Bệnh viêm khớp dạng thấp có mấy giai đoạn?

Chữa viêm khớp dạng thấp theo Đông y và bài thuốc hay nên biết

Viêm khớp gối nên ăn gì và kiêng ăn gì để cải thiện bệnh

Chữa viêm khớp dạng thấp bằng nọc ong có hiệu quả không?

Viêm đa khớp dạng thấp là gì? Có nguy hiểm không?

Bị viêm khớp dạng thấp nên ăn và kiêng ăn gì mau khỏi?

Phương pháp xoa bóp bấm huyệt chữa viêm khớp dạng thấp

Chữa viêm khớp dạng thấp bằng lá lốt: Bài thuốc hay nên áp dụng

Viêm khớp gối: Nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị

Bệnh viêm khớp dạng thấp có di truyền không?

Người bị tràn dịch khớp gối nên ăn gì và kiêng gì cho nhanh khỏi?

Bị tràn dịch khớp gối nên ăn gì kiêng gì là mối quan tâm hàng đầu của nhiều bệnh nhân. Nếu người bệnh không được điều trị đúng cách và tự xây dựng chế độ ăn uống khoa học, hợp lý thì bệnh tình sẽ nhanh chóng trở nên trầm trọng, thậm chí mất khả năng vận động vĩnh viễn. 

Tràn dịch khớp gối là tình trạng khớp gối sưng to và đau nhức vì dư thừa dịch khớp. Khi mắc bệnh lý này, bệnh nhân sẽ cảm thấy căng cứng và đau nhức dữ dội ở chỗ sưng viêm. Điều này gây ảnh hưởng lớn đến khả năng đi lại. Nếu không được chăm sóc và chữa trị kịp thời, người bệnh có thể gặp phải các biến chứng nguy hiểm như dính khớp, xơ cứng khớp, viêm xương khớp, bại liệt và tàn phế. Duy trì cân nặng ổn định, tích cực điều trị và ăn uống điều độ chính là cách giúp người bị tràn dịch khớp gối đẩy lùi triệu chứng và nhanh chóng hồi phục.

Người bị tràn dịch khớp gối nên ăn gì và kiêng gì cho nhanh khỏi?
Tràn dịch khớp gối là tình trạng khớp gối sưng to và đau nhức vì dư thừa dịch khớp.

Chế độ ăn uống ảnh hưởng như thế nào đến bệnh tràn dịch khớp gối?

Các chuyên gia xương khớp khẳng định chế độ dinh dưỡng có vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình điều trị và phục hồi của bệnh tràn dịch khớp gối. Nếu ăn uống sai cách, bệnh lý có thể trở nên nghiêm trọng, kéo dài, tái phát nhiều lần, đồng thời dẫn đến một số hậu quả nghiêm trọng như:

Viêm khớp

Trong giai đoạn đầu, dịch khớp tích tụ khiến khớp gối sưng viêm. Nếu được chữa bệnh kịp thời, lượng dịch tích tụ bên trong gối sẽ giảm dần theo thời gian, sau đó người bệnh nhanh chóng bình phục. Nếu bệnh nhân chủ quan, không chữa trị đúng cách, lượng dịch tích tụ trong khớp gối tăng dần, gây viêm nhiễm nặng nề. 

Vì vậy, khớp và vùng da quanh khớp sẽ ửng đỏ, sưng to, từ đó triệu chứng đau nhức gối trở nên tồi tệ hơn. Người bệnh gặp phải rất nhiều khó khăn khi di chuyển, thậm chí những hoạt động bình thường trong quá trình sinh hoạt như ngồi, đứng thẳng, co duỗi khớp cũng khiến họ đau đớn.

Khả năng vận động bị giới hạn

Sau khi khớp bị sưng đau, chứng viêm khớp ban đầu sẽ gây ra tình trạng dính khớp, tê cứng khớp. Do đó, khả năng vận động của người bệnh bị hạn chế rõ rệt. Đối với những trường hợp quá nặng, bệnh nhân có thể mất dần cảm giác, tê cứng hai chân và không thể đi lại được.

Khớp gối bị phá hủy dẫn đến bại liệt

Nếu không nghiêm túc tuân thủ chế độ ăn kiêng theo sự hướng dẫn của bác sĩ thì bệnh tình sẽ tái phát nhiều lần. Khi đó, người bệnh buộc phải đến bệnh viện thường xuyên để chọc hút dịch khớp. Đây là một trong những phương pháp điều trị phổ biến, dễ thực hiện và mang lại hiệu quả cao. Tuy nhiên, cách làm này có thể khiến bệnh nhân bị nhiễm trùng cũng như gây ra một số phản ứng phụ. Nếu không được khắc phục kịp thời, khớp gối sẽ bị phá hủy, dẫn đến bại liệt hoàn toàn.

chọc hút dịch khớp
Chọc hút dịch khớp là một trong những phương pháp điều trị phổ biến, dễ thực hiện và mang lại hiệu quả cao.

Người bị tràn dịch khớp gối nên ăn gì?

Sau khi phát hiện bệnh, người bệnh cần chủ động điều chỉnh khẩu phần ăn, đảm bảo cung cấp đầy đủ các loại thực phẩm sau:

Nhóm thực phẩm có đặc tính kháng viêm

Triệu chứng điển hình của chứng tràn dịch khớp gối là sưng viêm, đau nóng khó chịu. Do đó, bạn hoàn toàn có thể ngăn cản quá trình gây viêm của bệnh bằng cách bổ sung những loại thực phẩm có đặc tính kháng viêm mạnh mẽ sau vào thực đơn hàng ngày:

Tỏi: Từ ngàn xưa, tỏi đã nổi tiếng với công dụng kháng viêm tuyệt vời. Các hoạt chất Diallyl, Dianli Disulfide, Phitoncid, Azone… trong thành phần hóa học của dược liệu này có thể giảm nhanh tình trạng viêm khớp, đồng thời tăng cường sức đề kháng. Thêm vào đó, vì chứa nhiều chất chống oxy hóa Allicin nên tỏi có khả năng ức chế sự tấn công của các tác nhân gây bệnh lên xương khớp vô cùng hữu hiệu.

Gừng: Theo ghi nhận của các nhà khoa học, hoạt chất 6-Shogaol và 6-Gingerol của củ gừng có tác dụng chống viêm, chống oxy hóa rất tốt. Bên cạnh đó, chất men Zingibain còn là một loại thuốc giảm đau tự nhiên, giúp giảm viêm khớp, thấp khớp, đau cơ…

Nghệ: Với hoạt chất Curcumin (Diferuloylmethane), nghệ có tác dụng thúc đẩy quá trình chữa lành vết thương, khắc phục chứng sưng đau cứng khớp đồng thời ức chế các nguyên nhân phá hủy sụn khớp.

Nhóm thực phẩm có đặc tính kháng viêm
Với hoạt chất Curcumin (Diferuloylmethane), nghệ có tác dụng thúc đẩy quá trình chữa lành vết thương, khắc phục chứng sưng đau cứng khớp đồng thời ức chế các nguyên nhân phá hủy sụn khớp.

Nhóm thực phẩm giàu omega-3

Axit omega-3 là tiền chất của axit Docosahexaenoic (DHA) và axit Eicosapentaenoic (EPA). Đây là 2 hoạt chất kháng viêm (bằng cách can thiệp vào các tế bào miễn dịch) vô cùng hiệu quả. Việc bổ sung nhiều axit omega-3 không chỉ giảm sưng đau khớp do tràn dịch khớp gối mà còn hạn chế nguy cơ viêm khớp dạng thấp và phòng ngừa một số bệnh lý liên quan đến tim mạch như cao huyết áp, xơ vữa mạch máu, nhồi máu cơ tim…

Những nguồn cung cấp omega-3 dồi dào bao gồm: cá hồi, cá thu, cá ngừ, cá mòi, cá tuyết, cá cơm, hạt chia, hạt lanh, hạt óc chó, hạt đậu nành, hạt hạnh nhân…

Lưu ý: Các loại cá giàu omega-3 thường chứa khá nhiều thủy ngân. Việc dung nạp một lượng lớn kim loại này vào cơ thể có thể dẫn đến nhiễm độc thủy ngân, gây tổn thương não bộ và hệ thần kinh trung ương. Do đó, khi sử dụng nguồn dưỡng chất này, người bệnh chỉ nên tiêu thụ từ 3 – 6 ounce (tương đương 85 – 170g) trong mỗi bữa ăn và dùng ít nhất 2 – 4 lần/tuần nhằm cản trở quá trình phát triển của bệnh cũng như tăng cường độ chắc khỏe xương.

Nhóm thực phẩm giàu vitamin D

Vitamin D có tác dụng giảm viêm và sưng tấy, giúp hệ thống xương khớp thêm chắc khỏe, đồng thời kiểm soát sự tăng trưởng của các tế bào xương. Nếu người bệnh tràn dịch khớp gối không chủ động bổ sung vitamin D thì bệnh tình sẽ trở nên nghiêm trọng hơn, từ đó làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về xương khớp khác. Bạn có thể cung cấp vitamin D cho cơ thể bằng cách thường xuyên tắm nắng buổi sáng hoặc ăn các loại thực phẩm sau: sữa, nấm, lòng đỏ trứng, dầu gan cá, cá mòi, cá ngừ…

Nhóm thực phẩm giàu vitamin D - Người bị tràn dịch khớp gối nên ăn gì và kiêng gì cho nhanh khỏi?
Bạn có thể cung cấp vitamin D cho thể bằng cách thường xuyên tắm nắng buổi sáng hoặc ăn các loại thực phẩm sau: sữa, nấm, lòng đỏ trứng, dầu gan cá, cá mòi, cá ngừ…

Nhóm thực phẩm giàu vitamin A, C, K

Cơ thể sẽ tạo ra các gốc tự do trong quá trình sản xuất và chuyển hóa năng lượng. Đây chính là yếu tố tấn công vào các khớp xương nhằm phá hủy tế bào, từ đó gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Để hạn chế tình trạng thoái hóa và viêm nhiễm, bệnh nhân cần bổ sung những loại thực phẩm giàu vitamin A, C, K. Bởi 3 hoạt chất chống oxy hóa này có khả năng bảo vệ sụn khớp khỏi các tổn thương từ gốc tự do và tăng cường sức đề kháng.

Thêm vào đó, một số thực phẩm chứa nhiều vitamin A, C, K như rau bina và bông cải xanh rất giàu Canxi, góp phần nâng cao độ chắc khỏe của xương và hạn chế tình trạng loãng xương cực kỳ hiệu quả. Vitamin A, C, K thường được tìm thấy trong các loại thực phẩm sau: dứa, cam, dưa chuột, cà rốt, cà chua, bó xôi, ớt chuông…

Nhóm thực phẩm giàu Canxi

Canxi là khoáng chất thiết yếu, đóng vai trò quan trọng trong việc thông máu, duy trì cơ bắp, hỗ trợ phát tín hiệu cho tế bào thần kinh, đặc biệt là thúc đẩy quá trình hình thành và phát triển của xương khớp. Khi hàm lượng Canxi trong cơ thể biến đổi, hệ xương khớp nói riêng và sức khỏe tổng thể của chúng ta nói chung sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Sự thiếu hụt một lượng lớn Canxi có thể gây ra chứng biến dạng xương hoặc loãng xương. Do đó, mỗi người (đặc biệt là người bệnh tràn dịch khớp gối) phải đặc biệt chú ý đến vấn đề này. Những loại thực phẩm giàu Canxi bạn cần bổ sung vào chế độ ăn của mình là: đậu bắp, đậu nành, đậu hũ, yến mạch, hạnh nhân, rau dền, sữa và các chế phẩm từ sữa (bơ, sữa chua, phô mai, kem tươi, váng sữa…).

Nhóm thực phẩm giàu canxi - Người bị tràn dịch khớp gối nên ăn gì và kiêng gì cho nhanh khỏi?
Những loại thực phẩm giàu Canxi bạn cần bổ sung vào chế độ ăn của mình là: đậu bắp, đậu nành, đậu hũ, yến mạch, hạnh nhân, rau dền, sữa và các chế phẩm từ sữa (bơ, sữa chua, phô mai, kem tươi, váng sữa…).

Nhóm thực phẩm giàu Glucosine và Sulforaphane 

Một số nghiên cứu đã chứng minh rằng 2 hoạt chất Glucosine và Sulforaphane có tác dụng làm chậm quá trình tổn thương và thoái hóa khớp cũng như ngăn ngừa tình trạng viêm khớp. Do đó, để cải thiện các triệu chứng khó chịu của chứng tràn dịch khớp gối, bệnh nhân nên ăn nhiều thực phẩm chứa hàm lượng Glucosine và Sulforaphane như: bông cải xanh, bắp cải, cải ngựa và các loại rau họ cải Brussels.

Nhóm thực phẩm giàu Flavonoid

Các chất Flavonoid như Anthocyanidin và Quercetin có tác dụng chống oxy hóa mạnh mẽ. Đặc biệt, đặc tính kháng viêm của Quercetin tốt tương tự như các thuốc kháng viêm giảm đau NSAIDs (Ibuprofen, Aspirin…). Hành tây đỏ, trắng và vàng, tỏi tây, bông cải xanh, nho đen, việt quất, táo nguyên vỏ, ca cao, trà xanh, quả mơ… là nguồn cung cấp các hoạt chất cần thiết này.

Nhóm thực phẩm giàu Flavonoid
Hành tây đỏ, trắng và vàng, tỏi tây, bông cải xanh, nho đen, việt quốc, táo nguyên vỏ, ca cao, trà xanh, quả mơ… là những nguồn cung cấp Anthocyanidin và Quercetin.

Cần kiêng gì khi bị tràn dịch khớp gối?

Bên cạnh việc cung cấp đầy đủ 7 nhóm thực phẩm kể trên cho cơ thể, bệnh nhân cần lưu ý tránh 6 loại thực phẩm sau:

Nhóm thực phẩm có thể gây viêm nhiễm

Nguyên nhân của bệnh tràn dịch khớp gối là tình trạng viêm nhiễm. Ngoài việc dùng thuốc kháng viêm, bệnh nhân cần ăn nhiều thực phẩm có khả năng kháng sưng viêm, chống oxy hóa (như đã đề cập phía trên), đồng thời hạn chế tối đa việc dùng nhóm thực phẩm khả năng gây viêm nhiễm như: măng, bắp, nếp, khoai lang, khoai mì, khoai tây, bơ sữa, bánh mì, thịt gà cũng như các loại thức ăn làm từ bột mì hay bột nếp.

Đồ ăn cay nóng

Muốn kiểm soát tốt bệnh tràn dịch khớp gối, bạn nên tuyệt đối kiêng thức ăn cay nóng, giàu dầu mỡ và nhiều gia vị như: hành, ớt, tiêu, mù tạt, cà ri, mì cay, lẩu chua…

Nhóm thực phẩm chứa chất kích thích

Nhóm thực phẩm chứa chất kích thích (thuốc lá, rượu bia, cà phê, nước ngọt có ga…) có thể gây tổn hại nặng nề đến hệ xương, khiến tình trạng sưng viêm, phù nề, đau nhức kéo dài và khó điều trị dứt điểm.

Nhóm thực phẩm chứa chất kích thích
Rượu bia là kẻ thù của bệnh tràn dịch khớp gối.

Nhóm thực phẩm làm giảm khả năng hấp thụ Canxi

Những người bị tràn dịch khớp gối nói riêng và bệnh nhân đang mắc các vấn đề về xương khớp nói chung cần tránh xa các loại thực phẩm cản trở quá trình hấp thụ Canxi hoặc phá hủy Canxi dự trữ của cơ thể như: đường, muối, thức ăn mặn, bánh kẹo ngọt, nước ngọt có ga, bia rượu, thuốc lá, thức ăn nhanh, đồ hộp, nội tạng động vật…

Nhóm thực phẩm chứa Fructose và Purin 

Các loại thực phẩm giàu Fructose và Purin (cà muối, cá trích, gan và thịt gia súc, dưa muối…) sẽ làm chậm quá trình chữa khỏi bệnh tràn dịch khớp gối. Thêm vào đó, việc dùng nhóm thực phẩm này còn khiến những triệu chứng đau khớp và sưng viêm thêm tồi tệ hơn.

Thành phần Fructose và Purin trong cá trích khiến những triệu chứng đau khớp và sưng viêm thêm tồi tệ hơn.

Nhóm thực phẩm gây tăng lượng Lipid trong cơ thể

Lipid (chất béo) là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra hiện tượng sưng viêm xương khớp. Khi lượng Lipid trong cơ thể tăng lên, bệnh tràn dịch khớp gối cũng sẽ trở nặng. Không chỉ dừng lại ở đó, lượng Lipid tăng kéo theo sự gia tăng trọng lượng cơ thể.

Điều này tạo nên sức ép lớn hơn cho các khớp xương đang chịu tổn thương. Vì vậy, việc di chuyển của bệnh nhân trở nên khó khăn hơn, thậm chí có thể dẫn tới bại liệt. Những loại thực phẩm giàu Lipid mà người bệnh tuyệt đối kiêng ăn là nội tạng động vật, mỡ động vật và thức ăn đóng hộp (xúc xích, lạp xưởng, chà bông…).

Những thông tin trong bài viết chỉ có giá trị tham khảo và không phải tham vấn chuyên khoa. Để thiết kế chế độ ăn uống khoa học và phù hợp, người bệnh tràn dịch khớp gối nên chủ động đi gặp bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể nhất.

Cùng chuyên mục

Quả dứa chứa enzyme bromelin hay bromelain có tác dụng tốt trong điều trị viêm khớp

Quả dứa và công dụng chữa viêm khớp ít ai ngờ

Dứa là loại quả quen thuộc, là loại quả yêu thích của nhiều người, thường được dùng để ăn kèm gỏi, nấu với canh chua, làm nước ép, ăn sống…...

Những điều cần biết về bệnh viêm khớp

Bệnh viêm khớp: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và điều trị

Bệnh viêm khớp là một trong những căn bệnh xảy ra phổ biến hiện nay, bệnh xảy ra khi mà sụn bảo vệ đầu xương bị mòn dần theo thời...

Các biến chứng của viêm khớp thái dương hàm

Các biến chứng nguy hiểm của viêm khớp thái dương hàm

Giãn khớp kéo theo tình trạng trật khớp, dính khớp dẫn đến thủng đĩa khớp… là những biến chứng của viêm khớp thái dương hàm. Vậy viêm khớp thái dương...

Tiêu chuẩn chẩn đoán viêm khớp dạng thấp theo ACR/EULAR

Căn cứu vào tiêu chuẩn chẩn đoán viêm khớp dạng thấp theo ACR/EULAR, bác sĩ có thể kết luận được tình trạng và mức độ mắc bệnh của bệnh nhân....

Đau khớp gối: Nguyên nhân do đâu và điều trị thế nào?

Đau khớp gối khởi phát khi một trong những bộ phận cấu tạo ổ khớp bị tổn thương và hư hại. Triệu chứng này thường xảy ra do chấn thương...

Phác đồ điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp theo Bộ Y Tế

Phác đồ điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp theo Bộ Y Tế

Viêm khớp dạng thấp là một bệnh lý khớp tự miễn mãn tính, thường xảy ra ở nữ nhiều hơn nam và độ tuổi trung niên. Nếu bệnh không được...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn