[Hỏi đáp] Điều trị chứng rối loạn lo âu ở Trung tâm Tâm lý NHC Việt Nam có tốt không?

Top 7 địa chỉ chữa rối loạn lo âu căng thẳng uy tín tại Hà Nội

Các loại thuốc điều trị rối loạn lo âu phổ biến hiện nay

Rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD) là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và điều trị

Rối loạn lo âu xã hội là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và điều trị

Rối loạn lo âu là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và điều trị

Rối loạn lo âu lan tỏa: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Tìm hiểu phương pháp diện chẩn chữa rối loạn lo âu, trầm cảm

Rối loạn lo âu có làm tăng huyết áp?

10 Địa chỉ chữa rối loạn lo âu căng thẳng tốt nhất tại TPHCM

Rối loạn lo âu chia ly ở trẻ và những điều cần lưu ý

Rối loạn âu lo chia ly ở trẻ là tình trạng trẻ cảm thấy lo lắng, sợ hãi khi phải chia xa người thân. Nếu không phát hiện và can thiệp kịp thời, rối loạn âu lo có thể gây ra những vấn đề xấu đối với tâm sinh lý của bé. Do đó, nắm rõ các thông tin về triệu chứng và cách điều trị sẽ giúp tránh được những vấn đề trên.

I/ Rối loạn âu lo chia ly ở trẻ và những thông tin cần biết

Hiện nay, chứng rối loạn âu lo chia ly ở trẻ ngày càng xảy ra phổ biến. Hội chứng thường xuất hiện ở trẻ từ 8 – 12 tháng nhưng lại biến mất khi trẻ đã được 2 tuổi. Vậy rối loạn âu lo chia ly là gì? Nguyên nhân nào gây ra tình trạng này? Hãy cùng đi tìm hiểu rõ hơn về chứng rối loạn âu lo chia ly ở trẻ thông qua bài viết dưới đây:

Rối loạn âu lo chia ly là gì?

Rối loạn âu lo chia ly ở trẻ là gì? Cách điều trị như thế nào?
Rối loạn âu lo chia ly ở trẻ là gì? Cách điều trị như thế nào?

Có nhiều trẻ cảm thấy lo lắng, sợ hãi khi phải chia xa cha mẹ hay những người từng gắn bó thân thuộc với mình. Tình trạng này được gọi là rối loạn âu lo chia ly. Thực tế cho thấy không chỉ ở trẻ em mà ngay cả người lớn cũng có thể gặp phải chứng rối loạn âu lo chia ly. Tuy nhiên, do đặc điểm tâm sinh lý, trẻ em là đối tượng dễ mắc phải và là một phần bình thường trong giai đoạn đoạn phát triển của trẻ.

Bé thường cảm thấy lo sợ khi nghĩ tới việc phải xa cha mẹ. Nhưng nó thường biến mất khi con được 2 tuổi hoặc đã lớn hơn. Do lúc này, trẻ đã biết đi, cũng bắt đầu hiểu được rằng cha mẹ luôn ở gần bên ngay cả khi không nhìn thấy.

Nguyên nhân

Một số trường hợp, rối loạn âu lo chia ly bị kích hoạt bởi căng thẳng do phải chia tay người thân. Ngoài ra, di truyền cũng có thể là yếu tố phát triển các rối loạn.

Biểu hiện rối loạn âu lo chia ly ở trẻ

Trẻ bị rối loạn âu lo chia ly thường có những biểu hiện như sau:

  • Luôn cảm thấy lo lắng, đau buồn quá mức vì phải xa cha mẹ và người thân.
  • Không muốn ở nhà một mình, không muốn đi học hoặc từ chối xa nhà vì sợ chia ly.
  • Xuất hiện các triệu chứng tương tự cảm cúm, đau đầu, chóng mặt, đau dạ dày, đau bụng, choáng váng. Ngoài ra, nếu trẻ lớn hơn hoặc trong độ tuổi thanh thiếu niên, rối loạn âu lo chia ly có thể gây nên các triệu chứng điển hình về hô hấp và tim mạch như hồi hộp, đau ngực, nghẹt thở.
  • Nếu bé rời xa cha mẹ hoặc người thân, lo lắng kéo dài về điều xấu sẽ xảy ra với bố mẹ hoặc người thân.
  • Rối loạn âu lo chia ly ở trẻ có thể liên quan đến rối loạn hoảng loạn.
  • Bị đái dầm
  • Nếu không có bố mẹ bên cạnh hoặc khi xa nhà sẽ không chịu đi ngủ. Hay gặp ác mộng về sự chia ly.
  • Dễ nổi giận, hay nài nỉ.
Trẻ có tính cách rụt rè, nhút nhát dễ mắc rối loạn âu lo chia ly
Trẻ có tính cách rụt rè, nhút nhát dễ mắc rối loạn âu lo chia ly

Nguy cơ mắc rối loạn âu lo chia ly

Bất cứ ai, kể cả người lớn và trẻ em đều có thể bị rối loạn âu lo. Tuy nhiên, đối với trẻ em, bé sẽ dễ mắc bệnh hơn nếu thuộc một trong những trường hợp sau:

  • Trong gia đình có người từng bị trầm cảm hoặc hay lo lắng
  • Tính cách rụt rè, nhút nhát
  • Những trẻ được cha mẹ bảo vệ quá mức
  • Con thiếu sự tương tác của cha mẹ
  • Bé bị sốc tâm lý khi có một sự kiện lớn xảy ra như người thân qua đời hoặc cha mẹ li hôn.

II/ Chẩn đoán và điều trị rối loạn âu lo chia ly ở trẻ em

Chẩn đoán

Chẩn đoán đúng bệnh là bước vô cùng quan trọng. Trước tiên, bác sĩ sẽ xác định xem đây có phải là một rối loạn thực sự không, hay chỉ là giai đoạn phát triển bình thường của trẻ. Sau khi đã loại trừ hết các tình trạng y tế, bác sĩ sẽ giới thiệu trẻ  đến một nhà tâm lý học có chuyên môn về rối loạn âu lo.

Tại đây, các chuyên gia sẽ đánh giá tâm lý của trẻ bằng cách thảo luận về những suy nghĩ và cảm xúc, đồng thời quan sát hành vi của trẻ. Rối loạn âu lo chia ly có thể xảy ra đồng thời với các vấn đề tâm thần khác.

Điều trị rối loạn âu lo chia ly ở trẻ

Thông thường, liệu pháp tâm lý được xem là phương pháp chủ yếu để điều trị rối loạn âu lo chia ly. Trải qua quá trình điều trị lâu dài, nhận thức của bệnh nhân được thay đổi, đồng thời giúp bé có khả năng ứng phó với âu lo một cách chủ động và tích cực. Bên cạnh đó, những biện pháp được chỉ định có thể là:

*) Dùng thuốc tây:

Cần tuân thủ theo sự chỉ định của bác sĩ khi dùng thuốc tây điều trị cho trẻ
Cần tuân thủ theo sự chỉ định của bác sĩ khi dùng thuốc tây điều trị cho trẻ

Nếu bị rối loạn âu lo chia ly nặng, các loại thuốc tây sẽ được chỉ định. Chúng có tác dụng làm giảm triệu chứng rối loạn thần kinh thực vật cũng như là những biểu hiện trên cơ thể ở giai đoạn đầu:

  • Thuốc điều trị lo âu: Benzodiazepam (Seduxen, Tranxen…), uống Atarax với liều thấp, Seduxen với liều lượng 0,1 – 0,2mg/kg/ngày. Trường hợp bệnh nhân có cơn hoảng sợ, có thể tiêm bắp Seduxen với liều 5 – 10mg/lần.
  • Thuốc chống trầm cảm: Với các bệnh nhân có nhiều than phiền, nên uống Amitriptilin, nếu có triệu chứng ám ảnh , Anafranin sẽ được chỉ định.
  • Các liệu pháp hỗ trợ như dùng vitamin hoặc các yếu tố vi lượng như canxi, magie….

Điều trị bằng thuốc tây dễ gây ra tác dụng phụ, nhất là đối với trẻ nhỏ. Chính vì thế, các bậc phụ huynh không được tự ý mua thuốc về cho con uống. Cần đến các cơ sở y tế uy tín, tham khảo ý kiến bác sĩ để được hướng dẫn sử dụng an toàn cho con.

*) Điều trị rối loạn âu lo chia ly bằng liệu pháp tương tác giữa cha mẹ và con cái:

Liệu pháp này được tiến hành thông qua 3 bước cơ bản, bao gồm:

  • Tương tác hướng đến trẻ em (CDI): Bước này tập trung cải thiện chất lượng mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái. Nó liên quan đến những cử chỉ mà cha mẹ dành cho con, những cử chỉ ấm áp, sự khen ngợi đến từ phía cha mẹ sẽ giúp củng cố thêm cảm giác an toàn cho bé.
  • Tương tác hướng đến sự dũng cảm (BDI): Bước này sẽ tác động đến các bậc làm cha mẹ, giúp họ hiểu rõ tại sao con mình lại thường cảm thấy lo lắng. Các chuyên gia trị liệu cũng đưa ra một danh sách các tình huống gây ra cảm giác lo lắng cho con ở những mức độ khác nhau. Từ đó, các bậc phụ huynh sẽ dễ dàng dàng nắm bắt và xử lý.
  • Tương tác hướng đến phụ huynh: Các bậc cha mẹ sẽ được hướng dẫn cách giao tiếp với con cái của họ, giúp con cảm thấy yên tâm, bớt lo lắng.

III/ Các biện pháp kiểm soát rối loạn âu lo chia ly ở trẻ

Các bậc phụ huynh cần quan tâm đến con nhiều hơn để tạo cảm giác an toàn cho bé
Các bậc phụ huynh cần quan tâm đến con nhiều hơn để tạo cảm giác an toàn cho bé

Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc hoặc liệu pháp tâm lý, các bậc phụ huynh cũng cần phải đặc biệt chú ý đến các hành vi, thói quen sinh hoạt hàng ngày. Đồng thời, phải biết quan tâm đến con nhiều hơn để tránh việc trẻ thấy mình bị chia xa những người thân thuộc. Ngoài ra, các bậc cha mẹ cũng cần chú ý một số điều sau đây:

  • Tập cho trẻ thói quen ăn uống, ngủ nghỉ điều độ.
  • Tạo không khí gia đình đầm ấm, vui trẻ, tránh để bé cảm thấy căng thẳng, mệt mỏi.
  • Thường xuyên cho bé chơi các trò chơi giải trí hoặc đi dạo công viên. Điều này cũng sẽ khiến con cảm thấy thoải mái hơn.
  • Phụ huynh nên tìm hiểu kỹ về chứng rối loạn âu lo chia ly. Đồng thời, nên nói chuyện với chuyên gia tâm thần của con để có những biện pháp hỗ trợ điều trị hiệu quả hơn.
  • Tuân thủ đúng theo kế hoạch điều trị mà bác sĩ đưa ra. Cần ghi nhớ và đưa con đi tái khám đúng hẹn.
  • Nếu thấy con có biểu hiện lo lắng nghiêm trọng hơn nhiều so với giai đoạn phát triển bình thường, nên gặp bác sĩ tâm lý để được hướng dẫn xử lý càng sớm càng tốt. Việc phát hiện và điều trị sớm có thể làm giảm triệu chứng và ngăn ngừa các rối loạn trở nên trầm trọng hơn.

Trẻ nhỏ là đối tượng dễ bị tổn thương, rối loạn âu lo chia ly kéo dài mà không được điều trị, nó có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm sinh lý cũng như là sức khỏe. Vì thế, nắm rõ các thông tin về tình trạng này sẽ giúp các bậc phụ huynh chủ động hơn trong việc điều trị cho con.

Cùng chuyên mục

Rối loạn hoảng sợ: Nguyên nhân, dấu hiệu, chẩn đoán và điều trị

Rối loạn hoảng sợ: Nguyên nhân, dấu hiệu, chẩn đoán và điều trị

Rối loạn hoảng sợ là bệnh lý không phổ biến, thường xuất hiện ở cuối tuổi vị thành niên hoặc đầu giai đoạn trưởng thành. Đây là tình trạng lặp...

Rối loạn căng thẳng sau chấn thương tâm lý

Rối loạn căng thẳng sau chấn thương tâm lý (PTSD): Nhận biết và điều trị

Rối loạn căng thẳng sau chấn thương tâm lý là một dạng bệnh về tâm lý thường xảy ra ở những người bị sốc do trải qua một sự kiện...

10 Địa chỉ chữa rối loạn lo âu căng thẳng tốt nhất tại TPHCM

Rối loạn lo âu căng thẳng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và khiến nhiều người cảm thấy vô cùng mệt mỏi. Lựa chọn những địa chỉ thăm...

Rối loạn lo âu có làm tăng huyết áp?

Rối loạn lo âu có làm tăng huyết áp?

Rối loạn lo âu là một chứng bệnh phổ biến và nguy hiểm, bất kỳ ai cũng có thể mắc phải dù nam hay nữ. Triệu chứng điển hình của...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn