Rối loạn cảm xúc tuổi dậy thì nguy hiểm hơn bạn tưởng
Nội Dung Bài Viết
Dậy thì là lứa tuổi thay đổi cả về sinh lý lẫn tâm lý. Những thay đổi đó khiến các em rất dễ rơi vào tình trạng không làm chủ được bản thân, suy nghĩ tiêu cực. Rối loạn cảm xúc tuổi dậy thì vô cùng nguy hiểm, có thể để lại hậu quả xấu.
Rối loạn cảm xúc tuổi dậy thì là gì?
Bước vào lứa tuổi dậy thì, trẻ em có sự thay đổi rất lớn về cơ thể so với trước đây: Con gái có kinh nguyệt, ngực to ra; con trai bị vỡ tiếng, bắt đầu có ria mép. Một số em bắt đầu mọc mụn bọc, mụn cám ở mặt, thay đổi chiều cao, cân nặng. Điều này đã khiến bạn bè trêu ghẹo, khiến các em càng sốc và hoang mang hơn. Lâu dần, trẻ bị rối loạn cảm xúc, rối loạn cảm xúc, hành vi, rối loạn tâm thần.
Rối loạn cảm xúc tuổi dậy thì là tình trạng trẻ có dấu hiệu trầm cảm hay hưng cảm. Mức độ của triệu chứng còn phụ thuộc vào tình trạng cụ thể của từng người. Tình trạng này sẽ khó được kiểm soát nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Bên cạnh đó, trẻ sẽ rất dễ gặp nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tính mạng.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, có 20% trẻ vị thành niên bị rối loạn cảm xúc, 50 % bệnh khởi phát ở lứa tuổi 14. Đây là nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng tàn tật ở trẻ tuổi dậy thì và đẩy nhanh tỉ lệ tử vong cho trẻ. Do đó, toàn xã hội, gia đình, nhà trường cần có sự quan tâm đặc biệt với trẻ dậy thì nhằm kiểm soát tình trạng rối loạn cảm xúc.
# Hội chứng trầm cảm
Trẻ luôn trong tình trạng buồn, chán nản, mất hết cảm hứng, không còn vui vẻ với mọi thứ xung quanh. Một số biểu hiện như sau:
- Mất hứng thú với các hoạt động, món ăn mình yêu thích.
- Ngủ nhiều hoặc ngủ quá ít
- Sắc mặt trầm buồn
- Sụt cân bất thường hoặc lên cân quá mức
- Rất dễ bị kích động, chậm chạp
- Mất tự tin trong giao tiếp và cuộc sống hàng ngày
- Mức độ tập trung, chú ý thấp
- Dễ khóc, có suy nghĩ tiêu cực như tự tử
- Khó chịu, bồn chồn, táo bón, giảm ham muốn, thay đổi khẩu vị ăn uống
# Hội chứng hưng cảm
So với trầm cảm, hội chứng này biểu hiện đa dạng và phức tạp hơn. Một số triệu chứng của bệnh như sau:
- Nói nhiều hơn mức bình thường
- Tự đánh giá cao bản thân mình, thường xuyên có ý nghĩ tự cao
- Ngủ ít (dưới 3 giờ)
- Tư duy nhanh chóng với nhiều ý tưởng trong đầu
- Có hành vi kích động
- Nhiều mục tiêu, dự định trong học tập
- Tăng họa động tình dục
- Xuất hiện nhưng hành động thái quá (đầu tư không suy nghĩ, hành vi tình dục bất thường, mua sắm quá đà,…)
Những biểu hiện trên là giai đoạn đầu của hội chứng hưng cảm (kéo dài khoảng 1 tuần). Sau khoảng thời gian này, người bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn hỗn hợp, hình thành cả triệu chứng trầm cảm. Giai đoạn này được gọi là rối loạn hưng – trầm cảm. Tình trạng bệnh xảy ra từ 4 – 7 ngày.
Nguy hiểm khi bị rối loạn cảm xúc tuổi dậy thì
Các nghiên cứu đã chỉ ra, có rất nhiều nguyên nhân gây rối loạn cảm xúc tuổi dậy thì như yếu tố di truyền, rối loạn dẫn truyền thần kinh, rối loạn nội tiết tố, quan hệ gia đình, xã hội,… Đây là bệnh lý khá nguy hiểm, để lại nhiều hậu quả phức tạp nếu không được kiểm soát kịp thời.
Rối loạn cảm xúc tuổi dậy thì có triệu chứng tăng nhanh về mức độ và tần suất.Với căn bệnh này, nếu người bệnh sử dụng chất gây nghiên, thuốc chống trầm cảm nhiều thì mức độ nguy hiểm cao hơn. Nếu không được thăm khám và điều trị sớm, bệnh nhân sẽ gặp phải một số biến chứng phức tạp như sau:
# Suy nghĩ tiêu cực
Những bệnh nhân mắc bệnh rối loạn cảm xúc tuổi dậy thì thường có suy nghĩ tiêu cực. Trẻ thường có dấu hiệu bị đau đầu, chóng mặt, mất tập trung, khó kiểm soát được hành vi, cảm xúc. Trong trường hợp này, cha mẹ cần quan tâm trẻ, tránh những hành động gây ảnh hưởng đến tính mạng của trẻ.
# Giảm sút sức khỏe
Rối loạn cảm xúc tuổi dậy thì, nhất là hội chứng trầm cảm thường rất dễ đi kèm với một số bệnh mãn tính như tiểu đường, ung thư, nhồi máu cơ tim,… Khi cảm xúc bị rối loạn sẽ gây ảnh hưởng đến toàn bộ chức năng của các cơ quan trong cơ thể, tăng nguy cơ tử vong gấp 4 lần so với người thường.
# Tự gây thương tích, tự sát
Khi mắc bệnh rối loạn cảm xúc tuổi dậy thì, người bệnh sẽ liên tục lo âu, trầm cảm ở mức độ nặng. Bệnh nhân bắt đầu có hành động tự hủy hoại bản thân, thậm chí là tự gây thương tích cho bản thân mình, tự sát. Những suy nghĩ tiêu cực luôn thường trực khiến người bệnh không làm chủ được cuộc sống. Theo thống kê, tỉ lệ những bệnh nhân tự sát do mắc bệnh trầm cảm 23,2%.
# Ảnh hưởng kinh tế và chất lượng cuộc sống
Rối loạn cảm xúc tuổi dậy thì gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế, gia đình, xã hội, khiến chất lượng cuộc sống giảm sút. Bệnh nhân luôn trong trạng thái buồn bã, hưng phấn,… quá mức. Điều này khiến cho hiệu suất lao động và học tập không đảm bảo, tăng gánh nặng cho gia đình và xã hội. Dần dần, tâm lý của trẻ sẽ không được ổn định và gặp khó khăn khi hòa nhập với cuộc sống chung của mọi người.
# Rối loạn nội tiết
Những bệnh nhân bị rối loạn cảm xúc tuổi dậy thì sẽ khiến cho hoạt động vùng dưới đồi, tuyến yên, thượng thận bị rối loạn. Điều này là tăng tiết hormone cortisol, làm cho người bệnh đứng trước nguy cơ rối loạn nội tiết. Bệnh nhân rất dễ mắc các bệnh tuyến giáp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe bản thân.
Các nghiên cứu cho thấy, những bệnh nhân mắc bệnh rối loạn cảm xúc tuổi dậy thì có 0.8 – 1.6% trường hợp mắc rối loạn lưỡng cực. Người bệnh có sự thay đổi về nồng độ các chất dẫn truyền thần kinh trung ương khiến bệnh nhân bị rối loạn cảm xúc, tăng hội chứng hưng cảm. Nếu không được kiểm soát, bệnh nhân sẽ phải đối diện với hàng loạt biến chứng phức tạp.
Ở lứa tuổi dậy thì, trẻ thường nhạy cảm, dễ thay đổi cảm xúc hơn. Khi mắc phải căn bệnh này, bệnh nhân sẽ bị rối loạn não bộ, bất ổn về tinh thần, chuyển từ hưng phấn sang ức chế hoặc ngược lại. Thậm chí, người bệnh có thể vui, buồn thất thường, không thể kiểm soát. Do đó, cha mẹ nhận thấy con có dấu hiệu bất thường về tâm lý cần đưa trẻ thăm khám bác sĩ sớm.
Lối sống cho người rối loạn cảm xúc tuổi dậy thì
Những bệnh nhân mắc bệnh rối loạn cảm xúc tuổi dậy thì cần phải được quan tâm, chú ý nhiều hơn. Để kiểm soát được căn bệnh này, người bệnh cần phải có lối sống khoa học, lành mạnh. Đây là việc làm rất cần thiết, giúp cải thiện sức khỏe do tình trạng trầm cảm, hưng cảm. Bên cạnh đó, khi bị rối loạn cảm xúc tuổi dậy thì, bạn cần chú ý một số vấn đề sau đây.
- Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung các dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể
- Bổ sung nhiều cây xanh, vitamin, khoáng chất, trái cây
- Cân đối thời gian làm việc và nghỉ ngơi, tránh tình trạng làm việc quá sức
- Tránh lo lắng, căng thẳng quá mức, giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ bằng một số cách như nghe nhạc, tập yoga, chạy bộ,…
- Chủ động thông báo với người thân để được hỗ trợ về tình trạng sức khỏe trong suốt quá trình điều trị bệnh
- Cha mẹ nên khuyến khích con tham gia các hoạt động tập thể, tránh tiếp xúc với những loại phim ảnh bạo lưc, đồi trụy.
- Theo dõi tình trạng sức khỏe của trẻ, nếu có bất cứ vấn đề bất thường nào cần phải báo ngay cho bác sĩ chuyên khoa được biết
Rối loạn cảm xúc tuổi dậy thì không chỉ ảnh hưởng đến tâm lý của bệnh nhân mà còn khiến chất lượng cuộc sống không được đảm bảo. Người bệnh nên chủ động thăm khám, chữa trị bệnh nếu nhận thấy cơ thể có các dấu hiệu bất thường. Bên cạnh đó, bệnh nhân cần phải tuân thủ các chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, uống thuốc đầy đủ, đúng giờ để bệnh nhanh chóng khỏi.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!