12 Cách Trị Sâu Răng Tại Nhà Hiệu Quả Nhanh, Tận Gốc

Sâu Răng Nặng: Nguyên Nhân và Phương Pháp Điều Trị

Sâu Răng Là Gì? Nguyên Nhân, Dấu Hiệu, Cách Điều Trị

10 Cách Làm Giảm Đau Răng Sâu Hiệu Quả Nhanh Nhất

Sâu Răng Khôn (Răng Số 8) Phải Làm Sao? Trám – Nhổ?

7 Cách Trị Sâu Răng Cho Trẻ Tại Nhà Hiệu Quả Nhất

Răng Cửa Bị Sâu và Cách Trị Thẩm Mỹ (Trám, Bọc…)

12 Cách Trị Đau Răng Sâu Tại Nhà – Giảm Đau Khẩn Cấp

Răng Số 7 Bị Sâu Phải Làm Sao? Có Nên Nhổ Không?

Bé Bị Sâu Răng Sữa Nên Làm Gì? Điều Cần Biết

Răng Sâu Vào Tủy: Dấu Hiệu và Giải Pháp Điều Trị

Răng sâu ăn vào tủy là một biến chứng nguy hiểm của bệnh sâu răng. Nếu không phát hiện và chữa trị sớm, tình trạng này có thể gây áp xe chân răng, nhiễm trùng, rụng răng… Nắm rõ các dấu hiệu và cách chữa bệnh răng sâu ăn vào tủy sẽ giúp người bệnh chủ động trong việc điều trị và phòng ngừa.

Dấu hiệu nhận biết răng sâu vào tủy là gì?

Tủy răng là một tổ chức gồm các mạch máu và dây thần kinh. Nó có chức năng dẫn truyền cảm giác, nuôi dưỡng và duy trì độ chắc khỏe của răng. Với những người bị sâu răng, nếu không được chữa trị sớm bệnh sẽ tiến triển nặng, lây đến tủy răng gây viêm tủy. Đây được xem là giai đoạn cuối cùng của bệnh sâu răng. Các vi khuẩn lúc này sẽ ăn sâu vào tủy, gây viêm tủy răng.

Răng sâu vào tủy và các biện pháp điều trị
Răng sâu vào tủy và các biện pháp điều trị

Tùy vào từng giai đoạn mà các triệu chứng răng sâu vào tủy cũng có sự khác biệt. Người bệnh có thể nhận biết bệnh thông qua các dấu hiệu sau:

  • Giai đoạn chớm đầu: Thi thoảng người bệnh đảm thấy đau nhức răng, nhất là khi ăn phải thực phẩm nóng lạnh hoặc có những thay đổi về áp suất.
  • Giai đoạn sâu răng vào tủy: Những cơn đau nhức, ê buốt tăng lên về cường độ và số lần xuất hiện. Các cơn đau kéo dài, đặc biệt là vào ban đêm khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi, khó ngủ, mất ngủ.
  • Dấu hiệu răng sâu vào tủy nặng: Lúc này tủy răng bị hư hại hoàn toàn, người bệnh mất cảm giác đau. Rụng răng có thể xảy ra và có dấu hiệu lồi thịt.

Nguyên nhân gây răng sâu vào tủy

Sâu răng là một trong các bệnh về răng miệng thường gặp. Nếu được phát hiện và điều trị đúng cách có thể chữa khỏi hoàn toàn và không gây tổn thương tủy. Tuy nhiên, nhiều trường hợp bị răng sâu vào tủy mà nguyên nhân có thể là:

  • Bị sâu răng nhưng không can thiệp điều trị: Sâu răng là bệnh lý răcó ng miệng do vi khuẩn xâm nhập, gây hại, tạo nên các lỗ hổng trên thân răng. Những lỗ hổng này không thể tự hồi phục. Do đó, nếu không được áp dụng các biện pháp chữa trị phù hợp, sâu răng sẽ tấn công sâu vào bên trong răng, dẫn đến hư hại tủy.
  • Điều trị sâu răng không đúng cách: Để chữa răng bị sâu cần kết hợp nhiều biện pháp khác nhau. Do đó, nếu áp dụng các biện pháp không phù hợp, vi khuẩn sẽ tiếp tục phát triển, xâm nhập và gây hại tủy răng.
  • Chăm sóc răng miệng không tốt: Đây là một biện pháp đóng vai trò quan trọng trong việc chữa trị và phòng ngừa các bệnh nha khoa. Do đó, nếu không chăm sóc răng miệng đúng cách, các tổn thương ở trên mô răng sẽ không thể hồi phục hoàn toàn và có nguy cơ tiến triển theo chiều hướng xấu hơn.

Sâu răng ăn vào tủy có nguy hiểm không?

Sâu răng vào tủy có thể gây nhiều biến chứng như viêm tủy răng, áp xe chân răng...
Sâu răng vào tủy có thể gây nhiều biến chứng như viêm tủy răng, áp xe chân răng…

Khi  bị răng sâu ăn vào tủy sẽ gây đau đớn, cản trở nghiêm trọng đến việc ăn uống và giao tiếp hàng ngày. Tình trạng này kéo dài làm cho bạn chán ăn, ăn uống không được ngon miệng dẫn đến suy nhược cơ thể, sút cân trong thời gian ngắn. Không chỉ dừng lại ở đó, răng sâu ăn vào tủy còn có thể làm phát sinh các biến chứng nghiêm trọng khác như:

  • Gây bệnh viêm tủy răng: Là tình trạng vi khuẩn khi xâm nhập vào bên trong tủy răng, từ đó gây viêm.
  • Viêm quanh cuống răng: Đây cũng là biến chứng có thể gặp phải khi bị răng sâu vào tủy. Các mô bao quanh chân răng sẽ bị nhiễm trùng, gây biến chứng khác ở miệngvà có thể cả toàn thân.
  • Áp xe chân răng: Là tình trạng viêm nhiễm nặng ở chân răng. Lúc này nó sẽ bị hoại tử, hình thành các ổ mủ ở nướu. Đây là biến chứng thường gặp do các bệnh về răng miệng gây ra như viêm nha chu, viêm lợi, viêm nướu…
  • Gây nguy cơ mất răng: Khi vi khuẩn xâm nhập sâu vào tủy răng, nó sẽ bị hư hại. Từ đó là giảm chức năng nuôi dưỡng răng, khiến răng bị suy yếu, tăng nguy cơ rụng răng.

Chính vì có thể gây ra nhiều biến chứng nên răng sâu vào tủy cần được khám và điều trị sớm. Tránh gặp phải các vấn đề nghiêm trọng hơn.

Các biện pháp điều trị bệnh răng sâu vào tủy

Tùy vào giai đoạn tiến triển và mức độ tổn thương của tủy mà các biện pháp điều trị cũng được áp dụng khác nhau. Các bác sĩ sẽ dựa vào triệu chứng lâm sàng để đưa ra những nhận định ban đầu. Sau đó, người bệnh sẽ được chỉ định chụp X – quang để xác định mức độ bệnh và đưa ra hướng điều trị phù hợp. Sau đây là một số biện pháp thường được áp dụng:

1. Rút tủy răng

Rút tủy răng là phương pháp được chỉ định trong các trường hợp bị viêm tủy chưa gây biến chứng
Rút tủy răng là phương pháp được chỉ định trong các trường hợp bị viêm tủy chưa gây biến chứng

Phương pháp này còn được gọi bằng cái tên khác là điều trị nội nha. Nó được chỉ định trong các trường hợp bị viêm tủy răng nhưng chưa phát sinh biến chứng. Để rút tủy răng, các nha sĩ sẽ dùng một thiết bị khoan chuyên dụng để mở ống tủy. Sau đó dùng một vòi hút chuyên dụng khác để hút hết mô tủy bị  hư tổn, hoại tử. Khi đã rút hết tủy bị hư hại, ống tủy sẽ được làm sạch. Đồng thời, dùng vật liệu nhân tạo mà thường là gutta percha để trám ống tủy. Điều này sẽ giúp ngăn chặn vi khuẩn  gây sâu răng xâm nhập trở lại, tạo thành ổ áp xe.

Rút tủy răng được xem là phương pháp tối ưu trong việc điều trị răng sâu ăn vào tủy. Nhưng nó cũng có những nhược điểm như sau khi hút tủy, răng giòn hơn, dễ vỡ, suy yếu do không được cung cấp chất dinh dưỡng. Để khắc phục, nha sĩ có thể đề nghị người bệnh bọc răng sứ để bảo vệ răng, nướu. Đồng thời, biện pháp này còn có tác dụng phục hồi hình và giúp răng chắc khỏe.

Đây là thủ thuật nha khoa được áp dụng khá phổ biến. Tuy nhiên để bảo đảm an toàn, rút tủy răng cần phải được thực hiện bởi các kỹ thuật viên có chuyên môn cao. Nếu thực hiện không đảm bảo sẽ dẫn đến nhiều vấn đề khác như sót tủy răng, tái nhiễm hoặc gây tổn thương mô nướu. Vì vậy, bạn nên tìm đến các cơ sở nha khoa uy tín để đảm bảo an toàn cho bản thân.

2. Nhổ răng điều trị răng sâu ăn vào tủy

Đối với các trường hợp bị viêm tủy nặng, chân răng suy yếu và hư hại nặng nề sẽ được chỉ định nhổ răng. Phương pháp này có thể loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn gây hại, ngăn ngừa viêm nhiễm tại các vùng lân cận. Đồng thời nó có thể dự phòng các biến chứng nguy hiểm cho bệnh nhân. Không chỉ được chỉ định khi bị sâu răng vào tủy mà nhổ răng còn là biện pháp tối ưu trong các trường hợp bị viêm nha chu, viêm lợi gây biến chứng.

Nhổ răng giúp loại bỏ răng bị sâu, giảm thiểu viêm nhiễm
Nhổ răng giúp loại bỏ răng bị sâu, giảm thiểu viêm nhiễm

Thông thường, trước khi nhổ răng, bệnh nhân sẽ được khám, tư vấn. Bác sĩ sẽ yêu cầu bạn chụp X – quang để xác định được răng bị sâu. Sau đó, bạn được vệ sinh răng miệng, gây tê tại chỗ để giảm đau đớn, khó chịu trong quá trình điều trị. Các nha sĩ sẽ dùng các dụng cụ chuyên dụng để nhổ bỏ răng bị sâu vào tủy. Bệnh nhân sau khi nhổ răng sẽ được nghỉ ngơi, chờ các bác sĩ tư vấn cách chăm sóc tại nhà là có thể về nhà.

Nếu lo lắng việc nhổ răng sâu sẽ làm mất thẩm mĩ cho hàm răng, bạn có thể trồng răng implant. Đây là một kỹ thuật tiên tiến, giúp thay thế răng bị mất và đảm bảo được độ chắc chắn như răng thật. Ngoài ra, tùy vào điều kiện kinh tế hoặc nhu cầu của bản thân mà bạn có thể áp dụng nhiều kỹ thuật khác để lắp vào vị trí răng bị mất như đeo hàm giả, trồng răng giả…

3. Kết hợp các biện pháp chăm sóc tại nhà

Bên cạnh việc điều trị bằng các phương pháp chuyên sâu, người bệnh nên có những chế độ chăm sóc đúng cách. Điều này sẽ hỗ trợ quá trình chữa trị và thúc đẩy tốc độ hồi phục một cách nhanh chóng.

Sau khi điều trị răng sâu ăn vào tủy, người bệnh cần chú ý một số điều sau đây:

  • Nếu điều trị bằng biện pháp nhổ răng, hãy cắn gạc tại chỗ nhổ khoảng 30 – 45 phút để cầm máu.
  • Sau khi rút tủy răng hoặc nhổ răng trở về nhà, nên dùng túi chườm đá để chườm lên má. Biện pháp này sẽ giúp làm giảm sưng viêm, đau nhức.
  • Các loại thuốc giảm đau, chống viêm sẽ được chỉ định. Việc cần làm là sử dụng thuốc theo đúng hướng dẫn của nha sĩ để mang lại hiệu quả. Đồng thời, đảm bảo an toàn cho bản thân, tránh gặp tác dụng phụ.
  • Không nên va chạm mạnh tại vị trí vừa nhổ răng và rút tủy răng.
  • Tránh sử dụng các loại thực phẩm cay nóng, mặn, ngọt, những thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh. Bởi chúng sẽ làm tăng kích ứng, gây viêm sưng tại răng vừa rút tủy hoặc nhổ.
  • Không được uống các loại đồ uống có cồn, chất kích thích. Với những người hút thuốc lá, cần phải kiêng ít nhất 3 ngày.
  • Nên ăn những thực phẩm mềm, được nấu chín kỹ như cháo, súp, sữa chua, canh…
  • Không nên đánh răng hoặc súc miệng khi vết thương chưa cầm máu.
Vệ sinh răng miệng sạch sẽ mỗi ngày để phòng ngừa bệnh răng sâu vào tủy
Vệ sinh răng miệng sạch sẽ mỗi ngày để phòng ngừa bệnh răng sâu vào tủy

Phòng ngừa răng sâu ăn vào tủy bằng cách nào?

Răng sâu ăn vào tủy là một biến chứng của bệnh sâu răng. Do đó, để phòng ngừa, bạn cần phát hiện sớm và điều trị triệt để tình trạng sâu răng. Dưới đây là một số biện pháp có thể áp dụng:

  • Chú ý đến sức khỏe răng miệng, phát hiện và điều trị sớm khi thấy có những dấu hiệu bất thường.
  • Nếu bị sâu răng, phải đi khám và điều trị sớm bằng những biện pháp phù hợp, tránh để bệnh nặng thêm.
  • Đánh răng thường xuyên, tốt nhất là 2 lần mỗi ngày vào buổi sáng và tối để loại bỏ vi khuẩn.
  • Sử dụng các loại nước súc miệng diệt khuẩn để giúp răng miệng luôn sạch sẽ, thơm tho. Bạn cũng có thể tự làm các loại nước súc miệng tại nhà từ nha đam, củ cải trắng, lá lốt để sử dụng. Không chỉ giúp răng miệng được sạch sẽ mà những loại nước súc miệng này còn có tác dụng hỗ trợ điều trị các bệnh như viêm lợi, viêm nướu, viêm nha chu…
  • Thay vì tăm tre, hãy dùng các loại chỉ nha khoa để làm sạch thức ăn còn sót lại trên răng.
  • Nên đi khám nha khoa định kỳ 6 tháng một lần để phát hiện các vấn đề về răng miệng. Từ đó có được những biện pháp điều trị kịp thời.
  • Nếu răng khôn (răn số 8) có dấu hiệu mọc lệch, mọc ngầm hoặc mọc đâm ngang thì nên đi nhổ sớm.

Trên đây là những thông tin cần biết về bệnh răng sâu vào tủy và những phương pháp điều trị. Không chỉ gây đau đớn, cản trở quá trình ăn uống và sinh hoạt, sâu răng vào tủy còn làm tăng nguy cơ mắc nhiều biến chứng khác. Do đó, hãy đi khám và điều trị kịp thời để bảo đảm sức khỏe cho bản thân.

Cùng chuyên mục

Sâu Răng Hàm Ở Trẻ Em (3-4-5 Tuổi ) Phải Làm Sao?

Sâu răng hàm ở trẻ em gặp nhiều nhất ở trẻ 3, 4 và 5 tuổi. Bởi đây là giai đoạn trẻ chưa ý thức được việc phải giữ vệ...

Con Sâu Răng Là Gì? Có Thật Không? Điều Cần Biết

Rất nhiều người trong dân gian truyền tai nhau về việc bắt con sâu răng. Tuy nhiên, việc này có thật hay không? Con sâu răng thực chất là gì?...

trẻ bị sâu răng ăn vào tủy

Trẻ Bị Sâu Răng Ăn Vào Tủy và Giải Pháp Điều Trị

Các bậc phụ huynh cần đặc biệt cẩn trọng khi trẻ bị sâu răng ăn vào tủy. Bởi đây là giai đoạn tiến triển nặng của bệnh sâu răng tiềm...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn