Rạn da ở tuổi dậy thì có tự hết không?
Nội Dung Bài Viết
Rạn da là tình trạng các mô liên kết ở lớp trung bì của da đứt gãy do các mô đàn hồi của da kém hoặc bị kéo căng quá mức tạo nên các vết rạn, thường xảy ra ở tuổi dậy thì hoặc khi mang thai. Rạn da ở tuổi dậy thì là tình trạng thường gặp, tuy không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng lại khiến các bạn trẻ tự ti với làn da không đều màu, kém mịn màng của mình. Đây cũng là lý do khiến nhiều người thắc mắc rạn da ở tuổi dậy thì có tự hết không, làm thế nào để các vết rạn nhanh chóng biến mất. Những vấn đề này sẽ được chúng tôi giải đáp ngay trong bài viết dưới đây?
Rạn da ở tuổi dậy thì có tự hết không?
Rạn da ở tuổi dậy thì là tình trạng da bị kéo căng quá mức khiến các bó sợi elastin và collagen bị đứt gãy dẫn đến sự xuất hiện của các vết rạn trên da. Ban đầu, bạn chỉ thấy có vết lõm trên da, sau dần xuất hiện các vệt hồng, đỏ hoặc tím, hơi ngứa nhưng không đau. Tiếp đó, nếu không sớm điều trị, các vết rạn này chuyển sang màu trắng như xà cừ, kèm theo những đường rạch lõm, loang lổ khiến da trở nên sần sùi, mất thẩm mỹ.
Rạn da ở tuổi dậy thì thường xảy ra do yếu tố di truyền, thay đổi nội tiết tố hay do tình trạng tăng nhanh đột ngột về trọng lượng và chiều cao khiến da không kịp thích ứng, từ đó khiến các mô liên kết ở lớp trung bì của da bị đứt gãy. Rạn da ở tuổi dậy thì cũng thường xuất hiện ở những người có làn da khô, thiếu nước, thiếu độ đàn hồi. Mặc dù cả nam và nữ đều trải qua giai đoạn dậy thì nhưng tỷ lệ bị rạn da ở nữ giới thường cao hơn nam. Các vị trí dễ bị rạn da thường gặp là đùi, mông, bắp chân, ngực, bẹn, đầu gối…
Ở giai đoạn ban đầu, do lớp mô dưới da bị phá vỡ nên làm lộ ra mạch máu bên dưới da khiến vết rạn có màu hồng, đỏ tím, nâu đỏ, không gây cảm giác đau nhưng có thể gây sẩn ngứa. Sau một thời gian, các mạch máu co lại, các vết rạn sẽ chuyển thành màu bạc hoặc trắng tùy vào làn da của bạn. Chúng có thể mờ dần theo thời gian, nhưng không tự biến mất hoàn toàn và chỉ chuyển đổi màu sắc.
Như vậy, với thắc mắc rạn da ở tuổi dậy thì có tự hết không thì câu trả lời chính là không, chúng chỉ thay đổi màu sắc và mờ dần đi mà thôi. Do các sợi collagen và elastin (có tác dụng giúp da đàn hồi) đã bị rách nên da không thể tự hồi phục như ban đầu. Bạn chỉ có thể áp dụng các biện pháp hỗ trợ để các vết rạn được làm mờ đi tối đa.
Cách trị rạn da ở tuổi dậy thì
Mặc dù với thắc mắc rạn da ở tuổi dậy thì có tự hết không thì câu trả lời là không, nhưng bạn đừng nản lòng, mặc dù không thể biến mất hoàn toàn nhưng chúng có thể mờ đi đến mức chẳng ai nhận ra là bạn bị rạn da nếu bạn dùng đúng phương pháp điều trị. Việc làm mờ các vết rạn cần được thực hiện càng sớm càng tốt, cần kiên trì trong thời gian dài, nếu để càng lâu sẽ càng khó loại bỏ và không thể đạt hiệu quả như mong muốn. Một số phương pháp hỗ trợ làm mờ rạn da có thể kể đến như:
Điều trị bằng nguyên liệu thiên nhiên
1. Dùng nha đam làm mờ vết rạn da
Nha đam được xem là cách hỗ trợ làm mờ rạn da tại nhà hiệu quả nhất hiện nay. Nha đam có đặc tính kháng viêm, tiêu viêm, cải thiện sắc tố, làm mờ vết thâm, hỗ trợ phục hồi tổn thương ở mô da. Nha đam chứa collagen thực vật, glycoprotein, polysaccharides, các enzyme, khoáng chất, vitamin và axit béo… có tác dụng thúc đẩy sản sinh collagen, giúp da phục hồi, tăng độ đàn hồi cho da, cải thiện tình trạng da không đều màu.
Cách thực hiện:
- Cách 1: Lấy 2 thìa gel nha đam và 2 thìa bã cà phê, trộn đều với nhau, vệ sinh da sạch sẽ, thoa đều hỗn hợp lên da, massage nhẹ nhàng trong 1 phút. Sau 20 phút thì rửa sạch với nước, kiên trì thực hiện 2 – 3 lần/ngày sau 3 – 4 tuần sẽ thấy tình trạng rạn da được cải thiện.
- Cách 2: Trộn 60ml (¼ cốc) gel lô hội với 10 viên vitamin E và 5 viên vitamin A. Thoa đều hỗn hợp này lên vùng da bị rạn, chà xát cho đến khi hỗn hợp này được hấp thụ hoàn toàn vào da.
2. Trị rạn da bằng lòng trắng trứng
Sử dụng lòng trắng trứng cũng là một trong những cách trị rạn da, giúp làm mờ vết rạn hiệu quả mà bạn có thể áp dụng. Lòng trắng trứng có chứa protein và axit amin, có tác dụng tái tạo da, hỗ trợ phục hồi làn da bị hư tổn.
Cách thực hiện:
- Tách lấy lòng trắng của 2 quả trứng, dùng phới đánh tan lòng trắng đến khi thành hỗn hợp sánh mịn
- Lấy 1 miếng bọt biển sạch, bông tẩy trang hoặc cọ trang điểm để bôi một lớp lòng trắng trứng dày lên da, để cho khô hoàn toàn
- Sau khi khô xả lại da với nước lại, rửa sạch và thoa một lớp dầu oliu để cấp ẩm cho vùng da bị rạn.
3. Trị rạn da bằng nước ép khoai tây
Khoai tây có chứa một lượng lớn chất chống oxy hóa, vitamin A, vitamin C có tác dụng ngăn ngừa lão hóa, hỗ trợ phục hồi tổn thương trên da, cân bằng sắc tố, kích thích sản sinh collagen. Khoai tây cũng giàu khoáng chất và nước, có thể cấp ẩm, dưỡng ẩm, tăng độ đàn hồi cho da, thúc đẩy quá trình tăng trưởng của tế bào da.
Cách thực hiện:
- Cách 1: Lấy 1 củ khoai tây rửa sạch, luộc chín, nghiền mịn; trộn với 20ml sữa tươi không đường, 10ml nước cốt chanh. Vệ sinh sạch sẽ vùng da bị rạn, thoa đều hỗn hợp lên da, massage nhẹ nhàng, sau 20 phút thì rửa sạch lại với nước.
- Cách 2: Lấy 1 củ khoai tây rửa sạch, cắt thành nhiều lát dày, dùng lát khoai tây chà xát nhiều lần lên vùng da bị rạn, để khô tự nhiên rồi xả sạch lại với nước ấm.
Trị rạn da bằng mỹ phẩm
Bên cạnh việc kiên trì áp dụng các biện pháp điều trị tại nhà bằng các nguyên liệu thiên nhiên, bạn có thể sử dụng một số loại dược phẩm đặc trị rạn da để làm mờ vết rạn. Một số sản phẩm có thể hỗ trợ điều trị rạn da tuổi dậy thì có thể kể đến như:
1. Kem trị rạn da Aleva Stretch Mark của Nhật
Aleva Stretch Mark là sản phẩm được sản xuất bởi Palmer’s – Bio C – Elaste, là dòng sản phẩm chuyên trị rạn da không chỉ thích hợp cho mẹ bầu mà còn có tác dụng trị rạn da ở tuổi dậy thì rất tốt. Thành phần chính của sản phẩm là dầu argan, dầu hạnh nhân ngọt, centella asiatica, elastin, bơ ca cao, bơ hạt mỡ. Có tác dụng duy trì độ ẩm, cải thiện độ đàn hồi cho da, giúp hỗ trợ ngăn ngừa và điều trị rạn da.
Loại kem này có thể dùng cho mọi trường hợp bị rạn, bao gồm rạn da do tăng cân đột ngột, rạn da tuổi dậy thì, rạn do do mang thai hay sau sinh. Bạn chỉ cần vệ sinh sạch sẽ vùng da bị ran, sau đó thoa một lớp kem mỏng lên da rồi massage nhẹ nhàng. Kiên trì thực hiện 3 lần/ngày để thấy tình trạng rạn da của mình được cải thiện.
2. Sản phẩm có chứa axit glycolic
Axit glycolic được chiết xuất từ cây mía, có tác dụng cải thiện sự sản xuất collagen trên cơ thể. Bạn có thể mua các sản phẩm này tại cửa hàng mỹ phẩm lớn, một số nghiên cứu khoa học đã nhận thấy rằng, một lượng nhỏ axit glycolic có thể giúp làm mờ vết rạn rất tốt. Axit glycolic là thành phần có mặt trong rất nhiều sản phẩm chăm sóc da như sữa rửa mặt, nước cân bằng da, sữa dưỡng ẩm… Ngoài ra, bạn có thể xem xét sử dụng sản phẩm kết hợp giữa tretinoin và axit glycolic, vì phương pháp này có thể mang lại kết quả khả quan hơn cho việc làm mờ vết rạn da của bạn.
Điều trị rạn da bằng công nghệ cao
Trong một số trường hợp, nếu tình trạng rạn da của bạn nghiêm trọng, ảnh hưởng đến vẻ đẹp làn da, dù áp dụng nhiều biện pháp mà không thấy chuyển biến tích cực. Bạn có thể tìm đến các giải pháp điều trị bằng công nghệ cao để điều trị như kỹ thuật laser mài mòn vi mô bằng tinh thể phèn hay phẫu thuật để điều trị.
Tuy nhiên, cần nhớ rằng, do các sợi elastin và collagen đã bị rách, nên sau quá trình điều trị, rất có thể vết rạn da chỉ có thể mờ đi chứ không xóa vĩnh viễn được. Tốt nhất, bạn cần thăm khám chuyên khoa da liễu, lắng nghe lời khuyên của các chuyên gia y tế để lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp nhất.
Lời khuyên cho người bị rạn da ở tuổi dậy thì
Rạn da là hiện tượng rất bình thường ở tuổi dậy thì, hầu hết tập trung ở các vùng da đùi, mông, hông, ngực. Nếu bạn không bị rạn da lâu năm, có thể áp dụng các biện pháp điều trị tại nhà kết hợp với một số biện pháp cải thiện như:
- Uống đủ 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày để cấp ẩm, dưỡng ẩm cho da và duy trì độ đàn hồi cần thiết
- Dùng sáp dưỡng ẩm hoặc Vaseline, có thể dùng dầu Bio-oil để hỗ trợ làm mờ vết rạn da
- Xây dựng chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng để da khỏe mạnh và tự tái tạo, tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu vitamin A, vitamin C, vitamin E để tăng cường sức khỏe làn da
- Với vết rạn lâu ngày, bạn nên dùng các sản phẩm có chỉ số SPF 60 hay cao hơn giúp vết rạn ít hiện rõ hơn
- Cân nhắc khi thực hiện phẫu thuật, vì phẫu thuật không thể loại bỏ hoàn toàn các vết rạn trên da, rạn da là hệ quả của việc chữa lành vết rách/sẹo
- Nên tăng cường tập thể dục với cường độ phù hợp, hãy thử giảm cân (nếu cân nặng của bạn vượt mức) để giảm bớt một phần vết rạn.
- Hãy luôn đọc kỹ các thành phần của bất kỳ một sản phẩm chăm sóc da nào trước khi sử dụng. Hơn nữa, hầu hết các phương pháp điều trị chỉ có thể mang đến một phần hiệu quả, các vết rạn da là vĩnh viễn, có thể làm mờ đi đã là kết quả không tệ.
Trên đây là một số thông tin giúp bạn giải đáp thắc mắc rạn da ở tuổi dậy thì có tự hết không. Bạn cần nhớ rằng, rạn da tuổi dậy thì là điều hết sức bình thường, do nhiều nguyên nhân và rất nhiều người đã, đang gặp phải tình trạng như bạn. Do đó, nếu sau khi kiên trì điều trị mà không thấy hiệu quả thì cũng không cần quá đặt nặng vấn đề này.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!