Bệnh viêm xoang nên kiêng ăn gì, bổ sung gì nhanh khỏi?

Cà độc dược chữa viêm xoang được không, có an toàn?

10 Cách chữa viêm xoang bằng thuốc nam hiệu quả (cây quanh nhà)

Biến chứng của viêm xoang – Nhận biết, phòng ngừa, xử lý

10+ cách chữa viêm xoang tại nhà đơn giản, hiệu quả cao

6 cách trị viêm xoang sàng (trước + sau) tại nhà tốt nhất

Viêm xoang cấp tính – Triệu chứng, cách chăm sóc & điều trị

Viêm xoang mãn tính – Sự nguy hiểm và cách điều trị

Viêm xoang chảy máu mũi nguy hiểm không? Cách xử lý

Mổ viêm xoang khi nào? Quy trình và thông tin cần biết

Rửa mũi xoang đúng cách và những sai lầm thường gặp

Bệnh viêm xoang tuy không nghiêm trọng nhưng ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt và đời sống của con người. Để giảm bớt những triệu chứng của viêm xoang có nhiều phương pháp khác nhau trong đó rửa mũi xoang là một trong những phương pháp thông dụng được nhiều người biết đến. Tuy nhiên rửa mũi xoang như thế nào cho đúng cách thì không phải ai cũng nắm được. Hãy theo dõi bài viết sau đây của chúng tôi để được hướng dẫn cách rửa mũi xoang một cách khoa học và tránh những sai lầm thường gặp. 

Rửa mũi xoang đúng cách và những sai lầm thường gặp
Rửa mũi xoang đúng cách và những sai lầm thường gặp

Rửa mũi xoang và lợi ích mang lại

Rửa mũi xoang là biện pháp vệ sinh khoang mũi bằng dung dịch chuyên dụng hoặc nước muối sinh lý, nhờ đó tống khứ chất nhầy và bụi bẩn ra khỏi vùng xoang, sát khuẩn niêm mạc xoang, tạo cảm giác thông thoáng, dễ thở cho người bệnh.

Nhờ vào sự thông khí và sát khuẩn khi rửa mũi mà giúp cho người bệnh giảm các triệu chứng như:

  • Nhức đầu, đau mặt, đau hàm
  • Phù nề niêm mạc xoang
  • Nghẹt mũi, sổ mũi, khó thở
  • Suy giảm thị lực (Nhờ vào tác động làm sạch ống lệ khi rửa mũi xoang)

Chính vì vậy, rửa mũi xoang còn được biết đến là một liệu pháp để hỗ trợ điều trị viêm xoang mãn tính, viêm xoang cấp do nhiễm trùng, viêm xoang mũi dị ứng,… mà không có tác dụng phụ nào đáng kể.

Những sai lầm khi rửa mũi xoang

Rửa mũi xoang được áp dụng tương đối phổ biến tuy nhiên người bệnh còn gặp khá nhiều sai lầm khi thực hiện phương pháp này. 

Tự ý sử dụng nước muối

Nhiều người cho rằng việc vệ sinh khoang mũi là vô cùng đơn giản và dễ dàng thực hiện tại nhà, chính vì thế mà tự ý mua các dung dịch nước muối sinh lý hoặc tự pha dung dịch nước muối để thực hiện. Tuy nhiên, điều này có thể dẫn đến tình trạng viêm xoang nặng hơn mà không hề hay biết. Tình trạng bệnh lý và thể chất của mỗi người là khác nhau, vì vậy người bệnh không thể tự ý mua các dung dịch về thụt rửa mũi mà không có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Khi thực hiện phương pháp này, bác sĩ sẽ chỉ định cho từng bệnh nhân sao cho phù hợp theo các tiêu chí:

  • Nồng độ: Tùy vào mức độ tình trạng viêm nhiễm, phù nề,… trong khoang mũi mà nồng độ dung dịch nước muối có thể thay đổi. Việc sử dụng dung dịch có nồng độ muối quá cao có thể gây tổn thương niêm mạc mũi, làm cho tình trạng bệnh nặng thêm.
  • Liều lượng: Căn cứ vào mức độ của bệnh để áp dụng biện pháp này. Khi rửa mũi với lượng dung dịch quá mức cho phép cũng như tần suất quá nhiều trong ngày cũng sẽ gây phản tác dụng và khiến bệnh trở nên khó chữa hơn. 
Không nên tự ý rửa mũi xoang tại nhà
Không nên tự ý rửa mũi xoang tại nhà

Lạm dụng

Việc rửa mũi giúp bệnh nhân có cảm giác thông thoáng, nhẹ mũi, dễ thở, chính vì thế người bệnh dễ rơi vào tình trạng lạm dụng phương pháp này. 

Việc rửa mũi quá nhiều sẽ gây phản ứng ngược khiến tuyến nhầy hoạt động mạnh hơn, tiết ra chất chầy nhiều hơn. Bên cạnh đó, rửa mũi liên tục làm trầy xước niêm mạc mũi, khiến vết thương bên trong mũi trở nên nghiêm trọng hơn. Ngoài ra, lạm dụng rửa mũi còn có thể đẩy mủ chui sâu hơn vào trong xoang, bít tắc lỗ thông xoang gây viêm xoang nặng hơn. 

Rửa mũi không đúng cách

Phần lớn người bệnh thực hiện biện pháp rửa mũi thông qua các hướng dẫn truyền miệng hoặc rỉ tai nhau mà không tham vấn trực tiếp thông qua bác sĩ. Các nội dung chưa chắc đã được kiểm định, chính vì thế dễ dẫn đến tình trạng rửa mũi không đúng cách, mất vệ sinh, mất an toàn, nhất là khi rửa mũi xoang cho trẻ.

Những biến chứng có thể xảy ra

Những sai lầm khi rửa mũi xoang có thể gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của người bệnh, khiến tình trạng bệnh thêm phức tạp và thậm chí gây nhiều biến chứng nguy hiểm, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ.

  • Việc sử dụng sai nồng độ, quá liều lượng, lạm dụng,… làm viêm xoang bùng phát nặng hơn so với ban đầu
  • Việc rửa mũi không đúng cách vô tình khiến dị vật đi vào khoang mũi, hoặc mang theo vi khuẩn tấn công vào niêm mạc vùng mũi.
  • Rửa mũi không đúng cách hoặc xì mũi quá mạnh khiến nước mũi rỉ ra hai bên tai dẫn đến biến chứng viêm tai giữa rất khó điều trị. Nếu để lâu có thể dẫn đến viêm vùng sọ ảnh hưởng trực tiếp đến não và hệ thần kinh. 
  • Rửa mũi xoang không đúng gây tác động quá mạnh đến tuyến lệ và dây thần kinh thị giác có thể gây biến chứng nghiêm trọng dẫn đến mù mắt.
Rửa mũi xoang không đúng cách gây nhiều biến chứng nguy hiểm
Rửa mũi xoang không đúng cách gây nhiều biến chứng nguy hiểm

Rửa mũi xoang đúng cách

Để thực hiện rửa mũi xoang đúng cách người bệnh cần chuẩn bị như sau:

Vật dụng

Các vật dụng để khi tiến hành rửa mũi xoang có thể mua tại các cửa hiệu thuốc Tây. Cần lưu ý kiểm tra tính niêm phong của các vật dụng đó trước khi mua, đặc biệt là ống tiêm.

  • Nước muối sinh lý 0,9%
  • Nước cất 
  • Bình neti (Hoặc ống tiêm 50cc)
  • Khăn mềm
  • Dụng cụ sát trùng

Cách thực hiện hiện

*Đối với người lớn

  • Pha nước muối sinh lý với nước cất theo đúng nồng độ bác sĩ chỉ định
  • Sát trùng bình neti (Nếu sử dụng bình neti)
  • Cho dung dịch nước muối đã pha vào bình neti (hoặc ống tiêm) theo dung tích bác sĩ chỉ định
  • Nghiêng đầu 1 góc 45 độ, tuyệt đối không ngửa đầu ra phía sau để nước muối có thể chảy từ mũi này sang mũi kia
  • Đặt vòi của bình neti (hoặc đầu ống tiêm) vào bên cánh mũi cao hơn, vào sâu khoảng 0,5 – 0,7cm
  • Bóp ống neti (hoặc đẩy xi lanh ống tiêm) để đẩy nước muối vào khoang mũi, đồng thời há miệng và thở bằng miệng. Nước muối, chất nhầy và bụi bẩn sẽ bị đẩy sang cánh mũi phía bên kia và ra ngoài
  • Làm tương tự với bên còn lại
  • Dùng khăn vải mềm vệ sinh lại sạch sẽ.
Làm thế nào để rửa mũi xoang đúng cách?
Làm thế nào để rửa mũi xoang đúng cách?

*Đối với trẻ em

  • Thực hiện các bước pha chế và sát trùng tương tự như trên theo chỉ dẫn của bác sĩ
  • Bế bé nằm sấp trên đùi mẹ, người hơi nghiêng, áp lưng bé vào ngực mẹ. Tay trái mẹ kê phần má và đầu bé sao cho mặt hơi song song với mặt sàn, trán ở vị trí cao hơn cằm. Tay phải cầm bình neti (hoặc ống tiêm)
  • Đặt vòi bình neti (hoặc ống tiêm) và thực hiện bơm nước muối tương tự như đối với người lớn, tuy nhiên cần lưu ý theo dõi nhịp thở của bé, đẩy nước muối vào khi bé thở ra. Tránh hoàn toàn việc bơm nước muối khi bé hít vào vì có thể dẫn đến sặc. 

*Lưu ý khi rửa mũi xoang:

  • Không nên tự ý điều chế dung dịch nước muối tại nhà, đặc biệt việc sử dụng các loại muối đóng gói để pha loãng là vô cùng nguy hiểm vì có thể lẫn tạp chất hoặc vi khuẩn gây viêm nhiễm vùng xoang
  • Không nên đẩy nước muối quá mạnh tay gây áp lực lớn lên thành niêm mạc dẫn đến tổn thương niêm mạc mũi
  • Trong trường hợp nước muối đi xuống họng và miệng thì nhổ ra ngoài để tránh tình trạng nhiễm khuẩn
  • Tránh việc hỉ mũi mạnh sau khi bơm nước muối vì có thể gây ảnh hưởng đến khu vực tai – họng, dễ gây ra biến chứng viêm tai giữa
  • Đối với trẻ nhỏ, nếu không có đủ kinh nghiệm, bố mẹ nên tìm đến sự hỗ trợ của bác sĩ
  • Sau khi thực hiện rửa mũi xoang, cần vệ sinh sạch sẽ, sát trùng dụng cụ cẩn thận và cất ở nơi khô ráo, thoáng mát.

Rửa mũi xoang có chữa được viêm xoang không?

Việc rửa mũi xoang chỉ làm giảm các triệu chứng do viêm xoang gây ra và hỗ trợ điều trị viêm xoang chứ không hoàn toàn chữa trị tận gốc bệnh lý viêm xoang. Chính vì thế khuyến cáo người bệnh ngay khi có dấu hiệu của bệnh viêm xoang, cần đến bệnh viện uy tín để bác sĩ thăm khám và có phương pháp chữa trị phù hợp. Đồng thời được xây dựng phác đồ điều trị khoa học, tránh để tình trạng bệnh phát triển nặng sẽ gây khó khăn hơn trong điều trị, tốn nhiều chi phí, thời gian và ảnh hưởng sức khỏe người bệnh.

Cần điều trị viêm xoang theo sự chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
Cần điều trị viêm xoang theo sự chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Bên cạnh việc sử dụng nước muối sinh lý để rửa mũi xoang, người bệnh cũng nên thực hiện các biện pháp sau để cải thiện tình trạng bệnh lý, giúp cho việc điều trị diễn ra tốt hơn.

  • Chế độ ăn uống: Uống nhiều nước, tăng cường nước ép trái cây tươi, các loại rau xanh, hoa quả,… để tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể, giúp dễ dàng phòng chống sự lây lan và phát triển của vi rút gây bệnh.
  • Giữ vệ sinh mũi họng: Thường xuyên vệ sinh khoang mũi họng đúng cách, súc miệng bằng nước muối, tiêu diệt các vi khuẩn gây ra tình trạng viêm nhiễm. Đeo khẩu trang khi đi ra ngoài, hạn chế ở nơi đông người để tránh sự xâm nhập của vi khuẩn gây hại và bụi bẩn ô nhiễm,..
  • Giữ ấm cơ thể: Cần giữ ấm vùng mũi và cổ khi đi ra ngoài đặc biệt trong thời tiết lạnh hoặc thời điểm giao mùa nhiều thay đổi. Hạn chế tắm nước lạnh. Chườm vùng mũi bằng khăn ấm vào mỗi sáng sớm.
  • Thể dục thể thao: Rèn luyện thói quen thể dục thể thao điều độ và thường xuyên, đúng cách, phù hợp với thể trạng để cải thiện sức khỏe, nâng cao sức đề kháng.
  • Thăm khám thường xuyên: Nên thường xuyên tới bác sĩ để kiểm tra tình trạng bệnh, dựa vào đó mà đưa ra sự điều chỉnh phác đồ điều trị cho phù hợp. Việc theo dõi sát sao sẽ giúp quá trình điều trị diễn ra hiệu quả hơn.

Trên đây là những thông tin cần thiết chúng tôi cung cấp cho quý bạn đọc để có thể hiểu rõ hơn về phương pháp rửa mũi xoang đúng cách. Hy vọng rằng đây là những kiến thức bổ ích giúp quý bạn đọc trong việc chữa trị cũng như phòng ngừa viêm xoang tái phát.

Cùng chuyên mục

10+ Loại thuốc chữa trị viêm xoang được đánh giá cao

Mục tiêu chính của việc sử dụng thuốc chữa trị viêm xoang là giảm phù nề, làm thông mũi, tăng dẫn lưu các xoang, cải thiện triệu chứng hắt hơi,...

Viêm xoang nặng – Triệu chứng và giải pháp điều trị

Viêm xoang nặng là tình trạng chuyển giai đoạn của viêm xoang cấp tính do sự chủ quan và phương pháp điều trị không đúng cách của người bệnh, gây...

Viêm xoang và viêm mũi dị ứng: Phân biệt thế nào?

Viêm xoang và viêm mũi dị ứng: Cách phân biệt, điều trị

Có không ít người nhầm lẫn giữa các dấu hiệu viêm xoang và viêm mũi dị ứng. Điều này dẫn đến tâm lý chủ quan khi người bệnh tự "đoán...

Bệnh viêm xoang sàng sau mãn tính & thông tin cần biết

Bệnh viêm xoang sàng sau mãn tính & thông tin cần biết

Bệnh viêm xoang sàng sau mãn tính có thể phát sinh thành nhiều biến chứng nguy hiểm nếu như không được điều trị sớm. Bệnh xảy ra ở các xoang...

Viêm xoang sàng là gì? Cách điều trị như thế nào?

Viêm xoang sàng – Triệu chứng, cách điều trị và lưu ý

Viêm xoang sàng là tình trạng niêm mạc xoang sàng bị viêm. Bệnh hình thành dịch mủ, gây ứ đọng, bít tắc và tạo áp lực lên xoang sàng. Vậy...

Mổ viêm xoang khi nào? Quy trình và thông tin cần biết

Hầu hết những bệnh nhân mắc bệnh viêm xoang đều khiến cho niêm mạc xoang bị sưng, chảy nước dịch, xoang bị bít tắc, hình thành mủ, thường xuyên đau...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn