết đến Trung tâm da liễu với bộ sản phẩm Hoàn Nguyên này là sự may mắn cả đời mình ấy, mọi người nếu bị mụn có thể gọi hỏi, hoặc đến khám, điều trị sớm cho mình, tránh trị lung tung thành sẹo thì xâu, mất nhiều tiền hơn
Khi điều trị Hoàn Nguyên mà nhân mụn đẩy lên, cần phải lấy nhân mụn thì em nhờ mẹ nặn mụn cho được không chị nhỉ, vì ở xa chỉ mua thuốc Hoàn Nguyên về thôi, chứ không tới trung tâm nặn mụn được ấy.
Không nên tự nặn mụn tại nhà nhé vì không đúng cách và không vô khuẩn sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, tình trạng mụn sẽ nặng nề hơn nhé. Nếu em không tới trung tâm nặn mụn được thì em có thể tới các spa trị mụn uy tín nhé
Em thấy bộ sản phẩm hoàn nguyên gồm viên uống, sữa rửa mặt, tinh chất bôi. Hiện tại em có vài mụn bọc ở cằm, em muốn lấy mỗi tinh chất bôi điều trị có được không ạ? Em cũng đang dùng sữa rửa mặt của Nhật thấy khá hợp với da của em.
Viên uống giúp cân bằng nội tiết tố bên trong, tinh chất bôi giúp tiêu mụn viêm, giảm dầu nhờn, sữa rửa mặt giúp làm sạch bụi bẩn, và lượng dầu thừa trên mặt. Cần điều trị kết hợp trong uống ngoài bôi để đạt hiệu quả tốt nhất nhé.Còn sữa rửa mặt bạn đang dùng mà phù hơp với da bạn thì bạn dùng tiếp nhé, cần lấy viên uống và tinh chất bôi hoàn nguyên là được.
Tôi bị mụn lâu lắm rồi, đi da liễu 2 lần không hết mụn, bây giờ phải dùng thuốc gì mới có thể hết mụn được đây
Trước đây mặt tôi đâu có mụn đâu, từ lúc mang bầu mặt mọc lên mụn mọc, mụn sẩn, mụn đầu đen. Tôi đắp mặt nạ nha đam, sử dụng miếng dán lột mụn rồi đến các kem trị mụn của Hàn, Mỹ nhưng chả cải thiện là bao. Có phương pháp trị mụn bọc bằng laser, có chị nào điều trị chưa? Cho em xin ý kiến với,
Da em bị mụn bọc rất nặng, sưng đau, có mủ nữa, mà điều trị lazer ở spa chả thấy cải thiện gì, vừa rồi phải đi tiêm corticoid được 1 tuần thấy giảm viêm , giảm sưng đau rõ rệt luôn.
Mụn do nội tiết nên phải điều trị cả bên trong mới có thể dứt điểm được. Trị mụn bọc bằng laser đơn thuần không hiệu quả đâu chị ơi. Laser thì em được dùng sau trị mụn bọc còn sẹo để lại. Về các phương pháp trị mụn em cũng tìm hiểu chán chê rồi sau đó mới quyết định dùng Hoàn Nguyên. Mụn bọc thì em dùng thuốc hoàn nguyên và chăm sóc da tại trung tâm, còn sẹo em dùng phương pháp peel da. Sau 3 tháng kiên trì theo hướng dẫn bác sĩ , mặt em vừa hết mụn bọc vừa hết sẹo. Mặt giờ đẹp như chưa từng bị mụn vậy, sẹo cũng gần như là hết
Hoàn Nguyên giá bao nhiêu 1 bô thế bạn? Cả đợt điều trị thì cần dùng bao nhiêu bộ được?
Mình đang dùng hoàn nguyên cao cấp gồm viên uống 1.600.000đ/1 lọ/ 1 tháng, tinh chất bôi 1.100.000đ/ 1 lọ dùng cả quá trình điều trị, sữa rửa mặt hoàn nguyên thì mình không mua, dùng loại sữa rửa mặt hằng ngày mình vẫn dùng nên cũng không nắm được giá. Bạn tham khảo thêm giá trong bài viết này nhé https://www.tapchidongy.org/tri-mun-trung-ca-hoan-nguyen-gia-bao-nhieu.html
Cả đợt điều trị hoàn nguyên thì khoảng bao nhiêu tháng là hết mụn bọc được hả chị?
Liệu trình thường 2-4 tháng, cũng phụ thuộc vào mức độ mụn và đáp ứng thuốc của bệnh nhân nữa . Còn mình thì 3 tháng dùng hoàn nguyên điều trị kết hợp chăm sóc da và chế độ ăn uống sinh hoạt theo bác sĩ,mụn bọc hết, lỗ chân lông se khít, da sáng hơn, da bớt tiết dầu nhờn.
Khi bị mụn bọc mà em dùng Hoàn Nguyên điều trị thì có được dùng kem chống nắng không ạ?
Giai đoạn đầu khi tri mụn bằng hoàn nguyên, em không được dùng kem chống nắng nhé, vì khi dùng sẽ chung sẽ ảnh hưởng tới kết quả điều trị mụn của thuốc. Nếu em đi ra ngoài trời nắng, em cần che kín và dùng viên uống chống nắng nhé.
Trong quá trình điều trị mụn, tôi có được dùng mỹ phẩm trang điểm được không mọi người.Tôi hay phải đi sự kiện khách hàng ấy.
Tôi được bác sĩ khuyên là trong thời gian điều trị mụn bọc thì không nên trang điểm vì lớp trang điểm có thể gây nang lông bít tắc, tình trạng mụn bọc năng nề hơn. Nếu sự kiện cần trang điểm thì bác nên dùng bộ trang điểm chất lượng , uy tín, sau khi trang điểm cần tẩy trang sạch sẽ nhé.
Em bị mụn bọc 2 năm nay có cả mụn đầu đen và mụn ẩn nữa, em thuộc diện da dầu, lỗ chân lông to, mặt em cũng đã bôi nhiều loại không ăn thua, em cũng chăm sóc da cẩn thận nhưng không hết. Với tình trạng của em nên điều trị abwngf cách nào được?