Mụn cám là gì? Nguyên nhân, cách loại bỏ, phòng ngừa
Nội Dung Bài Viết
Mụn cám là một trong những loại mụn thường gặp, tuy rất nhỏ nhưng lại cực kì khó điều trị, dễ tái phát, thậm chí đôi khi càng điều trị thì mụn xuất hiện càng nhiều. Nếu bạn đang gặp phải tình trạng xuất hiện nhiều mụn cám trên mặt, không rõ nguyên nhân do đâu và chưa biết cách điều trị thì có thể tham khảo những thông tin trong bài viết này.
Mụn cám là gì? Đặc điểm của mụn cám
Mụn cám còn được gọi là Acne Bran, là những nốt nhỏ li ti, đầu nhân mụn màu trắng, có kích thước bằng đầu gọc, mọc thành cụm trên khuôn mặt. Mụn cám có lớp sừng bên ngoài màu đen hoặc trắng, bên trong là nhân màu trắng đục, hay xuất hiện ở những vị trí tiết nhiều bã nhờn. Loại mụn này không gây các triệu chứng sưng viêm khó chịu như các loại mụn khác. Tuy nhiên, chúng rất khó điều trị, hay xuất hiện, hết rồi lại tái phát và đặc biệt còn rất dễ lan rộng.
Theo các chuyên gia da liễu, mụn cám được xem là thể nhẹ của các loại mụn khác, đặc biệt là mụn trứng cá. Nếu không được sớm điều trị, không được điều trị đúng cách thì chúng sẽ là khởi nguồn cho có dạng mụn khác phức tạp hơn như mụn bọc, mụn đỏ, mụn trứng cá… Nhìn chung, đặc điểm của mụn cám cụ thể như sau:
- Có kích thước nhỏ li ti, hình thành và phát triển trên bề mặt da do lỗ chân lông bít tắc khi tuyến bã nhờn hoạt động quá mức, da mặt nhiều nhờn và bụi bẩn
- Mụn cám có màu ngả đen, hơi đục hoặc màu trắng, nổi thành từng mảng hoặc mọc rải rác trên bề mặt da
- Mụn khiến da thô ráp, sần sùi, khó chịu nhưng không gây viêm, ứ mủ, không khiến bạn ngứa ngáy khó chịu hoặc đau đớn
- Có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào, thường gặp ở nữ giới nhiều hơn nam giới, đặc biệt là các bạn nữ trong độ tuổi dậy thì, trong thời kỳ kinh nguyệt hay phụ nữ mang thai, sau sinh, tiền mãn kinh.
Mụn cám thường được hình thành qua 3 giai đoạn chính sau đây:
- Giai đoạn 1: Sự hoạt động quá mức của tuyến bã nhờn do các nguyên nhân như thay đổi nội tiết tố, yếu tố môi trường, cách chăm sóc da mặt… khiến chất dầu nhờn trên mặt nhiều, sau khi rửa sạch mặt vẫn xuất hiện trở lại.
- Giai đoạn 2: Sự bít tắc lỗ chân lông do các tuyến bã nhờn hoạt động quá mức làm dầu nhờn nhiều, không kịp thoát ra dẫn đến ứ động, tắc nghẽn tại lỗ chân lông.
- Giai đoạn 3: Vi khuẩn P.acnes tấn công khi lỗ chân lông bít tắc, da mặt không được vệ sinh sạch sẽ thường xuyên, bụi bẩn bám trên da mặt tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển.
Các vị trí dễ bị mụn cám thường gặp
Mụn cám là thể nhẹ của mụn trứng cá, hay mọc thành cụm, thành cám làm bề mặt da sần sùi, gồ ghề không còn mịn màng, tươi tắn giàu sức sống như trước nữa. Mụn cám đặc biệt dễ gặp ở vùng chữ “T” nguy hiểm, đây là khu vực da thường xuyên tiết mồ hôi, bã nhờn và cũng rất dễ bám bụi. Vùng chữ T (the T-zone) là tên gọi của phần da hình chữ T bao gồm trán mũi cằm. Vùng da này thường tiết nhiều dầu nhờn do các tuyến dầu chủ yếu tập trung tại đây, khiến vùng da này kém min màng, hay có mụn và cũng dễ bị sạm hơn các vị trí khác.
Bên cạnh việc tuyến bã nhờn hoạt động quá mức tại vùng da chữ “T” thì vị trí của mụn cám trên khuôn mặt cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo sớm một số vấn đề mà cơ thể bạn đang gặp phải. Cụ thể:
- Mụn cám ở má: Hay xuất hiện khi hệ thống tiêu hoá bị rối loạn, đường ruột gặp vấn đề hay suy yếu, chức năng bài tiết chất độc của phổi suy yếu. Phổi là cơ quan dễ tích luỹ chất độc hại, nếu không được thanh lọc, loại bỏ độc tố, chất gây ô nhiễm thì rất dễ gặp vấn đề.
- Mụn cám ở mũi: Thông thường, khi mụn cám xuất hiện nhiều ở mũi, rất có thể do dạ dày bị nóng, nôị tạng, hệ sinh sản hay buồn trứng gặp vấn đề
- Mụn cám ở trán: Là biểu hiện của tình trạng tâm hoả thịnh hay còn gọi là nóng trong hoặc do quá trình lưu thông máu gặp vấn đề gây tích tụ độc tố trong cơ thể
- Mụn cám ở cằm: Thường liên quan đến vấn đề ở hệ sinh dục, tử cung hay buồng trứng.
Nhìn chung, mụn cám thường mọc nhiều nhất là ở đầu mũi, cánh mũi. Ngoài ra, loại mụn này còn có thể xuất hiện ở vùng trán, má, cằm, lưng.
Nguyên nhân gây mụn cám
Nguyên nhân chính gây ra mụn cám là do tình trạng bít tắc lỗ chân lông trên da khi tuyến bã nhờn hoạt động mạnh gây nhiều dầu nhờn trên da, tạo điều kiện cho vi khuẩn gây mụn sinh sôi và phát triển. Nếu không được điều trị kịp thời và chăm sóc đúng cách thì rất dễ bị viêm nhiễm và chuyển thành các thể mụn khó điều trị như mụn viêm, mụn bọc, mụn mủ… Để điều trị dứt điểm tình trạng mụn cám, bạn cần hiểu rõ bản chất của loại mụn này và các yếu tố khhiến mụn thường xuyên xuất hiện và dễ tái phát.
Một số nguyên nhân gây mụn cám thường gặp có thể kể đến như:
1. Do di truyền
Theo một số nghiên cứu, mụn cám cũng có thể xuất hiện do gen di truyền. Các nghiên cứu này đã chỉ ra rằng, hơn 50% các trường hợp bị mụn cám thường có liên quan đến yếu tố di truyền.
2. Do sự thay đổi hormone
Sự thay đối hormone hoặc rối loạn nội tiết tố khiến nồng độ các hormone trong cơ thể mất cân bằng. Thông thường, tình trạng mụn trứng cá liên quan đến sự thay đổi nồng độ hormone androgen trong cơ thể, hay xuất hiện ở độ tuổi dậy thì, thời kỳ kinh nguyệt, phụ nữ mang thai, sau sinh hoặc phụ nữ ở giai đoạn tiền mãn kinh. Đặc biệt, mụn cám dễ xuất hiện ở lứa tuổi dậy thì, khi tuyến bã nhờn hoạt động quá mức dẫn đến sự hình thành nhân mụn.
3. Do yếu tố tâm lý
Nổi mụn bao gồm các loại mụn như mụn cám, mụn đầu đen, mụn trứng cá… hay bị ảnh hưởng bởi yếu tố tâm lý. Những người thường xuyên căng thẳng mệt mỏi, chịu nhiều áp lực, stress kéo dài, mất ngủ, ngủ không đủ giấc… rất dễ bị mụn, hơn nữa tình trạng mụn còn kéo dài, không có dấu hiệu thuyên giảm.
4. Do chế độ uống
Một yếu tố tác động trực tiếp đến sức khoẻ làn da, thúc đẩy mụn phát triển, lan rộng chính là chế độ ăn uống. Một chế độ ăn nhiều dầu mỡ, sử dụng thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn cay nóng, thức ăn nhanh thường xuyên… kết hợp cùng thói quen sinh hoạt thiếu lành mạnh làm thay đổi sự cân bằng của nồng độ hormone trong cơ thể. Điều này còn gây rối loạn tuyến bã nhờn, gây bít tắc lỗ chân lông vào tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, gây mụn cám da.
5. Do cách chăm sóc da chưa phù hợp
Không thường xuyên vệ sinh da mặt, không tẩy trang hoặc tẩy trang không cẩn thận, chỉ dùng nước để rửa mặt khiến bụi bẩn và bã nhờn không được loại bỏ. Sự tích tụ của dầu thừa, tế bào chết, bụi bẩn là nguyên nhân khiến lỗ chân lông bít tắc, khiến vi khuẩn sinh sôi và gây mụn cám, mụn ẩn trên mặt.
6. Lạm dụng mỹ phẩm
Thường xuyên sử dụng các loại mỹ phẩm, hay thay đổi các dòng sản phẩm chăm sóc da, chọn loại mỹ phẩm không phù hợp với loại da… khiến da dễ bị kích ứng, không phát huy được tối đa hiệu quả ngược lại còn gây phản tác dụng. Không những vậy, một số sản phẩm còn chứa cồn, dùng lâu ngày gây bào mòn, làm mỏng da, khiến lỗ chân lông giãn to tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và gây mụn.
7. Nguyên nhân khác
Một số nguyên nhân khác gây mụn có thể kể đến như sử dụng thuốc tránh thai khiến hormone tăng đột biến; môi trường sống, môi trường làm việc nhiều bụi bẩn, nhiều tia UV, vi khuẩn tồn tại trên vật dụng cá nhân như chăn, gối, khẩu trang…; thường xuyên sử dụng rượu bia, thuốc lá hoặc nạp quá nhiều chất béo…
Phương pháp loại bỏ mụn cám
Như đã đề cập, để điều trị mụn cám bạn cần nắm được nguyên nhân cũng như bản chất của loại mụn này. Chỉ khi hiểu rõ vì sao da mặt mình lại nổi mụn, các yếu tố khiến mụn xuất hiện thường xuyên thì bạn mới loại bỏ được các yếu tố nguy cơ, thay đổi thói quen sinh hoạt, thói quen ăn uống và có cách chăm sóc da phù hợp. Bạn có thể kết hợp với một số phương pháp điều trị mụn cám sau đây:
1. Sử dụng nguyên liệu thiên nhiên
Với các trường hợp bị mụn cám ở mức độ nhẹ, mụn mới xuất hiện, bạn có thể hỗ trợ điều trị bằng các nguyên liệu thiên nhiên với các phương pháp trị mụn an toàn, đơn giản, dễ thực hiện tại nhà. Có thể kể đến như:
Dùng cà chua trị mụn cám
Cà chua giàu vitamin A, vitamin C và đặc biệt là quả mọng giàu nước, có khả năng cấp nước, dưỡng ẩm, tăng độ đàn hồi, dưỡng da sáng mịn. Cà chua còn giàu chất chống oxy hoá, chứa nhiều khoáng chất có thể tẩy tế bào chết, làm thông thoáng lỗ chân lông, bảo vệ da trước các tác động của yếu tố môi trường, hỗ trợ sản sinh collagen. Sử dụng cà chua sẽ giúp giảm kích ứng, trị mụn cám và ngăn ngừa viêm nhiễm cho da.
Cách thực hiện:
- Nguyên liệu: 1 quả cà chua chín, 1 quả chanh tươi
- Cà chua rửa sạch, ép lấy nước cốt; chanh vắt lấy nước
- Trộn đều theo tỷ lệ 2 muỗng nước ép cà chua 1 muỗng nước cốt chanh
- Vệ sinh sạch sẽ da mặt, thấm khô bằng khăn mềm
- Thoa đều hỗn hợp lên da, massage nhẹ nhàng, sau 10 – 15 phút thì rửa lại với nước.
Trị mụn cám tại nhà bằng nha đam
Nha đam chứa nhiều nước, giàu vitamin A, vitamin nhóm B, vitamin C, vitamin E, axit folic, kẽm, magie và còn chứa hoạt chất Anthraquinon. Sử dụng nha đam sẽ giúp da kháng viêm, kháng khuẩn, diệt khuẩn, làm thông thoáng lỗ chân lông, hỗ trợ phục hồi các tế bào da tổn thương và tái tạo tế bào da mới. Đây là một trong những nguyên liệu làm đẹp da, trị mụn được nhiều chị em đánh giá cao.
Cách thực hiện:
- Lấy 1 nhánh nha đam rửa sạch, loại bỏ phần vỏ, giữ lại phần thịt
- Rửa sạch mặt, thoa trực tiếp phần gel thịt nha đam lên da
- Sau 10 – 15 phút thì rửa lại với nước ấm, dưỡng da với toner và kem dưỡng
- Thực hiện 2 lần/tuần, kiên trì trong thời gian dài để thấy hiệu quả.
Trị mụn trứng cá bằng trà xanh
Lá trà xanh giàu chất chống oxy hoá, có chứa catechin, phenolic, polyphenol, tocopherols, vitamin A, vitamin B, vitamin C, viamin E… Đây là nguyên liệu có tính sát trùng, sát khuẩn, ngăn ngừa oxy hoá, chống lại hoạt động của các gốc tự do, từ đó giúp điều trị và ngăn ngừa sự xuất hiện của mụn cám. Ngoài ra, trà xanh còn giúp đẩy mụn, làm sạch da, tẩy tế bào chết, se khít lỗ chân lông, trị nám da rất tốt.
Cách thực hiện:
- Lấy 2 thìa bột trà xanh trộn với 1 lòng trắng trứng, khuấy đều, đánh cho bông lên
- Rửa sạch mặt, thấm khô bằng khăn mềm
- Thoa đều hỗn hợp lên da, sau 10 – 15 phút thì rửa sạch mặt với nước mát.
2. Trị mụn bằng sản phẩm chăm sóc da
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều sản phẩm chăm sóc da có khả năng loại bỏ tế bào chết, bụi bẩn, bã nhờn, dầu thừa, làm sạch da. Bạn có thể chọn các dòng sản phẩm chuyên trị mụn cám phù hợp với loại da và tình trạng mụn của mình. Sử dụng các loại sữa rửa mặt, kem trị mụn là phương pháp điều trị nhanh chóng, tiện dụng, dễ dàng thực hiện. Tuy nhiên, hiệu quả còn tuỳ thuộc vào cơ địa của mỗi người, chỉ khi bạn chọn đúng dòng sản phẩm phù hợp với loai da và tình trạng mụn thì mới thấy hiệu quả.
Các sản phẩm trị mụn cám được đánh giá cao
Một số sản phẩm chuyên trị mụn cám được đánh giá cao trên thị trường hiện nay có thể kể đến như:
- Sữa rửa mặt: Với da mặt thường xuyên xuất hiện mụn cám, bạn nên chọn các loại sữa rửa mặt có chiết xuất thiên nhiên, có tác dụng làm sạch lỗ chân lông, tẩy tế bào chết nhẹ và giúp da giảm tiết giàu nhờn. Một số sản phẩm gợi ý mà bạn có thể tham khảo như sữa rửa mặt innisfree Jeju Volcanic, sữa rửa mặt trị mụn cám Kiehl’s Rare Earth, sữa rửa mặt La Roche-Posay Efaclar, sữa rửa mặt Paula’s Choice Skin Balancing, sữa rửa mặt Vichy Normaderm…
- Toner (nước hoa hồng): Bạn nên chọn những loại toner có tác dụng se khít lỗ chân lông, làm sạch da, thích hợp với da hỗn hợp, da dầu có tác dụng kiềm dầu tốt. Chẳng hạn như nước hoa hồng trị mụn Some By Mi AaHA-BHA-PHA 30 Days Miracle Toner 150ml, nước hoa hồng cho da dầu mụn Delon Tea tree 175ml, G9 Skin AC Solution Toner, innisfree bija trouble skin….
- Kem trị mụn cám: Các loại kem trị mụn cám mà bạn có thể tham khảo có thể kể đến như Kracie Hadabisei Acne, Ciracle Red Spot Cream, Kiehl’s Blue Herbal Spot Treatment, La Roche-Posay Duo+, Pair Acne Lion Cream, Avene Triacneal Expert Emulsion…
- Serum trị mụn cám: Có thể kể đến như Burt’s Bees Herbal Blemish Stick, The Body Shop Tea Tree Oil, Innisfree The Green Tea Seed Serum, Tea Tree Sos Farmasi, Derladie Witch Hazel Perfect Vitamin Serum…
Hướng dẫn sử dụng sản phẩm trị mụn cám
Mụn cám thường xuất hiện ở những chị em có làn da dầu, da hỗn hợp, khi da sinh ra càng nhiều dầu nhờn thì tình trạng mụn càng nghiêm trọng, lỗ chân lông của bạn cũng sẽ ngày một to hơn. Để trị mụn cám bằng các sản phẩm chuyên dụng, bạn có thể áp dụng quy trình chăm sóc da sau đây:
- Rửa mặt mỗi sáng và tối, chỉ nên rửa mặt 2 lần/ngày tránh rửa mặt quá nhiều để không làm trôi lớp dầu bảo vệ da. Đối với những bạn thường xuyên trang điểm, trước cần tẩy trang để loại bỏ dầu thừa, kem chống nắng, lớp makup trên da. Sau khi tẩy trang thì dùng sữa rửa mặt dạng bọt hoặc gel để làm sạch da mặt.
- Sử dụng toner nhằm cân bằng độ pH, kiểm soát lượng dầu trên da, giúp se khít lỗ chân lông và dưỡng ẩm cho da. Bạn nên dùng toner có chứa BHA hoặc AHA với thành phần tự nhiên có chiết xuất gừng, hoa hồng, cúc La Mã… Nên sử dụng 2 lần/ngày vào 2 buổi sáng và tối.
- Dùng kem dưỡng dạng gen có kết cấu nước, mỏng nhẹ cho da, nên chọn loại có nhãn “non-comedogenic” (không làm tắc lỗ chân lông). Da dầu cũng cần được dưỡng ẩm vì tuyến bã nhờn hoạt động theo cơ thế da càng khô thì sẽ tiết ra càng nhiều dầu. Buổi sáng sau khi dùng toner, bạn có thể dùng serum hoặc kem dưỡng kết cấu nhẹ, buổi tối thì dụng kem có kết cấu đặc. Không nên dùng dầu dưỡng da vì nó chứa nhiều dưỡng chất, có kết cấu nặng, không thích hợp cho da dầu.
- Vào buổi sáng, bạn nên dùng kem chống nắng còn buổi tối, sau khi dùng kem dưỡng, hãy dùng thêm retinol (tên gọi khác của vitamin A) để làm thông thoáng lỗ chân lông, kiểm soát dầu, ức chế sự phân huỷ collagen.
Ngoài ra, bạn có thể áp dụng một số cách làm đẹp da bằng nguyên liệu thiên nhiên trước khi dùng các loại mỹ phẩm chăm sóc da để tăng hiệu quả điều trị như tẩy tế bào chết với lòng trắng trứng, khoai tây, chanh; dưỡng da trị mụn với dưa leo, cà chua, trà xanh, nha đam; xông mặt để làm sạch da với lá tía tô, diếp cá, lá trà xanh…
Lưu ý khi chăm sóc da bằng mỹ phẩm
Các sản phẩm chăm sóc da bao giờ cũng có hiệu quả nhanh hơn việc chăm sóc da bằng các nguyên liệu thiên nhiên. Thế nhưng chúng lại kèm theo nhiều rủi ro đến từ việc khó phân biệt, xác định đâu là sản phẩm phù hợp cho da, đâu là sản phẩm chất lượng, đâu là hàng kém chất lượng, chứa hoá chất độc hại cho da. Để đảm bảo an toàn, tránh tác dụng phụ khi trị mụn cám bằng mỹ phẩm, chị em cần:
- Cân nhắc lựa chọn sản phẩm trị mụn, tốt nhất nên chọn những loại có chiết xuất thiên nhiên, an toàn lành tính và phù hợp với tình trạng mụn của mình.
- Chọn sản phẩm chính hãng, chất lượng, có thông tin nguồn gốc rõ ràng, bạn nên chọn mua ở những shop uy tín để tránh tính trạng mua phải hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng.
- Trước khi sử dụng, nên thoa thử lên vùng da dưới cánh tay hoặc cổ tay, sau 24 giờ mà không thấy dấu hiệu bất thường thì mới dùng cho da mặt.
3. Cách trị mụn cám bằng thuốc Tây
Thuốc Tây được áp dụng với những trường hợp kiên trì dùng mỹ phẩm, các phương pháp điều trị tại nhà mà không thấy hiệu quả. Những loai thuốc này chỉ dùng khi có chỉ định của bác sĩ, có thể dùng được khi có viêm nhiễm hoặc không.
Một số thuốc thường được dùng để điều trị mụn cám như:
- Thuốc bôi ngoài da: Có tác dụng giảm tăng tiết bã nhờn, ức chế sự sinh sôi và phát triển của các vi khuẩn gây mụn, loại trừ tác nhân gây mụn. Thường là Minocycline, Clindamycin, Tetracycline, Sulfonamid…
- Thuốc điều trị toàn thân: Thường dùng ở đường uống, có tác dụng kháng khuẩn, ức chế sự sinh sôi và phát triển, đồng thời tiêu diệt các vi khuẩn gây mụn. Có thể kể đến như Clindamycin, Dapsone, benzoyl peroxide, Erythromycin…
- Thuốc điều trị nội tiết: Được chỉ định với trường hợp bị mụn cám do mất cân bằng nồng độ hormone, rối loạn nội tiết tố.
Mặc dù thuốc tây mang đến hiệu quả nhanh chóng, tuy nhiên lại dễ làm sinh ra một số tác dụng phụ không mong muốn như khô da, đau dạ dày, rối loạn kinh nguyệt, nổi mẩn ngứa. Hơn nữa, thuốc điều trị chỉ được sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ. Nếu lạm dụng, tự ý tăng giảm liều lượng hoặc ngưng thuốc có thể gây ra tình trạng kháng thuốc, nhờn thuốc.
4. Điều trị bằng Đông y
Ngày nay, thay vì sử dụng các thuốc Tây y hiệu quả nhanh nhưng đôi khi kèm theo tác dụng phụ, người ta có xu hướng sử dụng các bài thuốc Đông y hơn. Thuốc đông y sử dụng các thảo dược thiên nhiên, điều trị kết hợp cả trong và ngoài giúp điều trị mụn an toàn, không gây tác dụng phụ. Tuy nhiên, cũng cần lựa chọn các cơ sở uy tín, tốt nhất nên thăm khám thầy thuốc tay nghề cao, có chứng chỉ hành nghề để tránh ảnh hưởng sức khoẻ.
Một số vị thuốc được dùng để trị mụn thường được chỉ định như trần bì, tang bạch bì, kim ngân hoa, diệp hạ châu, hạ khô thảo, tô diệp, liên kiều… Các bài thuốc Đông y thường ở hai dạng chính:
- Thuốc bôi ngoài da: có tác dụng kiểm soát nhờn trên da, giúp làm lành, tái tạo làn da tổn thương
- Thuốc uống: Có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tăng cường khả năng thải độc của gan và thận.
Biện pháp phòng ngừa mụn cám
Mụn cám rất dễ xuất hiện và tái phát, do đó cách tốt nhất là bạn nên phòng ngừa ngay khi da mặt nhiều dầu hoặc sau khi đã điều trị mụn cám. Các phương pháp phòng ngừa có thể kể đến như:
- Uống đủ 9 – 12 cốc nước mỗi ngày, nếu là nữ thì nên uống 9 cốc, là nam thì nên uống 12 cốc. Nên chọn uống nước ấm, nước lọc thay vì dùng nước ép trái cây có đường, nước ngọt có gas, rượu bia, cà phê… Đặc biệt, nên hạn chế tối đa việc dùng đường vì đây là một trong những nguyên nhân chính gây mụn trên da.
- Nên rửa mặt mỗi ngày, chọn loại sữa rửa mặt phù hợp với làn da và tình trạng mụn của bạn để làm sạch da mặt, làm thông thoáng lỗ chân lông
- Nên vệ sinh sạch sẽ các vật dụng cá nhân như khăn mặt, chăn, gối, ga giường… Có thể dùng giấy thấm dầu để kiểm soát dầu thừa, cần kết hợp với dưỡng ẩm cho da để tránh tình trạng tuyến bã nhờn tăng tiết hoạt động.
- Vệ sinh da mặt sạch sẽ, có thể tẩy tế bào chết, dưỡng da với các nguyên liệu thiên nhiên nhưng cần chăm sóc da cẩn thận khi đi ra ngoài trời nắng.
- Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, nên ngủ đủ giấc, đúng giờ, ăn nhiều rau xanh, trái cây, uống mỗi ngày 1 cốc trà xanh, ăn 1 hũ sữa chua, tích cực bổ sung các thực phẩm giàu omega-3 như cải xoong, hạt lanh, rau chân vịt, cá mòi, cá hồi, cá trích…
- Tránh đồ ăn nhiều dầu mỡ, thức ăn cay nóng, thức ăn nhanh… Đặc biệt, nên giảm căng thẳng lo âu, luyện tập thể dục thể thao mỗi ngày để nâng cao sức khoẻ.
Mụn cám tưởng chừng như rất nhẹ, dễ điều trị, không mấy nghiêm trọng nhưng lại là loại mụn dai dẳng, thường xuyên tái phát. Do đó, bạn nên kiên trì và phải dành nhiều thời gian cho việc chăm sóc vùng da bị mụn thì mới có thể cải thiện tình trạng da của mình.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!