Chứng rối loạn tiền đình ở trẻ em: Nguyên nhân và chữa trị

Cách phòng ngừa và chăm sóc người bệnh rối loạn tiền đình

Người bị rối loạn tiền đình nên ăn gì và kiêng gì tốt nhất?

12 bài thuốc Nam chữa rối loạn tiền đình theo dân gian hay nhất

Bệnh rối loạn tiền đình theo Đông y và bài thuốc chữa trị hiệu quả

Phác đồ điều trị bệnh rối loạn tiền đình

5 bài tập yoga chữa rối loạn tiền đình đơn giản, hiệu quả

Mẹo dùng lá ngải cứu chữa rối loạn tiền đình hiệu quả

7 Món ăn chữa rối loạn tiền đình hay nhất bạn nên thử

Bị rối loạn tiền đình uống thuốc gì nhanh khỏi?

Rối loạn tiền đình ngoại biên là gì? Có nguy hiểm không?

Rối loạn tiền đình được chia thành hai loại là rối loạn tiền đình ngoại biên và rối loạn tiền đình trung ương. Trong đó, rối loạn tiền đình ngoại biên chiếm 90% trên tổng số người mắc bệnh tiền đình, là tình trạng rối loạn chức năng các cấu trúc bên trong tai. Mặc dù là bệnh lành tính nhưng nếu không được sớm điều trị, các triệu chứng của bệnh sẽ tái đi tái lại ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Rối loạn tiền đình ngoại biên là gì?

Rối loạn tiền đình ngoại biên là tình trạng tổn thương của dây thần kinh số 8 hoặc rối loạn các cấu trúc ở tai trong
Rối loạn tiền đình ngoại biên là tình trạng tổn thương của dây thần kinh số 8 hoặc rối loạn các cấu trúc ở tai trong

Rối loạn tiền đình ngoại biên là tình trạng các cấu trúc ở tai trong hoặc dây thần kinh số 8 trở nên rối loạn. Người bị rối loạn tiền đình ngoại biên thường gặp phải tình trạng xây xẩm mặt mày khi thay đổi tư thế. Thế nhưng, rối loạn tiền đình ngoại biên là dạng bệnh lành tính, cho nên người bệnh thường không có các triệu chứng bệnh quá nghiêm trọng. Rối loạn tiền đình ngoại biên chỉ gây cảm giác khó chịu trong sinh hoạt hằng ngày. Thông thường thì cơn chóng mặt chỉ xuất hiện một cách nhanh chóng rồi qua đi khi người bệnh thay đổi trạng thái như từ tư thế nằm chuyển sang ngồi, xoay người, lắc đầu,…

Tuy nhiên, đối với người bị rối loạn tiền đình ở tình trạng nặng thì triệu chứng gây nên sẽ rất đáng lo ngại. Người bị rối loạn tiền đình ở tình trạng nặng sẽ gặp phải tình trạng chóng mặt kéo dài dẫn đến xây  xẩm mặt mày khiến người bệnh trở nên mệt mỏi, choáng váng, không thể đi đứng được, thậm chỉ là thay đổi tư thế như đứng lên, ngồi xuống, xoay người, lắc đầu cũng trở nên khó khăn. Hơn thế, người bệnh không chỉ bị chóng mặt kéo dài mà cơn chóng mặt còn kéo theo các triệu chứng như ù tai, thính lực giảm ở một hoặc cả hai bên tai, kèm theo nôn, ói mửa nhiều. Ngoài ra, người bệnh còn gặp phải các triệu chứng như choáng váng, sợ ánh sáng, hồi hộp, khó tập trung, nặng đầu,…gây khó chịu.

Nguyên nhân gây rối loạn tiền đình ngoại biên

Nguyên nhân của bệnh được cho là do chấn thương vùng đầu, cấu trúc tai trong hoặc dây thần kinh tiền đình bị tổn thương. Mà nguyên nhân chính thường xuất phát từ:

  • Sử dụng các loại thuốc gây tổn thương đến tiền đình như thuốc lợi tiểu, thuốc giảm đau, thuốc kháng sinh, thuốc xạ trị,…
  • Những người bị tổn thương dây thần kinh tiền đình do viêm tai xương chũm mạn tính, viêm mê nhĩ, chấn thương, u góc cầu tiểu não, bệnh meniere
  • Người sử dụng nhiều rượu bia gây tổn thương tiền đình
  • Những người làm việc văn phòng vì ngồi nhiều trong phòng máy lạnh sẽ khiến vùng cột sống bị nhiễm lạnh, về lâu dài sẽ gây nên co thắt động mạch cột sống và dẫn đến rối loạn tiền đình ngoại biên.
  • Viêm dây tiền đình do virus do mắc các bệnh như zona, thủy đậu cảm cúm gây biến chứng viêm dây thần kinh tiền đình
  • Nguyên nhân khác có thể gây ra rối loạn là do ít vận động, thay đổi thời tiết đột ngột, sống trong môi trường nhiều tiếng ồn, căng thẳng mệt mỏi stress kéo dài, mắc bệnh lý thoái hóa cột sống cổ ảnh hưởng đến sự lưu thông máu trong hệ đốt sống thân nền…

Các loại rối loạn tiền đình ngoại biên

Rối loạn tiền đình ngoại biên được chia thành hai dạng là nhẹ và nặng
Rối loạn tiền đình ngoại biên được chia thành hai dạng là nhẹ và nặng

Dựa vào triệu chứng của bệnh người ta chia bệnh thành hai dạng với những đặc trưng sau:

  • Rối loạn tiền đình thể nhẹ: Ở người mắc rối loạn tiền đình thể nhẹ, biểu hiện đặc trưng là các cơn chóng mặt thoáng qua, xuất hiện trong một thời gian ngắn khi thay đổi tư thế như từ ngồi chuyển sang đứng, từ nằm chuyển sang ngồi hay lắc đầu. Tình trạng chóng mặt thường xảy ra khi có chấn thương nhẹ ở vùng đầu hoặc người bệnh mắc bệnh lý tắc mạch máu ở vùng sau cổ gây rối loạn tiền đình ngoại biên.
  • Rối loạn thể nặng: Các triệu chứng chóng mặt, nặng đầu nặng và kéo dài khiến người bệnh choáng váng không thể đi đứng, không thể thay đổi tư thế được. Đặc biệt, tình trạng chóng mặt thường kèm theo một số triệu chứng khác như buồn nôn, nôn nhiều, ù tai, giảm thính lực ở một hoặc cả hai bên, đau nặng đầu, choáng váng, hồi hộp, khó tập trung, sợ ánh sáng.

Tình trạng hoa mắt, chóng mặt ở người mắc rối loạn tiền đình ngoại biên rất đáng lo ngại. Ở mức độ nhẹ, các triệu chứng này chỉ tồn tại trong thời gian ngắn, tuy nhiên nếu nặng sẽ thường lặp đi lặp lại.

Rối loạn tiền đình ngoại biên có nguy hiểm không?

Rối loạn tiền đình ngoại biên chiếm hơn 90% trong số những người bị bệnh rối loạn tiền đình. Tùy thuộc vào tinh trạng bệnh mà mức độ ảnh hưởng cũng không giống nhau, cụ thể:

  • Đối với trường hợp nhẹ: người bệnh sẽ chỉ có những triệu chứng như chóng mặt, hoa mắt và chỉ xuất hiện nhanh chóng rồi qua đi, không gây nguy hiểm và ảnh hưởng nhiều. Tuy nhiên nếu như không được phát hiện sớm và chữa trị kịp thời hoặc tùy ý sử dụng các biện pháp chữa trị không đúng cách có thể khiến cho bệnh trở nên nghiêm trọng.
  • Đối với trường hợp rối bệnh trở nặng: Người bệnh sẽ gặp phải tình trạng như: mất ngủ thường xuyên, khó giữ thăng bằng khi đứng lên ngồi xuống hoặc gặp khó khăn trong việc di chuyển, thay đổi tư thế. Thậm chí còn có những biển hiện như nôn tháo nôn thốc, ù tai liên tục trong nhiều ngày,… dẫn đến suy kiệt sức khỏe nghiêm trọng. 

Ngoài ra, bệnh cũng có thể để lại nhiều biến chứng cực kỳ nghiêm trọng như đột quỵ não, tai biến mạch máu não, đứt – vỡ động mạch não hay thậm chí liệt nửa người tứ chi.

Cách chữa rối loạn tiền đình ngoại biên

Tùy vào mức độ, các triệu chứng bệnh mà có các biện pháp điều trị phù hợp. Nhìn chung, dù điều trị theo phương pháp nào thì người bệnh cũng cần thăm khám bác sĩ chuyên khoa thần kinh để xác định tình trạng bệnh của mình. 

Hỗ trợ điều trị mà không cần dùng thuốc

Tình trạng chóng mặt, hoa mắt có thể được cải thiện bằng phương pháp châm cứu
Tình trạng chóng mặt, hoa mắt có thể được cải thiện bằng phương pháp châm cứu

Có thể sử dụng một số biện pháp hỗ trợ điều trị giúp làm thuyên giảm các triệu chứng của bệnh mà không dùng thuốc bằng cách như:

  • Mát xa, dùng nước ấm để ngâm chân: Bằng cách mát xa nhẹ nhàng và dùng nước ấm để ngâm chân trước khi đi ngủ là một phương pháp tốt giúp lưu thông mạch máu, hỗ trợ điều trị các triệu chứng của bệnh.
  • Bấm huyệt: Bấm huyệt được cho là một trong những phương pháp hiệu quả và an toàn nhất giúp hỗ trợ điều trị rối loạn tiền đình. Bấm huyệt được thực hiện bằng cách tác động một lực vào các huyệt đạo có kết nối với não để giúp quá trình tuần hoàn não được cải thiện cùng lúc cải thiện nuôi dưỡng các tế bào não. 
  • Tập một số bài thể dục nhẹ nhàng: Áp dụng một số bài tập thể dụng nhẹ nhàng cũng là một phương pháp hiệu quả giúp hỗ trợ điều trị rối loạn tiền đình. Người bệnh có thể tập các bài tập như bài tập Romberg, bài tập lắc lư hai bên, lắc lư trước sau, bài tập dậm chân tại chỗ, tư thế cúi đầu nghỉ, tư thế xoay lắc đầu, dựa chân vào tường,..
  • Ngồi thuyền, tập yoga: Ngồi thuyền và tập yoga là một phương pháp tốt giúp không khí khi được lưu thông và đưa đến bộ não tốt hơn, giúp điều hòa lượng oxy trong não đưa đến các bộ phận khác đưa hoạt động của não bộ bình thường trở lại.

Chữa rối loạn tiền đình ngoại biên bằng cách bài thuốc dân gian

  • Sử dụng óc heo: óc heo có hiệu quả điều trị rối loạn tiền đình cực kỳ tốt vì óc heo có tác dụng giúp tuần hoàn não. Tuy nhiên tùy vào cơ địa và tình trạng bệnh của mỗi người mà hiệu quả mà nó mang lại cũng khác nhau và để quá trình điều trị bệnh đạt được hiệu quả tốt thì nên kết hợp với thuốc điều trị và rèn luyện sức khỏe. 
  • Đinh lăng: Lá đinh lăng có tính mát, có tác dụng lương huyết, hoạt huyết vì vậy được cho là một loại thuốc chữa rối loạn tiền đình ngoại biên phổ biến trong dân gian. Lá đinh lăng giúp giảm chứng đau đầu, chóng mặt, buồn nôn rất có hiệu quả trong quá trình điều trị bệnh. 
  • Mộc nhĩ( hay còn gọi là nấm mèo): Mộc nhĩ có chứa nhiều vitamin B, rất cần thiết trong việc chữa trị rối loạn tiền đình ngoại biên. 
  • Ngải cứu: Ngải cứu có khả năng giúp giảm hoa mắt, chóng mặt một cách hiệu quả, vì thế chế biến các món ăn từ ngải cứu để bổ sung vào khẩu phần ăn là một trong những phương pháp đơn giản và hiệu quả giúp hỗ trợ điều trị rối loạn tiền đình ngoại biên.
  • Trà thảo mộc: có thể sử dụng một số loại trà thảo mộc như trà bạc hà hay trà hoa cúc để giúp điều trị rối loạn tiền đình ngoại biên vì những loại trà thảo mộc này giúp giảm chóng mặt và nâng cao khả năng tập trung ngoài ra còn giúp sảng khoái tinh thần nâng cao thể trạng rất tốt.

Điều trị bằng Đông y

Có thể áp dụng các bài thuốc Đông y chữa rối loạn tiền đình ngoại biên
Có thể áp dụng các bài thuốc Đông y chữa rối loạn tiền đình ngoại biên

Bài thuốc thiên ma câu đằng ẩm

Tác dụng: Giúp chữa các triệu chứng choáng váng, lảo đảo, hoa mắt chóng mặt

Nguyên liệu

Câu đằng………..12g

Ích mẫu………….12g

Phục thần………..12g

Ngưu tất………….12g

Tang ký sinh……..12g

Sơn chi……………12g

Đỗ trọng………….10g

Hoàng cầm……….10g

Dạ giao đằng…….10g

Thiên ma………….8g

Hà thủ ô trắng……10g

Thạch quyết minh..20g

Cách thực hiện

  • Sắc uống ngày một thang 
  • Chia 2 – 3 lần trong ngày
  • Uống 3 – 5 thang liền

Bài thuốc Cúc địa hoàng hoàn

Tác dụng: Chữa các triệu chứng như: ù tai, chóng mặt, hoa mắt

Nguyên liệu

Bạch cúc hoa……120g

Câu kỷ tử………..120g

Phục linh…………120g

Đơn bì……………120g

Trạch tả………….120g

Sơn dược……….160g

Thục địa …………320g

Cách thực hiện:

  • Chế biến thành bột
  • Ngày uống 8 – 16 gam chiêu cùng nước muối nhạt

Bài thuốc nhị căn thang

Tác dụng: giúp hoạt huyết, lưu thông mạch máu não, hỗ trợ điều trị rối loạn tiền đình.

Nguyên liệu

Hải đới căn….……30g

Cát căn……………20g

Bán hạ…………….10g

Xuyên khung…….12g

Thạch xương bồ…16g

Cách thực hiện:

  • Sắc uống ngày 1 tháng
  • Chia 2 -3 lần trong ngày
  • Uống 3 – 6 thang liền

Cách điều trị bằng thuốc Tây

  • Thuốc Acetyl Leucin(Tanganil): Dùng để điều trị những cơn hoa mắt, đau đầu, chóng mặt không rõ nguyên nhân
  • Thuốc Cinnarizin(Stugeron): Điều trị ù tai, chóng mặt, cảm giác mất thăng bằng
  • Thuốc Flunarizin(Nomigrain, Hepen, Fluzine): Điều trị chóng mặt, nhức đầu, tăng lưu thông oxy lên não
  • Thuốc Vinpocetin: giúp não tăng khả năng chịu đựng khi thiếu oxy, giúp điều trị các triệu chứng đau đầu, chóng mặt, mất thăng bằng
  • Thuốc Sibelium: Điều trị tình trạng rối loạn chức năng hệ thống tiền đình như nhức đầu, chóng mặt, giảm trí nhớ, khả năng tập trung kém, mất ngủ
  • Thuốc Apharmarin: giúp phòng và điều trị đau nửa đầu, các triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, ù tai, suy giảm trí nhớ,..
  • Thuốc Tanakan: Giúp nâng cao tuần hoàn não điều hòa và vận động mạch trên toàn bộ tế bào mạch máu

Làm gì khi mắc rối loạn tiền đình ngoại biên?

Khi bị rối loạn tiền đình ngoại biên, cần xây dựng chế độ dinh dưỡng và lối sống khoa học
Khi bị rối loạn tiền đình ngoại biên, cần xây dựng chế độ dinh dưỡng và lối sống khoa học

Đây là căn bệnh thường gặp, các triệu chứng của bệnh thường lặp đi lặp lại nhiều lần khiến người bệnh suy kiệt về tinh thần và sức lực. Bên cạnh việc sử dụng các loại thuốc điều trị, người bệnh cũng cần biết cách phòng chống các hội chứng của bệnh để tránh ảnh hưởng đến cuộc sống. Cụ thể:

  • Chế độ dinh dưỡng hợp lý: Cần cung cấp đủ dưỡng chất cho cơ thể, tăng cường ăn nhiều rau xanh, hoa quả, uống nhiều nước, không sử dụng rượu bia, chất kích thích, tránh các đồ ăn vặt nhiều dầu mỡ. Tuyệt đối không nhịn ăn, không bỏ bữa, tránh để cho cơ thể thiếu chất..
  • Chế độ sinh hoạt: Cần phân bổ thời gian vận động phù hợp, tăng cường luyện tập thể dục mỗi ngày, có thể áp dụng một số bài tập thể dục như đạp xe, đi bộ, chạy bộ… 
  • Ngủ đủ giấc, đúng giờ, luôn giữ cho tinh thần thoải mái, sảng khoái, tránh stress, căng thẳng, mệt mỏi, hạn chế công việc nặng nhọc, tránh làm việc quá sức để tránh tổn hại đến sức khỏe.

Có thể thấy, rối loạn tiền đình ngoại biên là rối loạn chức năng của dây thần kinh số 8 hoặc của các cấu trúc ở tai trong. Đây là bệnh lành tính, không đe dọa tính mạng nhưng lại thường xuyên xuất hiện, ảnh hưởng đến sức khỏe, thế nên bạn cần đến các cơ sở y tế để thăm khám và có biện pháp điều trị phù hợp.

Có thể bạn quan tâm:

Cùng chuyên mục

Không nên lạm dụng phương pháp này để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe

Mẹo chữa rối loạn tiền đình bằng củ gừng theo dân gian

Rối loạn tiền đình là căn bệnh thường gặp, xuất hiện ở nhiều lứa tuổi, ngày càng có xu hướng gia tăng ở người trẻ, tuy không đe dọa tính...

Ăn óc heo có chữa được bệnh rối loạn tiền đình?

Trong dân gian, nhiều người đã sử dụng óc heo chữa rối loạn tiền đình bởi những tác dụng vượt trội của nó. Óc heo được xem là giải pháp...

Sơ cứu và cấp cứu cho người bị rối loạn tiền đình cấp

Rối loạn tiền đình là căn bệnh khá phổ biến và không phân biệt tuổi tác, tuy nhiên sẽ thường gặp hơn ở những người trưởng thành và cao tuổi,...

Trị rối loạn tiền đình bằng mẹo ngâm chân

Mẹo chữa rối loạn tiền đình không cần dùng thuốc bạn nên thử

10 bí quyết chữa rối loạn tiền đình không cần dùng thuốc dưới đây rất an toàn, đơn giản và dễ dàng thực hiện tại nhà. Nếu áp dụng đúng...

Xoa bóp bấm huyệt chữa rối loạn tiền đình là phương pháp điều trị không dùng thuốc, an toàn hiệu quả được nhiều người lựa chọn

Hướng dẫn cách xoa bóp bấm huyệt chữa rối loạn tiền đình

Tiền đình là hệ thống nằm phía sau hai bên ốc tai, có chức năng giữ cân bằng cho cơ thể khi thực hiện các hoạt động, di chuyển, xoay...

Chữa rối loạn tiền đình bằng lá đinh lăng và những điều cần lưu ý

4 cách dùng lá đinh lăng chữa rối loạn tiền đình bạn nên thử

Chữa rối loạn tiền đình bằng lá đinh lăng có tác dụng làm giảm các triệu chứng của bệnh như hoa mắt, chóng mặt, đau đầu… Vậy tại sao có...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn