Nhiệt Miệng Có Mủ Nguy Hiểm Không? Cách Điều Trị
Nội Dung Bài Viết
Rất nhiều bệnh nhân mắc bệnh nhiệt miệng có mủ khiến cho niêm mạc miệng sưng tấy, đỏ ửng, mưng mủ,… Vậy nhiệt miệng có mủ nguy hiểm không? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp vấn đề này.
Nhiệt miệng có mủ nguy hiểm không?
Hiện nay, tỉ lệ những bệnh nhân mắc bệnh nhiệt miệng ngày càng tăng nhanh. Khi mắc phải căn bệnh này, người bệnh sẽ gặp phải một số triệu chứng như vết loét màu trắng, đỏ hoặc vàng. Niêm mạc miệng nhanh chóng phồng lên, gây cảm giác đau nhức, khó chịu cho bệnh nhân. Thông thường, bệnh có thể tự khỏi sau 1 – 2 tuần với các phương pháp điều trị dân gian. Tuy nhiên, nếu điều trị không khỏi căn bệnh này có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
Nhiệt miệng có mủ là một biểu hiện của bệnh nhiệt miệng đã chuyển biến phức tạp. Những vết loét ở miệng đã xuất hiện mủ khiến cho bệnh nhân ăn không ngon, suy nhược cơ thể, thậm chí rối loạn tiêu hóa bởi những cơn đau rát ở miệng. Lâu dần, các vết loét không được chữa trị kịp thời sẽ nhanh chóng mưng mủ, sưng tấy, làm tổn thương nghiêm trọng đến niêm mạc miệng.
Thực tế, nhiệt miệng có mủ là căn bệnh vô cùng nguy hiểm. Bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng phức tạp. Khi niêm mạc miệng đã xuất hiện mủ cho thấy mức độ mắc bệnh đã nặng. Lúc này, việc điều trị và kiểm soát bệnh là vô cùng cần thiết. Người bệnh nên chủ động thăm khám, điều trị sớm. Tùy thuộc vào mức độ mắc bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị bệnh phù hợp nhất.
Biến chứng bệnh nhiệt miệng có mủ
Hàng loạt các biến chứng phức tạp của bệnh nhiệt miệng có mủ khiến nhiều người rất hoang mang, lo lắng. Nhiệt miệng do rất nhiều nguyên nhân gây ra như vi khuẩn, virus, stress, thiếu chất dinh dưỡng, thay đổi nội tiết tố cơ thể,… Với căn bệnh này, nếu chăm sóc không đúng cách, bệnh nhân có thể bị viêm cấp, sưng tấy niêm mạc miệng, sốt, nổi hạch ở góc hàm,… Dưới đây là một số biến chứng do bệnh nhiệt miệng có mủ gây ra, bệnh nhân cần phải biết để sớm kiểm soát bệnh của mình.
# Viêm cấp
Những bệnh nhân mắc bệnh nhiệt miệng nhưng không kiêng những loại thức ăn có tính chất cay, nóng, axit,… sẽ rất dễ khiến bệnh chuyển biến thành tình trạng viêm cấp. Các vết loét nặng trong khoảng thời gian dài sẽ gây ra tình trạng viêm nhiễm, nhiệt miệng mãn tính. Người bệnh nên tích cực bổ sung vitamin B, uống nhiều nước để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể và giảm nhanh các cơn đau nhức, khó chịu ở miệng.
# Áp-xe miệng
Thông thường, bệnh lý này sẽ tự khỏi sau 8 – 12 ngày. Tuy nhiên, ở một số người, nếu bạn điều trị nhiệt miệng sai cách sẽ nhanh chóng khiến miệng bị viêm lợi, nhiễm trùng nặng. Việc điều trị bệnh không khỏi còn khiến bệnh nhân bị nhiễm trùng hoặc áp-xe toàn bộ khoang miệng. Lúc này, vết loét sẽ nhanh chóng sưng tấy và lan rộng ở lưỡi, má, hàm. Bệnh nhân có thể bị sốt cao, khô lưỡi, suy nhược cơ thể trầm trọng.
# Ung thư lưỡi
Vết loét ở miệng lâu ngày sẽ khiến cho người bệnh gặp phải biến chứng nguy hiểm là ung thư lưỡi. Thực tế, bệnh ung thư lưỡi có thể chữa trị khỏi. Tuy nhiên, một số trường hợp, bệnh ở giai đoạn cuối khiến cho việc điều trị gặp nhiều khó khăn do phát hiện quá trễ. Do đó, mọi người không nên chủ quan mà phải nhanh chóng tiến hành điều trị bệnh sớm.
Cách điều trị nhiệt miệng có mủ
Nhiệt miệng là căn bệnh khá phổ biến hiện nay và bệnh có thể khỏi trong vài tuần. Tuy nhiên, nếu nhiệt miệng có mủ, người bệnh không được chủ quan. Hiện tượng nhiệt miệng có mủ xuất hiện liên tục ở cùng một vị trí, bạn cần phải thận trọng. Những vết lở loét màu vàng nhạt hoặc viền đỏ sẽ khiến cho bệnh nhân liên tục bị đau nhức, thậm chí là viêm nướu răng. Người bệnh luôn có cảm giác cộm và vướng víu, khó chịu. Dưới đây là một số cách điều trị nhiệt miệng có mủ, bệnh nhân có thể tham khảo.
1. Súc miệng bằng nước muối
Đây là phương pháp đơn giản, dễ thực hiện, giúp kiểm soát các triệu chứng của bệnh nhiệt miệng có mủ. Muối ăn có tính kháng khuẩn, kháng viêm cao. Nguyên liệu này có thể loại bỏ các loại vi khuẩn gây bệnh và tránh làm tổn thương khoang miệng. Bạn pha muối ăn với nước ấm theo tỉ lệ 1:1 để tạo thành một hỗn hợp. Sau đó, sử dụng dung dịch này để súc miệng 2 lần trước khi đi ngủ và sau khi ngủ dậy. Để tiện cho việc sử dụng, bạn có thể mua nước muối sinh lý ở quầy thuốc tây để áp dụng hàng ngày cho bản thân mình.
2. Phương pháp dân gian
Áp dụng một số phương pháp dân gian cũng là cách giúp kiểm soát các triệu chứng bệnh nhiệt miệng có mủ. Cách chữa trị tự nhiên sẽ ít gây tác dụng phụ và tiết kiệm được rất nhiều chi phí điều trị. Với những trường hợp mắc bệnh ở mức độ nhẹ, người bệnh có thể áp dụng một số cách chữa trị sau để cải thiện triệu chứng bệnh cho bản thân mình.
# Mật ong: Dùng mật ong nguyên chất thoa trực tiếp lên niêm mạc miệng bị tổn thương do bệnh nhiệt miệng có mủ gây ra. Mỗi ngày, bạn thực hiện 2 – 3 lần để cải thiện triệu chứng bệnh.
# Baking soda: Sử dụng 5g baking soda hòa chung với 230 ml nước và khuấy đều hỗn hợp này lên. Dùng dung dịch này để súc miệng hàng ngày, mỗi lần thực hiện khoảng 15 – 30 giây.
# Tinh dầu sả: Lấy khoảng 2 – 3 giọt tinh dầu sả để hòa chung với một lượng nước phù hợp. Khuấy đều hỗn hợp này lên và súc miệng trong 30 giây. Áp dụng đều đặn 2 – 3 lần/ngày để giảm nhanh triệu chứng nhiệt miệng có mủ.
3. Sử dụng thuốc
Với tình trạng bị viêm nhiễm nặng do bệnh nhiệt miệng gây ra, bệnh nhân nên tiến hành thăm khám, điều trị sớm. Tùy thuộc vào mức độ mắc bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị bệnh phù hợp nhất. Để giảm nhanh các triệu chứng do bệnh nhiệt miệng có mủ gây ra, bệnh nhân có thể sử dụng một số loại thuốc điều trị dạng bôi và uống như Hydrogen peroxide, Benzocaine, Fluocinonideyd,…
Lưu ý khi điều trị bệnh nhiệt miệng có mủ
Những vết loét ở miệng xuất hiện mủ sẽ khiến bệnh nhân vô cùng mệt mỏi, đau nhức, khó chịu,… Các triệu chứng này không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn khiến người bệnh mất tự tin trong giao tiếp hàng ngày. Với căn bệnh nhiệt miệng có mủ, việc điều trị bệnh triệt để là vô cùng cần thiết. Bên cạnh đó, bệnh nhân cần phải chú ý một số vấn đề sau để sớm kiểm soát các biến chứng nguy hiểm do bệnh gây ra.
- Súc miệng bằng nước muối mỗi ngày để tăng tính sát khuẩn, ngăn ngừa vi khuẩn phát triển, lây lan sang các cơ quan khác.
- Vệ sinh răng miệng 2 lần mỗi ngày trước khi đi ngủ và sau khi thức dậy.
- Sử dụng bàn chải đánh răng dạng mềm để tránh gây tổn thương khoang miệng.
- Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, tích cực bổ sung cho cơ thể nguổn dinh dưỡng cần thiết từ một số thực phẩm như rau xanh, trái cây, thịt đỏ,…
- Lựa chọn kem đánh răng phù hợp, không chứa thành phần gây nhiệt miệng.
- Luôn vui vẻ, lạc quan, tránh lo lắng, căng thẳng quá mức
- Hạn chế uống nước đá lạnh, ăn thực phẩm lạnh, cay, nóng,…
- Tránh sử dụng thuốc, rượu, bia,… gây ảnh hưởng đến việc điều trị bệnh
- Tích cực luyện tập thể dục thể thao để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể
- Trong quá trình điều trị, nếu nhận thấy cơ thể có bất cứ dấu hiệu bất thường nào, bạn cần báo ngay cho bác sĩ chuyên khoa được biết để có biện pháp kiểm soát kịp thời.
Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về bệnh nhiệt miệng có mủ. Những biến chứng của bệnh có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đối với sức khỏe của bạn. Do đó, người bệnh không nên chủ quan mà sớm tiến hành thăm khám, điều trị sớm. Việc sử dụng thuốc cần phải có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, người bệnh tuyệt đối không được tùy tiện mua thuốc uống để đảm bảo an toàn cho bản thân.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!