Top 8 Sữa Tăng Cân Cho Bé được lựa chọn nhiều nhất hiện nay

Mẹ bị dọa sảy thai nên ăn gì để phôi thai bám chắc vào tử cung?

Axit folic là gì? Vì sao cần bổ sung Axit folic khi mang thai?

9 Cách trị hôi nách sau sinh siêu đơn giản mẹ nên bỏ túi

Cách tắm, vệ sinh cho trẻ sơ sinh chưa rụng rốn đúng cách

Chiếu đèn vàng da cho trẻ sơ sinh: Quy trình và chi phí

Mang thai uống nước dừa có được không? Uống bao nhiêu thì tốt?

Top 7+ Thuốc nhỏ mắt cho trẻ sơ sinh an toàn được nhiều mẹ tin dùng

Cách vệ sinh mắt, mũi, tai cho trẻ sơ sinh an toàn mẹ nên biết

Xét nghiệm Double test là gì? Có cần thiết không? Giá bao nhiêu?

Mẹ bầu bị nhức mỏi tay chân khi mang thai và cách xử lý

Nhức mỏi tay chân khi mang thai là tình trạng phổ biến mà bất cứ bà bầu nào cũng mắc phải. Vậy nguyên nhân gây nên tình trạng này là gì? Bà bầu bị nhức mỏi tay chân phải làm sao? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để giải đáp những vấn đề này.

Nhức mỏi tay chân khi mang thai và các thông tin cần biết
Nhức mỏi tay chân khi mang thai và các thông tin cần biết

Vì sao bà bầu thường bị nhức mỏi tay tay chân khi mang thai?

Mang thai, sinh con là những thiên chức thiêng liêng của người phụ nữ. Tuy nhiên, bên cạnh cảm xúc hạnh phúc thì mang thai suốt 9 tháng 10 ngày khiến cho các bà bầu gặp phải không ít rắc rối. Trong đó, nhức mỏi tay chân khi mang bầu là một trong những tình trạng thường gặp. Vậy vì sao khi mang thai bị nhức mỏi tay chân? Dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp:

1. Do di truyền

Các tĩnh mạch trong cơ thể của người phụ nữ khi mang thai có hiện tượng giãn nở. Điều này giúp đảm thai nhi được truyền đủ lượng máu cần thiết để phát triển. Tuy nhiên, khi các tĩnh mạch bị căng sẽ khiến các van không thể khép được, máu lại chảy ngược nên gây ứ tắc. Lúc này bà bầu sẽ thấy đôi chân của mình bị sưng phù, bắp chân tê cứng.

Hiện tượng giãn tĩnh mạch khi mang thai thường là do di truyền. Do đó, nếu như trong gia đình không có người thân nào từng bị tình trạng này thì tỷ lệ mắc phải của bà bầu chỉ khoảng 20%.

2. Sự thay đổi hormone trong thai kỳ gây nhức mỏi tay chân khi mang thai

Khi mang thai, cơ thể của người phụ nữ sẽ có những thay đổi hormone để thích ứng. Nó khiến cho các cơ bị giãn nở, hoạt động của dây chằng giảm nên có thể làm nhức mỏi tay chân.

3. Tăng cân khi mang bầu

Tăng cân khi mang bầu là một nguyên nhân gây nhức mỏi tay chân
Tăng cân khi mang bầu là một nguyên nhân gây nhức mỏi tay chân

Đây là một trong những nguyên nhân gây nhức mỏi tay chân khi mang thai thường gặp. Thai nhi ngày càng phát triển khiến cho bụng của chị em ngày càng lớn, nhất là sau 3 tháng đầu. Tình trạng này kéo theo sự thay đổi của trọng lượng cơ thể. Các dây thần kinh, dây chằng lúc này sẽ bị nới lỏng để chịu áp lực và nâng đỡ cho cơ thể của người mẹ. Do đó nó gây đau nhức tay chân cho bà bầu.

4. Lười vận động hoặc vận động không đúng tư thế

Bà bầu khi mang thai, nhất là ở những giai đoạn cuối của thai kỳ thường lười vận động. Bởi thai nhi lớn nên sự vận động cũng khó khăn hơn. Hoặc nằm ngủ, thường xuyên nằm nghiêng sang một bên, đi đứng sai tư thế cũng có thể làm cho các cơ, khớp bị đau. Các hoạt động thường ngày có thể chèn ép lên dây thần kinh, máu cũng vì thế mà không thể lưu thông như bình thường. Đồng thời, khả năng trao đổi oxy giữa các cơ quan kém đi làm cho chân tay bị đau nhức, tê mỏi.

5. Nhức mỏi tay chân khi mang thai do ăn uống thiếu chất

Khi mang bầu, chị em cần phải đảm bảo được một chế độ dinh dưỡng phù hợp. Bởi lúc này không chỉ cung cấp cho cơ thể mà còn phải cung cấp dinh dưỡng cho đứa bé. Vì thế, ăn uống thiếu chất, đặc biệt là các thực phẩm có chứa canxi, magie, nước cũng sẽ khiến tay chân đau mỏi.

Triệu chứng nhức mỏi tay chân khi mang thai

Thường xuyên mệt mỏi sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé
Thường xuyên mệt mỏi sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé

Thông thường, bà bầu bị nhức mỏi tay chân ở mức độ nhẹ. Chị em chỉ cảm thấy mỏi, khó chịu, đôi khi thấy hơi đau nhức và kèm theo đó là cảm giác nóng. Cảm giác nhức mỏi thường tập trung ở các bộ phận như bàn tay, bàn chân, ngón tay, ngón chân, cổ tay, cổ chân…

Bà bầu bị nhức mỏi tay chân có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Đa số các chị em phụ nữ bị nhức mỏi tay chân khi mang thai đều xuất phát từ những nguyên nhân bình thường. Do đó, các triệu chứng của bệnh sẽ không làm ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Nhưng vì các cơn đau nhức diễn ra thường xuyên sẽ làm chị em bực bội, khó chịu, lo lắng. Điều này có thể làm sa sút tinh thần, chán ăn, tâm lý không thoải mái. Nó sẽ gián tiếp ảnh hưởng đến cả cơ thể người mẹ và cả thai nhi.

Nghiêm trọng hơn, nếu tình trạng nhức mỏi kéo dài có thể là triệu chứng của tình trạng rối loạn chuyển hóa, bệnh đái tháo đường. Hoặc nó cũng có thể là dấu hiệu cho thấy hệ miễn dịch hoạt động bất thường… Những bệnh này nếu không được điều trị sớm có thể gây hại nghiêm trọng cho cả mẹ và bé. Vì thế, các chị em nên đi gặp bác sĩ để được thăm khám và chữa trị sớm.

Nhức mỏi tay chân khi mang thai phải làm sao?

Khi mang thai nhức mỏi tay chân sẽ làm cho các bà bầu vô cùng khó chịu, ảnh hưởng đến sự vận động hàng ngày. Do đó, cần có biện pháp khắc phục tình trạng này. Trong trường hợp không có hiện tượng giãn nở tĩnh mạch thực sự, các bà bầu có thể áp dụng một số biện pháp như sau:

1. Thay đổi thói quen sinh hoạt và nghỉ ngơi

Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng để làm giảm các cơn đau mỏi
Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng để làm giảm các cơn đau mỏi
  • Thai phụ cần được nghỉ ngơi nhiều hơn. Có thể tập luyện các bài tập thể dục nhẹ nhàng để giúp quá trình lưu thông máu được diễn ra tốt hơn.
  • Khi đi ngủ mà tình trạng đau mỏi vẫn tiếp diễn, nên thay đổi tư thế nằm. Chị em có thể lấy gối để kê chân lên cao hơn. Điều này sẽ giúp cho các mạch máu không bị chèn ép và lưu thông tốt. Từ đó làm giảm đau mỏi, giảm sưng phù và tích tụ các cục máu đông.
  • Nếu làm công việc văn phòng, các công việc đòi hỏi phải đứng hoặc ngồi lâu, các chị em nên thường xuyên đi lại, đứng dậy. Nó sẽ làm giảm sự căng cơ, tránh đau khớp ở tay, chân.
  • Có thể sử dụng các loại tất chân nhẹ, mỏng. Chúng có tác dụng massage chân, đem lại cảm giác dễ chịu hơn.
  • Trường hợp những cơn đau nhức ở tay và chân diễn ra thường xuyên, bà bầu có thể áp dụng phương pháp chườm nóng. Cách thực hiện khá đơn giản: Chỉ cần chuẩn bị một túi chườm nóng nhỏ rồi chườm lên vùng bị đau nhức. Lăn đi lăn lại túi chườm nóng thường xuyên khoảng 20 phút là được. Phương pháp này có tác dụng rất tốt trong việc làm giảm cơn đau. Hoặc để tăng hiệu quả, có thể kết hợp chườm nóng bằng ngải cứu và muối.
  • Thực hiện các động xoa bóp nhẹ nhàng trước khi đi ngủ cũng có thể làm giảm được nhức mỏi tay chân khi mang thai.
  • Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc về để dùng. Trường hợp buộc phải sử dụng thuốc tây, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ và dùng theo hướng dẫn.

2. Xây dựng chế độ ăn uống khoa học giảm nhức mỏi tay chân khi mang thai

Bà bầu nên được nghỉ ngơi nhiều để đảm bảo sức khỏe
Bà bầu nên được nghỉ ngơi nhiều để đảm bảo sức khỏe

Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng không những giúp cơ thể và thai nhi được khỏe mạnh mà còn làm giảm được các cơn đau nhức. Vậy bị nhức mỏi chân tay khi mang thai nên ăn gì?

  • Uống nhiều nước mỗi ngày
  • Bổ sung thêm các thực phẩm giàu canxi như cá, tôm, sữa, cua… Nó sẽ giúp cho xương khớp được chắc khỏe hơn.
  • Ăn nhiều chất xơ để tránh táo bón khi mang bầu
  • Bị đau nhức tay chân khi mang bầu cũng nên ăn ngũ cốc, các loại trái cây họ cam. Vì những thực phẩm này chứa nhiều vitamin E, C, P có tác dụng bảo vệ tĩnh mạch.
  • Uống sữa tốt cho mẹ bầu. Bởi trong thành phần của những loại sữa này cũng luôn có hàm lượng canxi lớn. Nhưng mẹ bầu cũng không nên uống quá nhiều để tránh các vấn đề xấu.

Ngoài những thực phẩm nên ăn, bà bầu bị nhức mỏi tay chân cũng cần phải kiêng một số thực phẩm như sau:

  • Các chất kích thích như rượu, bia…
  • Đường, các loại đồ ngọt
  • Thực phẩm chứa nhiều acid
  • Đồ chiên rán, nhiều dầu mỡ
  • Các món ăn được chế biến quá mặn

Trên đây là các thông tin cần biết về tình trạng nhức mỏi tay chân khi mang thai và một số biện pháp khắc phục. Mặc dù ít khi làm ảnh hưởng xấu đến em bé nhưng cảm giác đau nhức tay chân thật không dễ chịu chút nào. Vì thế, chị em nên có những biện pháp khắc phục phù hợp cho bản thân.

Cùng chuyên mục

Thực đơn ăn dặm cho bé từ 6-12 tháng mẹ nên bỏ túi

Thực đơn ăn dặm cho bé từ 6 - 12 tháng tuổi cần đảm bảo đa dạng các loại thực phẩm để cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng...

9 Cách Hạ Sốt Cho Trẻ Nhanh và an toàn mẹ nên biết

Sốt là tình trạng thân nhiệt của trẻ lên cao hơn 37,5 độ C khiến bé cảm thấy chán ăn, mệt mỏi, hay quấy khóc,... Khi trẻ bị sốt dưới...

Có nhiều điều bố mẹ cần lưu ý khi bấm lỗ tai cho bé để tránh nhiễm trùng

Bấm lỗ tai cho bé: 7 Điều cần lưu ý để không bị nhiễm trùng

Thông thường các bệnh viện thường có dịch vụ bấm lỗ tai cho bé sơ sinh là gái mới chào đời, cha mẹ có thể quyết định bấm ngay sau...

TOP 10 Loại cốm dành cho trẻ biếng ăn, giúp bé ăn ngon ngủ khỏe

Các loại cốm dành cho trẻ biếng ăn thường được bổ sung lợi khuẩn, enzyme tiêu hóa và một số loại vitamin, axit amin và khoáng chất tốt cho sức...

Xét nghiệm Double test là gì? Có cần thiết không? Giá bao nhiêu?

Xét nghiệm Double test được thực hiện bằng cách kiểm tra nồng độ PAPP-A và beta-HCG tự do có trong máu của thai phụ. Xét nghiệm này có thể sàng...

Mẹ bầu đang ở ba tháng đầu của thai kỳ không được uống nước dừa vì dễ gây sảy thai.

Mang thai uống nước dừa có được không? Uống bao nhiêu thì tốt?

Phụ nữ mang thai dưới 3 tháng không được uống nước dừa vì dễ gây sảy thai. Sau ba tháng đầu của thai kỳ, các bà mẹ có thể uống...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn