Rôm sảy có lây không? Có tự khỏi không? Bao lâu thì hết?
Nội Dung Bài Viết
Tình trạng rôm sảy xuất hiện trên da khiến bé bị ngứa ngáy liên tục, ngủ không ngon, quấy khóc, khó chịu,… Vậy bệnh rôm sảy có lây không? Khoảng bao lâu thì bệnh sẽ khỏi? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp cụ thể cho bạn về vấn đề này.
Rôm sảy có lây không?
Bệnh rôm sảy tạo nên những mảng hồng lớn xuất hiện trên làn da của bé do tuyến mồ hôi hoạt động nhiều, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ. Thông thường, các nốt mụn do rôm sảy gây ra sẽ mọc ở các vị trí như cổ, ngực, nách, da đầu. Các sẩn màu đỏ hồng có mụn nước nhỏ hoặc mụn mủ trắng xen lẫn. Trẻ thường xuyên bị đau nhức, khó chịu ở da nên bứt rứt, quấy khóc, khó ngủ, ăn không ngon,…
Theo các chuyên gia da liễu, rôm sảy không phải là bệnh truyền nhiễm nên không có khả năng lây từ người này sang cho người khác. Cơ chế phát bệnh là do tự bản thân người bệnh phát ra. Bệnh rôm sảy do một số nguyên nhân gây nên như tuyến mồ hôi bị tắc nghẽn, trẻ vận động quá nhiều, mặc quần áo bó sát, bé sử dụng bỉm tã thường xuyên,…
Mặc dù bệnh rôm sảy không có khả năng lây lan sang cho người khác nhưng căn bệnh này sẽ khiến trẻ vô cùng khó chịu. Nếu không tiến hành chữa trị kịp thời, bệnh có thể gây chuyển biến phức tạp, ảnh hưởng đến làn da của trẻ. Vì bệnh rôm sảy không lây lan nên mọi người có thể an tâm chăm sóc và hỗ trợ cho người bệnh nhanh chóng khỏi.
Rôm sảy có tự khỏi không?
Hầu hết trẻ nhỏ là đối tượng rất dễ mắc bệnh rôm sảy. Vốn dĩ làn da của trẻ khá nhạy cảm. Khi thời tiết nóng nực, làn da bị bí sẽ rất dễ khiến các bé mắc bệnh rôm sảy. Đây là bệnh lý có thể được cải thiện nếu thời tiết mát mẻ. Một số trường hợp trẻ có thể tự khỏi bệnh rôm sảy nếu khí hậu thích hợp và bệnh chỉ mới hình thành ở mức độ nhẹ.
Tuy nhiên, với căn bệnh rôm sảy, phụ huynh không nên quá chủ quan. Nếu không tiến hành điều trị kịp thời cho trẻ sẽ gây tổn thương nghiêm trọng đến làn da các bé. Với những trường hợp trẻ bị rôm sảy ở mức độ nặng, bệnh không những không khỏi mà chuyển biến phức tạp hơn. Rất nhiều bé bị rôm sảy trong khoảng thời gian dài vẫn không thể chữa trị khỏi bệnh.
Bên cạnh đó, những nốt mụn do rôm sảy gây ra rất dễ để lại sẹo, gây mất thẩm mỹ cho làn da của bé. Một số trường hợp, trẻ có khả năng bị bội nhiễm, mưng mủ, gây ngứa ngáy, đau đớn. Đồng thời, những tế bào da về sau sẽ rất khó có thể phát triển tốt, da trở nên nhạy cảm, bong tróc hơn, nguy cơ khiến trẻ bị viêm da mãn tính, nhiễm trùng da.
Ngoài ra, bệnh rôm sảy ở trẻ em còn có thể gây viêm tắc tĩnh mạch não, viêm cầu thận cấp. Các nốt mụn hình thành có mủ sẽ khiến trẻ dễ bị nhiễm trùng huyết. Tốt nhất, khi trẻ có dấu hiệu bị rôm sảy, cha mẹ nên sớm đưa trẻ tiến hành thăm khám. Bên cạnh đó, bạn không nên thực hiện theo các phương pháp dân gian, dễ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ và khiến làn da bị tổn thương nhiều hơn.
Bệnh rôm sảy bao lâu thì hết?
Thời tiết nóng bức là một trong những nguyên nhân khiến cho tuyến mồ hôi ở trẻ hoạt động quá mức. Nếu cha mẹ mặc quần áo cho trẻ quá chật sẽ rất dễ gây bít tuyến mồ hôi, ảnh hưởng nghiêm trọng đến làn da của trẻ. Lúc này, bệnh rôm sảy hình thành sẽ khiến cho da bé nổi các mẩn đỏ như đầu kim, có hình tròn ở các vị trí như ngực, lưng, đầu, cổ,…
Thông thường, bệnh rôm sảy sẽ cải thiện sau 2 – 3 ngày nếu thời tiết mát mẻ, dễ chịu. Bản chất của tình trạng rôm sảy là do thời tiết nóng nực gây ra. Nếu khí hậu mát mẻ, làn da không tiết quá nhiều mồ hôi thì bệnh sẽ được cải thiện đáng kể. Lúc này, các triệu chứng ửng đỏ, nổi mụn do bệnh rôm sảy gây ra sẽ nhanh chóng biến mất. Đồng thời, một số biểu hiện của bệnh có thể xuất hiện, tái phát ở đợt tiếp theo nếu thời tiết nóng nực trở lại.
Ở những đợt tái phát sau, bệnh rôm sảy sẽ có mức độ nghiêm trọng hơn so với đợt đầu. Đặc biệt, mức độ tổn thương da phức tạp hơn. Làn da của trẻ có thể bị thâm, bé bị nôn ói liên tục. Điều này có thể khiến trẻ bị kiệt sức, sụt cân, tim đập nhanh, nhức đầu, choáng váng, tổn thương da nghiêm trọng. Do đó, cha mẹ cần phải thận trọng khi bé bị mắc bệnh rôm sảy.
Thực tế, không phải bệnh rôm sảy nào cũng dễ dàng tự hết. Căn bệnh này có thể tái phát thành nhiều đợt, khiến làn da trẻ lúc nào cũng bị ửng đỏ. Mụn nước có thể bị vỡ và tạo điều kiện thuận lợi để các loại vi khuẩn tấn công, gây viêm loét, nhiễm trùng da, đe doạ đến tính mạng của trẻ. Thời gian để bệnh rôm sảy hết còn tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố như mức độ mắc bệnh của trẻ, phương pháp điều trị, loại thuốc điều trị,….
Lời khuyên khi trẻ bị rôm sảy
Rôm sảy là bệnh lý về da, khiến trẻ liên tục quấy khóc, sụt cân, khó ngủ,… Khi nhận thấy trẻ có những dấu hiệu mắc bệnh rôm sảy, cha mẹ nên nhanh chóng đưa trẻ tiến hành thăm khám bác sĩ. Tùy thuộc vào từng mức độ mắc bệnh, bác sĩ chuyên khoa sẽ đưa ra phương pháp điều trị bệnh thích hợp. Dưới đây là một số lời khuyên khi trẻ mắc bệnh rôm sảy, phụ huynh cần phải biết.
- Không nên cho trẻ chạy nhảy, hoạt động quá mức dưới trời nắng nóng vì dễ khiến mồ hôi ra nhiều, khiến bệnh chuyển biến nặng hơn
- Vệ sinh làn da sạch sẽ, tránh gây viêm nhiễm, nhiễm trùng da.
- Sử dụng quạt hoặc máy điều hòa để làm mát cơ thể và giữ cho làn da được thông thoáng
- Mặc quần áo mỏng, nhẹ, thoáng mát với chất liệu mềm mại để tránh gây nóng bí, khó thấm mồ hôi
- Thường xuyên thay đồ cho trẻ và phơi quần áo dưới ánh nắng mặt trời
- Giữ vệ sinh phòng ở sạch sẽ, thoáng mát
- Hạn chế cho trẻ ra đường và tiếp xúc trực tiếp với môi trường có quá nhiều khói bụi, ô nhiễm
- Lựa chọn xà phòng tắm thích hợp cho các bé để tránh gây kích ứng da
- Khi tắm cho trẻ, bạn hãy để da khô tự nhiên thay vì sử dụng khăn lau.
- Không nên sử dụng các loại mỹ phẩm, thuốc mỡ bôi trên làn da trẻ vì dễ gây bít lỗ chân lông, kích ứng da, khiến mồ hôi không thoát ra được
- Bổ sung các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin và khoáng chất từ rau xanh và trái cây cho trẻ
- Không được cho trẻ ăn thức ăn cay, nóng, chứa thành phần kích ứng, dễ gây ảnh hưởng đến làn da
- Cho trẻ uống nước đầy đủ và ngủ đủ giấc để hỗ trợ điều trị bệnh tốt hơn
- Cắt móng tay cho trẻ, tránh tình trạng các bé gãi ngứa gây chảy máu, tổn thương, nhiễm trùng ở da
- Không nên sử dụng phấn thoa cho trẻ nếu không được bác sĩ yêu cầu vì phấn có thể gây bít lỗ chân lông trên da
- Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc điều trị cho trẻ khi không có bất cứ chỉ định nào của bác sĩ chuyên khoa
- Trong suốt quá trình điều trị bệnh rôm sảy, nếu có bất cứ vấn đề nào bất thường sảy ra, người bệnh nên thông báo cho bác sĩ được biết để có hướng xử lý kịp thời
Trên đây là một số thông tin giúp các bậc phụ huynh hiểu rõ hơn về thắc mắc: Rôm sảy có lây không? Vốn dĩ bệnh rôm sảy có thể gây tổn thương làn da của trẻ nên cha mẹ cần sớm đưa trẻ thăm khám. Bên cạnh đó, bạn không nên sử dụng các loại lá được lưu truyền trong dân gian để chữa trị bệnh cho trẻ, tránh tình trạng làn da chuyển biến nặng hơn.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!