5 loại sữa dành cho người đau dạ dày và lưu ý khi dùng

Uống nước đậu đen có công dụng gì? Uống hàng ngày có tốt không?

Top 11 loại sữa hạt tốt cho sức khỏe bạn nên bổ sung

Top 8 loại sâm quý của Việt Nam có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe

Sữa non alpha lipid tác dụng thế nào đến cơ thể

Cao hồng sâm Hàn Quốc có công dụng gì? Dùng thế nào hiệu quả?

Hướng dẫn chi tiết cách ngâm rượu nấm linh chi chuẩn chất lượng

Tỏi ngâm mật ong có tác dụng gì? Cách dùng và lưu ý

Tắm nắng có tác dụng gì? Thời điểm nào là tốt nhất?

Mật ong rừng nguyên chất giá bao nhiêu? Mua ở đâu uy tín?

Rượu tỏi chữa bệnh gì? Hướng dẫn ngâm rượu tỏi đúng cách

Rượu tỏi là một trong những bài thuốc dân gian được nhiều người biết đến. Công dụng chữa bệnh của nó cũng khá đa dạng nhất là đối với người gặp phải các vấn đề về đường hô hấp, hệ tiêu hóa, tim mạch,… Ngoài ra, nó còn được áp dụng để điều trị yếu sinh lý rất hiệu quả. Nếu bạn đang quan tâm về cách chữa bệnh này thì hãy tham khảo bài viết sau đây để được hướng dẫn cách thực hiện đúng nhất.

Vì sao rượu tỏi được dùng để chữa bệnh?

Tỏi không chỉ là một loại gia vị quen thuộc để làm tăng hương vị cho các bữa ăn trong cuộc sống hằng ngày mà nó còn được sử dụng để điều trị một số chứng bệnh khác nhau. Không chỉ ở nước ta mà loại dược liệu này cũng được sử dụng phổ biến ở các nước trên thế giới. Tỏi có thể được sử dụng theo nhiều cách khác nhau. Tuy nhiên, ngâm rượu được xem là một trong những cách làm được áp dụng nhiều nhất.

Vì sao rượu tỏi được dùng để chữa bệnh?
Rượu tỏi không chỉ được sử dụng ở nước ta mà còn rất phổ biến ở các nước trên thế giới.

Bài thuốc tỏi ngâm bắt nguồn từ Ai Cập và đã được WHO xác nhận. Bạn có thể thấy rằng, tuy là một đất nước kém phát triển với khí hậu vô cùng khắc nghiệt, tuy nhiên, dân số tại đây luôn có một sức khỏe tốt, tuổi thọ trung bình cũng xếp hàng tương đối cao.

Để chứng minh cho vấn đề này, những thành viên nghiên cứu tại Tổ chức Y tế thế giới (WHO) lên đường để tìm ra nguyên nhân. Cuối cùng họ đã tìm ra rằng tại mỗi gia đình trong đất nước này đều luôn có sẵn một hũ rượu tỏi ngâm. Và chính bài thuốc này đã giúp họ hỗ trợ điều trị tốt cho hầu hết các chứng bệnh như trào ngược dạ dày, viêm xoang, đau xương khớp,…

Từ đó, một cuộc nghiên cứu về các thành phần chứa trong tỏi đã cho thấy nó có chứa các hoạt chất như acillin, ajoen, liallyl sunfid,… chúng được biết đến với khả năng kháng khuẩn, kháng viêm, giảm sưng đau, ngăn sự tấn công của các vi khuẩn vào cơ thể và trung hòa các gốc tự do. Bên cạnh đó, loại dược liệu này còn được biết đến là một loại kháng sinh tự nhiên có thể chống lại nguy cơ mắc phải một số chứng bệnh nguy hiểm khác.

Đồng thời, loại dược liệu này cũng có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng khác như vitamin, canxi, mangan, photpho,… Vì thế, sử dụng loại dược liệu này thường xuyên không chỉ hạn chế bệnh tật mà còn cung cấp thêm các dưỡng chất có lợi để tăng cường sự hoạt động của hệ thống miễn dịch trong cơ thể.

Còn trong y học cổ truyền thì ghi nhận rằng, tỏi có vị cay, mùi hắc, tính ôn thương được sử dụng để giải nhiệt, sát khuẩn, tiêu đờm, tiêu phong rất hiệu quả. Do đó, không khó để hiểu rằng tại sao rượu tỏi lại ngày càng được sử dụng phổ biến trong gia đình Việt.

Rượu tỏi chữa bệnh gì?

Rượu tỏi có khả năng chữa được nhiều loại bệnh tuy nhiên không phải bất kỳ ai cũng có thể biết hết được điều này. Theo quá trình nghiên cứu của nhiều chuyên gia đã chỉ ra rằng loại dược liệu này có thể được sử dụng để điều trị một số chứng bệnh như:

1. Chữa các bệnh liên quan đến đường hô hấp

Khi bạn mắc phải các triệu chứng khó chịu do những tác nhân gây bệnh tấn công vào đường hô hấp sử dụng rượu tỏi có khả năng cải thiện nhanh chóng và hiệu quả tình trạng khó chịu này. Theo đó, rượu tỏi được sử dụng phổ biến nhất là đối với những bệnh nhân đang mắc phải tình trạng viêm xoang.

Rượu tỏi chữa bệnh gì?
Sử dụng rượu tỏi có khả năng cải thiện các triệu chứng khó chịu do những tác nhân gây bệnh tấn công vào đường hô hấp.

Rượu tỏi có khả năng kháng khuẩn và kháng viêm rất công hiệu. Đây cũng chính là lý do mà nó thường được các bệnh nhân sử dụng khi thời tiết bắt đầu thay đổi để hạn chế các biểu hiện khó chịu do viêm hô hấp, viêm phổi,… gây ra.

Bên cạnh đó, tình trạng ô nhiễm môi trường, khói bụi, phấn hoa và lông động vật cũng là một trong những tác nhân chính gây ra tình trạng viêm họng, viêm mũi,… Khi đó, sử dụng một ít rượu tỏi có thể sẽ cải thiện được tình trạng này một cách hiệu quả.

Với đặc tính cay, nóng, bạn còn có thể sử dụng bài thuốc này kết hợp với các món ăn hằng ngày để điều trị viêm mũi tại nhà. Trong tỏi và rượu đều có chứa thành phần kháng viêm cao nên có có thể giúp làm sạch cổ họng và xoang mũi, từ đó khiến cho quá trình hô hấp diễn ra dễ dàng hơn.

Ngoài ra, rượu tỏi còn được sử dụng để khắc phục tận gốc tình trạng khó thở, mệt mỏi, khò khè, thiếu oxy,… Đây chính là những nguyên nhân trực tiếp gây ra tình trạng mệt mỏi, stress, thiếu tập trung. Tuy nhiên, để bài thuốc phát huy được hiệu quả tốt nhất thì bạn nên sử dụng ngay khi có những biểu hiện bệnh đầu tiên.

2. Hỗ trợ cải thiện chức năng tim mạch

Các thành phần hoạt chất có trong rượu tỏi làm giảm các rối loạn chuyển hóa trong máu. Từ đó, có khả năng phòng ngừa chứng xơ cứng động mạch vành, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim. Do đó, bạn có thể sử dụng bài thuốc này để phòng ngừa các chứng bệnh tim mạch hoặc đối với người bệnh có thể sử dụng để hỗ trợ cho quá trình điều trị cũng rất tốt.

Rượu tỏi chữa bệnh gì?
Các thành phần hoạt chất có trong rượu tỏi có khả năng phòng ngừa chứng xơ cứng động mạch vành, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim.

Chất Phitoncid còn có khả năng làm tan chất béo. Vì thế những bệnh nhân gặp phải tình trạng máu nhiễm mỡ cũng có thể sử dụng mỗi ngày để có thể nhanh chóng cải thiện sức khỏe của mình. Đặc biệt, đối với những bệnh nhân hở van tim, sử dụng bài thuốc này cũng có tác dụng hỗ trợ điều trị hiệu quả hơn.

3. Điều trị các bệnh về đường tiêu hóa

Ngoài những công dụng tuyệt vời trong điều trị chứng bệnh về hô hấp và tim mạch thì rượu tỏi còn được biết đến với khả năng kích thích hoạt động của đường tiêu hóa. Theo đó, khi sử dụng rượu tỏi sẽ giúp tăng cường quá trình trao đổi chất, vai trò hỗ trợ tiêu hóa còn được nhận thấy rõ qua hàm lượng axit amin ở tỏi được lên men tự nhiên trong bài thuốc này.

Bên cạnh đó, khả năng kháng viêm còn phát huy vai trò hiệu quả trong việc tác động lên vùng niêm mạc dạ dày và đẩy lùi tình trạng viêm loét cũng như ngăn chặn những vi khuẩn có hại, tránh để chúng phát triển. Do đó, sau một thời gian sử dụng, bạn sẽ thấy các biểu hiện viêm loét dạ dày tá tràng được cải thiện.

Mặc khác, rượu tỏi còn được ứng dụng để hạn chế tình trạng đầy hơi, ợ chua, ợ nóng hoặc hỗ trợ điều trị các bệnh lý dạ dày khác.

4. Hỗ trợ chữa bệnh tiểu đường

Trong tỏi có tác dụng giải phóng insulin một cách hiệu quả. Vì thế khi những bệnh nhân tiểu đường sử dụng có thể làm giảm lượng đường huyết một cách hiệu quả. Sử dụng bài thuốc này bằng cách ngâm tỏi đen thì sẽ phát huy được hiệu quả tốt hơn. Bên cạnh đó, các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, người mắc bệnh tiểu đường type 2 thường sẽ đạt hiệu quả cao hơn.

5. Rượu tỏi chữa yếu sinh lý

Hiện nay, có rất nhiều loại thuốc điều trị yếu sinh lý trên thị trường. Tuy nhiên, việc sử dụng không đúng cách có thể không đem lại hiệu quả mà còn khiến cho tình trạng bệnh ngày càng nặng hơn. Do đó, các liệu pháp từ dân gian luôn là lựa chọn đầu tiên đối với các quý ông để nhanh chóng lấy lại phong độ của mình. Và một trong những bài thuốc được sử dụng phổ biến nhất đó chính là rượu tỏi.

Rượu tỏi chữa bệnh gì?
Rượu tỏi có chứa hoạt chất allicin, khi sử dụng sẽ giúp các quý ông tăng cường lưu thông máu huyết đến dương vật, từ đó cải thiện độ cương cứng hiệu quả.

Theo các sách Đông y ghi nhận rằng, củ tỏi thiên về dương tính với vị cay, tính ấm và thường có thể được sử dụng để khắc phục hiệu quả tình trạng can thận hư âm. Vì lẽ đó mà các bài thuốc chữa yếu sinh lý bằng tỏi đã được áp dụng từ rất lâu đời.

Trong các nghiên cứu hiện đại cũng chỉ ra rằng, rượu tỏi có chứa hoạt chất allicin, khi sử dụng sẽ giúp các quý ông tăng cường lưu thông máu huyết đến dương vật, từ đó cải thiện độ cương cứng và kéo dài được thời gian quan hệ. Thành phần Selen và vitamin B6 còn giúp tạo cảm giác hưng phấn và hạn chế mệt mỏi sau mỗi cuộc yêu.

Ngoài ra, rượu tỏi còn có khả năng kháng viêm, kháng sưng, giúp đào thải độc tố và phòng ngừa ung thư một cách hiệu quả. Nam giới khi sử dụng bài thuốc này còn có khả năng giảm nguy cơ mắc phải các chứng bệnh viêm nhiễm hoặc những căn bệnh liên quan đến đường tiết niệu.

6. Chữa các bệnh về xương khớp

Thành phần Allicin trong tỏi có vai trò như một loại kháng sinh mạnh, vì thế nó có tác dụng hiệu quả trong việc cải thiện tình trạng đau nhức xương khớp. Bên cạnh đó nó còn chống viêm và giảm sưng tại các khớp. Từ đó giúp cho bộ phận này hạn chế được tình trạng nhiễm khuẩn và tăng cường hoạt động một cách hiệu quả hơn.

Rượu tỏi chữa bệnh gì?
Thành phần Allicin trong tỏi có vai trò như một loại kháng sinh với tác dụng hiệu quả trong việc cải thiện tình trạng đau xương khớp.

Đồng thời, các hợp chất chống oxy hóa cũng được tìm thấy trong tỏi với khả năng bảo vệ phần sụn khớp khỏi các tác nhân gây hại tấn công vào. Những thành phần khoáng chất trong tỏi như canxi, kali, photpho, sắt, magie,… còn góp phần vào việc cung cấp các hoạt chất có lợi giúp xương khớp ngày càng chắc khỏe hơn.

Trong tỏi cũng chứa rất nhiều thành phần sát khuẩn cao nên có thể ức chế hiệu quả sự phát triển của các vi khuẩn gây hại. Bên cạnh đó, các hoạt chất có trong rượu còn có khả năng giải phóng và phát huy tối đa công dụng chữa bệnh của tỏi. Từ đó, thúc đẩy được sự linh hoạt của xương, sụn và các khớp.

7. Rượu tỏi chữa cao huyết áp

Rượu tỏi là một trong những bài thuốc điều trị hiệu quả tình trạng cao huyết áp đến từ người Trung Hoa. Bên cạnh đó, nó cũng đã được các nhà khoa học tại Nhật Bản chứng minh về công dụng chữa bệnh này. BS F.G. Piotrowski (người Thụy Sĩ) cũng đã nghiên cứu và đưa ra kết luận rằng tỏi thật sự có thể cải thiện cao huyết áp.

Rượu tỏi chữa bệnh gì?
BS F.G. Piotrowski (người Thụy Sĩ) cũng đã nghiên cứu và đưa ra kết luận rằng tỏi thật sự có thể cải thiện cao huyết áp.

Theo đó, khi sử dụng rượu tỏi, các thành phần chứa trong bài thuốc này sẽ có tác dụng cải thiện mạch máu bị nghẹt hoặc bị co hẹp, từ đó nó giúp cho quá trình lưu thông dễ dàng và giảm bớt áp lực. Một số nghiên cứu khác còn cho rằng rượu tỏi có thể hạ huyết áp tâm thu từ 20-30 độ, huyết áp tâm trương từ 10-20 độ.

Ngoài ra, bài thuốc này còn giúp hạn chế hấp thu cholesterol xấu qua màng ruột, giảm hàm lượng lipid trong máu. Song song đó, nó còn kích thích mạch nở, ngăn chặn tập kết tiểu cầu cầu nên có khả năng hạ huyết áp một cách hiệu quả. Chính thành phần ajoene đã làm giảm nồng độ fibrinogen trong máu và hạn chế nguy cơ tắc nghẽn mạch.

8. Điều trị một số chứng bệnh khác

Ngoài những công dụng kể trên thì tỏi còn được sử dụng để tăng sức đề kháng, ngăn chặn quá trình oxy hóa và phòng ngừa ung thư một cách hiệu quả. Bên cạnh đó, các vấn đề về mắt như tổn thương biểu mô giác mạc được cải thiện, làm giảm tình trạng xơ cứng động mạch ở mắt,…

Ngoài ra, các bệnh lý nha khoa cũng nhanh chóng được đẩy lùi, nhất là bệnh viêm khoang miệng, viêm chân răng,…

Hướng dẫn ngâm rượu tỏi đúng cách

Trước những công dụng điều trị bệnh tuyệt vời, bạn nên chuẩn bị ngay cho gia đình một hũ rượu tỏi để sử dụng khi cần thiết. Quá trình tiến hành làm bài thuốc này cũng rất đơn giản, bạn có thể thực hiện được ngay tại nhà. Sau đây sẽ là hướng dẫn 3 cách làm rượu tỏi đúng nhất:

Hướng dẫn ngâm rượu tỏi đúng cách
Ngâm rượu tỏi thực hiện rất đơn giản, bạn có thể tiến hành được ngay tại nhà với 3 cách khác nhau.

Cách 1

Chuẩn bị:

  • 250g tỏi
  • 500ml rượu trắng

Cách thực hiện:

  • Tỏi rửa sạch, bóc vỏ rồi cho vào hũ thủy tinh.
  • Cho thêm rượu trắng vào rồi đậy kín nắp.
  • Bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời.
  • Sau khoảng 1 tuần thì có thể sử dụng.

Cách dùng: 

  • Sử dụng 2 lần/ ngày, mỗi lần dùng khoảng 25 – 30ml.

Cách 2

Chuẩn bị:

  • 40g tỏi khô
  • 100ml rượu trắng 40 – 45º

Cách thực hiện:

  • Tỏi khô đem bóc vỏ rồi cho vào hũ thủy tinh.
  • Cho thêm vào lượng rượu trắng vừa chuẩn bị.
  • Bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời.
  • Thỉnh thoảng bạn nên lắc đều để các hoạt chất trong tỏi hòa quyện vào rượu.
  • Sau khoảng 10 ngày, khi màu rượu đã chuyển từ trắng thành vàng thì có thể sử dụng.

Cách dùng:

  • Sử dụng 2 lần/ ngày, mỗi lần dùng khoảng 1 thìa cà phê và buổi sáng và tối.

Cách 3

Chuẩn bị:

  • 1 chiếc bình có miệng hẹp
  • Tỏi (số lượng chiếm khoảng 7/10 diện tích bình)
  • Đường phèn
  • Rượu trắng

Cách thực hiện:

  • Tỏi rửa sạch, bóc vỏ rồi cho vào bình.
  • Đường phèn giã nát rồi đổ lên phần tỏi.
  • Cho rượu trắng vào rồi bịt miệng bình kín lại.
  • Bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời.
  • Khoảng 1 tháng sau thì có thể sử dụng.

Cách dùng:

  • Bài thuốc này không áp dụng cho bệnh nhân tiểu đường.
  • Sử dụng 2 lần/ ngày, mỗi lần dùng khoảng 25 – 30ml.

Một số câu hỏi khi sử dụng rượu tỏi để chữa bệnh

Trong quá trình thực hiện hoặc áp dụng các bài thuốc chữa bệnh, có nhiều thắc mắc được đặt ra đối với người sử dụng. Sau đây sẽ là tổng hợp một số câu hỏi liên quan đến bài thuốc này, bạn có thể tham khảo để được giải đáp chính xác nhất.

1. Tỏi sau khi ngâm bị xanh có sử dụng được không?

Đa số các trường hợp khi ngâm rượu tỏi sau một thời gian thường thấy chúng chuyển sang màu xanh. Điều này khiến cho nhiều người hoang mang không biết liệu rằng chúng có phải đã mất đi công dụng hoặc đang bị phân hủy?

Một số câu hỏi khi sử dụng rượu tỏi để chữa bệnh
Tỏi khi ngâm rượu bị xanh hoàn toàn không có ảnh hưởng đến sức khỏe.

Bạn không nên quá lo lắng khi tình trạng này xảy ra. Theo các nhà nghiên cứu cho rằng, việc tỏi chuyển sang màu đen trong quá trình ngâm là một điều bình thường. Thông thường, tỏi chuyển màu trong quá trình ngâm là do chúng còn non, tình trạng này xảy ra không có ảnh hưởng gì đến sức khỏe của người dùng. Vì thế bạn hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng mà không cần phải lo lắng bất kỳ vấn đề nào.

2. Làm sao để ngâm tỏi không bị xanh?

Tỏi khi ngâm rượu bị xanh hoàn toàn không có ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên một số người lại cho rằng trông rất mất thẩm mỹ. Nếu muốn quá trình ngâm, tỏi không bị chuyển màu thì bạn có thể lưu ý một số vấn đề sau đây:

  • Nên chọn tỏi già để ngâm, tránh sử dụng tỏi non hoặc tỏi đã mọc mầm.
  • Trước khi ngâm, hãy sử dụng loại rượu ngâm rửa sơ qua. Bạn sử dụng rượu nào thì dùng rượu đó để rửa.
  • Tỏi sau khi rửa và bóc vỏ thì cho vào chảo và sao vàng, nên cẩn thận đảo đều tay tránh làm chúng bị cháy. Sau đó bạn để nguội và ngâm như bình thường.

3. Rượu tỏi có để được trong bao lâu?

Vấn đề này cũng là một trong những thắc mắc của rất nhiều bệnh nhân. Trên thực tế, tùy thuộc vào liều lượng tỏi và rượu mà thời gian sử dụng có thể khác nhau. Nhưng thông thường cứ khoảng 40 gram tỏi ngâm với khoảng 100 ml rượu chỉ sử dụng được từ 15 – 20 ngày. Vì thế, rượu tỏi khi sử dụng khoảng 10 ngày thì bạn nên ngâm thêm bình mới để kịp sử dụng cho lần tiếp theo.

4. Dùng rượu tỏi hàng ngày có tốt không?

Đây cũng là một trong những vấn đề được nhiều người sử dụng quan tâm. Mặc dù rượu tỏi được sử dụng từ nguyên liệu tự nhiên, không có tác dụng phụ. Tuy nhiên, bạn cũng nên sử dụng với liều lượng đã được quy định trước, hoặc đảm bảo an toàn hơn, bạn nên tham khảo ý kiến các bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn.

Một số câu hỏi khi sử dụng rượu tỏi để chữa bệnh
Sử dụng rượu tỏi với liều lượng đã được quy định trước, hoặc đảm bảo an toàn hơn, bạn nên tham khảo ý kiến các bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn.

Sử dụng với liều lượng cao trong bài thuốc này có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ, nghiêm trọng hơn là gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến dạ dày. Ngoài ra, rượu tỏi có thể làm rối loạn tuyến giáp và ruột gây ra những triệu chứng nguy hiểm. Do đó, bạn nên đảm bảo sử dụng với liều lượng được nêu cụ thể qua những cách trên để tránh những ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.

5. Sử dụng rượu tỏi cần lưu ý gì?

Để sử dụng rượu tỏi một cách hiệu quả, an toàn, tránh những rủi ro ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe thì trong quá trình sử dụng bạn nên lưu ý một số vấn đề sau đây:

  • Với những bệnh nhân cao huyết áp, nếu muốn sử dụng bài thuốc này thì nên sử dụng rượu ngâm ít hơn cũng như liều lượng nên giảm bớt để tránh những ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.
  • Rượu tỏi thường phát huy công dụng tốt nhất khi bạn sử dụng vào sáng sớm và vào buổi tối trước khi đi ngủ. Bạn nên nhớ kỹ về vấn đề này để có thể dùng thuốc đúng thời điểm.
  • Trẻ em, phụ nữ mang thai hoặc đang trong quá trình cho con bú thì tuyệt đối không được sử dụng bài thuốc này.
  • Trường hợp bạn bị đau mắt đỏ, sốt, nổi mụn nhọt cũng không nên áp dụng bài thuốc này để chữa bệnh. Đồng thời nên thận trọng với những đối tượng mắc các chứng bệnh về gan, thận, người bị tiêu chảy hoặc người cao tuổi.
  • Người sắp phẫu thuật tuyệt đối không nên sử dụng bài thuốc này. Các thành phần có trong rượu tỏi có thể làm ảnh hưởng đến thuốc chống đông máu.
  • Việc sử dụng rượu tỏi kết hợp với các loại thuốc Tây y cần có sự chỉ định của các bác sĩ. Nhất là đối với người sử dụng rượu tỏi đường, điều này cần được quan tâm hàng đầu để tránh những hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • Không nên sử dụng rượu tỏi với một số loại thực phẩm như cá trắm, thịt chó, trứng,… Việc này có thể gây ra tình trạng dị ứng, rối loạn tiêu hóa thậm chí là ngộ độc.
  • Trong quá trình sử dụng các bài thuốc từ rượu tỏi, bạn nên theo dõi diễn biến tình trạng bệnh của mình. Nếu có bất kỳ biểu hiện bất thường nào xảy ra thì bạn nên báo ngay với bác sĩ để được cứu chữa kịp thời.

Trên đây là giải đáp về vấn đề rượu tỏi chữa bệnh gì? và hướng dẫn ngâm rượu tỏi đúng cách nhất. Hy vọng bài viết đã có thể cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết. Thực tế, bài thuốc này chỉ có tác dụng hỗ trợ chữa bệnh, nếu muốn khắc phục triệt để thì tốt nhất bạn nên điều trị theo phác đồ của bác sĩ, đồng thời tham khảo ý kiến chuyên khoa trước khi sử dụng để đạt được hiệu quả an toàn cho sức khỏe.

Cùng chuyên mục

Các loại viên uống cấp nước được review tốt nhất hiện nay

TOP 5 viên uống cấp nước được review tốt nhất hiện nay

Source Naturals Injuv Hyaluronic Acid, Innerb Aqua Rich, Hyaluronic Acid DHC… là những viên uống cấp nước được review tốt nhất hiện nay. Cùng tìm hiểu rõ hơn các thông...

TOP 10 loại sữa tăng cân cho người gầy tốt nhất hiện nay

Sử dụng sữa tăng cân cho người gầy là phương pháp hỗ trợ giúp cải thiện cân nặng, tăng sức đề kháng cơ thể, bổ sung các dưỡng chất thiết...

7 loại sữa cho người suy thận – Bổ sung dinh dưỡng tốt nhất

Lựa chọn sữa cho người suy thận là vấn đề được rất nhiều bệnh nhân quan tâm. Với căn bệnh này, người bệnh có thể chọn các loại sữa dưới...

Top 10 Loại rượu ngâm thảo dược tốt cho sức khỏe

Rượu ngâm thảo dược được nhiều người  sử dụng bởi nó tốt cho sức khỏe và còn được dùng để điều trị một số chứng bệnh khác nhau. Chúng được...

Người cao tuổi dùng đông trùng hạ thảo có tốt không?

Đông trùng hạ thảo là một loại thảo dược quý được biết đến với rất nhiều công dụng bổ ích cho sức khỏe con người. Tuy nhiên, người cao tuổi...

Rượu Sâm Ngọc Linh có công dụng gì? Ngâm thế nào hiệu quả?

Rượu Sâm Ngọc Linh là một trong những loại rượu sâm quý được ưa chuộng nhất hiện nay, đặc biệt là phái mạnh. Loại rượu này khi được dung nạp...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn