Căng Da Mặt An Toàn Ở Bác Sĩ Tài Năng

Nâng Mũi Sụn Tai Đẹp Trọn Đời Cùng Bác Sĩ Giỏi

Nâng Mũi Vĩnh Viễn Giá Bao Nhiêu?

Mới xỏ khuyên nên ăn gì và kiêng gì tốt?

Treo Chân Mày Đẹp Như Ý Cùng Bác Sĩ Nổi Tiếng

Nâng Mũi Tuyệt Đẹp Chỉ Sau 60 Phút Thực Hiện

Nâng ngực nội soi là gì? Có an toàn không? Giá bao nhiêu?

Phun môi Collagen là gì? Nên chọn màu nào? Giá bao nhiêu?

Phun môi ở tuổi trung niên: 3 tiêu chí giúp chọn màu phù hợp

Nâng mông bằng mỡ tự thân là gì? Có an toàn không? Giá bao nhiêu?

Nâng mũi xong bị đau đầu là do đâu? Bác sĩ giải đáp

Đau nhức, khó chịu ở vùng mũi sau nâng là những triệu chứng thường gặp, vô cùng phổ biến trong 5 – 7 ngày đầu ở người nâng mũi. Thế nhưng nâng mũi xong bị đau đầu thì lại là vấn đề hoàn toàn khác, nếu tình trạng này kéo dài rất có thể đây là một trong những dấu hiệu cảnh báo bạn đang có nguy cơ gặp phải biến chứng nguy hiểm hậu phẫu. Đau đầu sau nâng mũi là do đâu, thắc mắc này sẽ được bác sĩ Lê Trần Duy giải đáp trong bài viết này.  

Nguyên nhân khiến bạn bị đau đầu sau nâng mũi

Sau khi nâng mũi, bạn sẽ gặp phải một trong những hiện tượng như quầng mắt và vùng mũi bị sưng, bầm tím; mũi có cảm giác đau nhức nặng nề, sống và đầu mũi to; mũi có hiện tượng chảy nước, tiết dịch, hay bị ngạt mũi, khó thở… Đây là những triệu chứng bình thường, hay gặp sau nâng mũi, sau 5 – 7 ngày, các triệu chứng này sẽ dần biến mất. Tuy nhiên, nếu bạn gặp phải hiện tượng nâng mũi xong bị đau đầu thì cần chú ý theo dõi vì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều vấn đề. Cụ thể, đa đầu sau nâng mũi do một số nguyên nhân như:

Nếu tình trạng nâng mũi xong bị đau đầu kéo dài, không có dấu hiệu thuyên giảm thì đây chính là triệu chứng bất thường cần đặc biệt lưu ý
Nếu tình trạng nâng mũi xong bị đau đầu kéo dài, không có dấu hiệu thuyên giảm thì đây chính là triệu chứng bất thường cần đặc biệt lưu ý

1. Nhiễm trùng sụn mũi sau nâng

Nếu tình trạng đau đầu kéo dài kèm theo các triệu chứng như mưng mủ, chảy dịch, dịch có mùi hôi, mũi tấy đỏ, co rút, đau nhức, sưng bầm tím dài ngày, mũi chảy máu gây khó chịu trong khoảng 10 ngày sau phẫu thuật thì chứng tỏ bạn đã gặp phải tình trạng nhiễm trùng mũi. Nhiễm trùng thường xuất phát từ các nguyên nhân như kỹ thuật của bác sĩ, sai sót trong quá trình phẫu thuật, chất liệu không tương thích, khâu vô trùng không đảm bảo hoặc do bản thân khách hàng không chú trọng ở khâu chăm sóc. 

Trong đó, nhiễm trùng mũi do dị ứng chất liệu phổ biến hơn hết, chủ yếu do chất lượng sụn nhân tạo mà cơ sở thẩm mỹ đặt vào mũi thấp, gây ra tình trạng bài xích, đào thải thậm chí là nhiễm trùng cho người thực hiện. Bên cạnh đó, nguyên nhân khác thường gặp là do bản thân người nâng mũi không tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ về việc chăm sóc, hút dịch, ăn uống, kiêng cử gây ra biến chứng. 

Khi nhiễm trùng, bạn cần đến cơ sở thẩm mỹ uy tín, thăm khám để bác sĩ có biện pháp khắc phục mũi hỏng do thẩm mỹ. Đa số trường hợp mũi hỏng sẽ được tháo chất liệu cũ, bơm rửa vệ sinh sạch sẽ, sau khi ổn định thì tiến hành nâng mũi để cải thiện. 

2. Do người nâng mũi mắc viêm xoang

Khi bị viêm xoang, bạn vẫn có thể nâng mũi để cải thiện dáng mũi, tuy nhiên cần lựa chọn phương pháp phù hợp để giúp cải thiện tình trạng bệnh. Thế nhưng, những người bị viêm xoang cấp tính hoặc viêm xoang mãn tính dễ bị khó thở nghẹt mũi thì cần chú trọng ở khâu chăm sóc sau khi nâng. 

Nếu mắc viêm xoang, sau nâng mũi, dịch mũi chảy nhiều, bạn dễ gặp phải tình trạng đau đầu, nghẹt mũi và khó thở trong 10 ngày đầu. Sau đó, các triệu chứng này sẽ thuyên giảm dần đến khi mũi hoàn toàn bình phục. Nếu bạn chọn đúng phương pháp, bác sĩ thực hiện có trình độ chuyên môn, tay nghề cao thì các triệu chứng của bệnh viêm xoang như đau đầu, chảy nước mũi, đau nhức ở vùng mũi sẽ dần biến mất khi dáng mũi hồi phục. Thế nhưng nếu tình trạng này kéo dài, bạn cần đến cơ sở y tế uy tín để thăm khám và tìm ra nguyên nhân.

3.Do can thiệp sâu vào cấu trúc mũi

Nếu lựa chọn các phương pháp nâng mũi bằng cách tạo đường rạch hoặc đường mổ hở ở vùng chân mũi thì có thể gây ra hiện tượng đau đầu sau nâng mũi. Tình trạng nâng mũi xong bị đau đầu chủ yếu xuất hiện khi người nâng mũi lựa chọn các phương pháp các thiệp sâu và sử dụng sụn nhân tạo hoặc sụn nhân tạo kết hợp với sụn tự thân. Đôi khi sự thay đổi đột ngột của cấu trúc mũi khiến đường ống dẫn khí bị thu hẹp, gây khó khăn cho việc hít thở hoặc bị nghẹt mũi gây ra tình trạng đau đầu, choáng váng. 

Bên cạnh đó, nếu vách ngăn mũi lệch, thủng làm phần sụn chia làm hai đường cũng khiến người nâng mũi bị đau đầu, khó thở. Một nguyên nhân khác là do bác sĩ đặt sụn vô tình làm dây thần kinh bị chèn ép gây đau nhức ở hốc mắt và đầu. Sau vài tháng thì các dây thần kinh mới có thể trở về vị trí ban đầu thì tình trạng đau đầu mới thuyên giảm. 

Làm gì khi nâng mũi xong bị đau đầu? 

Nhìn chung, tình trạng nâng mũi xong bị đau đầu do nhiều nguyên nhân gây ra, tùy thuộc vào biểu hiện, triệu chứng kèm theo mà có biện pháp xử lý phù hợp. Cụ thể:

  • Nếu tình trạng nhẹ, chủ yếu do người nâng mũi có tiền sử viêm xoang hoặc áp dụng các biện pháp can thiệp sau thì không cần quá lo lắng, tình trạng này sẽ biến mất sau 10 – 15 ngày sau nâng mũi. Tuy nhiên, nếu tình trạng này dù nhẹ nhưng kéo dài hơn 1 tháng, bạn nên trở lại cơ sở thẩm mỹ, trao đổi với bác sĩ để tìm ra nguyên nhân và có biện pháp xử lý phù hợp.
  • Nếu tình trạng nặng, hiện tượng nâng mũi xong bị đau đầu kèm theo nhiều triệu chứng khác như sưng đỏ mũi, chảy dịch, chảy máu, bầm tím… thì rất có thể bạn đã bị nhiễm trùng. Lúc này, cần nhanh chóng tìm đến cơ sở y tế, cơ sở thẩm mỹ uy tín để được thăm khám, xác định tình trạng nhiễm trùng và khắc phục lại dáng mũi. Tuyệt đối không nên chủ quan trước những dấu hiệu bất thường của cơ thể để tránh các biến chứng nguy hiểm.

    Khi nâng mũi xong bị đau đầu tốt nhất bạn nên thường xuyên trao đổi với bác sĩ để được theo dõi thường xuyên
    Khi nâng mũi xong bị đau đầu tốt nhất bạn nên thường xuyên trao đổi với bác sĩ để được theo dõi thường xuyên

Một số phương pháp giúp bạn giảm đau đầu sau nâng mũi có thể kể đến như:

  • Dùng gừng tươi: Lấy 1 củ gừng, cạo sạch vỏ, rửa sạch, cắt lát nhỏ, xay nhuyễn, trộn đều với một ít sữa tươi, cho hỗn hợp vào một chiếc khăn sạch, đắp lên trán trong 5 – 10 phút rồi lau sạch lại. 
  • Chườm ấm hoặc chườm lạnh: Trường hợp nếu có dịch mũi khiến bạn khó thở, dẫn đến đau đầu, bạn có thể giảm đau tạm thời bằng biện pháp chườm nóng hoặc chườm lạnh. Dùng 1 bát nước ấm và 1 bát nước lạnh, lấy khăn thấm nước ấm, vắt sạch rồi đắp lên trán trong 3 phút. Sau khi nguội thì thấm nước lạnh đắp lên trán trong 30 – 45 giây, thực hiện 4 – 5 lần/ngày để giảm đau.

Nâng mũi xong bị đau đầu có nguy hiểm không?

Như đã đề cập, nếu tình trạng nhẹ, có liên quan đến tiền sử viêm xoang thì bạn cũng không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, khi tình trạng này kéo dài với mức độ nặng thì có thể tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt, đau đầu sau khi nâng mũi có thể là dấu hiệu nhiễm trùng, nếu không được sớm phát hiện và có biện pháp xử lý kịp thời có thể gây ra:

  • Hoại tử mũi
  • Bị ăn mòn mất sụn tự thân ban đầu
  • Tháo toàn bộ sụn mới nâng
  • Suy giảm sức khỏe
  • Ảnh hưởng đến chức năng mũi

Tình trạng nhiễm trùng mũi sau khi nâng là cực kỳ nguy hiểm, bạn không nên chủ quan khi bị đau đầu kèm theo nhiều triệu chứng bất thường. Nguyên nhân gây nhiễm trùng có thể kể đến như:

  • Do quá trình phẫu thuật không đảm bảo, phòng mổ không vô trùng, chất liệu sụn kém chất lượng hoặc nhiễm bẩn, dụng cụ nâng mũi không được sát trùng trước khi nâng
  • Cơ thể mẫn cảm, xuất hiện tình trạng bài xích sụn do chất liệu sụn nâng không tương thích
  • Quá trình chăm sóc hậu phẫu không đảm bảo, vệ sinh mũi không sạch sẽ, để chất bẩn xâm nhập vào mũi, ăn các đồ ăn gây mưng mủ

Tùy vào tình trạng, mức độ nhiễm trùng mà các bác sĩ sẽ có biện pháp xử lý phù hợp, trường hợp nhẹ thì chỉ cần dùng kháng sinh để loại bỏ vi khuẩn. Thế nhưng nếu nặng thì phải rút sụn, theo dõi, chăm sóc cho đến khi ổn định thì tiến hành khắc phục dáng mũi. Do đó, dù bị đau đầu sau nâng mũi ở mức độ nào thì bạn cũng không nên chủ quan, tốt nhất nên quan sát, liên hệ thường xuyên với bác sĩ, cơ sở thẩm mỹ để được hỗ trợ và có biện pháp xử lý kịp thời. 

Lời khuyên cho người nâng mũi

Khi nâng mũi, để tránh nhiễm trùng và các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau đây:

  • Nếu bị đau đầu sau nâng mũi, nếu ở mức độ nhẹ, hãy theo dõi các triệu chứng kèm theo nếu có, sau 10 – 15 ngày sau nâng mũi mà tình trạng này không biến mất thì cần liên hệ với cơ sở thẩm mỹ, trao đổi với bác sĩ để được hỗ trợ. 
  • Nếu sau nâng mũi mà tình trạng đau nhức kéo dài, cơn đau xuất hiện ở vùng đầu, quanh mắt mà không có dấu hiệu thuyên giảm thì bạn cần nhanh chóng tái khám để bác sĩ tìm ra nguyên nhân và có biện pháp khắc phục phù hợp
  • Để giảm đau đầu, bạn nên uống nhiều nước, ăn nhiều thực phẩm thanh mát, giàu vitamin A như diếp cá, rau má, bí đỏ, súp lơ xanh… Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, cung cấp đầy đủ dưỡng chất để hỗ trợ tốt nhất cho quá trình hồi phục

    Uống nhiều nước là một trong những phương pháp giúp giảm đau đầu bạn không nên bỏ qua
    Uống nhiều nước là một trong những phương pháp giúp giảm đau đầu bạn không nên bỏ qua
  • Có thể giảm đau đầu bằng các biện pháp như ngâm chân với nước nóng; massage vùng cổ, trán, gáy; chườm nóng, chườm lạnh; ngủ đúng giờ, đủ giấc; tránh các thực phẩm có mùi nồng
  • Hạn chế vận động mạnh, tránh động chạm vào vùng mũi, vệ sinh, chăm sóc mũi theo hướng dẫn của bác sĩ và đặc biệt cần thông báo cho bác sĩ tình trạng của mình ngay khi có các dấu hiệu bất thường.

Nâng mũi xong bị đau đầu không quá hiếm gặp, thế nhưng người nâng mũi cũng không nên chủ quá khi cơ thể xuất hiện tình trạng này đặc biệt là khi có kèm theo nhiều triệu chứng bất thường khác. Để tránh các biến chứng nguy hiểm, tốt nhất bạn nên chọn những cơ sở thẩm mỹ uy tín, được cấp phép bởi Bộ Y tế và được nhiều khách hàng đánh giá cao.

Cùng chuyên mục

Nguyên nhân gây nâng mũi đầu mũi bị to và cách xử lý

Nâng mũi đầu mũi bị to và các biện pháp xử lý

Nâng mũi đầu mũi bị to có thể là do bác sĩ thực hiện có trình độ chuyên môn kém, chọn sai phương pháp thực hiện hoặc do nhiễm trùng...

Nâng mũi L Line là gì? Có vĩnh viễn không? Giá bao nhiêu?

Nâng mũi L Line là phương pháp thẩm mỹ mũi dành cho nam giới và nữ giới khi muốn sở hữu một dáng mũi thẳng tắp và lai Tây. Kỹ...

Sau nâng mũi có ăn mì tôm được không? Lời khuyên từ bác sĩ

Mì tôm là một trong những món ăn ưa thích của nhiều người bởi giá rẻ, hương vị đa dạng và tính nhanh chóng, tiện lợi. Tuy nhiên, "Nâng mũi...

Sau nâng mũi bao lâu thì đi xe máy được?

Sau nâng mũi bao lâu thì đi xe máy được?

Chế độ chăm sóc hậu phẫu là một trong những yếu tố quyết định kết quả thẩm mỹ. Nhiều phụ nữ băn khoăn: "Sau nâng mũi bao lâu thì đi...

Độn cằm là gì? Quy trình và chi phí thực hiện

Độn cằm là phương pháp thẩm mỹ có thể khắc phục khuyết điểm cằm ngắn, cằm lẹm, dáng cằm thô và mất cân đối với cấu trúc khuôn mặt. Hiện...

Nâng mũi bằng chỉ là gì? Có hiệu quả không? Giữ được bao lâu?

Nâng mũi bằng chỉ là phương pháp sử dụng chỉ để nâng cao phần sống mũi và tạo dáng mũi thanh thoát, thon gọn. Phương pháp này mang lại hiệu...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn