Rụng tóc vành khăn ở trẻ: Nguyên nhân và cách khắc phục
Nội Dung Bài Viết
Rụng tóc vành khăn ở trẻ là một hiện tượng thường gặp, chủ yếu xuất hiện đối với những trẻ dưới 6 tháng tuổi. Đây cũng là một triệu chứng báo hiệu về một bệnh lý nào đó ở trẻ nhỏ. Do đó, các bậc phụ huynh cũng cần biết rõ nguyên nhân và các cách khắc phục để cải thiện tốt tình trạng này.
Rụng tóc vành khăn ở trẻ là gì?
Rụng tóc vành khăn ở trẻ là một tình trạng khá phổ biến, thường gặp nhất ở những trẻ có độ tuổi từ 3 tháng 6 tháng. Trẻ sẽ bị rụng nhiều tóc, chủ yếu là phần tóc ở phía sau gáy và tạo thành một hình giống với hình dạng của vành khăn, bao quanh phần đầu.
Tuy là một triệu chứng thông thường và khá dễ gặp ở trẻ nhỏ nhưng rụng tóc vành khăn cũng báo hiệu cho các bậc phụ huynh biết được những sự thay đổi bên trong cơ thể bé. Thông thường, những trẻ gặp phải hiện tượng rụng tóc vành khăn sẽ kèm theo một số triệu chứng như thường xuyên quấy khóc, khó ngủ, đặc biệt là vào ban đêm. Bên cạnh đó, trẻ sẽ ra mồ hôi chậm, sự vận động có dấu hiệu chậm hơn với những trẻ cùng lứa tuổi.
Tình trạng này có thể diễn ra do rất nhiều các nguyên nhân nhưng chủ yếu đó chính là sự thay đổi tiêu cực về sức khỏe của trẻ làm hạn chế quá trình phát triển, vận động ở trẻ nhỏ. Cũng chính vì thế mà các bậc phụ huynh nên chú ý quan sát, không nên chủ quan mà phải nhanh chóng đưa bé đến thăm khám tại các cơ sở chuyên khoa ngay khi thấy xuất hiện tình trạng rụng tóc vành khăn một cách bất thường ở trẻ nhỏ.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng rụng tóc vành khăn ở trẻ
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng rụng tóc vành khăn. Các bậc phụ huynh cũng nên tìm hiểu để biết được lý do khiến trẻ gặp phải hiện tượng này. Điều này sẽ giúp bạn dễ dàng lựa chọn phương pháp khắc phục cho trẻ. Một số nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng rụng tóc vành khăn ở trẻ như:
- Nằm ngủ không đúng tư thế: Đây được xem là nguyên nhân chiếm tỉ lệ cao gây ra tình trạng rụng tóc vàng khăn ở các trẻ nhỏ. Khi trẻ giữ nguyên một tứ thể để ngủ sẽ khiến cho phần tóc ở phía sau gáy dễ bị gãy rụng.
- Giảm hormone trong cơ thể: Theo nhận định của các chuyên gia thì trong quá trình mẹ mang thai, lượng hormone trong cơ thể đóng vai trò rất quan trọng đối với sự hình thành tóc của trẻ. Lúc sinh ra, lượng hormone bắt đầu giảm dần làm cho tóc của trẻ bị yếu dần và dễ rụng.
- Do thiếu chất dinh dưỡng: Trong những tháng đầu tiên, cơ thể của trẻ nhỏ không có khả năng tự tổng hợp chất, nhất là vitamin D. Vì thế cơ thể sẽ dễ bị thiếu hụt chất này dẫn đến tình trạng khó hình thành tóc và lông. Đặc biệt hơn, khi trẻ bị thiếu vitamin D sẽ gây nên tình trạng rối loạn chuyển hóa canxi và khiến cho bé chậm lớn, nhiều nguy cơ bị còi xương.
- Một số nguyên nhân khác: Tình trạng rụng tóc vành khăn ở trẻ cũng có thể xuất phát từ việc trẻ bị thiếu sắt, sốt cao, nấm da dầu, sử dụng các loại thuốc kháng sinh,…
Chẩn đoán tình trạng rụng tóc vành khăn ở trẻ
Khi các bậc phụ huynh nhận thấy con xuất hiện tình trạng rụng tóc ở phía sau gáy, lười bú, quấy khóc, vận động kém,…thì nên nhanh chóng đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được tiến hành thăm khám và chẩn đoán chính xác nhất. Tại đây, các bác sĩ sẽ tiến hành một số phương pháp chẩn đoán như:
- Kiểm tra lâm sàng: Các chuyên gia sẽ áp dụng những kiến thức chuyên môn để quan sát thể trạng, tình trạng tóc và những biểu hiện bên ngoài của trẻ.
- Xét nghiệm cận lâm sàng: Các bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm máu để biết được trẻ có gặp phải tình trạng thiếu sắt, thiếu vitamin D hay không.
Bằng các phương pháp chuyên môn các bác sĩ có thể dễ dàng chuẩn đoán được nguyên nhân gây ra tình trạng rụng tóc vành khăn ở trẻ, từ đó có thể lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp nhất.
Cách khắc phục rụng tóc vành khăn ở trẻ
Nếu có thể sớm phát hiện và áp dụng phương pháp điều trị phù hợp sẽ giúp cho trẻ khắc phục tốt tình trạng rụng tóc vành khăn. Các bậc phụ huynh sau khi tiến hành cho trẻ thăm khám và chẩn đoán được tình trạng bệnh thì có thể áp dụng các biện pháp sau đây:
1. Cho trẻ ngủ đúng tư thế
Các bậc phụ huynh nên chú ý không cho bé giữ nguyên một tư thế quá lâu bởi điều này sẽ khiến cho tóc sau gáy của trẻ chậm phát triển và dễ bị gãy rụng. Để có thể khắc phục được tình trạng rụng tóc vành khăn ở trẻ, cha mẹ nên kích thích cho trẻ xoay người thường xuyên. Tốt nhất là nên giúp bé thay đổi tự thế nằm sau 2 tiếng.
2. Bổ sung vitamin D cho trẻ
Việc thiếu hụt vitamin D chính là nguyên nhân khiến bé gặp phải tình trạng rụng tóc vành khăn. Chính vì thế mà việc bổ sung chất dinh dưỡng cho trẻ là vô cùng cần thiết khi giúp trẻ cải thiện chứng rụng tóc. Tuy nhiên, cha mẹ cũng nên chú ý lựa chọn những sản phẩm chất lượng, được cung cấp từ các cơ sở uy tín để đảm bảo an toàn và hiệu quả nhất cho trẻ.
Đối với những trẻ từ 3 tháng trở nên thì nên sử dụng khoảng 5 giọt mỗi ngày. Sau 4 tuần thì nên giảm xuống còn khoảng 4 giọt mỗi ngày. Và sau 6 tuần thì chỉ cần sử dụng từ 2 đến 3 giọt mỗi ngày. Nên duy trì sử dụng liên tục đến khi trẻ được 18 tháng. Bên cạnh đó, đối với những trẻ từ 6 đến 18 tháng thì cũng có thể sử dụng vitamin D với liều cao, khoảng 6 giọt mỗi ngày. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh cũng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi cho bé sử dụng, đồng thời tuân thủ đúng liều lượng mà chuyên gia chỉ định.
Ngoài ra, một phương pháp dân gian hữu hiệu để giúp bé bổ sung vitamin D hiệu quả đó chính là phơi nắng. Cha mẹ nên phơi nắng cho bé vào những buổi sáng sớm, mỗi ngày chỉ cần phơi khoảng 20 phút. Ngoài ra, bé cùng cần ngủ đủ từ 10 đến 11 tiếng mỗi ngày, cho bé cung cấp đủ lượng sữa từ 1200 đến 1400ml.
3. Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ cho trẻ
Để khắc phục hiệu quả tình trạng rụng tóc vành khăn ở các trẻ nhỏ, các bậc phụ huynh nên chú ý cung cấp đủ dinh dưỡng mỗi ngày cho trẻ. Đối với những trẻ nhỏ đang trong giai đoạn bú sữa thì nên cho bé bú nhiều lần trong ngày để đảm bảo cơ thể được đầy đủ dưỡng chất. Ngoài ra, các trẻ ở giai đoạn ăn dặm cần được đa dạng các món ăn để đảm bảo cơ thể được cung cấp đầy đủ sắt, kẽm, canxi thiết yếu.
Rụng tóc vành khăn ở trẻ là triệu chứng báo hiệu về tình trạng sức khỏe xấu của trẻ nhỏ. Các bậc phụ huynh nên chú ý quan sát và không được chủ quan. Khi nhận thấy những biểu hiện bất thường trên cơ thể trẻ, cần phải tìm đến các cơ sở chuyên khoa để được thăm khám và có biện pháp ngăn chặn kịp thời.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!