Rạn da ở nách (nứt): Nguyên nhân, cách điều trị

Vết rạn da có bị lan không? Cách phòng ngừa

Công dụng và cách dùng dầu dừa trị rạn da hiệu quả nhất

Rạn da lâu năm có trị được không? Cách nào hiệu quả?

Rạn da ở tuổi dậy thì: Nguyên nhân và cách chữa trị an toàn

Xóa rạn da bằng tia laser có hiệu quả không? Chi phí bao nhiêu?

Dầu trị rạn da Arganan có hiệu quả không? Giá bao nhiêu?

Bị rạn da khi giảm cân và cách chữa trị hiệu quả nhất

Công thức trị rạn da bằng khoai tây vừa nhanh vừa an toàn

Cách phòng ngừa, hạn chế rạn da khi mang thai cho mẹ bầu

Rạn da bụng: Nguyên nhân và các biện pháp khắc phục

Rạn da là tình trạng thường gặp, có thể xuất hiện ở nhiều vị trí trên cơ thể nhưng tập trung chủ yếu ở bụng, ngực, đùi, mông, do nhiều nguyên nhân gây ra. Rạn da bụng tuy không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng lại làm mất vẻ thẩm mỹ vốn có, ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý, sự tự tin của nhiều chị em. Cùng tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng rạn da bụng trong bài viết này nhé.

 

Rạn da bụng là tình trạng thường gặp, do nhiều nguyên nhân gây ra
Rạn da bụng là tình trạng thường gặp, do nhiều nguyên nhân gây ra

Nguyên nhân gây rạn da bụng

Rạn da là tình trạng đứt gãy các mô liên kết dưới da, kết quả của sự thay đổi đột ngột kích thước vòng bụng khiến các bó sợi collagen và elastin ở lớp trung bì, hạ bì của da bị kéo căng quá mức trong thời gian dài dẫn đến đứt gãy. Rạn da xảy ra khi da bị kéo căng quá mức nhưng không được kịp thời chăm sóc, hỗ trợ dẫn đến sự đứt gãy của các mô liên kết từ đó tạo nên các vết rạn. 

Rạn da xuất hiện khi có sự giãn nở hoặc co rút cực kì nhanh chóng của các tế bào da. Tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ, cơ địa, chế độ chăm sóc của mỗi người mà màu sắc, hình dạng các vết rạn là không giống nhau. Khi mới hình thành, lớp mô dưới da đột nhiên bị phá vỡ làm lộ các mạch máu dưới da. Do đó, lúc này, vết rạn sẽ có màu hồng, đỏ tím hoặc nâu đỏ, các vết rạn kéo dài khoảng 5 – 10mm, không gây đau nhưng lại khiến người bệnh cảm thấy hơi ngứa. 

Rạn da thường xuất hiện ở những vùng da mỏng yếu như vùng bụng, do dễ bị giãn ra, tạo thành các vết rạn. Đây cũng là lý do rạn da hay xảy ra ở độ tuổi dậy thì, người béo phì, phụ nữ mang thai. Các nguyên nhân gây rạn da thường gặp có thể kể đến như:

  • Do sự tăng nhanh đột ngột của các tế bào khiến da bị kéo căng liên tục gây ra sự đứt gãy của các mô liên kết. Tình trạng này thường gặp ở những người tăng cân đột ngột như người đang trong giai đoạn dậy thì, phụ nữ mang thai, người bị béo phì.
  • Do sự thay đổi của hormone trong thời kỳ dậy thì hoặc thời kỳ thai nghén (khi mang thai) khiến tính đàn hồi của da bị hạn chế gây ra tình trạng ra da. Tình trạng này thường liên quan đến yếu tố di truyền, khi mẹ hoặc chị gái bị rạn da thì bạn cũng sẽ có nguy cơ rạn da.
  • Do cơ thể chứa nhiều cortisol khi tuyến thượng thận sản xuất nhiều hormone cortisol hoặc khi bạn sử dụng cortisol quá liều. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây rạn da và ảnh hưởng đến mức độ rạn da. 
  • Đôi khi, rạn da có thể xuất hiện ở những bệnh nhân gặp phải hội chứng Cushing hay hội chứng Marfan. Trong đó, hội chứng Marfan có thể gây giảm đàn hồi mô da, hội chứng cushing thường khiến cơ thể sản xuất nhiều hormone gây ra tình trạng tăng cân đột ngột khiến các mô liên kết dưới da bị đứt gãy. 

Rạn da bụng có tự hết không?

Rạn da có tự hết không là thắc mắc của nhiều người, với thắc mắc này, các bác sĩ chuyên khoa da liễu đã nhận định, rạn da không thể tự hết. Rạn da là tình trạng đứt gãy các mô liên kết ở lớp hạ bì và trung bì, mức độ rạn da bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như mức độ da bị căng, di truyền, nồng độ cortisol trong cơ thể…

Biểu hiện ban đầu của tình trạng rạn da là vùng da bụng xuất hiện các vệt đỏ, đỏ tím, có hoặc kèm theo cảm giác ngứa, như châm chích, dấm dứt nhẹ tại chỗ. Sau một thời gian, các vệt màu này chuyển sang màu trắng có ánh như xà cừ, đồng thời chúng cũng hình thành các đường rạch lõm gọi là các vết rạn. Giữa vùng da bình thường và vùng da bị rạn có một sự tương phản khá rõ rệt.

Rạn da bụng không phải là bệnh, có thể cải thiện được nhưng rất khó để làn da trở lại trạng thái ban đầu
Rạn da bụng không phải là bệnh, có thể cải thiện được nhưng rất khó để làn da trở lại trạng thái ban đầu

Rạn da không phải là bệnh, có thể cải thiện nhưng lại rất khó để phục hồi làn da như ban đầu. Với các trường hợp nặng, có nhiều phương pháp điều trị để cải thiện tình trạng rạn da ở bụng. Các phương pháp điều trị có thể kể đến như dùng kem trị rạn da, dùng liệu pháp laser hay giải quang nhiệt phân đoạn. Trong đó:

  • Phương pháp siêu mài mòn da có tác dụng cải thiện, làm mờ các vết rạn da cũ
  • Phương pháp laser excimer có thể giúp kích thích sự sản xuất màu da (các sắc tố melanin) giúp vết rạn có màu tương ứng và màu da xung quanh.

Tuy nhiên, bạn cần nhớ rằng, các loại thuốc xoa hay thủ thuật y tế áp dụng sau khi rạn da chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị. Rất ít trường hợp mang đến hiệu quả tuyệt đối như mong muốn mà chỉ giúp làm đều màu da, mờ vết rạn, nên bạn không cần quá kỳ vọng. Khi các mô liên kết sâu trong da đã đứt gãy thì việc để da phục hồi lại sự mịn màng như ban đầu.

Các biện pháp khắc phục tình trạng rạn da bụng

Rạn da có thể được cải thiện bằng nhiều phương pháp, tuy nhiên tuyệt đối không nên dùng kem bôi có chứa corticoid. Lý do là corticoid nếu không được sử dụng đúng cách sẽ gây “nghiện” cho da và gây ra nhiều tác dụng phụ nguy hiểm, không những thế còn khiến tình trạng rạn da thêm nghiêm trọng hơn. Một số cách khắc phục tình trạng rạn da an toàn hiệu quả có thể kể đến như: 

1. Trị rạn da bằng nguyên liệu thiên nhiên

Sử dụng các nguyên liệu thiên nhiên trị rạn da là một trong những biện pháp được nhiều người biết đến. Cách trị rạn da này có ưu điểm là an toàn, chi phí thấp dễ thực hiện nhưng đổi lại bạn phải kiên trì trong thời gian dài thì mới thấy kết quả. Cụ thể:

Trị rạn da bằng nha đam
Nha đam có chứa enzyme, collagen thực vật, polysaccharides, glycoprotein, vitamin, axit béo và khoáng chất… có tác dụng hỗ trợ da hồi phục, thúc đẩy sản sinh collagen, tăng độ đàn hồi cho da đồng thời cải thiện tốt tình trạng da không đều màu. Không chỉ vậy, nha đam còn có đặc tính tiêu viêm, kháng viêm, bảo vệ da, làm mờ vết thâm, cải thiện sắc tố da.

Cách thực hiện:

  • Lấy 1 nhánh nha đam, rửa sạch, lột bỏ vỏ giữ lại phần thịt (gel nha đam)
  • Dùng 2 thìa gel nha đam trộn đều với 2 thìa bã cà phê
  • Vệ sinh sạch sẽ vùng da bụng, thoa đều hỗn hợp lên da
  • Sau 20 phút thì rửa sạch với nước, thực hiện đều đặn mỗi ngày sau 3 – 4 tuần sẽ thấy hiệu quả.

Trị rạn da bằng cà chua

Cà chua có chứa lycopen, là loại caroten có tác dụng bảo vệ và nuôi dưỡng sức khỏe làn da. Cà chua cũng giàu vitamin C, vitamin E và các hợp chất như beta, lutein, lycopen, caroten… có khả năng thúc đẩy sản sinh collagen, hỗ trợ làm lành các tổn thương, làm giảm độ nhạy cảm của da, ngừa nguy cơ lão hoá, nâng cao sự săn chắc cho sức khỏe làn da.

Cách thực hiện:

  • Lấy 1 quả cà chua rửa sạch, gọt bỏ vỏ, ép lấy nước, trộn với ½ thìa dầu oliu
  • Vệ sinh sạch sẽ vùng da bị rạn, thoa đều hỗn hợp lên da, massage nhẹ nhàng
  • Kiên trì thực hiện mỗi tuần 3 – 4 lần, sau 8 tuần sẽ thấy vùng da bị rạn thay đổi rõ rệt

Trị rạn da bằng dầu dừa

Dầu dừa có chứa tocotrienol, một nhóm dưỡng chất có khả năng chống oxy hóa cực mạnh có thể hỗ trợ làm mờ các vết rạn trên bụng. Ngoài ra, dầu dừa còn chứa axit lauric, vitamin K, sắt và nhiều dưỡng chất khác có tác dụng thúc đẩy sản sinh collagen, hỗ trợ loại bỏ các tế bào bị hỏng, dưỡng ẩm, tăng đàn hồi cho da, làm sáng vùng da không đều màu.

Dầu dừa là nguyên liệu trị rạn da, tăng độ đàn hồi cho da rất tốt mà chị em không nên bỏ qua
Dầu dừa là nguyên liệu trị rạn da, tăng độ đàn hồi cho da rất tốt mà chị em không nên bỏ qua

Cách thực hiện:

  • Lấy 2 muỗng dầu dừa trộn với 1 muỗng cà phê bột nghệ và 1 muỗng nước cốt chanh
  • Vệ sinh sạch sẽ vùng da bị rạn, thoa đều hỗn hợp lên da, massage nhẹ nhàng
  • Sau 15 phút thì rửa lại với nước, thực hiện mỗi ngày để thấy hiệu quả.

Sử dụng các sản phẩm trị rạn da

Thay vì áp dụng các phương pháp hỗ trợ khắc phục rạn da với các nguyên liệu từ thiên nhiên hiệu quả chậm, chị em có thể dùng các loại kem đặc trị rạn da được bán trên thị trường hiện nay. Mặc dù không thể làm các vết rạn da hoàn toàn biến mất nhưng cũng khiến tình trạng rạn da của bạn được cải thiện phần nào. Một số sản phẩm được ưa chuộng hiện nay có thể kể đến như:

  • Kem trị rạn da Aleva Stretch Mark: Là sản phẩm của Palmer’s – Bio C – Elaste, chuyên dùng để trị rạn da tuổi dậy thì, rạn da cho bà bầu. Có thành phần chính là bơ ca cao, bơ hạt mỡ, elastin, centella asiatica, dầu argan, dầu hạnh nhân ngọt, có tác dụng cấp ẩm, duy trì độ ẩm, cải thiện độ đàn hồi cho da và hỗ trợ điều trị rạn da. 
  • Kem trị rạn da có chứa axit glycolic: Các sản phẩm trị rạn da có chứa axit glycolic cũng là một sự lựa chọn đáng cân nhắc. Axit glycolic được chiết xuất từ mía, có khả năng cải thiện sự sản sinh collagen trong cơ thể, thường có mặt trong các sản phẩm chăm sóc da.
  • Dầu dưỡng Bio-Oil: Là sản phẩm chăm sóc da chuyên biệt, có tác dụng cải thiện tình trạng da không đều màu, các vết sẹo và vết rạn da, giúp làm mờ, làm sáng vùng da bị sẹo bao gồm sẹo mới và sẹo cũ. Riêng với rạn da, sản phẩm có tác dụng phòng ngừa hỗ trợ điều trị rạn da tuổi dậy thì, rạn da khi mang thai. Ngoài ra, Bio-Oil còn dùng được cho vùng da không đều màu, da bị lão hóa và mất nước. 

Một số lưu ý khi bị rạn da

Rạn da là tình trạng thường gặp, không chỉ xảy ra ở vùng bụng mà còn có thể xuất hiện ở đùi, mông, ngực, hông. Bên cạnh việc áp dụng các biện pháp điều trị, bạn cũng cần lưu ý một số vấn đề sau đây:

  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, đầy đủ dưỡng chất, đặc biệt nên tăng cường ăn nhiều rau xanh, bổ sung vitamin A, vitamin C, vitamin D, vitamin E để tăng cường sức khỏe làn da, giúp da tươi trẻ, mịn màng và tăng độ đàn hồi cho da
  • Kiểm soát tốt cân nặng, nhất là những người bị rạn da bụng do tăng cân đột ngột hay do mang thai. Để điều chỉnh cân nặng, bạn không nên ăn quá nhiều tinh bột, trước khi ăn có thể dùng trái cây hoặc uống nước để giảm lượng thức ăn nạp vào cơ thể.
  • Nên uống nhiều nước, tốt nhất mỗi ngày bạn nên bổ sung 2 – 2,5 lít nước cho cơ thể nhằm cấp ẩm cho da, giúp da săn chắc, không bị khô, bong tróc. Có thể dùng một cốc nước chanh tươi pha với mật ong vào mỗi buổi sáng để tăng cường sức khỏe, dưỡng ẩm cho da.
  • Với những trường hợp rạn da lâu ngày, để bảo vệ da, cải thiện vết rạn, bạn nên dùng các sản phẩm chống nắng có SPF 60.

Trên đây là một số thông tin về nguyên nhân và cách khắc phục khi bị rạn da bụng. Rạn da là tình trạng đứt gãy các mô liên kết dưới da nên việc điều trị hoàn toàn là hầu như không thể. Tuy nhiên, rạn da vẫn có thể cải thiện, làm mờ vết rạn bằng nhiều biện pháp và đặc biệt là phải điều trị càng sớm càng tốt.

Cùng chuyên mục

Kem chống rạn da cho bà bầu của Nhật

TOP 10 Kem chống rạn da cho bà bầu của Nhật tốt nhất

Rạn da là một tình trạng phổ biến ở các mẹ bầu. Do quá trình phát triển của thai nhi khiến phần da ở bụng bị căng quá mức. Làm...

Bí quyết trị rạn da bằng vitamin E được nhiều chị em chia sẻ

Trị rạn da bằng vitamin E cũng là một trong những phương pháp được rất nhiều các chị em áp dụng và chia sẻ. Vitamin e có công dụng khôi...

Mẹo trị rạn da bằng nha đam đơn giản bạn nên thử

Áp dụng phương pháp trị rạn da bằng nha đam, bạn sẽ nhanh chóng cải thiện làn da bị sẹo thâm và vết rạn chi chít. Với cách chữa trị...

Kem rạn da Palmer's Mỹ là dòng sản phẩm chuyên dùng cho da bị rạn do tăng cân, tăng chiều cao đột ngột

3 Loại Kem Trị Rạn Da tuổi Dậy Thì an toàn, hiệu quả nhất

Rạn da là tình trạng đứt gãy các mô liên kết dưới da, thường xuất hiện ở những vùng da mỏng, yếu như đùi, mông, bụng… Rạn da không chỉ...

Dùng lòng trắng trứng gà trị rạn da đơn giản an toàn

Dùng lòng trắng trứng gà trị rạn da không chỉ đảm bảo an toàn mà còn mang lại hiệu quả hơn cả mong đợi. Trong nguyên liệu này có chứa...

Vết rạn da có tự hết không? Có chữa khỏi được không?

Rạn da khiến phụ nữ cảm thấy mất tự tin, ngại giao tiếp với những người xung quanh hoặc không dám diện các bộ cánh quyến rũ. Vậy vết rạn...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn