Top 7 địa chỉ chữa rối loạn lo âu căng thẳng uy tín tại Hà Nội

Các loại thuốc điều trị rối loạn lo âu phổ biến hiện nay

Rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD) là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và điều trị

Rối loạn lo âu xã hội là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và điều trị

Rối loạn lo âu là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và điều trị

Tìm hiểu phương pháp diện chẩn chữa rối loạn lo âu, trầm cảm

Rối loạn lo âu lan tỏa: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Rối loạn lo âu có làm tăng huyết áp?

10 Địa chỉ chữa rối loạn lo âu căng thẳng tốt nhất tại TPHCM

Rối loạn lo âu lan tỏa có nguy hiểm không? Có chữa được không?

Rối loạn căng thẳng sau chấn thương tâm lý (PTSD): Nhận biết và điều trị

Rối loạn căng thẳng sau chấn thương tâm lý là một dạng bệnh về tâm lý thường xảy ra ở những người bị sốc do trải qua một sự kiện nguy hiểm hay đáng sợ nào đó. Bệnh có thể gây ra nhiều triệu chứng bất thường về sau đối với tâm lý cũng như thể chất của người bệnh dẫn đến ảnh hưởng đến sinh hoạt cũng như chất lượng cuộc sống. 

Rối loạn căng thẳng sau chấn thương tâm lý là gì?

Rối loạn căng thẳng sau chấn thương tâm lý có tên tiếng Anh là Post Traumatic Stress Disorder (PTSD). Bệnh được chính thức công nhận vào năm 1980 bởi Hiệp hội Tâm thần học Hoa Kỳ.

Đây là một trong những dạng bệnh tâm thần không ổn định có nguồn gốc từ những người cựu quân nhân còn sống sót sau chiến tranh. Đây là một trạng thái tâm lý tiêu cực rất nghiêm trọng và hình thành do người bệnh phải trực tiếp chứng kiến hoặc trải qua những sang chấn tâm lý kinh hoàng, bao gồm những tổn thương về thể chất gây đe dọa đến tính mạng.

Rối loạn căng thẳng sau chấn thương tâm lý
Rối loạn căng thẳng sau chấn thương tâm lý là một trong những dạng bệnh về tâm thần phổ biến hiện nay

Còn trong thực tế, bệnh rối loạn căng thẳng sau chấn thương tâm lý được hiểu đơn giản là một dạng bệnh rối loạn tâm lý, gây tổn thương về mặt tinh thần và biểu hiện với những triệu chứng tiêu cực, người bệnh rơi vào khủng hoảng và thường xuyên suy nghĩ nhiều về những ký ức đau buồn trong quá khứ như mất người thân hay bản thân đã từng chịu những điều kinh khủng như tai nạn giao thông, bạo hành, cưỡng hiếp, bão lũ, động đất….

Bệnh rối loạn căng thẳng sau chấn thương tâm lý có thể xảy ra với bất kỳ ai nhưng theo nghiên cứu của các chuyên gia tỷ lệ mắc bệnh ở nữ giới cao hơn nam giới. Bởi hầu hết phụ nữ đều khá nhạy cảm và có nhiều cảm xúc mãnh liệt hơn nam giới sau những thay đổi. Ngoài ra, trẻ em cũng là đối tượng rất dễ hình thành bệnh do tâm lý còn yếu ớt, chưa làm chủ được suy nghĩ.

Dấu hiệu của bệnh rối loạn căng thẳng sau chấn thương tâm lý

Theo các chuyên gia tâm lý, những dấu hiệu và triệu chứng cơ bản của bệnh rối loạn căng thẳng sau chấn thương tâm lý thường bắt đầu xuất hiện trong vòng 3 tháng khi sự kiến chấn thương tâm lý xảy ra. Trong một vài trường hợp khác các triệu chứng thường xảy đến khá chậm cho đến 1 năm sau đó.

Bởi bất kỳ ai sau khi trải qua một sự kiện sang chấn tâm lý nào đó cũng đều sẽ buồn bã và cần thời gian để tự điều chỉnh lại cảm xúc. Có những người sẽ tự vượt qua được những tiêu cực đó, biến nó thành điều tích cực để sống tốt hơn nhưng cũng có những người bị cuốn theo những suy nghĩ tiêu cực, các triệu chứng ngày càng nặng và hậu quả là hình thành bệnh rối loạn căng thẳng sau chấn thương tâm lý.

Rối loạn căng thẳng sau chấn thương tâm lý
Rối loạn căng thẳng sau chấn thương tâm lý gây ra những suy nghĩ tiêu cực khiến người bệnh không thể thoát ra khỏi nỗi sợ hãi, đau khổ

Một số các triệu chứng cơ bản để chẩn đoán một người có đang mắc bệnh rối loạn căng thẳng sau chấn thương tâm lý hay không bao gồm:

  • Hồi tưởng: Thường xuyên hồi tưởng và nhớ lại về những kỷ niệm đau buồn trong quá khứ khiến các chấn thương tâm lý không thể được khắc phục.
  • Lảng tránh: Người bệnh có xu hướng lảng tránh hoặc có những biểu hiện cực đoan khi nhắc đến, trực tiếp đến những nơi, những sự kiện gợi nhớ đến sự kiện gây chấn thương tâm lý.
  • Tăng động: Bị rối loạn giấc ngủ, khó ngủ, ngủ không sâu giấc, dễ giật mình và mơ thấy ác mộng.
  • Suy nghĩ tiêu cực: Những suy nghĩ tiêu cực, hồi tưởng về quá khứ làm tổn thương đến sự hoạt động của não bộ, làm suy giảm trí nhớ, tinh thần giảm sút, luôn trong trạng thái lơ mơ, không có sức sống.
  • Các biểu hiện về thể chất: Nhịp tim tăng nhanh, tăng huyết áp, hồi hộp, thở dốc, căng cơ, có cảm giác buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy, ra nhiều mồ hôi, ngất xỉu, mất khả năng kiểm soát, khó tập trung, thường xuyên cáu gắt, bộc phát cơn giận…

Bên cạnh những triệu chứng nhận biết bệnh rối loạn căng thẳng sau chấn thương tâm lý ở người lớn thì trẻ nhỏ cũng là đối tượng phổ biến của căn bệnh này với các dấu hiệu như:

Rối loạn căng thẳng sau chấn thương tâm lý
Trẻ nhỏ cũng là đối tượng dễ hình thành bệnh rối loạn căng thẳng sau chấn thương tâm lý
  • Trẻ thường xuyên gặp ác mộng, ngủ không sâu giấc do thường xuyên bị đánh thức hồi tưởng về sự kiện gây chấn thương tâm lý.
  • Tiểu tiện ngay trên giường do bị rối loạn lo âu, căng thẳng và sợ hãi quá mức dù trẻ đã không còn thói quen tiểu trên giường từ lâu.
  • Các biểu hiện của trẻ trong giao tiếp với bố mẹ, người thân, bạn bè đều mang nét đau buồn chứ không hoạt bát như những đứa trẻ bình thường. Hoặc đôi khi trẻ còn thể hiện sự u uất, nỗi buồn bã của mình thông qua việc vẽ tranh, viết nhật kí.
  • Trẻ thường xuyên đeo bám bố mẹ và quấy khóc một cách bất thường.

Rối loạn căng thẳng sau chấn thương tâm lý được chẩn đoán như thế nào?

Theo các chuyên gia, việc chẩn đoán rối loạn căng thẳng sau chấn thương tâm lý khi bệnh xuất hiện các triệu chứng kéo dài ít nhất 1 tháng kể từ thời điểm xảy ra sự kiện sang chấn tâm lý. Lúc này, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra tình trạng bệnh bằng cách đánh giá và khai thác tiền sử bệnh lý cũng như khám thực thể.

Hiện nay, vẫn chưa có một loại xét nghiệm đặc hiệu nào để chẩn đoán cụ thể bệnh rối loạn căng thẳng sau chấn thương tâm lý. Thay vào đó, bác sĩ sẽ chỉ định cho người bệnh thực hiện một số xét nghiệm máu, nước tiểu… để loại trừ các bệnh lý có triệu chứng tương tự.

Cách điều trị bệnh rối loạn căng thẳng sau chấn thương tâm lý

Sau khi đã chẩn đoán chính xác bệnh rối loạn căng thẳng sau chấn thương tâm lý chứ không phải bệnh lý thực thể hay các bệnh về tâm thần khác, bác sĩ sẽ căn cứ vào mức độ nặng nhẹ và những biểu hiện của bệnh để đưa ra những cách điều trị phù hợp.

Việc điều trị rối loạn căng thẳng sau chấn thương tâm lý chủ yếu làm giảm các các triệu chứng về thể chất, hỗ trợ kiểm soát cảm xúc, cải thiện các chức năng sinh hoạt hằng ngày và giúp người bệnh có một sức khỏe tinh thần và thể chất tốt nhất để vượt qua những suy nghĩ tiêu cực về sự kiện gây tổn thương tâm lý.

Hiện nay, để điều trị rối loạn căng thẳng sau chấn thương tâm lý có 2 cách gồm áp dụng liệu pháp tâm lý và dùng thuốc. Thông thường, để trị bệnh hiệu quả tối đa bác sĩ sẽ kết hợp cả hai phương pháp này.

Tiến hành trị liệu tâm lý

Thực hiện trị liệu về tâm lý là phương pháp phổ biến và được đánh giá cao về hiệu quả mà nó đem lại cho hầu hết các căn bệnh về tâm lý, tâm thần. Áp dụng biện pháp này cho những người mắc bệnh rối loạn căng thẳng sau chấn thương tâm lý nhằm giúp họ vượt qua nỗi sợ hãi và dừng suy nghĩ tiêu cực về sự kiện đau thương đã qua.

Rối loạn căng thẳng sau chấn thương tâm lý
Các liệu pháp trị liệu tâm lý nhằm làm tăng khả năng kiểm soát cảm xúc, giảm đau đớn khi gợi nhớ về các ý ức đau buồn

Một số biện pháp trị liệu tâm lý được áp dụng phổ biến trong việc điều trị rối loạn căng thẳng sau chấn thương tâm lý bao gồm:

  • Liệu pháp nhận thức hành vi (Cognitive behavioral therapy): Đây là phương pháp tư vấn hỗ trợ của người bác sĩ trị liệu tâm lý dành cho người bệnh, giúp họ học cách nhận thức, lấy lại sự tư duy và thay đổi những suy nghĩ tiêu cực để tránh những hành vi và cảm xúc cực đoan khi nhớ đến tổn thương trong quá khứ.
  • Liệu pháp tiếp xúc kéo dài (Prolonged exposure therapy): Đây là một loại trị liệu hành vi thông qua việc giúp người bệnh hồi tưởng lại những ký ức đau thương hoặc tiếp xúc với những đồ vật, tạo tình huống tương tự để kích thích người bệnh nhưng trong môi trường an toàn, người bệnh trong trạng thái kiểm soát tinh thần, chấp nhận thực hiện việc hồi tưởng. Cách này được ví như “con dao hai lưỡi”, một mặt có thể gây đả kích đến tinh thần người bệnh và một mặt giúp họ tự đối mặt với nỗi sợ hãi đó, trong một thời gian dài tiếp xúc sẽ dần quen thuộc và trở nên thoải mái hơn cũng như không còn quá sợ hãi hay lo lắng về sự việc đó nữa.
  • Liệu pháp tâm động học (Psychodynamic therapy): Đây là liệu pháp nói chuyện được hiện thông qua các hoạt động giúp người bệnh nhận thức được bản thân mình đang có một cuộc sống tốt đẹp, nhận ra giá trị của bản thân và thay đổi suy nghĩ tiêu cực tự hủy hoại.
  • Liệu pháp mắt chuyển động: Đây là phương pháp điều trị tiếp xúc cùng các hướng dẫn về chuyển động mắt. Liệu pháp này được các chuyên gia đánh giá đem lại hiệu quả xử lý những hồi ức đau buồn khá tốt.
  • Liệu pháp nhóm (group therapy): Có thể đem lại hiệu quả trị liệu tốt trong việc tạo cơ hội cho người bệnh chia sẻ về nỗi sợ hãi, những cảm xúc tiêu cực mà họ đã từng trải qua.
  • Giải mẫn cảm nhãn cầu và tái nhận thức (Eye movement desensitization and reprocessing – EMDR): Phương pháp trị liệu tâm lý này được đánh giá là khá phức tạp. Ban đầu được sử dụng để giúp làm giảm bớt sự đau khổ của người bệnh khi nhớ đến những ký ức đau thương và bây giờ cũng được sử dụng để điều trị các bệnh lý về rối loạn ám ảnh.

Sử dụng thuốc

Kết hợp sử dụng thuốc với liệu pháp trị liệu tâm lý đem lại hiệu quả trị bệnh cao hơn so với việc ứng dụng riêng lẻ từng bệnh. Hiện nay, các bác sĩ thường chỉ định cho người bệnh sử dụng các loại thuốc chống trầm cảm, thuốc vừa có khả năng hỗ trợ điều trị vừa kiểm soát cảm giác lo lắng cũng như các triệu chứng liên quan.

Rối loạn căng thẳng sau chấn thương tâm lý
Kiên trì sử dụng thuốc kết hợp trị liệu tâm lý là phương pháp tốt nhất hiện nay giúp điều trị hiệu quả bệnh PTSD

Cụ thể một số loại thuốc được sử dụng phổ biến như:

  • Các chất ức chế chọn lọc thụ thể serotonin (SSRIs) như citalopram (Celexa), fluvoxamine (Luvox), fluoxetine (Prooxox) Paxil) và sertraline (Zoloft)…
  • Thuốc chống trầm cảm ba vòng như amitriptyline (Elavil) và isocarboxazid (Doxepin)…
  • Thuốc chống loạn thần phổ biến là aripiprazole (Abilify), bên cạnh đó thuốc quetiapine (Seroquel) đôi khi cũng được kê đơn sử dụng.
  • Một số loại thuốc huyết áp cũng được chỉ định sử dụng trong vài trường hợp để hỗ trợ làm giảm triệu chứng bệnh. Có thể kể đến như Prazosin có tác dụng hạn chế các cơn ác mộng, clonidine (Catapres) giúp ngủ ngon hơn, propranolol (Inderal) giúp giảm hình thành các hồi ức đau buồn.

Lưu ý khi sử dụng thuốc:

  • Việc sử dụng thuốc trị bệnh rối loạn căng thẳng sau chấn thương tâm lý cần tuân thủ theo đúng liều lượng, thời gian quy định mà bác sĩ đưa ra. Không tự ý thay đổi liều dùng hay loại thuốc khi chưa có sự cho phép của bác sĩ.
  • Các chuyên gia khuyến cáo không sử dụng nhóm các loại thuốc an thần như lorazepam (Ativan) hoặc clonazepam (Klonopin) trong việc điều trị rối loạn căng thẳng sau chấn thương tâm lý vì chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh là nhóm thuốc này có hiệu quả, tùy tiện sử dụng sẽ làm tăng nguy cơ bị nghiện thuốc và gây tác dung phụ.

Trên đây là tất cả những phương pháp trị liệu tiếp cận kết hợp sử dụng thuốc đúng cách để giúp người bệnh trở nên kiên cường hơn trong việc lấy lại quyền làm chủ, kiểm soát tinh thần, loại bỏ nỗi sợ hãi và lo âu về những sự kiện gây sang chấn tâm lý đã qua, quay trở lại cuộc sống bình thường.

Những điều cần lưu ý trong điều trị rối loạn căng thẳng sau chấn thương tâm lý

Để hỗ trợ tốt nhất cho quá trình điều trị bệnh chuyên sâu cũng như đem lại kết quả cao, người bệnh phải tiếp nhận điều trị một cách chủ động và tuân thủ thực hiện các lưu ý sau đây:

  • Việc điều trị các bệnh lý tâm thần nói chung rất phức tạp và mất rất nhiều thời gian. Vì vậy, hãy chuẩn bị sẵn tinh thần chiến đấu và kiên trì đến cùng, tuân thủ phác đồ điều trị do bác sĩ đưa ra.
  • Xây dựng riêng cho bản thân một chế độ sinh hoạt, ăn uống, nghỉ ngơi và vận động lành mạnh, khoa học.
  • Tuyệt đối tránh xa các chất kích thích như cồn, caffein hay nicotin, các chất này có thể làm nghiêm trọng hơn tình trạng bệnh của bạn.
  • Đừng bao giờ có suy nghĩ sẽ dùng đến rượu bia hay ma túy để quên đi nỗi đau khổ, chúng chỉ càng làm cho cuộc sống của bạn rơi vào bế tắc và gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Rối loạn căng thẳng sau chấn thương tâm lý
Tích cực trong suy nghĩ và xây dựng một lối sống lành mạnh sẽ giúp đem lại kết quả điều trị bệnh tốt nhất

Rối loạn căng thẳng sau chấn thương tâm lý gây ra rất nhiều những hệ lụy khó lường, trước mắt là sức khỏe, là tâm lý nhưng về lâu dài nếu người bệnh vẫn mãi sống trong sự đau khổ sẽ gây rối loạn hoạt động, ảnh hưởng đến sinh hoạt, thậm chí là những hoạt động cá nhân nhỏ nhất, rối loạn hoạt động nghề nghiệp… Vì vậy, hãy chủ động trong việc điều trị, nhờ đến sự hỗ trợ của bác sĩ tâm lý nếu tự bản thân không thể vượt qua nỗi sợ hãi.

Một số nghiên cứu khoa học hiện nay cũng có thấy việc phát hiện sớm và can thiệp điều trị kịp thời với những trường hợp nghi ngờ mắc bệnh rối loạn căng thẳng sau chấn thương tâm lý sẽ giúp giảm bớt triệu chứng, giảm nhẹ mức độ bệnh hoặc thậm chí ngăn chặn bệnh phát triển.

Cùng chuyên mục

Rối loạn âu lo chia ly ở trẻ là gì? Cách điều trị như thế nào?

Rối loạn lo âu chia ly ở trẻ và những điều cần lưu ý

Rối loạn âu lo chia ly ở trẻ là tình trạng trẻ cảm thấy lo lắng, sợ hãi khi phải chia xa người thân. Nếu không phát hiện và can...

Rối loạn hoảng sợ: Nguyên nhân, dấu hiệu, chẩn đoán và điều trị

Rối loạn hoảng sợ: Nguyên nhân, dấu hiệu, chẩn đoán và điều trị

Rối loạn hoảng sợ là bệnh lý không phổ biến, thường xuất hiện ở cuối tuổi vị thành niên hoặc đầu giai đoạn trưởng thành. Đây là tình trạng lặp...

10 Địa chỉ chữa rối loạn lo âu căng thẳng tốt nhất tại TPHCM

Rối loạn lo âu căng thẳng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và khiến nhiều người cảm thấy vô cùng mệt mỏi. Lựa chọn những địa chỉ thăm...

Rối loạn lo âu có làm tăng huyết áp?

Rối loạn lo âu có làm tăng huyết áp?

Rối loạn lo âu là một chứng bệnh phổ biến và nguy hiểm, bất kỳ ai cũng có thể mắc phải dù nam hay nữ. Triệu chứng điển hình của...

Rối loạn lo âu lan tỏa: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Rối loạn lo âu lan tỏa là một bệnh lý liên quan đến thần kinh xuất hiện khá phổ biến. Thông thường bệnh sẽ khởi phát trước tuổi 25, nếu...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn