Rối loạn nhân cách là gì? Dấu hiệu và cách điều trị

Rối loạn nhân cách kịch tính (HPD) và thông tin cần biết

Rối loạn nhân cách chống đối xã hội (ASPD) là gì?

Rối loạn nhân cách phân liệt (Schizoid Personality Disorder)

Rối loạn nhân cách hoang tưởng (Paranoid personality disorder)

Rối loạn đa nhân cách là gì? Triệu chứng, cách chữa trị

Rối loạn nhân cách ranh giới là gì? Thông tin cần biết

Rối loạn nhân cách ám ảnh cưỡng chế (OCPD) là gì?

Rối loạn nhân cách phụ thuộc (DPD) và điều cần biết

Rối loạn nhân cách ái kỷ (NPD) là gì? Điều cần biết

Rối loạn nhân cách phụ thuộc (DPD) và điều cần biết

Rối loạn nhân cách phụ thuộc (DPD) là một trong những loại rối loạn nhân cách không quá phổ biến. Đặc trưng bởi tình trạng dựa dẫm vào người khác, tỏ ra phục tùng hay đeo bám và sợ hãi khi ở một mình. Điều trị nghiêm túc sẽ giúp người bệnh cải thiện triệu chứng, học được sự tự tin và tự lực.

rối loạn nhân cách phụ thuộc
Tìm hiểu các thông tin cần biết về chứng rối loạn nhân cách phụ thuộc (DPD)

Rối loạn nhân cách phụ thuộc (DPD) là gì?

Các chuyên gia sức khỏe tâm thần cho biết, tính cách là cách suy nghĩ, cảm xúc và hành vi của mỗi người. Rối loạn nhân cách ảnh hưởng tới cách mà một người suy nghĩ hay hành động, khiến họ cư xử khác nhau theo thời gian.

Rối loạn nhân cách phụ thuộc (DPD) là một trong số 10 loại rối loạn nhân cách được chẩn đoán hiện nay. Loại rối loạn này thường bắt đầu trong thời thơ ấu hay đến năm 29 tuổi.

Những người mắc chứng DPD có nhu cầu cao là được người khác quan tâm, chăm sóc. Thông thường, một người bị DPD sẽ dựa vào những người gần gũi với họ bởi các nhu cầu về cả tình cảm hay thể chất. Những người khác có thể nhìn nhận họ là thiếu thốn hay đeo bám.

Trên thực tế, những người bị DPD thường có xu hướng tin rằng họ không thể tự chăm sóc cho bản thân mình. Họ có thể gặp phải nhiều khó khăn khi đưa ra các quyết định hằng ngày khi không có sự trấn an và giúp đỡ từ người khác. Ví dụ ngay cả những quyết định nhỏ nhất như ăn gì, mặc gì.

Số liệu thống kê cho thấy, rối loạn nhân cách nói chung ảnh hưởng đến khoảng 10% người trưởng thành. Trong đó, dưới 1% đáp ứng với các tiêu chuẩn chẩn đoán về rối loạn nhân cách phụ thuộc. Phụ nữ thường có nguy cơ mắc DPD cao hơn nam giới.

Nguyên nhân gây rối loạn nhân cách phụ thuộc

Cho đến nay, các chuyên gia sức khỏe tâm thần vẫn chưa tìm ra nguyên nhân cụ thể gây ra DPD. Tuy nhiên, họ tin rằng nó là kết quả của sự kết hợp giữa các yếu tố di truyền, môi trường và sự phát triển.

Các triệu chứng của DPD thường xuất hiện ở tuổi trưởng thành sớm. Đôi khi chúng dưỡng như xuất hiện từ hư không. Trong các trường hợp khác, các yếu tố nhất định cũng có thể làm tăng khả năng phát triển của chứng rối loạn này.

rối loạn nhân cách phụ thuộc
Chứng rối loạn nhân cách phụ thuộc thường bắt đầu trong thời thơ ấu

Các chuyên gia đã phát hiện ra rằng, một số yếu tố sau có thể làm tăng nguy cơ hình thành và phát triển DPD:

  • Quan hệ lạm dụng: Những người có tiền sử lạm dụng các mối quan hệ sẽ có nguy cơ bị chẩn đoán rối loạn nhân cách phụ thuộc cao hơn.
  • Chấn thương thời thơ âu: Trẻ em đã từng bị lạm dụng, bao gồm cả lạm dụng bằng lời nói hay bị bỏ rơi có thể phát triển DPD. Nó cũng có thể ảnh hưởng tới những người đã từng trải qua một căn bệnh có thể đe dọa tính mạng trong thời thơ ấu.
  • Tiền sử gia đình: Một người nào đó có thành viên trong gia đình bị DPD hay rối loạn lo âu khác có thể được chẩn đoán DPD cao hơn những đối tượng khác.
  • Một số hành vi văn hóa và tôn giáo: Một số người có thể phát triển DPD do tham gia vào các văn hóa và tôn giáo nhấn mạnh sự phụ thuộc vào quyền lực. Tuy nhiên sự thụ động này không phải là dấu hiệu của DPD.

Một số bằng chứng cho thấy rằng, phụ nữ có nhiều khả năng phát triển rối loạn nhân cách phụ thuộc hơn là nam giới. Tuy nhiên điều này là do sự khác biệt về sinh học hay môi trường thì vẫn chưa có nghiên cứu xác nhận.

Các triệu chứng của DPD

Rối loạn nhân cách phụ thuộc có chung một số triệu chứng với các loại rối loạn nhân cách khác. Tuy nhiên, DPD cũng có một vài đặc điểm riêng để xác định nó. Điều này giúp bạn nhìn nhận và tìm đến sự giúp đỡ của bác sĩ khi cần thiết.

Các triệu chứng của rối loạn nhân cách phụ thuộc có thể bao gồm:

  • Khó khăn khi đưa ra các quyết định mà không có ý kiến đóng góp hay sự hiện diện của người khác.
  • Quá phục tùng hoặc thụ động.
  • Không có khả năng không đồng ý hay tranh luận với người khác.
  • Cho phép hay muốn người khác xử lý các công việc cá nhân của bạn.
  • Cực kỳ sợ hãi bị bỏ rơi, đặc biệt là bỏ rơi bởi những người thân yêu.
  • Nỗi buồn dữ dội và sự thờ ơ khi một người thân yêu ra đi hay sau khi chia tay.
  • Sẵn sàng làm bất cứ điều gì ở trong khả năng của bạn. Bao gồm cả việc lạm dụng, ngược đãi hay làm những điều nguy hiểm bất hợp pháp. Mục đích là để làm hài lòng một người có địa vị hay giữ họ ở bên bạn.
  • Gặp khó khăn khi bắt đầu dự án hay phải làm mọi việc một mình.
  • Không ngừng tìm kiếm các mối quan hệ và vun đắp chúng để bản thân không cô đơn. Cho dù có những mối quan hệ có thể không lành mạnh và tiến triển tốt.
  • Đặt nhu cầu của người chăm sóc mình lên trên cả nhu cầu bản thân.
  • Có xu hướng mơ mộng và ngây thơ.
dấu hiệu nhận beiets DPD
Những người bị rối loạn nhân cách phụ thuộc thường rất sợ bị bỏ rơi

Khi ở một mình, người bị DPD có thể gặp phải các vấn đề sau:

  • Hồi hộp
  • Sự lo ngại
  • Nỗi sợ
  • Cơn hoảng loạn
  • Vô vọng

Một số triệu chứng này cũng có thể gặp phải ở những người bị trầm cảm, rối loạn lo âu hay mãn kinh. Chỉ khi các dấu hiệu này làm suy yếu đáng kể các chức năng sống và khiến họ cảm thấy đau khổ thì mới xác định đây là DPD.

Ảnh hưởng của DPD đến cuộc sống người bệnh

Các chuyên gia cho biết, nhiều vấn đề có thể phát triển cùng với chứng DPD. Ví dụ như căng thẳng liên tục của DPD có thể dẫn tới việc bạn tìm đến rượu hay sử dụng ma túy để đối phó. Điều này có thể dẫn tới các rối loạn đồng thời xảy ra. Trong đó rối loạn sử dụng chất gây nghiện sẽ làm trầm trọng thêm các vấn đề sức khỏe tâm thần và ngược lại.

Rối loạn nhân cách phụ thuộc cũng có thể sẽ gây căng thẳng cho các mối quan hệ. Một người mắc chứng DPD có nhu cầu thường xuyên được trấn an, có thể khiến cho người thân của họ thất vọng. Thậm chí còn tạo ra xung đột giữa hai người. Khi các mối quan hệ quan trọng tan biến thì triệu chứng DPD có thể trở nên trầm trọng hơn. Hơn nữa còn có thể phát triển chứng trầm cảm.

Ngoài ra, DPD cũng có thể sẽ dẫn người bệnh vào các mối quan hệ bị lạm dụng. Bằng cách liên tục cố gắng làm hài lòng các đối tác của họ, những người mắc chứng DPD có thể khó nhận ra rằng họ đang không được đối xử bằng tình yêu thương hay sự tôn trọng. Các mối quan hệ bị lạm dụng đôi khi còn khiến cho việc chăm sóc sức khỏe tâm thần trở nên khó khăn hơn.

Chẩn đoán rối loạn nhân cách phụ thuộc

Trước hết, bác sĩ sẽ khám sức khỏe để biết liệu có tình trạng nào khác gây ra các triệu chứng hay không. Sau đó giới thiệu người bệnh với một chuyên gia chăm sóc sức khỏe tâm thần. Bởi những người này mới có đủ chuyên môn để chẩn đoán DPD.

Chuyên gia sức khỏe tâm thần sẽ nói chuyện với người bệnh về lịch sự sức khỏe tâm thần mà họ gặp phải trong quá khứ. Các câu hỏi có thể bao gồm:

  • Cảm giác của người bệnh
  • Bất kỳ mối quan tâm nào khác về sức khỏe tâm thần
  • Bất kỳ vấn đề sử dụng chất kích thích nào
chẩn đoán rối loạn nhân cách phụ thuộc
Nên tìm kiếm sự giúp đỡ từ bác sĩ khi nghi ngờ mình đang có các triệu chứng rối loạn nhân cách phụ thuộc

Chuyên gia sẽ so sánh câu trả lời của người bệnh được liệt kê trong DSM-5. Rối loạn nhân cách phụ thuộc được chẩn đoán khi tìm thấy 5 trong số các tiêu chuẩn chẩn đoán DSM-5. Bao gồm:

  • Không thực tế, sợ hãi bị bỏ rơi.
  • Cảm giác lo lắng hay bất lực khi phải ở một mình.
  • Không có khả năng quản lý các trách nhiệm trong cuộc sống khi không tìm sự giúp đỡ từ phía người khác.
  • Ngại nêu ý kiến vì sợ mất sự ủng hộ hay tán thành.
  • Có động lực mạnh mẽ để nhận được sự trợ giúp từ người khác. Thậm chí chọn làm những điều không vui để có được nó.
  • Gặp rắc rối khi đưa ra các quyết định hằng ngày khi không có ý kiến đóng góp hay trấn an từ người khác.
  • Gặp khó khăn khi bắt đầu hay hoàn thành dự án. Nguyên nhân là do thiếu tự tin hay thiếu khả năng đưa ra quyết định.
  • Thúc giục tìm kiếm một mối quan hệ mới khi mối quan hệ thân thiết kết thúc.

Chẩn đoán phân biệt:

Một số rối loạn nhân cách khác cũng đặc trưng bởi tình trạng quá nhạy cảm với sự thay đổi. Tuy nhiên chúng có thể được phân biệt DPD khi dựa vào các đặc tính đặc trưng sau đây:

  • Rối loạn nhân cách ranh giới (BPD): Người bị BPD quá sợ hãi nên không thể kiểm soát được mức độ giống như người bị DPD. Bệnh nhân bị BPD không giống như những người bị DPD, ở giữa sự phục tùng và thù địch dữ dội.
  • Rối loạn nhân cách tránh né (AvPD): Những bệnh nhân bị AvPD cũng quá sợ hãi nên không thể chịu đựng được mức độ kiểm soát như những người bị DPD. Người bị AvPD thường rút lui cho tới khi họ chắc chắn rằng họ sẽ được chấp nhận mà không bị chỉ trích. Trong khi đó, những người bị BPD tìm kiếm và cố gắng duy trì các mối quan hệ với người khác.
  • Rối loạn nhân cách kịch tính (HPD): Những người bị rối loạn nhân cách kịch tính thường tìm kiếm sự chú ý hơn là sự trấn an. Tuy nhiên, họ lại bị ngăn cản nhiều hơn, họ khoa trương hơn và tích cực tìm kiếm sự chú ý. Trong khi đó những người bị rối loạn nhân cách phụ thuộc lại thường tự huyễn hoặc nhút nhát.

Ngoài ra, rối loạn nhân cách phụ thuộc cần được phân biệt rõ với các tình trạng phụ thuộc có trong một số rối loạn tâm thần khác. Điển hình như rối loạn hoảng sợ, rối loạn trầm cảm hay ám ảnh sợ khoảng trống.

Điều trị rối loạn nhân cách phụ thuộc

Điều quan trọng nhất là bạn cần phải tìm kiếm sự giúp đỡ nếu bản thân nghĩ rằng mình đang bị DPD. Điều này đặc biệt quan trọng khi bạn đang đồng thời phải đối mặt với các vấn đề sức khỏe tâm thần khác. Hay bị rối loạn sử dụng chất kích thích kèm theo.

Bác sĩ sẽ trao đổi và đưa ra một kế hoạch điều trị giúp bạn kiểm soát tốt hơn chứng rối loạn của mình. Có thể bao gồm tâm lý trị liệu, dùng thuốc hay các công cụ hỗ trợ khác. Cụ thể như sau:

1. Tâm lý trị liệu

Tâm lý trị liệu được cho là phương pháp điều trị chính với chứng rối loạn nhân cách phụ thuộc. Trọng tâm của liệu pháp là giúp cho mọi người trở nên độc lập hơn. Liệu pháp nhận thức hành vi (CBT) có thể được dùng để giúp một cá nhân thách thức những suy nghĩ tiêu cực. Đồng thời bắt đầu tham gia vào các hành vi độc lập hơn.

Liệu pháp tâm động học đặc biệt hiệu quả để điều trị DPD. Một nhà trị liệu tâm động học làm việc để khám phá các gốc rễ của sự phụ thuộc, cũng như quá trình vô thức kéo dài nó.

điều trị DPD
Liệu pháp nhận thức hành vi (CBT) được dùng phổ biến trong điều trị DPD

Nhà trị liệu phải đảm bảo rằng người thực hiện liệu pháp không trở nên phụ thuộc vào họ. Mục tiêu của điều trị luôn được nhấn mạnh là thúc đẩy sự độc lập. Hơn nữa, liệu pháp phải làm cho người bệnh cảm thấy có nhiều khả năng tự chăm sóc bản thân hơn.

2. Thuốc men

Thuốc không phải là phương pháp điều trị đặc hiệu với chứng rối loạn nhân cách phụ thuộc. Tuy nhiên nếu DPD khiến bạn bị trầm cảm hay lo lắng thì bác sĩ có thể kê toa cho bạn sử dụng một số loại thuốc phù hợp.

Bác sĩ có thể chỉ định cho bạn sử dụng thuốc trầm cảm, ví dụ như fluoxetine (Prozac®). Hoặc một số loại thuốc an thần, ví dụ như alprazolam (Xanax®) cũng có thể được dùng. Tuy nhiên cần đảm bảo dùng đúng chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không tùy tiện mua thuốc về dùng hay tăng giảm liều lượng.

3. Phương pháp hỗ trợ khác

Người bị DPD nên chủ động tìm hiểu về DPD, rối loạn nhân cách cùng các tình trạng sức khỏe tâm thần khác. Những kiến thức này sẽ giúp bạn hiểu thêm về sự hỗ trợ mà bản thân cần để kiểm soát rối loạn mà mình gặp phải.

Trường hợp, bạn là người thân của những người bị mắc DPD thì cần thường xuyên quan tâm, trò chuyện cũng như trao đổi với họ. Điều này giúp cho người bệnh có được nhiều động lực để vượt qua chứng rối loạn nhân cách phụ thuộc một cách tốt hơn.

DPD có ngăn ngừa được không?

Bạn có thể không ngăn ngừa được chứng rối loạn nhân cách phụ thuộc. Tuy nhiên điều trị có thể giúp cho những người có nguy cơ phát triển DPD tìm cách tránh hay xử lý các tình huống khó khăn.

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, các mối quan hệ lành mạnh có thể giúp trẻ ngăn ngừa sự phát triển của DPD sau này. Nếu một đứa trẻ chỉ có mối quan hệ mạnh mẽ với gia đình, bạn bè hay giáo viên thì nó có khả năng chống lại tác hại từ những người khác.

Cần cẩn trọng với tình trạng rối loạn nhân cách phụ thuộc. Bởi nếu không được điều trị, rối loạn này có thể làm tăng nguy cơ bị trầm cảm hay lạm dụng các chất gây nghiện… Do đó, cần nghiêm túc điều trị theo chỉ dẫn của chuyên gia sức khỏe tâm thần để có thể sống một cuộc sống lành mạnh.

Cùng chuyên mục

Rối loạn nhân cách ái kỷ là bệnh lý tâm thần hiếm gặp, đặc trưng bởi nhu cầu được nịnh nọt, sự tự cao, luôn đề cao, ảo tưởng tài năng, vẻ đẹp, địa vị của bản thân

Rối loạn nhân cách ái kỷ (NPD) là gì? Điều cần biết

Rối loạn nhân cách ái kỷ là hội chứng về tâm lý được đặc trưng bởi hình thái tâm lý phổ biến là tự cao, có nhu cầu được nịnh...

Người mắc hội chứng OCPD thường theo chủ nghĩa hoàn hảo, luôn kiểm soát bản thân và cứng nhắc, cực kỳ nguyên tắc trong công việc, các luật lệ, phẩm hạnh và đạo đức

Rối loạn nhân cách ám ảnh cưỡng chế (OCPD) là gì?

Rối loạn nhân cách ám ảnh cưỡng chế được gọi tắt là hội chứng OCPD. Đây là một trạng thái nhân cách rất không bình thường, đặc trưng bởi sự...

Người mắc BPD thường hay tức giận dữ dội và khó kiểm soát cơn giận dữ của họ

Rối loạn nhân cách ranh giới là gì? Thông tin cần biết

Rối loạn nhân cách ranh giới hay rối loạn nhân cách cảm xúc không ổn định là một dạng rối loạn cảm xúc, đặc trưng bởi những hành vi, suy...

rối loạn nhân cách

Rối loạn nhân cách là gì? Dấu hiệu và cách điều trị

Rối loạn nhân cách là một dạng rối loạn tâm thần xảy ra phổ biến, đặc trưng bởi lối suy nghĩ và hành vi cứng nhắc, không lành mạnh. Tình...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn