Tóc bạc sớm: Nguyên nhân và cách điều trị

Đừng nhầm lẫn giữa rụng tóc sinh lý và rụng tóc bệnh lý

Rụng tóc nhiều ở trẻ: Nguyên nhân và cách xử lý

8 cách trị rụng tóc từ lá trà xanh sẽ khiến bạn bất ngờ

Chân tóc yếu gây rụng tóc: Nguyên nhân và cách chăm sóc

Nguyên nhân gây rụng tóc ở trẻ sơ sinh cha mẹ cần chú ý

Bị rụng tóc nhiều khi gội đầu phải làm sao?

Mẹo dân gian chữa rụng tóc bằng mè đen

Công thức chữa rụng tóc bằng lá ổi lưu truyền dân gian

Hà thủ ô và công dụng trị rụng tóc lưu truyền ngàn năm

Đừng nhầm lẫn giữa rụng tóc sinh lý và rụng tóc bệnh lý

Rụng tóc là hiện tượng mà ngày nào chúng ta cũng gặp phải. Nếu là rụng tóc sinh lý, nó sẽ không gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và thẩm mỹ. Nhưng có nhiều trường hợp tóc rụng lại là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm, cần được điều trị sớm. Vậy làm thế nào để phân biệt rụng tóc sinh lý và rụng tóc bệnh lý?

Phân biệt rụng tóc sinh lý và rụng tóc bệnh lý

Làm thế nào để phân biệt rụng tóc sinh lý và rụng tóc bệnh lý?
Làm thế nào để phân biệt rụng tóc sinh lý và rụng tóc bệnh lý?

Thông thường, chúng ta sẽ rụng khoảng 100 sợi tóc mỗi ngày. Nhưng nó sẽ không gây ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như thẩm mỹ bởi sẽ có nang tóc khác mọc lên song song. Hiện tượng này được gọi là rung tóc sinh lý. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp rụng tóc lại là dấu hiệu của các bệnh nguy hiểm.

Điều đáng nói ở đây là có nhiều người nhầm lẫn giữa rụng tóc sinh lý và rụng tóc bệnh lý. Vậy cách phân biệt ra sao?

1. Rụng tóc sinh lý

Rụng tóc sinh lý có nghĩa là tóc rụng theo vòng đời. Tóc mọc lên, phát triển dài ra và theo thời gian nó sẽ bị già yếu và rụng đi. Nhưng sau khi lớp tóc cũ rụng sẽ có lớp tóc mới mọc ra để thay thế cho  lớp tóc cũ.

Mỗi cọng tóc của chúng ta sẽ dài thêm khoảng 1cm/tháng, tức là 0.35mm. Và 100 là số cọng tóc bị già và rụng đi mỗi ngày nhưng cũng sẽ có chừng ấy cọng tóc mới mọc lên. Vì vậy, đây là hiện tượng bình thường và không có gì đáng ngại.

Một sợi tóc có chu kỳ sống khoảng 2 – 6 năm, thường ở nữ giới có thời gian tóc mọc kéo dài hơn nam. Trên mái tóc của chúng ta có khoảng 5 – 10% tóc ở giai đoạn nghỉ để chờ rụng, 1 – 2% ở giai đoạn ngưng và có khoảng 85 – 95% tóc đang ở giai đoạn mọc. Do cả 2 quá trình rụng tóc và mọc tóc diễn ra đồng thời nên ta thấy lượng tóc dường như không có sự  thay đổi.

Rụng tóc sinh lý thường do các nguyên nhân như:

  • Bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài: Môi trường ô nhiễm, nhiễm nấm, vi khuẩn gây viêm nang tóc.
  • Do tác động tâm lý: Căng thẳng, mệt mỏi kéo dài, rối loạn lo âu
  • Cách chăm sóc tóc không đúng: Buộc tóc quá chặt, gãi đầu mạnh hay sấy tóc ở nhiệt độ quá cao.
  • Cơ thể không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng, thiếu máu, phụ nữ sau sinh hoặc đang mang thai, rụng tóc ở tuổi dậy thì.
  • Tiếp xúc với các hóa chất nhiều: Nhuộm, uốn tóc quá nhiều, dùng các sản phẩm chăm sóc tóc không phù hợp.
Chăm sóc tóc không đúng cách có thể gây rụng tóc
Chăm sóc tóc không đúng cách có thể gây rụng tóc

Nếu gặp phải tình trạng này, bạn sẽ không cần phải lo lắng. Bởi tóc rụng không gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cũng như thẩm mỹ. Tuy nhiên, nếu muốn có được mái tóc chắc khỏe hơn, mượt mà hơn và hạn chế tình trạng tóc rụng, nên lưu ý và áp dụng một số biện pháp như sau:

  • Chải đầu đúng cách: Nên chải tóc theo hướng ngược với tóc mọc, không chải xuôi theo chiều rủ xuống của tóc.
  • Cần cung cấp cho cơ thể đầy đủ các chất dinh dưỡng, uống đủ nước.
  • Tránh để tóc tiếp xúc với các hóa chất thường xuyên.
  • Giữ cho tâm trạng luôn thoải mái, vui vẻ, ngủ đủ giấc, tạo những thói quen tốt. Loại bỏ phiền muộn, lo âu.
  • Dùng dầu gội và các sản phẩm chăm sóc tóc phù hợp.
  • Nên massage nhẹ nhàng trong khi gội đầu. Điều này sẽ giúp kích thích mao mạch và mao nang phát triển để giúp tóc nhanh mọc trở lại.
  • Không nên sấy tóc với nhiệt độ quá cao, để máy sấy xa tóc khi sấy sẽ làm giảm tổn thương cho tóc.

2. Rụng tóc bệnh lý

Nếu như rụng tóc sinh lý là hiện tượng bình thường, không có gì đáng ngại thì rụng tóc bệnh lý lại là vấn đề nghiêm trọng. Do nó có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh nguy hiểm. Để phân biệt rụng tóc sinh lý và rụng tóc bệnh lý, bạn có thể dựa trên những dấu hiệu dưới đây:

  • Tóc rụng nhiều hơn 100 sợi mỗi ngày mà không rõ nguyên nhân, rụng trong thời gian dài. Khi chải tóc hoặc gội đầu, tóc rụng thành từng nhúm một. Hoặc khi tóc đã khô, lấy tay vuốt lên tóc sẽ thấy rụng nhiều và bị vướng vào các kẽ tay.
  • Tóc rụng thành từng mảng: Tóc rụng chỉ tập trung ở một vị trí nhất định, rất ít khi mọc lại. Với tình trạng này, chỉ cần rụng tóc một thời gian ngắn là da đầu đã lộ ra vị trí bị rụng tóc.
  • Tóc bị rụng nhưng không mọc lại: Đây là dấu hiệu để giúp bạn không bị nhầm lẫn giữa rụng tóc sinh lý và rụng tóc bệnh lý. Dù tóc có rụng ít hay nhiều thì bạn vẫn sẽ cảm thấy tóc không mọc lại, mái tóc sẽ ngày càng mỏng và ít đi. Đặc biệt, nếu như xem da đầu sẽ thấy có rất ít tóc con mọc lên, đôi khi còn có cả những mảng tóc rất thưa.
  • Rụng tóc kèm theo da đầu bị bong tróc, ngứa ngáy hoặc có nhiều vết hồng ban. Những biểu hiện này cho thấy bạn có thể bị nấm da đầu vì vậy cần đi khám để điều trị.
  • Những cọng tóc con mọc lên rất yếu, có khi xoăn tít. Đây là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang thiếu chất dinh dưỡng, không thể nuôi dưỡng các sợi tóc khỏe mạnh. Để khắc phục, nên gặp bác sĩ để được tư vấn về chế độ dinh dưỡng.
Tóc rụng nhiều và kéo dài có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh nguy hiểm
Tóc rụng nhiều và kéo dài có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh nguy hiểm

Như đã nói, nếu bị rụng tóc nhiều, kéo dài, nó có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh nguy hiểm. Trong đó, có thể kể đến các yếu tố như:

  • Rụng tóc do di truyền: Đây là nguyên nhân gây rụng tóc ở nam giới phổ biến nhất, từ đó gây hói đầu. Nhưng ở nữ giới cũng có thể gặp phải tình trạng này. Nó thường xảy ra đồng thời với quá trình bị lão hóa và có khả năng dự đoán được hình thái của tóc qua thời gian.
  • Thay đổi nội tiết tố: Rụng tóc có thể liên quan đến tình trạng rối loạn nội tiết tố như: Thay đổi nội tiết tố trong giai đoạn mang thai, sinh nở, rụng tóc ở phụ nữ thời kỳ mãn kinh và mắc các vấn đề về tuyến giáp. Điều này có thể khiến tóc rụng tạm thời hoặc vĩnh viễn.
  • Mắc các bệnh lý như bệnh rụng tóc từng vùng, nhiễm trùng da đầu do giun đũa hoặc mắc hội chứng “nghiện giật tóc”, suy giảm tuyến giáp.
  • Do tác dụng phụ của các loại thuốc chữa ung thư, trầm cảm, thuốc chữa bệnh tim, huyết áp cao…
  • Xạ trị phần đầu khiến tóc không thể mọc lại.

Với những trường hợp bị rụng tóc bệnh lý, cần đi khám và chữa trị sớm để tránh gây tổn hại đến sức khỏe. Bởi nó có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh nguy hiểm.

Để làm giảm tình trạng rụng tóc, các bác sĩ có thể chỉ định sử dụng các loại thuốc giảm viêm, thuốc ức chế hệ miễn dịch như prednisone. Nếu bị rụng tóc do tác dụng phụ của thuốc, bác sĩ có thể khuyển bạn nên dùng sang loại thuốc khác có tác dụng tương tự.

Trường hợp bị rụng tóc do di truyền, bệnh nhân có thể dùng các loại thuốc sau:

  • Finasteride (biệt dược Propecia): Loại thuốc này cần được chỉ định bởi bác sĩ, dùng để chữa rụng tóc cho nam. Thuốc Finasteride có tác dụng làm chậm lại quá trình rụng tóc, đồng thời kích thích quá trình mọc tóc mới. Tuy nhiên, thuốc ít có tác dụng đối với những người đàn ông trên 60 tuổi.
  • Minoxidil (biệt dược Rogaine): Thuốc này có thể dùng cho cả nam và nữ để chữa rụng tóc. Chúng có thể được điều chế ở dạng bọt, chất lỏng và dùng để thoa lên da đầu hàng ngày. Thời gian đầu sử dụng, nó có thể gây rụng tóc, tóc mới mọc lên có thể mỏng và ngắn hơn tóc cũ. Nhưng bệnh nhân cần phải kiên trì sử dụng khoảng 6 tháng để giảm lượng tóc rụng và kích thích tóc mọc trở lại.
  • Các loại thuốc khác: Tùy vào từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ có thể chỉ định sử dụng thêm những loại thuốc khác. Chẳng hạn như thuốc uống dutasteride là một loại thuốc được dùng để chữa rụng tóc cho nam giới. Thuốc tránh thai và spironolactone có thể ngăn ngừa rụng tóc ở nữ giới.
Cần dùng thuốc đúng theo sự chỉ định của bác sĩ để bảo đảm an toàn
Cần dùng thuốc đúng theo sự chỉ định của bác sĩ để bảo đảm an toàn

Nếu như bị rụng tóc sinh lý và rụng tóc bệnh lý quá nhiều, thậm chí là rụng tóc vĩnh viễn thì phương pháp cấy tóc hoặc liệu pháp laser sẽ được chỉ định. Cụ thể:

  • Phẫu thuật cấy tóc: Bác sĩ da liễu hoặc bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ sẽ lấy ra những mảng da đầu nhỏ, trên mỗi mảng có chứa một vài sợi tóc ở vùng quanh đầu hoặc phía sau đầu của bệnh nhân. Tiếp theo, các nang tóc được cấy vào vị trí đầu bị hói. Để mang đến hiệu quả như mong muốn, đôi khi người bệnh phải thực hiện phẫu thuật nhiều lần. Tuy đã được cấy, nhưng hiện tượng rụng tóc do di truyền vẫn sẽ xảy ra. Những kỹ thuật điều trị thường khá tốn kém, gây đau đớn. Nó cũng có thể để lại sẹo và chảy máu.
  • Liệu pháp laser: Đây là một phương pháp được áp dụng để chữa rụng tóc do di truyền cho cả nam và nữ. Mặc dù có thể cải thiện mật độ của tóc, nhưng cần được nghiên cứu thêm và tính hiệu quả của nó.

Ngoài các biện pháp điều trị trên, bạn có thể sử dụng các sản phẩm hỗ trợ như khăn quàng cổ, đội tóc giả. Hoặc có thể tìm đến các nhà tạo mẫu tóc để giúp bạn có một mái tóc đẹp hơn.

Trên đây là cách phân biệt rụng tóc sinh lý và rụng tóc bệnh lý. Vì rụng tóc là hiện tượng phổ biến mà ai cũng sẽ gặp phải nên có nhiều người chủ quan không thăm khám. Nhưng rụng tóc có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh nguy hiểm. Do đó nếu thấy tóc mình rụng nhiều bất thường, hãy đi khám để nhận được sự chỉ định của bác sĩ.

Cùng chuyên mục

Kem kích thích mọc tóc Zhair Cream

Top 15 loại thuốc mọc tóc tốt và an toàn nhất hiện nay

Tóc rụng nhiều, tóc ít bẩm sinh dù đã áp dụng nhiều biện pháp nhưng không thấy cải thiện là nguyên nhân khiến nhiều người tìm đến các loại thuốc...

Top 8 dầu gội ngăn rụng tóc và kích thích mọc tóc hiệu quả

Rụng tóc hay tóc thưa là một trong những mối lo ngại của nhiều người. Theo đó, những phương pháp cải thiện vấn đề này từ các nguyên liệu thiên...

Rụng tóc nhiều là dấu hiệu của bệnh gì? Làm sao ngăn ngừa?

Rụng tóc nhiều là dấu hiệu của bệnh gì? Làm sao ngăn ngừa?

Rụng tóc nhiều bất thường có thể là dấu hiệu nhận biết của một số vấn đề như: thiếu máu, bệnh tự miễn, rối loạn hormon, viêm da đầu, ung...

tóc bạc sớm

Tóc bạc sớm: Nguyên nhân và cách điều trị

Thông thường, khi bước qua tuổi 40 tóc chúng ta mới bắt đầu xuất hiện các dấu hiệu lão hóa như tóc mảnh đi, sợi tóc thô, bạc màu… Thế...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn