Căng Da Mặt An Toàn Ở Bác Sĩ Tài Năng

Nâng Mũi Sụn Tai Đẹp Trọn Đời Cùng Bác Sĩ Giỏi

Nâng Mũi Vĩnh Viễn Giá Bao Nhiêu?

Mới xỏ khuyên nên ăn gì và kiêng gì tốt?

Treo Chân Mày Đẹp Như Ý Cùng Bác Sĩ Nổi Tiếng

Nâng Mũi Tuyệt Đẹp Chỉ Sau 60 Phút Thực Hiện

Nâng ngực nội soi là gì? Có an toàn không? Giá bao nhiêu?

Phun môi Collagen là gì? Nên chọn màu nào? Giá bao nhiêu?

Phun môi ở tuổi trung niên: 3 tiêu chí giúp chọn màu phù hợp

Nâng mông bằng mỡ tự thân là gì? Có an toàn không? Giá bao nhiêu?

Nâng mũi có ăn trứng được không? Khuyến cáo từ bác sĩ

Trứng là thực phẩm giàu dinh dưỡng, cung cấp nguồn dưỡng chất tuyệt vời cho sức khỏe và có tác dụng hỗ trợ điều trị và kiểm soát nhiều bệnh. Thế nhưng trứng được khuyến cáo là không nên sử dụng cho một số đối tượng như người vừa ốm dậy, người mắc bệnh thận, mắc bệnh về gan, người có cơ địa dị ứng, người vừa mới phẫu thuật… Đây cũng là lý do nhiều người thắc mắc nâng mũi có ăn trứng được không, vấn đề này sẽ được Bác sĩ Lê Trần Duy giải đáp ngay trong bài viết dưới đây.

Nâng mũi có ăn trứng được không
Nâng mũi có ăn trứng được không là thắc mắc chung của nhiều người

Thành phần dinh dưỡng của trứng

Trong vài thập kỷ trước, trứng được cho là thực phẩm có hại cho sức khỏe, bị xa lánh và hầu như không có mặt trong khẩu phần ăn. Từ những năm 2000, Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ đã sửa đổi, cho phép người trưởng thành khỏe mạnh có thể ăn một quả trứng mỗi ngày. Thành phần dinh dưỡng trong 100g quả trứng như sau:

  • Protein: 14.8g
  • Năng lượng: 166 kcal
  • Chất béo: 11.6g
  • Glucid: 0.5g
  • Vitamin: Vitamin B12 1.29mcg; vitamin A 700 mcg; vitamin K 0.3 mcg; vitamin D 0.88 mcg; folate 47 mcg… 
  • Chất khoáng: Sắt 2.7 mg; kẽm 0.9 mg; kali 176 mg; canxi 55 mg; magie 11 mg…

Thành phần dinh dưỡng có trong trứng gà khá cân đối, protein trong lòng đỏ trứng tồn tại ở dạng hòa tan, chứa các thành phần acid amin tốt và toàn diện. Bên cạnh đó, trứng gà là nguồn lecithin, methionin, arginin, cystine, tryptophan… quý. 

Bổ sung trứng gà vào khẩu phần ăn giúp:

  • Tăng cholesterol HDL, giúp giảm nguy cơ mắc đột quỵ và các bệnh tim mạch
  • Cung cấp choline để xây dựng màng tế bào, giúp tạo ra các phân tử truyền tín hiệu trong não
  • Giảm nguy cơ mắc bệnh tim, thêm trứng vào khẩu phần ăn giúp thay đổi mô hình các hạt LDL từ đó làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim
  • Chứa lutein và zeaxanthin, có lợi cho sức khỏe của mắt, giúp ngăn ngừa thoái hóa điểm vàng
  • Giàu omega – 3, có tác dụng làm giảm nồng độ triglyceride trong máu
  • Chứa protein chất lượng cao, cung cấp đủ theo nhu cầu khuyến nghị, chứa tất cả acid amin thiết yếu theo tỷ lệ phù hợp.

Nâng mũi có ăn trứng được không? Giải đáp

Trứng là thực phẩm giàu dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe nhưng lại được khuyến cáo là không tốt cho người mới nâng mũi. Bởi vậy, đây là lý do khiến nhiều người thắc mắc nâng mũi có ăn trứng được không, tại sao. Theo Bác sĩ Lê Trần Duy (Dr.Lê Trần Duy) của Viện Thẩm mỹ Dr.Duy, tuy chưa có một nghiên cứu khoa học nào khẳng định ăn trứng sẽ ảnh hưởng đến quá trình hồi phục của dáng mũi sau nâng, nhưng lại khiến cho vùng da non của vết thương bị ảnh hưởng, có thể gây sẹo thâm, làm lộ đường mổ. 

Cũng theo Dr. Duy, sở dĩ trứng cần được kiêng sau hầu hết các phẫu thuật nhất là có liên quan đến làm đẹp là vì:

  • Trong trứng gà có chứa lutein và zeaxanthin, đây là hai chất chống oxy hóa đặc biệt tốt cho sức khỏe, có thể ngăn ngừa thoái hóa điểm vàng, đục thủy tinh thể, bảo vệ thị lực khỏi tia cực tím. Tuy nhiên, với người vừa phẫu thuật, đang trong quá trình làm lành vết thương thì không nên sử dụng trứng. Bởi các dưỡng chất trong trứng làm đẩy mạnh quá trình tăng sinh mô sợi collagen, khiến vết thương lồi lên thành sẹo, gây mất thẩm mỹ.
  • Khi tiến hành phẫu thuật nâng mũi, ở vị trí giữa hai lỗ mũi sẽ có một đường mổ nhỏ được đóng lại bằng chỉ thẩm mỹ. Theo cơ chế tự làm lành vết thương, cơ thể của chúng ta thúc đẩy sản sinh các tế bào mới giúp làm liền vết mổ, nếu ăn trứng sẽ khiến vùng da non có màu thâm đen, không đồng nhất với vùng da xung quanh.
  • Ngoài ra, theo kinh nghiệm dân gian, người có vết thương đang lành không nên ăn trứng vì lòng trắng trứng làm tăng quá trình tạo mủ ở vết thương, có thể gây ra sẹo lồi trên da.

Với thắc mắc nâng mũi có ăn trứng được không, thì câu trả lời chính là sau khi mới phẫu thuật nâng mũi, bạn không nên ăn trứng gà. Để tránh ảnh hưởng đến quá trình phục hồi của cơ thể, bạn cần tuân thủ một chế độ kiêng cữ nghiêm ngặt và cẩn thận trong khâu chăm sóc sau phẫu thuật.

Sau nâng mũi bao lâu được ăn trứng?

nâng mũi nên kiêng trứng trong bao lâu
Tùy thuộc vào cơ địa mà thời gian nên kiêng trứng cũng có sự khác biệt nhất định

Theo Dr.Lê Trần Duy, thời gian kiêng trứng còn tùy thuộc vào cơ địa của từng người. Cụ thể:

  • Với người cơ địa lành: Bạn cần kiêng trứng trong khoảng 15 – 20 ngày, sau đó có thể ăn lại bình thường, tuy nhiên cũng cần hạn chế, bổ sung dần dần 2 – 3 quả/tuần, không nên ăn thả phanh một lúc quá nhiều.
  • Với người cơ địa dữ: Người cơ địa dữ, dễ hình thành sẹo lồi tốt nhất bạn nên kiêng trứng trong 1 tháng hoặc hơn khi lớp da non đã hình thành và dần ổn định. 

Trong trường hợp bạn lỡ ăn một ít trứng cũng không cần quá lo lắng, ăn ít sẽ không quá ảnh hưởng đến vết mổ. Thế nhưng, tốt nhất bạn cần thực hiện chế độ kiêng khem phù hợp, ăn trứng không làm giảm quá trình phù nề vết mổ, mà còn khiến vùng da non mới hình thành dễ bị sẹo lồi. 

Người có cơ địa lành có thể ăn những thực phẩm chế biến từ trứng, nhưng cũng cần hạn chế, dù cơ địa lành thì việc sử dụng các thực phẩm này ít nhiều cũng ảnh hưởng đến quá trình làm lành vết thương. Trong khi đó, người có cơ địa dữ, dễ bị sẹo lồi thì tốt nhất nên kiêng trứng và các sản phẩm được chế biến từ trứng, có thể kể đến như bánh tráng nướng, súp, cơm trộn, bún thang, bánh tráng trộn, nem rán, mì tôm trứng… 

Có rất nhiều thắc mắc xoay quanh việc có nên ăn trứng hay không như nâng mũi có được ăn trứng vịt lộn không, có nên ăn trứng gà không, có ăn được trứng cút không… Với các thắc mắc này thì câu trả lời chỉ có một đó chính là không nên ăn tất cả các loại trứng và cả những món ăn chế biến từ trứng sau khi mới nâng mũi. Để dáng mũi đẹp, vết thương hồi phục tốt nhất, tránh để lại thâm sẹo thì chị em cần kiêng trứng ít nhất 20 ngày đến 1 tháng. 

Một số lưu ý sau khi nâng mũi

lưu ý sau khi nâng mũi
Mặc dù cần kiêng trứng nhưng bạn có thể sử dụng trứng chườm ấm để giúp giảm sưng

Sau khi nâng mũi, bên cạnh việc xác định sau nâng mũi có ăn trứng được không, bạn cũng cần lưu ý một số vấn đề sau đây:

  • Bạn không nên ăn trứng sau nâng mũi ít nhất 1 tháng, tuy nhiên, trứng cũng có thể hỗ trợ tốt cho quá trình hồi phục vết thương, giúp làm giảm sưng nề vô cùng hiệu quả. Với một số trường hợp bị sưng tím, bầm, tím vàng ở quầng mắt, sống mũi, hốc mắt do tụ máu, bạn có thể dùng một quả trứng gà đã luộc sẵn, còn hơi ấm chườm và lăn nhẹ lên vết bầm để giúp tăng cường lưu thông máu, giảm vết máu bầm tụ. Tuy nhiên, việc chườm ấm phải được thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Ngoài trứng, sau nâng mũi, bạn cũng cần kiêng thịt bò vì thịt bò gây tình trạng co kéo da, khiến vùng da phẫu thuật sẫm màu hơn các vùng da khác gây ra sẹo lồi.
  • Cần kiêng rau muống vì rau muống kích thích tăng sinh collagen, gây nguy cơ hình thành sẹo lồi, nằm trong top các thực phẩm gây sẹo lồi cần kiêng sau khi mới phẫu thuật.
  • Để tránh ảnh hưởng đến quá trình hồi phục của vết thương, bạn cũng cần kiêng da thịt gà, hải sản, đồ nếp, đồ ăn cay nóng, chất kích thích như rượu bia, nước giải khát có ga… 

Tóm lại, với thắc mắc nâng mũi có ăn trứng được không thì câu trả lời là trong 20 ngày đến 1 tháng sau phẫu thuật, bạn không nên ăn trứng và các sản phẩm chế biến từ trứng nhất là với người có cơ địa dữ, dễ bị sẹo lồi. Nếu chẳng may ăn nhiều trứng, hãy tìm đến sự hỗ trợ của các bác sĩ tại trung tâm bạn nâng mũi để có biện pháp khắc phục phù hợp. 

Có thể bạn quan tâm:

Cùng chuyên mục

Nâng mũi cấu trúc S-Line, L-Line là gì? Có ưu và nhược điểm gì?

Nâng mũi cấu trúc S-Line, L-Line là tên gọi đặc trưng để chỉ đường nét và hình dáng của mũi sau khi nâng. Để dễ dàng lựa chọn được dịch...

Bấm khuyên và xỏ khuyên là gì? Cái nào đẹp hơn? Ưu nhược điểm?

Rất nhiều người thắc mắc về việc bấm khuyên và xỏ khuyên để làm đẹp. Thực tế, đây là 2 phương pháp khác nhau và có những ưu, nhược điểm...

Nâng mũi bọc sụn cùng với vị bác sĩ trẻ tài giỏi

Nâng mũi bọc sụn sử dụng sụn nhân tạo kết hợp sụn tự thân hoặc sụn megaderm là một trong những công nghệ nâng mũi phổ biến nhất hiện nay...

Ứ dịch sau nâng mũi: Dấu hiệu và cách điều trị

Tình trạng ứ dịch sau nâng mũi khiến mũi bị bị sưng tấy, ửng đỏ, làm cho rất nhiều phụ nữ sau khi phẫu thuật thẩm mỹ vô cùng lo...

Thu gọn cánh mũi là gì? Giá bao nhiêu? Có vĩnh viễn không?

Thu gọn cánh mũi là phương pháp chỉnh hình mũi đơn giản nhất. Phương pháp này can thiệp vào cánh mũi và một phần nhỏ mô sụn nhằm khắc phục...

nâng mông bằng mỡ tự thân

Nâng mông bằng mỡ tự thân là gì? Có an toàn không? Giá bao nhiêu?

Nâng mông bằng mỡ tự thân là phương pháp sử dụng mô mỡ ở bụng, đùi, bắp tay hoặc bắp chân tiêm trực tiếp vào vòng 3 để tăng kích...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn