Nhiệt Miệng Có Mủ Nguy Hiểm Không? Cách Điều Trị

Bị Nhiệt Miệng Ở Lưỡi: Cách Chăm Sóc Và Điều Trị

Nhiệt Miệng Trong Cổ Họng Do Đâu? Làm Sao Chữa Trị?

Trẻ Bị Nhiệt Miệng: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Điều Trị

Kamistad Gel N: Cách Bôi Trị Nhiệt Miệng Và Giá Bán

Vitamin PP Chữa Nhiệt Miệng Được Không? Điều cần biết

Cách Trị Nhiệt Miệng Bằng Muối Đơn Giản, Hiệu Quả

Vì Sao Hay Bị Nhiệt Miệng? Giải Pháp Khắc Phục

Nhiệt Miệng Có Lây Không? Cách Phòng Ngừa Hiệu Quả

TOP 10 Thuốc Trị Nhiệt Miệng Tốt Nhất (Dạng Bôi + Uống)

Bị Nhiệt Miệng Nên Ăn Gì, Kiêng Gì Cho Nhanh Khỏi?

Nhiệt miệng là một trong những căn bệnh thường gặp, theo thống kê, có đến 20% dân số thường gặp phải vấn đề này. Nhiệt miệng do nhiều yếu tố ảnh hưởng, một trong số đó là do chế độ, thói quen ăn uống không phù hợp. Do đó, để tránh ảnh hưởng tình trạng bệnh, thúc đẩy quá trình hồi phục, người bệnh cần nắm được khi bị nhiệt miệng nên ăn gì, kiêng gì cho nhanh khỏi.

Bị nhiệt miệng nên ăn gì, kiêng gì là thắc mắc chung của nhiều người
Bị nhiệt miệng nên ăn gì, kiêng gì là thắc mắc chung của nhiều người

Bị nhiệt miệng nên ăn gì nhanh khỏi?

Khi bị nhiệt miệng nên ăn gì để giúp các vết loét chóng lành, bệnh nhanh khỏi, không còn đau rát, khó chịu là thắc mắc chung của nhiều người. Theo một số nghiên cứu, nhiệt miệng có thể xuất phát từ chế độ ăn uống không phù hợp, do thiếu hụt vitamin B2, vitamin B3, kẽm, acid folic. Bên cạnh đó, theo y học cổ truyền, nhiệt miệng là do tỳ vị nóng, hỏa hư tăng mạnh. Vì thế, chúng ta cần bổ sung các dưỡng chất thiếu hụt và tăng cường các thực phẩm tính mát, có khả năng giảm viêm, làm lành tổn thương.

Với thắc mắc bị nhiệt miệng nên ăn gì, các thực phẩm bạn nên ăn khi bị nhiệt miệng được khuyến nghị gồm:

1. Sữa chua

Sữa chua là một trong những thực phẩm tốt cho người bị nhiệt miệng. Sữa chua giàu vitamin, khoáng chất, có thể hỗ trợ tiêu viêm, kích thích sự phát triển của các lợi khuẩn, giúp tăng cường hệ tiêu hóa và nâng cao hệ miễn dịch. Bạn có thể sử dụng mỗi ngày 1 – 2 hũ sữa chua để giảm đau, trị nhiệt miệng, hỗ làm lành các vết loét trên miệng.

2. Nhiệt miệng nên ăn gì? – Thực phẩm giàu vitamin B

Như đã đề cập, một trong những yếu tố được cho là gây nhiệt miệng là do thiếu hụt vitamin B, đặc biệt là vitamin B2 và B3. Ngoài ra, vitamin B cũng cần thiết cho quá trình phục hồi của các mô bị tổn thương trong cơ thể. Đồng thời, bổ sung vitamin B giúp tăng cường hệ miễn dịch, thúc đẩy làm lành các tổn thương.

Các thực phẩm giàu vitamin B, tốt cho người bị nhiệt miệng gồm:

  • Nhóm giàu vitamin B2 như sữa, các chế phẩm từ sữa, nấm, thịt bò, cá thu, cá hồi, cá mòi, đậu phụ…
  • Nhóm giàu vitamin B3 như thịt gà, thịt heo, khoai tây, ngũ cốc, đậu hà lan, nấm, bơ, đậu phộng, gạo lứt…
  • Nhóm giàu vitamin B7 như khoai lang, đậu xanh, súp lơ xanh, măng tây, hạt óc chó, các loại thịt đỏ…
  • Nhóm giàu vitamin B12 như gan, cá hồi, cá mòi, trứng, sữa, thịt đỏ, ngao…

3. Các loại rau củ tính mát

Người bị nhiệt miệng nên tăng cường ăn nhiều rau xanh, trái cây, các loại củ quả tính mát, có khả năng hỗ trợ điều trị nhiệt miệng. Một số loại rau củ thường được sử dụng trong bữa ăn để chữa nhiệt miệng có thể kể đến như:

  • Rau ngót: vị ngọt, tính mát, có khả năng thanh nhiệt, giải độc, nhuận tràng, bổ huyết. Đây là một trong loại rau thường được sử dụng để chữa nhiệt miệng do nóng trong. Bạn có thể dùng rau ngót để nâu canh hoặc rửa sạch, giã nát lấy nước cốt uống đều được.

    Bạn có thể dùng nước rau ngót hoặc chế biến rau ngót thành các món ăn đều có tác dụng tốt trong việc hỗ trợ điều trị nhiệt miệng
    Bạn có thể dùng nước rau ngót hoặc chế biến rau ngót thành các món ăn đều có tác dụng tốt trong việc hỗ trợ điều trị nhiệt miệng
  • Rau đắng: Rau đắng còn có tên gọi khác là cây càng tôm, cây xương cá, biển súc… có tác dụng kháng khuẩn, chống nhiễm trùng, mát gan, lợi tiểu, tốt cho hệ tiêu hóa. Khi bị nhiệt miệng, bạn nên tăng cường ăn các món ăn từ rau đắng như rau đắng trộn, cháo cá lóc rau đắng, rau đắng xào tỏi, rau đắng xào nấm rơm…
  • Canh khổ qua: Một trong những câu trả lời cho thắc mắc nhiệt miệng nên ăn gì chính là canh khổ qua. Khổ qua là thực phẩm có vị hơi đắng, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, hỗ trợ đào thải độc tố trong cơ thể rất tốt. Bạn có thể chế biến khổ qua thành các món canh, luộc, dồn thịt đều được.
  • Củ cải: Củ cải tính mát, có khả năng sát khuẩn, tiêu viêm, giảm đau, thanh nhiệt… là thực phẩm phù hợp cho người bị nhiệt miệng. Bạn có thể dùng củ cải nấu canh, luộc hoặc khi với thịt bổ sung vào bữa ăn để điều trị nhiệt miệng.

Ngoài ra, có rất nhiều loại thực phẩm tính mát, tốt cho sức khỏe người bị nhiệt miệng, có khả năng thúc đẩy quá trình hồi phục như bí đao, khế chua, rau mùi, cà chua, rau má, diếp cá…

4. Nhiệt miệng nên ăn gì? – Thực phẩm giàu vitamin C

Vitamin C là chất chống oxy hóa mạnh, có vai trò thúc đẩy sản sinh collagen, giúp rút ngắn thời gian làm lành các tổn thương, bao gồm các vết loét trong miệng. Vitamin C cũng giúp kích thích sản sinh các tế bào bạch cầu, giúp nâng cao hệ miễn dịch, tạo hàng rào vững chắc bảo vệ cơ thể.

Tuy nhiên, khi bổ sung các thực phẩm giàu vitamin C, bạn nên hạn chế các loại trái cây có tính axit vì chúng kích thích, khiến vết loét lâu lành hơn. Các thực phẩm giàu vitamin C tốt cho người bị nhiệt miệng có thể kể đến như ổi, đu đủ, cải xanh, ớt chuông, cải xoăn, súp lơ xanh…

5. Thực phẩm giàu kẽm

Kẽm là một trong những nguyên tố vi lượng quan trọng, có vai trò tổng hợp DNA, protein, cần thiết cho sự phân chia tế bào ở niêm mạc, da, máu, cấu trúc xương và cấu trúc tim. Khi thiếu kẽm, cơ thể thường có các triệu chứng như loét miệng, vết thương lâu lành, xương yếu, răng xỉn màu, tóc gãy rụng, móng giòn…

Các thực phẩm giàu kẽm bạn nên bổ sung nếu có các triệu chứng này có thể kể đến như rau chân vịt, cây họ đậu, khoai tây,  hàu, socola đen, thịt đỏ, động vật có vỏ, ngũ cốc nguyên hạt, trứng…

6. Nhiệt miệng nên ăn gì? – Thực phẩm giàu sắt

Sắt và acid folic đóng vai trò vô cùng cần thiết, góp phần duy trì sự dẻo dai, khỏe mạnh của cơ bắp, ảnh hưởng đến tâm trạng và hệ miệng dịch. Khi bị thiếu sắt, cơ thể thường xuất hiện các triệu chứng như người mệt mỏi, xanh xao, lưỡi nhợt nhạt, miệng khô, ở lưỡi và miệng thường xuyên xuất hiện các vết loét… Khi xuất hiện các triệu chứng này, tốt nhất bạn nên tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu sắt để thúc đẩy làm lành các tổn thương.

Các thực phẩm giàu sắt được cho là cần thiết, cần được bổ sung cho người bị nhiệt miệng
Các thực phẩm giàu sắt được cho là cần thiết, cần được bổ sung cho người bị nhiệt miệng

Các thực phẩm giàu sắt có thể kể đến như cải xoăn, đậu xanh, bơ đậu phộng, rau lá màu xanh đậm, bông cải xanh, quả sung, trứng, sản phẩm từ đậu nành, thịt đỏ, các loại đậu, hạt bí ngô…

7. Bị nhiệt miệng nên uống gì?

Bên cạnh các thực phẩm nên ăn, tốt cho việc hỗ trợ làm lành vết loét, người bệnh cũng không nên bỏ qua các thức uống tốt cho sức khỏe khi bị nhiệt miệng dưới đây:

  • Nước dừa: Có vị ngọt, tính mát, có thể làm sạch miệng, hỗ trợ làm lành vết loét. Bạn có thể uống mỗi ngày 1 – 2 cốc nước dừa. Phần cơm dừa thì say lấy nước cốt dùng để làm sạch miệng hoặc thoa lên vết nhiệt miệng.
  • Nước rau mùi: Nước rau mùi có tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm, chữa nhiệt miệng. Bạn lấy một nắm rau mùi (ngò rí) rửa sạch, cho lên bếp đun với 1 lít nước, sau khi sôi được khoảng 10 phút thì tắt bếp. Dùng nước này uống để chữa nhiệt miệng.
  • Nước bột sắn dây: Bột sắn dây có tác dụng giải độc, giải nhiệt, làm mát cơ thể, giảm đau, giảm viêm, cải thiện các vết loét do nhiệt miệng gây ra. Bạn có thể lấy một ít bột sắn dây, pha với nước sôi để nguội, uống 2 cốc/ngày để hỗ trợ điều trị nhiệt miệng.
  • Nước rau má: Rau mát tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, giàu chất oxy hóa, vitamin và khoáng chất giúp làm lành vết thương, giúp vết loét ở miệng nhanh lành. Bạn nên thử uống nước rau má kết hợp với diếp cá hoặc sữa dừa để ngăn ngừa và điều trị nhiệt miệng.

Bị nhiệt miệng nên kiêng gì?

Không chỉ cần quan tâm khi bị nhiệt miệng nên ăn gì, người bệnh cũng cần nắm được các thực phẩm không tốt, có thể khiến tình trạng nhiệt miệng trở nhanh nghiêm trọng, lâu lành hơn. Để tránh ảnh hưởng đến vết loét, giúp bệnh nhanh chóng hồi phục, người bệnh nên tránh các thực phẩm sau đây:

1. Thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ

Các thực phẩm cay nóng đặc biệt là các gia vị cay như ớt, tiêu có chứa capsaicin. Đây là thành phần có thể liên kết với các thụ thể ở khoang miệng, làm gia tăng nhiệt độ trong miệng. Điều này khiến vết loét và cảm giác đau rát của bạn trở nên nghiêm trọng hơn. Nếu thường xuyên ăn đồ cay nóng, vết loét sẽ lâu lành thậm chí có thể hình thành nhiều vết loét mới.

Ngoài việc tránh đồ ăn cay nóng, bạn cũng cần hạn chế ăn dầu mỡ. Dầu mỡ làm suy yếu hệ vi sinh đường ruột, làm thay đổi hormone trong cơ thể, gây nóng trong và làm sản sinh mụn trứng cá. Ăn nhiều dầu mỡ cũng làm tăng huyết áp, ảnh hưởng đến chức năng não. Không chỉ vậy, thức ăn nhiều dầu mỡ cũng ảnh hưởng đến vết loét nhiệt miệng, khiến vết thương đau rát, kéo dài dai dẳng, khó lành.

2. Thực phẩm khô cứng

Các thực phẩm khô cứng, giòn thường có bề mặt nhiều góc cạnh. Nếu không cẩn thận, khi nhai chúng có thể đâm vào vết loét khiến tình trạng vết thương thêm nghiêm trọng hơn. Do đó, khi bị nhiệt miệng, bạn chỉ nên chọn những thực phẩm mềm, dễ nhai, tránh đồ ăn khô cứng như xương, mía, bánh mì, các món chiên giòn.

Bánh mì cứng khô khi nhai sẽ có nhiều góc cạnh đâm vào vết loét khiến vết loét lâu lành hơn
Bánh mì cứng khô khi nhai sẽ có nhiều góc cạnh đâm vào vết loét khiến vết loét lâu lành hơn

3. Thực phẩm chứa Gluten

Một trong những yếu tố có thể gây nhiệt miệng là do đường ruột không dung nạp Gluten, còn được gọi là bệnh celiac. Gluten là các protein được tìm thấy trong lúa mạch, lúa mạch đen, lúa mì… Các triệu chứng thường gặp có thể kể đến như loét niêm mạc miệng, khả năng hấp thu canxi, vitamin D kém, thiếu máu, thiếu năng lượng, người hay mệt mỏi, hay đau nhức xương khớp, sức khỏe kém, dễ cáu… Nếu bệnh nhiệt miệng của bạn có liên quan đến yếu tố này thì nên hạn chế ăn các thực phẩm chứa yến mạch, lúa mì, lúa mạch đen…

4. Thực phẩm ngọt, nhiều đường

Với thắc mắc bị nhiệt miệng nên ăn gì, kiêng gì thì câu trả lời chính là bạn nên kiêng các thực phẩm ngọt, nhiều đường. Nếu ăn quá ngọt, quá nhiều đường sẽ làm cơ thể nóng lên. Hơn nữa, các thực phẩm chứa nhiều đường còn gây ra các bệnh về răng miệng, khiến vết loét nhiệt miệng lâu lành hơn.

5. Đồ ăn quá chua, nước mắm

Nên tránh xa những thực phẩm quá mặn hoặc quá chua. Đồ mặn, nhiều muối và nước mắm mặn cần được loại bỏ khỏi khẩu phần ăn nếu bạn không muốn khiến tình trạng viêm loét trở nên nghiêm trọng hơn. Ngoài ra, bạn cũng nên tránh các đồ ăn chua, có tính axit như canh chua, dưa cà, kim chi và các loại trái cây như cóc, xoài, dâu tây, cam, quýt…

6. Rượu, bia, thuốc lá, cà phê

Ngoài ra, rượu bia, thuốc lá, cà phê, nước ngọt có gas… cũng nằm trong danh sách cần kiêng của người bị nhiệt miệng. Cụ thể:

  • Rượu là nguyên nhân gây thiếu hụt vitmain B9, làm khô miệng, tạo điều kiện cho vi khuẩn gây hại phát triển, khiến vết loét lâu lành.
  • Trong khi đó, cà phê chứa axit salicylic, có thể khiến những vết loét trở nên nhiều và nghiêm trọng hơn.
  • Nước ngọt có gas có chứa axit photphoric, gây phản ứng viêm ở miệng là thủ phạm gây ra các vết loét, gây sâu răng và làm mòn men răng.

Trên đây là một số thông tin giúp bạn giải đáp thắc mắc bị nhiệt miệng nên ăn gì kiêng gì. Nhiệt miệng mặc dù không nguy hiểm nhưng lại ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Vết loét nhiệt miệng có thể tự khỏi nhưng nếu không được chăm sóc cẩn thận sẽ kéo dài dai dẳng, dễ tái phát.

Cùng chuyên mục

5 Cách Trị Nhiệt Miệng Trong 1 Ngày – Đảm Bảo Hết

Áp dụng một số cách trị nhiệt miệng trong 1 ngày sẽ giúp người bệnh thoát khỏi nỗi ám ảnh bởi những cơ đau nhức, sưng tấy, khó chịu do...

cách trị nhiệt miệng cho bà bầu

7 Cách Trị Nhiệt Miệng Cho Bà Bầu – Khỏi Không Cần Thuốc

Có nhiều cách trị nhiệt miệng cho bà bầu rất đơn giản, hiệu quả mà không cần dùng thuốc. Tuy nhiên cần tìm hiểu kỹ và áp dụng đúng cách...

Trẻ Sơ Sinh Bị Nhiệt Miệng Phải Làm Sao Khắc Phục?

Hiện nay, tỉ lệ trẻ sơ sinh bị nhiệt miệng ngày càng tăng nhanh. Những vết loét nhỏ màu trắng, đỏ hình thành ở niêm mạc miệng, khiến các bé...

Các thông tin cần biết về bệnh nhiệt miệng và cách điều trị

Nhiệt Miệng: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách Điều Trị

Nhiệt miệng hay loét miệng là tình trạng rất phổ biến mà ai cũng có thể mắc phải. Vậy nguyên nhân gây nên tình trạng này là gì? Cách chữa...

Cách trị nhiệt miệng cho trẻ an toàn và hiệu quả

10 Cách Trị Nhiệt Miệng Cho Trẻ An Toàn, Hiệu Quả

Dùng mật ong, súc miệng bằng nước củ cải, dùng nước ép cà chua… là những cách trị nhiệt miệng cho trẻ an toàn, hiệu quả. Vậy những cách chữa...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn