8 Cách trị mụn trứng cá tuổi dậy thì giúp xua tan nỗi ám ảnh

Top 10 cách trị mụn bằng tinh bột nghệ hiệu quả 100% tại nhà

20+ Cách trị mụn trứng cá hiệu quả tại nhà từ thiên nhiên

Mụn trứng cá là gì? Nguyên nhân và các phương pháp điều trị

Mụn bọc có mủ: Nguyên nhân và cách xử lý an toàn

Mụn bọc là gì? Nguyên nhân và cách điều trị mụn bọc không để lại sẹo

9 công thức trị sạch mụn từ cà chua bạn nên biết

Mụn trứng cá đỏ là gì? Nguyên nhân và điều trị thế nào?

Mụn đầu trắng là gì? Nguyên nhân và cách điều trị triệt để

Mụn trứng cá bội nhiễm là gì? Có nguy hiểm không?

Nổi nhiều mụn trứng cá dưới cằm và cách xử lý triệt để

Nguyên nhân chủ yếu gây nổi nhiều mụn trứng cá dưới cằm là do thói quen vệ sinh kém, da bài tiết quá nhiều bã nhờn và rối loạn nội tiết tố. Cằm là vùng da có hoạt động bài tiết bã nhờn mạnh nên nốt mụn thường có kích thước lớn, tấy đỏ, đau nhức và ngứa ngáy nhiều hơn so với những vị trí khác.

mụn trứng cá dưới cằm
Nổi nhiều mụn trứng cá dưới cằm do đâu? Làm sao để xử lý triệt để?

Nổi nhiều mụn trứng cá dưới cằm do đâu?

Cằm là vị trí dễ bị nổi mụn trứng cá và nốt mụn thường có kích thước lớn, tấy đỏ hơn so với những vùng da khác. Mặc dù không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng mụn nổi ồ ạt có thể khiến da hình thành vết thâm, sẹo lõm và suy giảm chức năng đề kháng. Hơn nữa, tình trạng này còn ảnh hưởng đến yếu tố thẩm mỹ, tác động không nhỏ đến tâm lý và chất lượng cuộc sống.

Theo các chuyên gia Da liễu, nổi nhiều mụn trứng cá dưới cằm có thể bắt nguồn từ những nguyên nhân sau:

1. Do da bài tiết quá nhiều bã nhờn

Cằm, má và mũi là những vùng da có hoạt động bài tiết bã nhờn mạnh. Chính vì vậy, mụn có xu hướng nổi nhiều và tấy đỏ hơn khi xuất hiện những vùng da này. Ngoài ra, tình trạng tiết quá nhiều bã nhờn còn có thể do đặc tính của làn da (da dầu và da hỗn hợp thiên dầu). Đây cũng chính là nguyên nhân vì sao người có làn da bóng nhờn dễ nổi mụn so với người có làn da thường và da khô.

Khi da sản sinh nhiều bã nhờn, lượng dầu thừa sẽ bị tích tụ ở bên trong nang lông cùng với tế bào chết và bụi bẩn. Sau một khoảng thời gian, nang lông bị sừng hóa (bít tắc) tạo ra môi trường yếm khí để vi khuẩn gây mụn Propionibacterium acnes (P. ances) sinh sôi mạnh. Sự phát triển quá mức của vi khuẩn này chính là nguyên nhân trực tiếp gây nổi nhiều mụn trứng cá dưới cằm.

2. Vệ sinh da mặt không đúng cách

Vệ sinh da mặt không đúng cách là điều kiện thuận lợi để bã nhờn gây bít tắc lỗ chân lông và hình thành nốt mụn. Ngoài ra, thói quen vệ sinh kém còn tạo điều kiện để các chất kích ứng, bụi bẩn và kim loại nặng có trong không khí tích tụ trong thời gian dài khiến sức đề kháng của da suy yếu. Da giảm khả năng miễn dịch có thể thúc đẩy vi khuẩn P. acnes cùng với một số loại nấm men phát triển mạnh và gây ra mụn trứng cá.

mụn trứng cá mọc dưới cằm
Vệ sinh da không đúng cách và sơ sài có thể khiến nang lông bị bít tắc và gây ra mụn trứng cá

Ngoài ra, thói quen này còn khiến da nhanh lão hóa và tăng nguy cơ gặp phải các vấn đề da liễu khác như sạm nám, tàn nhang, da ngăm đen, thiếu sức sống và bề mặt sần sùi, kém mịn màng.

3. Rối loạn nội tiết tố

Mụn nội tiết thường xuất hiện ở vùng cằm và xương quai hàm. Nguyên nhân xảy ra do tăng hormone androgen (xảy ra trong thời kỳ dậy thì), mất cân bằng nội tiết tố (tiền mãn kinh, mãn kinh) hoặc tăng estrogen quá mức (hành kinh). Nồng độ của các hormone thay đổi đều ảnh hưởng đến hoạt động bài tiết bã nhờn và tăng nguy cơ hình thành mụn trứng cá.

Thông thường, mụn nội tiết chỉ xuất hiện vào một giai đoạn cụ thể và có thể thuyên giảm sau một khoảng thời gian nhất định. Vì vậy đều đặn mỗi tháng, chị em có thể bắt gặp vài nốt mụn đỏ và sưng tấy ở vùng cằm, quai hàm và má trước khi đến ngày hành kinh khoảng 1 tuần.

4. Biểu hiện của các bệnh phụ khoa

Ở một số ít trường hợp, nổi mụn trứng cá ở dưới cằm còn có thể là biểu hiện của các bệnh phụ khoa. Nguyên nhân là do các bệnh lý này có mối liên hệ mật thiết với tình trạng rối loạn nội tiết tố, từ đó gián tiếp gây rối loạn hoạt động tuyến bã nhờn dẫn đến nổi mụn trứng cá ồ ạt ở vùng dưới cằm và quai hàm.

mụn trứng cá mọc dưới cằm
Mụn trứng cá mọc dưới cằm và quai hàm còn có thể là biểu hiện của buồng trứng đa nang

Trong một số ít trường hợp, nổi nhiều mụn trứng cá dưới cằm có thể là biểu hiện của bệnh lý sau:

  • Hội chứng buồng trứng đa nang (hội chứng này xảy ra do tăng hormone androgen – một loại hormone làm tăng tiết bã nhờn và gây ra mụn trứng cá)
  • Các bệnh phụ khoa khác (viêm lộ tuyến, viêm cổ tử cung, nhiễm nấm âm đạo,… đều có thể biểu hiện qua tình trạng nổi mụn ồ ạt ở vùng cằm)

Tuy nhiên để xác định đúng tình trạng sức khỏe, chị em nên xem xét các biểu hiện ở vùng kín và toàn thân. Trong trường hợp cần thiết, nên tìm gặp bác sĩ Sản phụ khoa để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

5. Một số nguyên nhân khác

Ngoài ra, nổi nhiều mụn trứng cá dưới cằm còn có thể bắt nguồn từ những nguyên nhân sau:

  • Tiếp xúc với ánh nắng, bụi bẩn và không khí ô nhiễm trong thời gian dài
  • Cơ quan nội tạng hoạt động kém (chủ yếu là gan, thận) khiến độc tố tích tụ và gây mụn
  • Chế độ ăn nhiều dầu mỡ, đường và gia vị cay nóng
  • Thường xuyên trang điểm và làm sạch da không kỹ lưỡng
  • Hay có thói quen chống cằm
  • Hút thuốc lá, sử dụng chất kích thích cũng có thể làm tăng nguy cơ nổi mụn trứng cá ở cằm và trán

Cách xử lý nổi mụn trứng cá ở cằm triệt để

Cằm là vùng da bài tiết nhiều bã nhờn. Do đó, nốt mụn thường có xu hướng tấy đỏ, viêm, đau nhức và dễ tái phát hơn so với những vùng da khác. Để điều trị mụn triệt để và hạn chế tối đa nguy cơ tái phát, bạn cần can thiệp các biện pháp xử lý mụn và xây dựng chu trình chăm sóc da khoa học.

1. Sử dụng thuốc bôi + thuốc uống

Nếu mụn trứng cá nổi ồ ạt, nốt mụn có kích thước lớn và tấy đỏ nhiều, bạn nên tìm gặp bác sĩ để được thăm khám và xác định nguyên nhân. Dựa vào nguyên nhân cụ thể và tình trạng mụn, bác sĩ có thể chỉ định các loại thuốc sau:

cách trị mụn trứng cá dưới cằm
Sử dụng thuốc bôi + thuốc uống là cách trị mụn trứng cá dưới cằm có mức độ trung bình đến nặng

– Thuốc bôi điều trị mụn trứng cá:

  • Thuốc bôi chứa sulfur: Sulfur (lưu huỳnh) là thành phần trị mụn khá lành tính và thích hợp với tình trạng mụn có mức độ trung bình. Hoạt chất này có tác dụng ức chế sự phát triển của vi khuẩn, tiêu viêm và cải thiện hiện tượng tấy đỏ.
  • Thuốc bôi chứa axit salicylic: Axit salicylic (BHA) là thành phần trị mụn kinh điển với cơ chế chính là tẩy tế bào chết, giảm sừng hóa nang lông, loại bỏ bã nhờn và bụi bẩn tích tụ trong lỗ chân lông. Với cơ chế này, BHA có thể giảm viêm, hỗ trợ gom cồi, đẩy nhân mụn lên bề mặt và phòng ngừa tái phát. Các chế phẩm dạng bôi thường chứa BHA ở nồng độ 2 – 4%.
  • Thuốc bôi chứa Tretinoin: Tretinoin là dẫn xuất của vitamin A có tác dụng giảm hoạt động bài tiết bã nhờn, thúc đẩy tốc độ tăng trưởng của tế bào, chống viêm và làm thông thoáng lỗ chân lông. Các loại thuốc bôi chứa Tretinoin thường được sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ vì dễ gây kích ứng và khô ráp da nếu dùng không đúng cách.
  • Thuốc bôi chứa kháng sinh: Các loại thuốc bôi chứa kháng sinh (Clindamycin, Erythromycin,…) có tác dụng ức chế hoạt động của vi khuẩn, từ đó giảm hiện tượng tấy đỏ và hỗ trợ gom cồi mụn. Các loại thuốc này thường được sử dụng phối hợp với thuốc bôi chứa dẫn xuất của vitamin A (Tretinoin, Adapalen, Retinoid,…) để tăng khả năng hấp thu và hiệu quả điều trị.
  • Một số loại kem trị mụn khác: Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể chỉ định một số loại kem trị mụn chứa Acid azelaic (thành phần chiết xuất từ các loại ngũ cốc), Benzoyl peroxide, AHA, PHA, Retinoid,… Đối với trường hợp mụn có kích thước lớn và viêm đỏ, bác sĩ có thể yêu cầu sử dụng phối hợp các loại thuốc bôi để tăng hiệu quả điều trị và giảm nguy cơ kháng thuốc.

– Thuốc uống điều trị mụn trứng cá dưới cằm:

  • Kháng sinh đường uống (Minocycline, Tetracycline, Clindamycin,…) được sử dụng khi thuốc bôi không đem lại hiệu quả
  • Vitamin A đường uống (Isotretinoin) được sử dụng trong trường hợp mụn trứng cá nặng và nghiêm trọng. Tuy nhiên, do rủi ro cao nên điều trị bằng Isotretinoin chỉ được thực hiện khi có sự đồng ý và chấp thuận của bệnh nhân
  • Liệu pháp hormone (sử dụng thuốc chống androgen, thuốc ngừa thai,…) được áp dụng cho trường hợp nổi nhiều mụn trứng cá do rối loạn nội tiết tố. Ngoài ra, các loại thuốc này còn có thể cải thiện một số bệnh lý phụ khoa như rong kinh, kinh nguyệt không đều,…

Trước khi sử dụng thuốc bôi và thuốc uống điều trị mụn trứng cá, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa. Tự ý sử dụng thuốc có thể gây ra các rủi ro và tác dụng không mong muốn.

2. Dùng nguyên liệu tự nhiên

Nếu tình trạng mụn có mức độ nhẹ và số lượng mụn ít, bạn có thể tận dụng một số nguyên liệu tự nhiên để giảm viêm, gom cồi mụn và ngăn ngừa thâm, sẹo. Bên cạnh tác dụng điều trị mụn, công thức từ các nguyên liệu tự nhiên còn giúp nuôi dưỡng làn da khỏe mạnh, mịn màng và trắng sáng.

cách trị mụn trứng cá dưới cằm
Xông mặt với thảo dược giúp đẩy nhân mụn, làm sạch da sâu và tẩy tế bào chết nhẹ dịu

Một số mẹo tự nhiên giúp kiểm soát và xử lý mụn trứng cá ở cằm:

  • Mật ong trị mụn trứng cá ở cằm: Mật ong có tác dụng dưỡng ẩm, làm dịu da và kháng khuẩn. Do đó, bạn có thể đắp mật ong nguyên chất hoặc kết hợp với các nguyên liệu tự nhiên khác như chanh, sữa chua,… để làm dịu nốt mụn. Ngoài ra, các thành phần trong mật ong còn thúc đẩy các mô da phục hồi, tái tạo và hạn chế hình thành sẹo lõm sau mụn.
  • Dùng đá lạnh: Sử dụng đá lạnh là cách trị mụn trứng cá “cấp tốc” bạn có thể áp dụng khi bị nổi mụn ở cằm. Nhiệt độ lạnh có tác dụng giảm viêm, tiêu sưng và cải thiện đau rát, ngứa ngáy đáng kể. Tuy nhiên, chỉ nên chườm đá lạnh lên nốt mụn trong 1 – 2 phút. Chườm quá lâu có thể khiến da bị bỏng lạnh và kích ứng.
  • Xông mặt với thảo dược: Xông mặt bằng thảo dược có tác dụng làm sạch nang lông, đẩy nhân mụn lên bề mặt da và hỗ trợ ngăn ngừa mụn tái phát. Vì vậy, bạn nên xông mặt 1 – 2 lần/ tuần với các nguyên liệu tự nhiên có đặc tính tiêu viêm, sát khuẩn như tinh dầu tràm trà, gừng, sả, trà xanh,… Ngoài ra, xông mặt còn giúp tẩy tế bào chết, thúc đẩy tuần hoàn máu và làm chậm quá trình lão hóa.

Công thức trị mụn trứng cá từ nguyên liệu tự nhiên có độ an toàn cao, lành tính và phù hợp với mọi loại da. Tuy nhiên, các công thức này chỉ đem lại hiệu quả rõ rệt đối với tình trạng mụn nhẹ. Trong trường hợp nặng, nên kết hợp với sử dụng thuốc để làm sạch nhân mụn, cải thiện sức khỏe da và ngăn ngừa mụn tái phát.

3. Một số biện pháp khác

Ngoài những biện pháp trên, bạn cũng có thể áp dụng một số phương pháp điều trị mụn trứng cá ở cằm khác như:

  • Lấy nhân mụn: Đối với những nốt mụn bị chai, không hiện rõ đầu và nằm sâu bên trong nang lông, bắt buộc phải lấy nhân mụn để hạn chế viêm nhiễm và hình thành sẹo lõm. Tuy nhiên, tự ý lấy nhân mụn tại nhà có thể gây sót nhân, tăng nguy cơ viêm nhiễm và tổn thương cấu trúc da. Vì vậy, bạn nên đến phòng khám hoặc bệnh viện da liễu để được nhân viên y tế lấy nhân mụn theo đúng quy trình.
  • Quang trị liệu: Phương pháp này sử dụng tia laser với các bước sóng khác nhau nhằm tác động trực tiếp đến ổ viêm, ức chế vi khuẩn và hỗ trợ gom cồi mụn. Ngoài ra, quang trị liệu còn có tác dụng kích thích da hình thành các mô liên kết, từ đó giảm nguy cơ bị sẹo thâm và sẹo lõm sau mụn.
  • Chemical peeling: Nếu mụn nổi nhiều, ồ ạt và da luôn trong trạng thái bóng nhờn, bạn có thể thực hiện chemical peeling (tẩy da hóa học). Phương pháp này sử dụng các loại axit nồng độ cao như axit salicylic, glycolic acid, mandelic acid,… thoa lên da trong vài phút và sau đó trung hòa với nước muối sinh lý. Sau khoảng vài ngày, da bắt đầu khô lại, giảm tiết dầu, các nốt mụn có xu hướng gom cồi và nhân mụn hiện rõ lên bề mặt da.

Cách chăm sóc giúp kiểm soát và ngăn ngừa mụn trứng cá ở cằm

Chế độ chăm sóc da tác động trực tiếp đến quá trình điều trị và phòng ngừa tình trạng mụn trứng cá ở cằm. Vì vậy bên cạnh các biện pháp trên, bạn nên xây dựng chu trình chăm sóc da và thay đổi các thói quen xấu để loại bỏ mụn và nuôi dưỡng làn da khỏe mạnh, mịn màng.

cách trị mụn trứng cá dưới cằm
Làm sạch da mặt đúng cách có thể giảm thiểu tái phát mụn trứng cá ở cằm và những vùng da khác

Cách chăm sóc da giúp kiểm soát và phòng ngừa mụn trứng cá ở cằm tái phát:

  • Sử dụng nước tẩy trang vào buổi tối để làm sạch lớp trang điểm, kem chống nắng và các chất gây dị ứng, bụi bẩn có trong không khí. Đồng thời nên dùng sữa rửa mặt 2 lần/ ngày (sáng và tối) để làm sạch da và ngăn ngừa bít tắc lỗ chân lông.
  • Dùng serum và kem dưỡng ẩm để làm mềm da, giúp da khỏe mạnh và tăng khả năng đề kháng với các yếu tố kích thích.
  • Sử dụng kem chống nắng mỗi ngày và hạn chế để da tiếp xúc với ánh nắng có cường độ mạnh, hóa chất, bụi bẩn và các bề mặt chứa vi khuẩn.
  • Giặt khẩu trang hằng ngày để tránh tích tụ vi khuẩn và tăng nguy cơ tái phát mụn trứng cá ở cằm.
  • Đắp mặt nạ, xông mặt và tẩy tế bào chết 2 lần/ tuần để làm sạch da sâu, cung cấp dưỡng chất thiết yếu để da khỏe mạnh và mịn màng.
  • Hạn chế trang điểm khi đang điều trị mụn. Bên cạnh đó, cần tránh những thói quen dễ gây mụn như thức khuya, sờ tay lên mặt, chống cằm,…
  • Ăn uống điều độ, nghỉ ngơi hợp lý và ngủ đủ giấc để ổn định nội tiết tố. Ngoài ra, cần tránh sử dụng rượu bia, thuốc lá và chất kích thích.

Nổi nhiều mụn trứng cá dưới cằm có thể được kiểm soát thông qua chế độ chăm sóc da đúng cách và tận dụng một số nguyên liệu tự nhiên có đặc tính kháng khuẩn, chống viêm. Tuy nhiên nếu mụn nổi ồ ạt và viêm đỏ nhiều, bạn nên chủ động tìm gặp bác sĩ để được thăm khám và chỉ định thuốc.

Cùng chuyên mục

Mụn trứng cá mọc ở môi, quanh miệng và cách xử lý

Mụn trứng cá mọc ở môi và quanh miệng không chỉ gây sưng tấy, đau nhức và khó chịu mà còn ảnh hưởng đến tâm lý và ngoại hình. Để...

Dùng nghệ tươi trị mụn trứng cá là phương pháp được nhiều người áp dụng

“Hô biến” sạch mụn trứng cá trên mặt chỉ bằng 1 củ nghệ

Dùng nghệ tươi trị mụn trứng cá là một trong những phương pháp được nhiều người áp dụng bởi lẽ nghệ được xem là “khắc tinh” của các loại mụn...

Top 10 Kem Trị Mụn Được Chị Em đánh giá tốt nhất

Hiện nay trên thị trường có vô số loại kem điều trị mụn với bảng thành phần, công dụng và giá thành đa dạng. Để dễ dàng hơn trong việc...

Nổi mụn khi mang thai: Nguyên nhân và cách xử lý an toàn

Nổi mụn khi mang thai là vấn đề da liễu khá phổ biến xảy ra do rối loạn nội tiết tố, chăm sóc da không đúng cách, căng thẳng quá...

Gel trị mụn Erossan có tốt không? Giá bao nhiêu?

Gel trị mụn Erossan là dược phẩm của Công ty cổ phần dược phẩm Hậu Giang (DHG Pharma). Với công thức chứa kháng sinh Erythromycin và ethacol (cồn), sản phẩm...

Mẹo dùng gừng trị mụn trứng cá đơn giản tại nhà

Không chỉ có tác dụng tăng hương vị món ăn, gừng còn được sử dụng để điều trị mụn trứng cá. Với đặc tính tiêu viêm, kháng khuẩn và chứa...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn