Top 8 Sữa Tăng Cân Cho Bé được lựa chọn nhiều nhất hiện nay

Axit folic là gì? Vì sao cần bổ sung Axit folic khi mang thai?

Mẹ bị dọa sảy thai nên ăn gì để phôi thai bám chắc vào tử cung?

9 Cách trị hôi nách sau sinh siêu đơn giản mẹ nên bỏ túi

Cách tắm, vệ sinh cho trẻ sơ sinh chưa rụng rốn đúng cách

Chiếu đèn vàng da cho trẻ sơ sinh: Quy trình và chi phí

Mang thai uống nước dừa có được không? Uống bao nhiêu thì tốt?

Top 7+ Thuốc nhỏ mắt cho trẻ sơ sinh an toàn được nhiều mẹ tin dùng

Xét nghiệm Double test là gì? Có cần thiết không? Giá bao nhiêu?

Cách vệ sinh mắt, mũi, tai cho trẻ sơ sinh an toàn mẹ nên biết

Nôn trớ ở trẻ sơ sinh: Nguyên nhân và cách xử lý an toàn

Nôn trớ ở trẻ sơ sinh rất phổ biến và ít khi gây nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, tình trạng này lại gây ra những ảnh hưởng không tốt đối với sức khỏe, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh khác. Vậy vì sao trẻ bị nôn trớ? Cách xử lý như thế nào? Những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp những vấn đề này.

Nôn trớ là gì?

Nôn trớ ở trẻ sơ sinh và những thông tin cần biết
Nôn trớ ở trẻ sơ sinh và những thông tin cần biết

Nếu gia đình có con nhỏ, tình trạng nôn trớ ở trẻ thường xuyên xảy ra. Nếu chiết tự, chúng ta có thể hiểu nôn trớ như sau:

  • Nôn: Là hiện tượng các chất dịch trong dạ dày bị đẩy ra bên ngoài bằng đường miệng. Nó xảy ra do sự co bóp của dạ dày phối hợp với sự co thắt của các cơ thành bụng.
  • Trớ: Chính là quá trình di chuyển của các chất bị trào ngược từ dạ dày, đi qua hầu họng lên miệng rồi trào ra bên ngoài với lượng ít. Xảy ra tình trạng này thường là do sự co bóp đơn thuần diễn ra ở dạ dày.

Nguyên nhân gây nôn trớ ở trẻ sơ sinh

Nôn trớ ở trẻ sơ sinh do nhiều nguyên nhân gây ra. Dưới đây là những yếu tố thường gặp:

1. Do ăn uống

Nếu để trẻ bú hoặc ăn quá no, bú bình không đúng cách có thể gây nôn trớ. Hoặc con mới bú xong đã nằm, dị ứng với sữa bò cũng có thể dẫn đến tình trạng trên.

2. Cúm dạ dày – nguyên nhân gây nôn trớ ở trẻ sơ sinh

Đây được xem là nguyên nhân gây nôn trớ phổ biến nhất. Cúm dạ dày là bệnh do virus gây nên, khiến bé sốt cao kéo theo đau dạ dày. Khoảng 1 – 2 ngày đầu bị cúm dạ dày, bé có thể bị cả tiêu chảy. Sau đó chuyển sang nôn ói, tình trạng này kéo dài trong khoảng 12 – 72 giờ nhưng cũng có thể lâu hơn.

Cho trẻ bú bình không đúng cách có thể gây nôn trớ
Cho trẻ bú bình không đúng cách có thể gây nôn trớ

3. Mắc các bệnh khuẩn đường ruột do vi khuẩn hoặc virus

Những loại vi khuẩn, virus gây bệnh rất đa dạng, nhưng thường gặp nhất gồm có Salmonella, Rotavirusvà  khuẩn E.coli. Những triệu chứng thường gặp khi mắc tình trạng này là sốt, đau bụng, nôn trớ. Những dấu hiệu này thường giống với bệnh cúm dạ dày nên gây khó khăn cho phân biệt.

Tuy nhiên, một điểm khác biệt là nếu mắc bệnh khuẩn đường ruột, bé thường nôn trớ ngay như cúm dạ dày.

4. Nhiễm độc thực phẩm – nguyên nhân gây nôn trớ ở trẻ sơ sinh

Đây cũng là một nguyên nhân gây nôn trớ ở trẻ sơ sinh. Khi các mẹ ăn phải những thực phẩm không đảm bảo an toàn, nhiễm vi khuẩn virus, nó sẽ thẩm thấu vào dòng sữa. Nếu trẻ sơ sinh bú phải lượng sữa này cũng sẽ có hiện tượng nôn trớ sau khi bú khoảng 2 – 12 giờ. Lúc này, bé sẽ không sốt nhưng lại nôn ói nhưng lại kéo dài không quá 12 tiếng. Bé có thể tiêu chảy hoặc không. Các thực phẩm dễ bị nhiễm khuẩn gồm cá

5. Tắc ruột

Tình trạng này xảy ra khi một đoạn ruột hoặc toàn bộ ruột bị xoắn. So với các nguyên nhân khác, nôn trớ do tắc ruột ít khi xảy ra hơn nhưng các triệu chứng lại dễ phân biệt. Bé cảm thấy đau bụng dữ dội, đột ngột và liên tục. Khi nôn, thấy có màu xanh giống mật, da vã mồ hôi, tái nhợt. Càng để lâu thì sức khỏe của người bệnh lại càng giảm.

Diễn biến của các giai đoạn nôn trớ ở trẻ sơ sinh

Thông thường, chu kỳ nôn trớ thường diễn biến theo các trình tự như sau:

Giai đoạn 1

Tình trạng nôn trớ diễn ra mạnh và thường xuyên, cứ khoảng 5 – 30 phút bé sẽ lại nôn một lần. Lúc này, các mẹ không nên cho con bú hoặc ăn. Hãy đảm bảo bổ sung đủ nước cho con, đặc biệt là 12 tiếng sau khi nôn. Các mẹ cũng không nên để con uống một lúc quá nhiều nước mà hãy để con nhấm nháp từng chút một.

Thường xuyên bị nôn trớ có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của con
Thường xuyên bị nôn trớ có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của con

Giai đoạn 2

Nôn trớ bắt đầu giảm, tần suất lúc này sẽ còn khoảng 1 – 2 giờ/lần. Ở giai đoạn này, các mẹ chú ý cho con uống nước cứ 5 – 10 phút/lần. Cần truyền dịch điện phân cho con để cân bằng các chất điện giải, muối, đường.

Các mẹ nên cho con bú đều đặn, không nên để con sử dụng nước ép đào, táo… các loại nước ép có hàm lượng đường cao. Tránh làm tăng nguy cơ bị mất nước và tiêu chảy.

Giai đoạn 3

Khi bước vào giai đoạn này, con thường chỉ nôn khoảng 2 – 4 lần mỗi ngày rồi ngừng hẳn. Lúc này, con có thể ăn uống bình thường, nên cho con ăn cháo bột, và tiếp tục cho bú mẹ. Đồng thời truyền dung dịch điện phân để ngăn mất nước tương tự như giai đoạn 2.

Chú ý là chỉ có bé dùng dần, với liều lượng thấp đến cao. Trong giai đoạn con nôn trớ, mẹ có thể cho bé dùng một số loại thuốc theo sự chỉ định của bác sĩ như Acetaminophen…

Cách xử lý khi trẻ sơ sinh bị nôn trớ

Nôn trớ ở trẻ sơ sinh là tình trạng mà bất cứ trẻ nào cũng có thể mắc phải. Vậy cần phải làm gì khi con bị nôn trớ?

Cách xử lý khi trẻ nhỏ bị nôn trớ
Cách xử lý khi trẻ nhỏ bị nôn trớ

Đầu tiên, phụ huynh cần nghiêng đầu trẻ sang một bên. Sau đó, nhanh chóng làm sạch hết các chất nôn trong miệng, mũi, họng của con. Các mẹ nên hút hoặc dùng một cái khăn gạc quấn vào ngón tay để thấm các chất nôn ở trong miệng bé.

Tiếp theo, khum tay của mình lại và vỗ nhẹ hai bên lưng của con. Cách này có tác dụng trấn an tinh thần cho con. Ngoài ra, còn giúp bé ho bật các chất nôn còn sót lại trong họng ra bên ngoài. Dùng khăn mềm thấm nước ấm để lau cổ và người, sau đó thay đồ sạch cho bé.

Trường hợp bị sặc, các mẹ đừng lấy tay để móc thức ăn hoặc chất nôn trong họng của con. Thay vào đó,  hãy thực hiện nghiệm pháp Heimlich. Cho con nằm sấp lên đùi của mẹ, sau đó dùng tay vỗ mạnh vào lưng để dị vật được nôn ra. Đối với những bé lớn hơn, phụ huynh đứng sau lưng của con, quàng 2 tay ra để ôm lấy bụng của con, ấn mạnh vào. Vì có áp lực lớn tác động lên bụng nên con sẽ ói ra dị vật đang mắc kẹt trong đường thở.

Cố gắng để giúp trẻ ngủ để nhanh hồi phục sức khỏe. Bởi dạ dày rỗng sẽ làm cho bé cảm thấy dễ chịu hơn. Lưu ý là không nên tự ý mua thuốc cho con dùng khi chưa tham khảo ý kiến của bác sĩ. Phụ huynh cũng nên chú ý theo dõi quá trình nôn trớ của con, cần chú xem con nôn khan hay nôn ra dịch có màu, con nôn trong hoàn cảnh nào, có liên quan gì đến thức ăn của con hay không? Những điều này sẽ giúp cha mẹ biết là con nôn trớ ở mức độ nào và nguyên nhân là gì.

Nếu bé nôn trớ kéo dài hoặc nguyên nhân gây nôn là do bệnh lý mà các dấu hiệu bất thường dễ gặp gồm có: Đau bụng, sốt, người lơ mơ, co giật, nôn ói nhiều… Hoặc có những dấu hiệu mất nước như: Nước mắt ít, khô miệng, tiểu ít… hãy đưa con đến nhưng cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và chữa trị sớm.

Không nên để trẻ nằm ngay sau khi ăn để phòng ngừa nôn trớ
Không nên để trẻ nằm ngay sau khi ăn để phòng ngừa nôn trớ

Phòng ngừa nôn trớ ở trẻ sơ sinh bằng cách nào?

Mặc dù ít gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng nôn trớ có thể làm ảnh hưởng lớn sức khỏe của con. Nếu kéo dài, nó còn có thể gây ra những bệnh lý khác nữa. Do đó, việc cần làm là phải có những biện pháp phòng ngừa nôn trớ ở trẻ sơ sinh. Dưới đây là một số cách các mẹ có thể tham khảo và áp dụng:

1. Nên chia nhỏ khẩu phần ăn cho con

Đối với trẻ sơ sinh, hệ tiêu hóa của con còn non nớt và dung tích cũng rất nhỏ. Vì thế, để ngăn ngừa tình trạng nôn trớ, các mẹ không nên cho con bú quá nhiều trong một lần. Thay vào đó, cho con bú ít đi và chia ra nhiều lần hơn. Lượng sữa được giảm bớt sẽ giúp hệ tiêu hóa hoạt động nhanh hơn và dễ dàng hơn.

2. Sau khi bú, không nên để bé nằm ngay

Trong khi bú mẹ, con dễ nuốt hơi vào trong bụng. Nếu mẹ cho con nằm ngay sau khi bú xong, nôn trớ rất dễ xảy ra. Do đó, mẹ nên tìm cách để con “ợ hơi” để bớt lượng khí thừa trong bụng và tránh bị đầy bụng, khó tiêu.

3. Điều chỉnh tư thế ngủ cho con

Nếu con ngủ không đúng cách cũng dễ gây nôn trớ ở trẻ sơ sinh. Do đó, các mẹ cần chú ý điều chỉnh tư thế ngủ cho con để bé ngủ ngon hơn, giảm nguy cơ nôn trớ. Hãy đặt con nằm ngủ ở tư thế đầu được nâng lên một góc 30 độ, tư thế này giúp ngăn chặn tình trạng thực phẩm trong dạ dày bị trào ngược lên.

Chú ý điều chỉnh tư thế ngủ cho con để tránh tình trạng nôn trớ
Chú ý điều chỉnh tư thế ngủ cho con để tránh tình trạng nôn trớ

4. Cho con bú đúng cách để phòng ngừa nôn trớ ở trẻ sơ sinh

Cũng giống như tư thế ngủ, việc trẻ bú sai cách cũng có thể dẫn đến nôn trớ ở trẻ sơ sinh. Nếu lượng sữa con bú nhiều hơn lượng mà miệng con có thể nuốt một lần thì lượng thực phẩm trong dạ dày dễ bị trào lên, gây nôn trớ. Cũng tương tự như thế, nếu con bú bình không đúng cách thì lượng khí thừa sẽ bị con hút vào và làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.

Vì vậy, để không gặp phải tình trạng này, các mẹ chỉ nên cho con bú từ từ, không để con bú quá no một lần. Nếu con bú bình, giữ cho bình sữa nghiêng chừng 45 độ, để sữa luôn ngập cổ bình. Điều này giúp tránh được tình trạng con nuốt không khí vào bụng

5. Bổ sung thêm canxi cho bé

Khi nôn trớ, con sẽ có những biểu hiện khác đi kèm như vặn mình, khó ngủ vào mỗi đêm. Đây là những dấu hiệu cho thấy lượng canxi trong chế độ ăn hàng ngày của con không đủ. Vì vậy, hãy chú ý bổ sung thêm chất này cho con.

6. Không để con hít phải khói thuốc lá

Ngoài việc làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ nhỏ và cả người xung quanh, khói thuốc lá còn làm cho quá trình tiết acid dịch vị tăng lên nhiều hơn. Nó sẽ khiến hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng gây nôn trớ. Do đó, hãy nói “không” với khói thuốc lá để bảo vệ sức khỏe cho con yêu.

Trên đây là những thông tin cần biết về nguyên nhân gây nôn trớ ở trẻ sơ sinh và cách xử lý. Đây là tình trạng thường gặp và ít khi gây nguy hiểm đến tính mạng. Nhưng cũng thể vì thế mà các phụ huynh chủ quan, không  tìm biện pháp xử lý. Vì tình trạng này kéo dài và liên tục sẽ dễ gây ra những bệnh lý nghiêm trọng khác, làm ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của con. Do đó, hãy liên hệ với các bác sĩ để được tư vấn cách chăm sóc trẻ khi bị nôn trớ để bảo đảm an toàn.

Cùng chuyên mục

Siêu âm đo độ mờ da gáy có công dụng gì?

Siêu âm đo độ mờ da gáy có công dụng gì? Nên đo ở tuần thứ mấy?

Siêu âm đo độ mờ da gáy là phương pháp sàng lọc trước sinh giúp các các mẹ bầu kiểm tra được mức độ dị tật của thai nhi ngay...

Trẻ sơ sinh bị viêm amidan và những điều cha mẹ cần biết

Trẻ sơ sinh bị viêm amidan và những điều cha mẹ cần biết

Trẻ sơ sinh bị viêm amidan tương đối nguy hiểm, nếu không được điều trị kịp thời nguy cơ cao dẫn đến viêm cơ tim, viêm cầu thận,...Do đó, bố...

Top 10 Thuốc bổ sung axit folic cho bà bầu tốt và an toàn

Các loại thuốc bổ sung axit folic cho bà bầu được khuyến khích dùng trong suốt thai kỳ để phòng ngừa khuyết tật về tủy sống và não bộ ở...

Phân biệt vàng da sinh lý và vàng da bệnh lý ở trẻ sơ sinh

Phân biệt vàng da sinh lý và vàng da bệnh lý ở trẻ sơ sinh

Vàng da là hiện tượng thường gặp trong những ngày đầu đời của trẻ sơ sinh, xuất hiện khi lượng bilirubin trong máu bé tăng cao. Theo ước tính, có...

Bổ sung men vi sinh tiêu hoá cho bé

Hướng dẫn bổ sung men vi sinh, men tiêu hóa cho trẻ đúng cách

Trên thực tế, nhiều phụ huynh cho rằng men tiêu hoá và men vi sinh có cách dùng tương tự nhau dẫn đến việc sử dụng bừa bãi. Chính việc...

Đo độ mờ da gáy chi phí bao nhiêu? Bao lâu có kết quả?

Trong quá trình thai kỳ, mẹ bầu cần phải đo độ mờ da gáy để xác định tình trạng thai nhi có mắc hội chứng Down hay dị tật bẩm...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn