Bệnh viêm xoang nên kiêng ăn gì, bổ sung gì nhanh khỏi?

Cà độc dược chữa viêm xoang được không, có an toàn?

10 Cách chữa viêm xoang bằng thuốc nam hiệu quả (cây quanh nhà)

Biến chứng của viêm xoang – Nhận biết, phòng ngừa, xử lý

10+ cách chữa viêm xoang tại nhà đơn giản, hiệu quả cao

6 cách trị viêm xoang sàng (trước + sau) tại nhà tốt nhất

Viêm xoang chảy máu mũi nguy hiểm không? Cách xử lý

Viêm xoang cấp tính – Triệu chứng, cách chăm sóc & điều trị

Viêm xoang mãn tính – Sự nguy hiểm và cách điều trị

Mổ viêm xoang khi nào? Quy trình và thông tin cần biết

Polyp mũi là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và điều trị

Polyp mũi là một trong những triệu chứng thường gặp khi các xoang mũi bị viêm nhiễm và không được điều trị kịp thời. Polyp quá lớn sẽ làm chặn đường mũi và gây ra khó thở, thậm chí là mất đi khứu giác cùng các biến chứng nguy hiểm khác. Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này trong bài viết dưới đây.

Nguyên nhân gây polyp mũi

Theo các nghiên cứu y khoa thì polyp mũi chính là tình trạng xảy ra ở lớp niêm mạc mũi và các xoang gồm 4 khoang trống trên và phía sau mũi. Tuy nhiên, thực chất thì polyp mũi không được xem là một bệnh lý, nói chính xác hơn thì nó là kết quả của việc viêm nhiễm do vi khuẩn, virus, bị dị ứng hoặc do cơ thể phản ứng miễn dịch để chống lại các vi khuẩn.

Nguyên nhân gây polyp mũi
Các khối polyp hình thành do quá trình viêm nhiễm, dị ứng kéo dài bên trong khoang mũi

Khi tình trạng viêm nhiễm không được khắc phục kịp thời, thậm chí có xu hướng ngày càng nghiêm trọng hơn sẽ khiến bệnh chuyển sang giai đoạn mãn tính và làm tăng tính thấm của các mạch máu trong niêm mạc mũi xoang, dẫn đến tích tụ nước bên trong các tế bào. Dưới tác động của trọng lực và trong một thời gian dài khiến các mô bị ứ nước này kéo xuống dưới, kết quả là hình thành nên các polyp.

Đặc điểm của polyp mũi

Đặc điểm của polyp đó là một khối u mềm lành tính, không gây đau nhức phát triển trên niêm mạc mũi hoặc các hốc xoang. Đặc biệt, polyp mũi không phải là khối u ung thư như nhiều người vẫn lầm tưởng. Về bản chất thì nó chỉ đơn thần là một khối mềm, mọng, có màu hồng nhạt, bên trong là các tổ chức liên kết với các tế bào xơ và chứa dịch nhầy, là kết quả của sự thoái hóa cục bộ trong niêm mạc mũi hoặc xoang.

Tuy nhiên, do khi vừa khởi phát thì kích thước của các khối polyp thường rất nhỏ và mềm, không đau nên rất khó để người bệnh nhận biết được bản thân đang mắc bệnh. Theo các chuyên gia thì trong trường hợp những khối polyp nhỏ và mọc riêng lẻ thì sẽ không gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Ngược lại, nếu khối polyp quá to và mọc ở những vị trí đặc biệt như hốc mũi, hốc xoang hay các khe thì rất nguy hiểm, có thể gây nghẹt mũi thường xuyên và cản trở đường thở.

Đặc điểm của polyp mũi
Polyp mũi là một khối mềm, mọng, có màu hồng nhạt, bên trong có chứa dịch nhầy

Nếu tình trạng này không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây ra tình trạng hốc mũi bị giãn rộng, khối polyp bị lòi ra cửa mũi trước và thòng vào cửa mũi sau, hậu quả là làm phá hỏng xương hốc mũi, gây biến dạng hốc mũi.

Các chuyên gia đã phân loại polyp thành các mức độ gồm:

  • Polyp mũi độ 1: Khối polyp có kích thước nhỏ và gần như không thể phát hiện bằng mắt thường, chỉ có thể phát hiện khi thực hiện nội soi xoang mũi. Ở giai đoạn này sẽ không gây ra triệu chứng và không ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh.
  • Polyp mũi độ 2: Khối polyp đã phát triển to hơn, có thể nhìn được bằng mắt thường thì dùng đèn chiếu trực tiếp vào mũi.
  • Polyp mũi độ 3: Khối polyp mũi đã to hơn gấp đôi so với ban đầu và gây chèn ép hốc mũi, khiến người bệnh khó thở và gặp khó khăn trong việc ngửi mùi. Lúc này bên trong khoang mũi xuất hiện kèm theo nhiều khối polyp nhỏ.
  • Polyp mũi độ 4: Khối polyp tăng sinh và phát triển rất nhanh đến mức che lấp hết hốc mũi và lòi ra ngoài. Lúc này, khối polyp trở nên cứng đục và có thể gây tắc nghẽn đường thở.

Polyp mũi có nguy hiểm không?

Người bệnh hoàn toàn có thể quan sát các triệu chứng của bản thân và đặc điểm của khối polyp để đánh giá mức độ nguy hiểm của bệnh. Chẳng hạn như đối với những khối polyp nhỏ và mọc đơn lẻ sẽ không gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe.

Nhưng khi khối polyp phát triển ngày càng lớn, mọc nhiều và đan xen nhau thì có thể gây ra các biến chứng cực kỳ nguy hiểm như:

  • Bệnh viêm xoang mãn tính: Khi mắc bệnh viêm xoang mãn tính kèm theo sự xuất hiện của các khối polyp mũi sẽ khiến bệnh ngày càng nặng và chuyển sang giai đoạn viêm xoang mãn tính rất khó điều trị.
  • Hội chứng ngưng thở khi ngủ: Khi các khối polyp quá to, tăng sinh và che lấp lỗ mũi sẽ vô tình làm chắn hết đường thở, khiến người bệnh khó thở, thậm chí là ngưng thở  khi ngủ trong vô thức (sleep apnea).
  • Làm biến dạng khuôn mặt: Khối polyp mũi phát triển ngày càng nặng theo thời gian sẽ gây ra biến dạng khuôn mặt do cấu trúc mũi bị phá hỏng. Thậm chí là gây ra tật nhìn đôi (song thị) hoặc làm cho 2 mắt bị kéo xa nhau. Tuy nhiên, biện chứng này rất hiếm gặp và chỉ xuất hiện ở những người bị bệnh xơ nang phổi.
  • Làm trở nặng bệnh hen suyễn: Khi mắc bệnh viêm xoang giai đoạn cấp tính kèm theo sự xuất hiện của các khối polyp mũi sẽ gây ra các cơn hen suyễn cấp tính và mãn tính tùy theo từng người, chủ yếu ở người già và trẻ nhỏ.
Polyp mũi có nguy hiểm không?
Khối polyp ngày càng lớn, mọc nhiều có thể gây ra các biến chứng cực kỳ nguy hiểm

Vì vậy, nếu thấy xuất hiện bất kỳ các triệu chứng nguy hiểm nào thì khuyến cáo người bệnh nên tìm đến các cơ sở y tế để kiểm tra và được điều trị kịp thời tránh sự chuyển biến nặng của bệnh.

Quá trình phát triển của polyp mũi

Các khối polyp mũi có thể hình thành khi mà các màng nhầy của hốc xoang và trong đường mũi bị viêm nhiễm. Theo các chuyên gia thì nếu các triệu chứng và dấu hiệu quả bệnh viêm nhiễm hơn 12 tuần thì sẽ hình thành nên polyp. Polyp mũi có thể phát triển ở bất cứ vị trí nào bên trong mũi, xoang nhưng chủ yếu là ở các vị trí gần các lỗ xoang.

Trong đó, một số yếu tố nguy cơ khác có thể gây ra hình thành polyp mũi hoặc làm tăng sinh polyp do tình trạng nhiễm trùng, dị ứng ngày càng nặng bao gồm:

  • Hen suyễn: Đây chính là nguyên nhân chủ yếu gây ra viêm nhiễm và tắc nghẽn đường hô hấp.
  • Những người bị dị ứng với Aspirin hoặc các chất chống viêm không Steroid (NSAIDs) khác chẳng hạn như: ibuprofen (Advil, Motrin) và naproxen (Aleve). Vì vậy, khi bị đồng thời polyp mũi và hen phế quản thì cần tránh sử dụng Aspirin vì sẽ làm tăng nguy cơ khó thở đột ngột rất nguy hiểm.
  • Do bị dị ứng, nhiễm nấm, vi khuẩn trong không khí.
  • Bị rối loạn di truyền khiến cơ thể tiết ra các chất dịch bất thường, kể cả các chất nhầy trong xoang và màng mũi hoặc mắc bệnh xơ nang.
  • Do hội chứng Churg – Strauss, đây là một căn bệnh khá hiếm do sự xuất hiện của các viêm mạch máu.

Ngoài ra, có thể kể đến một số yếu tố nguy cơ khác gồm:

  • Tuổi tác: Sự xuất hiện của các khối polyp mũi thường phổ biến ở những người lớn tuổi, thường là trên 40 tuổi.
  • Di truyền: Các nghiên cứu cho thấy yếu tố di truyền cũng là một trong những nguyên nhân làm tăng khả năng phát triển các polyp mũi.

Dấu hiệu nhận biết polyp mũi

Thông thường, nếu niêm mạc mũi xoang bị kích thích và viêm nhiễm kéo dài trong khoảng 12 tuần tức là giai đoạn viêm xoang mũi mãn tính sẽ rất dễ gây xuất hiện các khối polyp mũi. Lúc này, người bệnh có thể nhận biết bằng một số các dấu hiệu sau:

  • Sổ mũi liên tục
  • Nghẹt mũi thường xuyên
  • Giảm hoặc mất đi khứu giác.
  • Đau đầu một bên mặt hoặc cả đầu.
  • Mất đi vị giác
  • Đau nhức hàm răng trên
  • Bị viêm đa xoang mãn tính.
  • Bị chảy máu cam thường xuyên.
Dấu hiệu nhận biết polyp mũi
Người bệnh sẽ thường xuyên nghẹt mũi, khó thở, chảy máu cam, đau đầu, giảm thị lực khi xuất hiện các khối polyp trong mũi

Khi nào người bệnh nên đi khám bệnh?

Khối polyp mũi sẽ trở nên cực kỳ nguy hiểm nếu nó liên quan trực tiếp với căn bệnh viêm xoang, viêm mũi dị ứng mãn tính hay viêm xoang cấp…Nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì rất nguy hiểm, gây khó khăn cho quá trình điều trị dứt điểm.

Vì vậy, hãy đi khám bác sĩ ngay nếu cơ thể bạn xuất hiện các dấu hiệu sau đây:

  • Thường xuyên bị khó thở, thậm chí là không thể dùng mũi để thở được.
  • Các khối polyp mũi ngày càng to, mọc chi chít bên trong khoang mũi.
  • Bị biến dạng cơ mặt, vùng quanh mắt bị sưng phù, giảm thị lực, mắt kém linh hoạt.
  • Bị sốt cao liên tục không hạ, kèm theo chóng mặt, hoa mắt, đau đầu âm ỉ.

Các biện pháp chẩn đoán polyp mũi

Để việc chẩn đoán mức độ nghiêm trọng của khối polyp thì bác sĩ sẽ tiến hành việc thăm khám và chẩn đoán dựa trên các yếu tố sau:

  • Thực hiện khảo sát các câu hỏi về triệu chứng bệnh, kiểm tra mũi bằng mắt thường.
  • Nội soi khoang mũi
  • Thực hiện các xét nghiệm cần thiết để kiểm tra dị ứng
  • Chẩn đoán bằng hình ảnh thông qua phương pháp chụp CT, cách này nhằm xác định chuẩn xác vị trí và kích thước của khối polyp.

Riêng đối với trường hợp trẻ em bị polyp thì cần thực hiện thêm một số xét nghiệm cho bệnh xơ nang phổi. Đây là một bệnh di truyền gây ảnh hưởng đến các tuyến sản xuất niêm dịch, mồ hôi, nước mắt, nước bọt và các dịch tiêu hóa.

Bên cạnh đó, những trẻ nhỏ bị polyp mũi kèm theo tình trạng sổ mũi thì cần được thực hiện bài kiểm tra mức độ dị ứng da để bác sĩ có thêm những thông tin quan trọng cho việc điều trị. Các bài kiểm tra này khá đơn giản và không mất nhiều thời gian, chỉ khoảng 30 phút.

Các phương pháp điều trị polyp mũi

Theo các chuyên gia thì cốt lõi chính của việc điều trị polyp mũi chính là kiểm soát được tình trạng viêm nhiễm vì đây mới chính là nguyên nhân lớn nhất hình thành nên khối polyp. Một khi tình trạng viêm nhiễm đã giảm thì khối polyp sẽ tự teo nhỏ và biến mất theo thời gian.

Hiện nay, các phương pháp điều trị polyp mũi được chia làm 2 phương pháp chính và 1 phương pháp phụ gồm:

Phương pháp 1: Điều trị nội khoa

Đối với biện pháp điều trị nội khoa chủ yếu là dựa vào các loại thuốc có khả năng làm giảm tình trạng viêm nhiễm, tăng luồng không khí đi qua mũi và hỗ trợ làm teo nhỏ khối polyp. Phương pháp này chủ yếu được chỉ định áp dụng đối với các trường hợp khối polyp vừa khởi phát, còn nhỏ và chưa mọc nhiều.

Một số loại thuốc thường được chỉ định sử dụng gồm:

  • Thuốc xịt mũi có chứa corticosteroid như: Fluticasone (Flonase), Triamcinolone (Nasacort), Budesonide (Rhinocort), Flunisolide (Nasarel), Mometasone (Nasonex)…
  • Các loại thuốc chống nhiễm trùng, dị ứng để kiểm soát tình trạng viêm nhiễm hay dị ứng không ngày càng nghiêm trọng hơn.
  • Thuốc kháng Histamine có tác dụng chống lại tình trạng dị ứng khi cơ thể tiếp xúc với các chất gây dị ứng. Một số loại thuốc phổ biến như Loratadin, Cetirizin, Fexofenadin…có tác dụng làm giảm dị ứng.
  • Thuốc kháng sinh: Một số loại thuốc kháng sinh như Augmentin có thể được chỉ định sử dụng trong trường hợp nhiễm trùng cấp độ xoang nặng.
  • Các loại thuốc kháng nấm: Một số loại thuốc kháng nấm được chỉ định sử dụng như Amphotericin B, Flucytosin, Ketoconazol, Griseofulvin…nhằm ngăn chặn các phản ứng miễn dịch bất thường của cơ thể đối với các loại nấm trong không khí.

Phương pháp 2: Điều trị ngoại khoa

Khi những khối polyp mũi không có dấu hiệu teo nhỏ mà còn có xu hướng ngày càng lớn hơn mặc dù đã sử dụng rất nhiều loại thuốc điều trị thì bác sĩ sẽ cân nhắc đến việc phẫu thuật loại bỏ khối polyp này. Nhất là với những trường hợp người bệnh bị xơ nang phổi kèm theo polyp mũi đề kháng với Corticoid thì phẫu thuật là sự chọn lựa duy nhất.

Các phương pháp điều trị polyp mũi
Phẫu thuật là phương pháp điều trị cuối cùng khi các loại thuốc không có tác dụng làm teo nhỏ khối polyp

Cách tiến hành phẫu thuật sẽ được quyết định bởi bác sĩ điều trị sau khi đã nắm được vị trí và số lượng chính xác của các khối polyp.

  • Phẫu thuật cắt polyp mũi: Cách phẫu thuật này chủ yếu được thực hiện đối với các khối polyp nhỏ và mọc riêng lẻ. Bác sĩ sẽ sử dụng một loại dụng cụ cơ học để hút trực tiếp hoặc máy vi cắt lọc (microdebrider) để nạo khối polyp. Phương pháp này sẽ gây đau và chảy máu nhẹ khi khối polyp tách khỏi khoang mũi.
  • Phẫu thuật nội soi xoang (có tên tiếng Anh là Endoscopic sinus surgery): Phương pháp này có tác dụng phẫu thuật mở rộn hơn, không những có thể cắt bỏ được khối polyp mà còn giúp mở rộng khoang xoang nơi mà khối polyp được hình thành. Lúc này, bác sĩ sẽ tiến hành đưa một ống nội soi nhỏ, mềm và gắn một thiết bị camera ở đầu ống vào trong mũi của người bệnh. Hình ảnh khối polyp trong mũi sẽ được hiển thị lên trên màn hình ở ngoài và bác sĩ sẽ dựa vào đó để tiến hành cắt bỏ khối polyp. Phương pháp nội soi chỉ rạch một đường rất nhỏ bên trong mũi nên quá trình hồi phục sẽ rất nhanh và ít gây đau đớn.

Sau khi khối polyp được cắt bỏ thì người bệnh phải tiến hành điều trị tình trạng viêm bằng cách sử dụng các loại thuốc kháng sinh, thuốc chứa corticoid dạng uống để khắc phục tình trạng viêm nhiễm.

Phương pháp 3: Chữa polyp mũi bằng Đông y

Đây là phương pháp phụ hỗ trợ điều trị polyp mũi trong trường hợp bệnh ở giai đoạn nhẹ vừa khởi phát. Theo Đông y thì polyp mũi xảy ra là do tình trạng hàn, tà, phong, nhiệt tấn công cùng lúc vào cơ thể. Kèm theo đó là chứng thận hư, can tỳ ứ dẫn đến uy nhược khiến cho tà khí xâm nhập.

Nếu muốn điều trị được bệnh cần phải tác động vào sâu căn nguyên của bệnh, cải thiện chức năng ngũ tạng và cải thiện sức đề kháng của cơ thể. Các bài thuốc Đông y thường rất lành tính, đảm bảo an toàn do sử dụng các loại dược liệu từ thiên nhiên. Tuy nhiên, nhược điểm của các bài thuốc Đông y trị polyp mũi đó là phải mất nhiều thời gian mới có thể đạt được hiệu quả điều trị.

Muốn điều trị bệnh dứt điểm ngoài tác động sâu vào căn nguyên, nâng cao chức năng ngũ tạng còn cần cải thiện sức đề kháng cơ thể, phòng ngừa bệnh tái phát.

Một số bài thuốc Đông y chữa polyp mũi người bệnh có thể tham khảo thực hiện như:

Bài thuốc bôi

Chuẩn bị: Ngó sen, nhụy sen, tua sen và băng phiến mỗi loại 0,8g.

Cách thực hiện:

  • Các dược liệu thuốc mua về đem rửa sạch và tán thật nhuyễn cùng nhau.
  • Trộn đều thành một hỗn hợp đồng nhất rồi bôi lên những khối polyp mũi.
  • Kiên trì thực hiện đều đặn mỗi ngày đến khi quan sát thấy khối polyp mũi teo nhõ lại.

Bài thuốc xông mũi

­Chuẩn bị: Giấm táo, gừng và nước sôi

Cách thực hiện:

  • Cho 2 muỗng giấm táo và vài lát gừng vào trong tô nước sôi.
  • Vệ sinh mũi sạch sẽ bằng nước muối sinh lý và xì hết nước mũi ra ngoài trước khi xông.
  • Đưa mũi lại gần bát nước sôi ở khoảng cách vừa phải tránh bị bỏng do nước nóng.

Ngoài ra, người bệnh cũng có thể thực hiện các bài tập vận hành khí để điều hòa đường thở dưới sự hướng dẫn của các chuyên gia Đông y.

Các biện pháp giúp phòng ngừa polyp mũi

Theo các chuyên gia thì không có cách nào giúp phòng ngừa polyp mũi tuyệt đối được vì polyp mũi có thể do bẩm sinh hoặc phát triển trong quá trình trưởng thành. Tuy nhiên, để giảm thiểu tối đa nguy cơ hình thành hoặc tái phát polyp mũi sau khi đã chữa trị bằng các biện pháp sau:

  • Tránh tiếp xúc với môi trường có chứa các chất dễ gây kích thích mũi, gây viêm nhiễm, viêm xoang như bụi bẩn, khói thuốc lá, mùi của các chất hóa học…
  • Thường xuyên vệ sinh tay bằng xà phòng diệt khuẩn để tránh việc lây nhiễm vi khuẩn, virus từ những người xung quanh.
Các biện pháp giúp phòng ngừa polyp mũi
Sử dụng các loại nước muối sinh lý mỗi ngày để làm sạch khoang mũi tránh tình trạng viêm nhiễm
  • Sử dụng nước muối sinh lý mỗi ngày để vệ sinh mũi. Nước muối loãng sẽ giúp diệt khuẩn, giảm tình trạng viêm nhiễm cũng như làm mềm các chất dịch bị khô cứng và gây đau trong mũi. Không những vậy, muối còn giúp ức chế quá trình sản sinh ra chất gây viêm Adiponectin trong cơ thể.
  • Xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt và vận động khoa học để tăng cường sức đề kháng, hệ miễn dịch cho cơ thể.
  • Thường xuyên thăm khám bệnh tại bệnh viện để kiểm soát các bệnh dị ứng và hen phế quản.
  • Polyp mũi hoàn toàn có thể tái phát trở lại nếu gặp điều kiện thuận lợi dù trước đó bệnh đã được điều trị khỏi dứt điểm. Vì vậy người bệnh cần hết sức chú ý chăm sóc sức khỏe, giữ vệ sinh và tái khám định kỳ.

Polyp mũi là tình trạng rất hay xảy ra và là một trong những dấu hiệu cảnh báo các biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm xoang mãn tính, viêm mũi dị ứng…Vì vậy, cần điều trị ngay để loại bỏ các khối polyp mũi trước khi nó gây ra các biến chứng nguy hiểm hơn.

Có thể bạn quan tâm: Cảnh giác với các biến chứng viêm xoang ảnh hưởng tới mắt

Cùng chuyên mục

Những điều cần biết về tình trạng dày niêm mạc xoang hàm

Dày niêm mạc xoang hàm là gì? Có nguy hiểm không?

Dày niêm mạc xoang hàm là một trong những dấu hiệu điển hình của bệnh viêm xoang hàm. Tuy nhiên, có không ít người vì mắc phải triệu chứng này...

Dùng bạc hà chữa viêm xoang có tốt không?

Mẹo dùng bạc hà chữa viêm xoang đơn giản hiệu quả

Dùng bạc hà chữa viêm xoang là phương pháp đơn giản, an toàn, hiệu quả. Vậy vì sao có thể dùng bạc hà chữa viêm xoang? Cách thực hiện như...

Viêm xoang hàm nên kiêng ăn gì là thắc mắc chung của nhiều người

Người bị viêm xoang hàm nên kiêng những thứ sau

Viêm xoang hàm nên kiêng gì để tránh bệnh tiến triển nặng ảnh hưởng đến sức khỏe, làm ảnh hưởng đến quá trình điều trị là thắc mắc chung của...

Chi phí phẫu thuật cắt polyp xoang mũi bao nhiêu?

Phẫu thuật cắt polyp mũi xoang khoảng bao nhiêu tiền?

Bên cạnh những thông tin về nguyên nhân hay cách chữa bệnh polyp mũi thì chi phí phẫu thật cắt polyp mũi xoang cũng là vấn đề được nhiều người...

Sau khi mổ polyp nên ăn gì và kiêng gì?

Sau khi mổ polyp mũi nên ăn gì và kiêng gì mau khỏi?

Sau khi mổ polyp mũi nên ăn gì và kiêng ăn gì là nỗi băn khoăn chung của hầu hết những người bệnh. Bởi chế độ dinh dưỡng cũng ảnh...

Vẹo vách ngăn mũi là gì?

Vẹo vách ngăn mũi: Nguyên nhân và các biến chứng thường gặp

Vẹo vách ngăn mũi là một dạng rối loạn thực thể ảnh hưởng đến chức năng của mũi. Theo thống kê, khoảng 80% dân số nước ta mắc phải vấn...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn