Nhiệt Miệng Có Mủ Nguy Hiểm Không? Cách Điều Trị

Bị Nhiệt Miệng Ở Lưỡi: Cách Chăm Sóc Và Điều Trị

Nhiệt Miệng Trong Cổ Họng Do Đâu? Làm Sao Chữa Trị?

Trẻ Bị Nhiệt Miệng: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Điều Trị

Kamistad Gel N: Cách Bôi Trị Nhiệt Miệng Và Giá Bán

Vitamin PP Chữa Nhiệt Miệng Được Không? Điều cần biết

Cách Trị Nhiệt Miệng Bằng Muối Đơn Giản, Hiệu Quả

Vì Sao Hay Bị Nhiệt Miệng? Giải Pháp Khắc Phục

Nhiệt Miệng Có Lây Không? Cách Phòng Ngừa Hiệu Quả

Nhiệt Miệng Ở Trẻ Dưới 1 Tuổi: Nguyên Nhân Và Cách Trị

Nhiệt Miệng Ở Trẻ Dưới 1 Tuổi: Nguyên Nhân Và Cách Trị

Vệ sinh răng miệng không đúng cách, bé thiếu hụt chất dinh dưỡng, suy giảm hệ miễn dịch… là những nguyên nhân có thể gây nhiệt miệng ở trẻ dưới 1 tuổi. Cùng tìm hiểu rõ hơn thông tin và cách chữa trị tình trạng này thông qua bài viết dưới đây.

Nhiệt miệng ở trẻ dưới 1 tuổi và những thông tin cần biết

Các thông tin cần biết về bệnh nhiệt miệng ở trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi
Các thông tin cần biết về bệnh nhiệt miệng ở trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi

Vì là bệnh lý phổ biến nên bất cứ ai cũng có thể bị nhiệt miệng (loét miệng), trong đó có cả trẻ dưới 1 tuổi. Nếu như với những đối tượng khác, việc điều trị bệnh lý sẽ dễ dàng hơn. Tuy nhiên trẻ dưới 1 tuổi còn quá nhỏ, rất dễ bị tổn thương nên phát hiện và điều trị phải đúng cách để không gây ảnh hưởng đến con.

1. Nguyên nhân gây bệnh

Bệnh nhiệt miệng do nhiều nguyên nhân gây ra. Đối với trẻ dưới 1 tuổi bị loét miệng cần kể đến những yếu tố gây bệnh sau đây:

  • Con không được vệ sinh răng miệng đúng cách, dẫn đến các vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh.
  • Bé bị thiếu hụt chất dinh dưỡng mà nhất là sắt và vitamin B12.
  • Chức năng hệ miễn dịch bị suy giảm, sức đề kháng kém khiến cho con không có khả năng chống lại các vi khuẩn gây hại.
  • Rối loạn nội tiết, gặp tác dụng phụ của thuốc, dị ứng đồ ăn hoặc bị virus herpes tấn công cũng là những nguyên nhân gây bệnh nhiệt miệng ở trẻ dưới 1 tuổi thường gặp.
  • Niêm mạc miệng của bé bị tổn thương, kèm theo đó là sức đề kháng kém. Điều này gây khó khăn cho việc phục hồi vết thương, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập và gây hại.

2. Các dấu hiệu nhận biết bệnh nhiệt miệng ở trẻ dưới 1 tuổi

Trẻ hay quấy khóc, chán ăn, suy dinh dưỡng là những dấu hiệu thường gặp
Trẻ hay quấy khóc, chán ăn, suy dinh dưỡng là những dấu hiệu thường gặp

Bệnh nhiệt miệng ở trẻ dưới 1 tuổi khá dễ để nhận biết. Chỉ cần phụ huynh chú ý quan sát kỹ một chút là có thể nhận biết được con mình có đang bị loét miệng hay không.  Tùy vào từng trường hợp mà bệnh nhiệt miệng có những dấu hiệu khác nhau. Thông thường, với trẻ con sẽ có những triệu chứng sau đây:

  • Trẻ thấy khó chịu, hay quấy khóc, biếng ăn, chảy nhiều nước dãi ở miệng.
  • Phần niêm mạc lưỡi và miệng có nhiều vết loét màu trắng, xung quanh vết loét thấy có màu đỏ và hơi sưng tấy.
  • Lúc đầu những vết loét này chỉ có kích thước khoảng 1 – 2 mn. Nhưng thời gian sau đó, nó lớn dần lên khoảng 8 – 10mm. Vài ngày sau, những mụn bọc nước vỡ ra khiến cho vùng miệng, lưỡi bị viêm loét.
  • Nếu bị nhiệt miệng nặng, con có thể bị nóng sốt, nổi hạch.

Biện pháp chữa trị nhiệt miệng ở trẻ dưới 1 tuổi

Trẻ dưới 1 tuổi bị nhiệt miệng thường sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Con hay quấy khóc, chán ăn, ngủ không ngon giấc khiến sức khỏe bị suy giảm. Lâu dần, trẻ thiếu chất dinh dưỡng làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và sự phát triển của con bé. Vì vậy cần phát hiện và điều trị sớm cho con.

Để khắc phục tình trạng này, bạn có thể áp dụng theo cách sau:

1. Vệ sinh răng miệng cho con đúng cách

Một trong những nguyên nhân gây nhiệt miệng hàng đầu là do vệ sinh răng miệng không đúng cách. Đối với trẻ dưới 1 tuổi bị loét miệng, nó xuất phát từ những thói quen xấu của phụ huynh khi làm sạch khoang miệng cho con. Họ ít khi chú ý đến việc làm sạch khoang miệng hoặc vệ sinh khoang miệng của bé bằng những dụng cụ không phù hợp. Đôi khi thực hiện các động tác quá mạnh cũng sẽ khiến cho niêm mạc miệng của con bị tổn thương dẫn đến nhiệt miệng.

Vệ sinh răng miệng đúng cách để chữa nhiệt miệng cho trẻ dưới 1 tuổi
Vệ sinh răng miệng đúng cách để chữa nhiệt miệng cho trẻ dưới 1 tuổi

Để phòng ngừa cũng như điều trị loét miệng cho trẻ dưới 1 tuổi, việc cần làm trước tiên là phải vệ sinh răng miệng thật sạch cho con để loại bỏ vi khuẩn, mảng bám trong miệng. Hãy sử dụng nước muối sinh lý ấm để rơ lưỡi cho con từ 2 – 3 lần mỗi ngày. Ngoài ra, bạn có thể áp dụng các mẹo dân gian trị nhiệt miệng cho trẻ như nước củ cải trắng, dầu dừa để loại bỏ vi khuẩn. Nếu chưa biết phải làm sao, bạn có thể tham khảo những cách sau đây:

  • Nước củ cải trắng: Loại củ cải này có tác dụng giải nhiệt, loại bỏ vi khuẩn và làm sạch khoang miệng. Vì vậy, bạn có thể áp dụng cách chữa trị này bằng cách sau đây: Chuẩn bị củ cải trắng, đem xay hoặc giã nát củ cải, hòa với nước lọc theo tỉ lệ 1:3 rồi lọc lấy nước. Sau đó, dùng vải xô sạch, mềm để thấm nước củ cải, rơ lưỡi và làm sạch khoang miệng cho con. Thực hiện vài ngày sẽ thấy các triệu chứng nhiệt miệng giảm hẳn.
  • Dầu dừa: Các mẹ có thể dùng dầu dừa để bôi trực tiếp lên vết loét hoặc lấy nó để rơ lưỡi và chấm lên vị trí bị nhiệt miệng cho con. Áp dụng đều đặn 2 lần mỗi ngày, sau vài ngày sẽ thấy hiệu quả mà nó mang lại. Đối với những người bị viêm lợi, viêm nha chu cũng có thể áp dụng cách chữa trị này.
  • Nha đam: Trong thành phần của nha đam chứa các chất có tính kháng viêm, kháng khuẩn giúp làm giảm cảm giác sưng, đau. Cách áp dụng bài thuốc này cũng rất đơn giản, chỉ cần cắt một đoạn lô hội, rửa sạch, bỏ phần vỏ xanh bên ngoài và tách lấy phần nhựa bên trong. Sau đó, dùng nhựa nha đam và bôi trực tiếp lên vùng bị loét miệng. Thực hiện 2 lần mỗi ngày sẽ mang lại hiệu quả tốt.
  • Lá rau ngót: Để dùng lá rau ngót trị nhiệt miệng hoặc các bệnh về răng miệng khác cho con, bạn chỉ cần lấy rau ngót tươi, rửa sạch, giã nát, ép lấy nước cốt. Sử dụng bông hoặc khăn sạch thấm nước này và bôi vào vị trí bị sưng đau của bé. Mỗi ngày áp dụng cách này 2 – 3 lần để mang lại hiệu quả như mong muốn. Theo Đông y, rau ngót có tác dụng mát huyết, hoạt huyết, giải độc, làm dịu cơn đau. Vì vậy, áp dụng cách chữa nhiệt miệng ở trẻ dưới 1 tuổi này sẽ mang đến hiệu quả tốt.

Ngoài ra, sau khi con bú hoặc ăn dặm xong, các phụ huynh nên vệ sinh răng miệng sạch sẽ cho con. Khi bé chưa tự súc miệng được, hãy lấy miếng gạc đeo vào ngón tay, nhúng vào dung dịch nước muối ấm để lau miệng cho bé.

2. Xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp

Trẻ bị nhiệt miệng phải làm sao?
Trẻ bị nhiệt miệng phải làm sao?

Bên cạnh việc vệ sinh răng miệng sạch sẽ cho con, bạn nên điều chỉnh chế độ dinh dưỡng hợp lý để giúp bệnh mau khỏi. Bạn có thể tham khảo một số điều dưới đây:

  • Tăng cường cho con bú mẹ và cho trẻ ăn nhiều hơn khi con không bị sốt và quấy khóc.
  • Đối với những trẻ đã bước vào giai đoạn ăn dặm, nên bổ sung thêm các thực phẩm có tính mát. Nhất là những thực phẩm giàu sắt, vitamin B12 để bổ sung chất dinh dưỡng con đang bị thiếu hụt. Bên cạnh đó, các mẹ cũng nên bổ sung nhiều thực phẩm này để nâng cao chất lượng sữa mẹ.
  • Nếu trẻ đang bú mẹ hoàn toàn, hãy thay đổi chế độ dinh dưỡng của minh như ăn nhiều trái cây giàu vitamin C, uống nhiều nước. Ngoài ra, xây dựng chế độ ăn hợp lý để đảm bảo có đủ sữa cho con.
  • Các mẹ không nên ăn những thực phẩm cay, nóng, nhiều dầu mỡ hoặc uống nhiều rượu bia. Bởi những thực phẩm này sẽ gây hại cho sức khỏe, ảnh hưởng gián tiếp đến con thông qua bú sữa mẹ.
  • Với những bé đã ăn dặm, bạn hạn chế để con ăn những đồ ăn không tốt cho sức khỏe và răng miệng như đồ chiên, rán hoặc thực phẩm chứa acid.

Thông thường, nhiệt miệng ở trẻ có thể tự khỏi sau khoảng một tuần. Nhưng một vài trường hợp loét miệng có thể là những dấu hiệu của nhiều bệnh nguy hiểm như viêm loét dạ dày – tá tràng, đau dạ dày… Do đó, nếu áp dụng các biện pháp trên không thấy hiệu quả hoặc bị nhiệt miệng trên 10 ngày mà chưa khỏi, bạn nên đưa con đi khám để được hướng dẫn điều trị.

Phòng ngừa nhiệt miệng cho trẻ dưới 1 tuổi bằng cách nào?

Bổ sung chất dinh dưỡng cho con để phòng ngừa bệnh nhiệt miệng
Bổ sung chất dinh dưỡng cho con để phòng ngừa bệnh nhiệt miệng

Cũng giống như viêm nướu răng, viêm nha chu… nhiệt miệng là bệnh thường gặp và ít khi gây nguy hiểm. Nhưng đối với trẻ nhỏ, bệnh sẽ gây khó chịu, đau đớn, cản trở quá trình sinh trưởng và phát triển của bé. Do đó, để tránh cho con gặp phải những tình  trạng này, các bậc phụ huynh nên áp dụng các biện pháp phòng ngừa cho con. Dưới đây là một số điều cần chú ý:

  • Chú ý theo dõi những biểu hiện của bé để phát hiện điều bất thường.
  • Tuyệt đối không được chủ quan, lơ là để con vô tình ngậm phải những vật sắc nhọn hoặc cho tay vào miệng. Những hành động đó dễ khiến niêm mạc miệng và lưỡi của con bị tổn thương.
  • Cha mẹ cũng không nên ép con ăn hoặc bắt con ăn dồn dập, nhanh chóng vì điều này khiến bé dễ cắn vào lưỡi, miệng.
  • Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho con, nhất là vào những ngày nắng nóng hãy cho con ăn những thực phẩm có tác dụng thanh nhiệt, giải độc như cà rốt, rau xanh, lê, cam quýt…
  • Vệ sinh răng miệng hàng ngày cho trẻ để loại bỏ vi khuẩn và mảng bám gây hại.

Trên đây là những thông tin cần biết về bệnh nhiệt miệng ở trẻ dưới 1 tuổi và các biện pháp điều trị. Dù mắc phải vấn đề gì thì nó cũng có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của con. Vì thế, các phụ huynh hãy chú ý theo dõi con để có những biện pháp điều trị kịp thời khi thấy con có những dấu hiệu bất thường.

Cùng chuyên mục

Cách trị nhiệt miệng cho trẻ an toàn và hiệu quả

10 Cách Trị Nhiệt Miệng Cho Trẻ An Toàn, Hiệu Quả

Dùng mật ong, súc miệng bằng nước củ cải, dùng nước ép cà chua… là những cách trị nhiệt miệng cho trẻ an toàn, hiệu quả. Vậy những cách chữa...

Các thông tin cần biết về bệnh nhiệt miệng và cách điều trị

Nhiệt Miệng: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách Điều Trị

Nhiệt miệng hay loét miệng là tình trạng rất phổ biến mà ai cũng có thể mắc phải. Vậy nguyên nhân gây nên tình trạng này là gì? Cách chữa...

Trẻ Sơ Sinh Bị Nhiệt Miệng Phải Làm Sao Khắc Phục?

Hiện nay, tỉ lệ trẻ sơ sinh bị nhiệt miệng ngày càng tăng nhanh. Những vết loét nhỏ màu trắng, đỏ hình thành ở niêm mạc miệng, khiến các bé...

Thận trọng khi dùng vitamin PP để tránh các tác dụng phụ không mong muốn

Vitamin PP Chữa Nhiệt Miệng Được Không? Điều cần biết

Một trong những yếu tố gây ra nhiệt miệng ở nhiều người chính là do thiếu hụt các dưỡng chất như vitamin B2, vitamin PP, vitamin C... Đây cũng là...

Kamistad Gel N là biệt dược thuộc nhóm kháng viêm, có tác dụng tốt trong việc điều trị nhiệt miệng

Kamistad Gel N: Cách Bôi Trị Nhiệt Miệng Và Giá Bán

Kamistad Gel N là một trong những loại thuốc bôi trị nhiệt miệng được sử dụng phổ biến hiện nay. Loại thuốc này không chỉ có tác dụng trong việc...

Nhiệt miệng không chỉ là căn bệnh thường gặp ở người lớn mà còn xuất hiện ở trẻ nhỏ

Trẻ Bị Nhiệt Miệng: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Điều Trị

Nhiệt miệng không chỉ là bệnh xảy ra ở người lớn mà còn xuất hiện nhiều ở trẻ em, kể cả những trẻ dưới 1 tuổi, do nhiều nguyên nhân...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn