Lưỡi trắng đau họng là dấu hiệu ung thư lưỡi?

Viêm họng xung huyết – Nguy hiểm, dễ gây ung thư vòm họng

Viêm họng hạt có mủ – Hình ảnh, dấu hiệu nhận biết, điều trị

Viêm họng mãn tính có nguy hiểm không? Bác sĩ nói gì?

Viêm mũi họng xuất tiết có nguy hiểm không? Điều cần biết

7 kẹo ngậm đau họng (dạng thuốc thảo dược) hiệu quả nhanh

Viêm họng mủ là gì, có tự khỏi không? Những thông tin cần biết

Đau rát cổ họng – Nguyên nhân và cách trị tự nhiên + Thuốc

Viêm họng ở trẻ em – Nguyên nhân, dấu hiệu, điều trị, phòng ngừa

Viêm họng kéo dài mãi không khỏi là do đâu? Làm sao khỏi?

Sốt viêm họng – Dấu hiệu nhận biết, xử lý và điều trị

Sốt viêm họng là một trong những triệu chứng phổ biến của bệnh viêm họng. Bệnh có nhiều mức độ khác nhau, có thể sốt nhẹ hoặc sốt cao. Nếu bệnh được phát hiện và điều trị đúng cách sẽ giúp người bệnh nhanh chóng hồi phục, giảm nguy cơ xảy ra biến chứng. Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về bệnh này trong bài viết dưới đây.

Dấu hiệu nhận biết sốt viêm họng

Để phân biệt được các dấu hiệu của bệnh sốt viêm họng với dấu hiệu của các bệnh khác thì người bệnh cần chú ý các triệu chứng sau:

  • Đau họng: Đây là triệu chứng chắc chắn sẽ xảy ra đối với các bệnh nhân bị viêm họng. Người bệnh sẽ cảm thấy đau nhức, rát khô vùng cổ họng khi nuốt nước bọt hoặc khi ăn.
  • Sốt: Tình trạng sốt có thể xảy ra với nhiều mức độ khác nhau, từ sốt nhẹ, sốt vừa đến sốt cao > 380C.
Bệnh sốt viêm họng là gì?
Sốt viêm họng là triệu chứng người bệnh viêm họng kèm theo sốt nhẹ hoặc sốt cao

Ngoài ra, tùy theo nguyên nhân gây sốt viêm họng mà người bệnh sẽ có những triệu chứng khác như:

  • Mệt mỏi, uể oải, mất sức
  • Chán ăn, mất vị giác, khó ngủ
  • Có cảm giác đau tai, chảy nước mũi, tắc mũi, hai bên amidan sưng to…
  • Xuất hiện các hạch bạch huyết sưng ở cổ và dưới nướu nếu bị viêm họng do mononucleosis
  • Đau đầu, đau khớp, đau cơ
  • Phát ban
  • Ho kéo dài
  • Khàn tiếng, khô cổ
  • Hắt hơi
  • Buồn nôn, nôn
  • Thỉnh thoảng có cảm giác ớn lạnh

Nguyên nhân nào gây bệnh sốt viêm họng

Theo các chuyên gia thì bệnh sốt viêm họng là biểu hiện của tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp hoặc bị sốt siêu vi nặng. Tình trạng này có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân như:

  • Do virus và liên cẩu khẩu: Một số loại virus như cúm, sởi, Adenovirus…, vi khuẩn như phế cầu, liên cầu, tụ cầu…hoặc nấm Candada là một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng viêm họng cấp kèm theo sốt cao.
  • Do môi trường sống: Sự thay đổi thời tiết đột ngột, giao mùa gây gió lạnh, môi trường ô nhiễm, bụi bặm, khói công nghiệp, khói xe, khói thuốc lá…cũng là những tác nhân tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, virus xâm nhập và gây bệnh.
  • Do cảm cúm: Mắc bệnh cảm cùm vô tình kéo theo các triệu chứng như hắt hơi, ho, sổ mũi…và những triệu chứng này thường kéo dài.

Ngoài ra, nhiều trường hợp mắc bệnh sốt viêm họng còn có thể là do người bệnh bị dị ứng với thức ăn hoặc dị ứng thời tiết.

Bệnh sốt viêm họng có nguy hiểm không?

Về cơ bản, bệnh sốt viêm họng không phải là bệnh không quá nguy hiểm, có thể trị khỏi nếu thực hiện đúng cách. Tùy vào từng đối tượng mắc bệnh mà tình trạng bệnh sẽ ở những mức độ khác nhau.

Chẳng hạn như đối với trẻ em, sức đề kháng vẫn còn yếu nên khi mắc bệnh rất dễ chuyển biến nặng nếu không phát hiện kịp thời. Còn đối với người lớn có sức đề kháng cao hơn, khi mắc bệnh thì chỉ cần từ 3 – 4 ngày tự chăm sóc là bệnh sẽ lui dần và tự khỏi sau 1 tuần.

Tuy nhiên, đây chỉ áp dụng với trường hợp mắc bệnh sốt viêm họng do thay đổi thời tiết. Nếu nguyên nhân của bệnh là do virus, liên cầu khuẩn và không được phát hiện, chăm sóc kịp thời thì bệnh sẽ nhanh chóng diễn tiến nặng hơn, gây ra các biến chứng như: viêm tai, viêm mũi, phế quản phế viêm, trở thành viêm họng mạn tính, viêm cầu thận cấp, thấp tim, viêm khớp cấp…

Sốt viêm họng có nguy hiểm không?
Nếu trị đúng cách thì bệnh bốt viêm họng sẽ không quá nguy hiểm đến sức khỏe

Thậm chí, cơn sốt cao tới nhưng không được hạ sốt kịp thời thì cũng có thể dẫn đến các biến chứng như:

  • Co giật
  • Động kinh
  • Sùi bọt mép
  • Hồng cầu bị phá vỡ
  • Bại liệt

Lúc này, cần đưa người bệnh đi bệnh viện ngay lập tức để được cấp cứu kịp thời. Bởi mặc dù tình trạng đã quá nghiêm trọng và việc điều trị cũng khó khăn hơn nhưng vẫn có thể chữa trị và hồi phục theo thời gian.

Cách hạ sốt viêm họng hiệu quả, an toàn

Các bác sĩ chuyên khoa Tai – Mũi – Họng chia sẻ tùy theo từng đối tượng, mức độ nặng nhẹ của bệnh mà sẽ có các biện pháp điều trị khác nhau.

Đối với trẻ nhỏ

Khi nhận thấy bệnh viêm họng ở trẻ kèm theo sốt cao thì phụ huynh cần thực hiện nhanh các bước sau đây:

  • Kiểm tra thân nhiệt cho trẻ: Sử dụng nhiệt kế để kiểm tra nhanh nhiệt độ cơ thể của trẻ. Sau đó, tùy vào mức độ sốt mà thực hiện các biện pháp hạ sốt phù hợp.
  • Cho trẻ uống thuốc hạ sốt: Hiện nay, các loại thuốc có chứa thành phần là paracetamol là thông dụng và an toàn nhất cho trẻ nhỏ. Lưu ý, phụ huynh cần cho trẻ uống thuốc hạ sốt theo đúng liều lượng, cân nặng và khoảng cách giữa các lần uống thuốc theo như hướng dẫn sử dụng.
  • Dùng nước ấm lau người cho trẻ, lưu ý nước lau phải có nhiệt độ thấp hơn so với nhiệt độ sốt của trẻ từ 2 – 30C. Lau chủ yếu ở các vùng nách, bẹn, lưng, bàn tay, bàn chân. Có thể dùng một chiếc khăn sạch thấm nước rồi chườm trán cho trẻ.
  • Khi thấy trẻ đã giảm sốt thì lau thật khô người trẻ một lần nữa, cho trẻ mặc quần áo thoáng mát. Lưu ý tuyệt đối không được sử dụng cồn, giấm hoặc rượu để pha nước lau người cho trẻ.
  • Cho trẻ uống đủ nước để giảm đau rát cổ họng và giúp hạ sốt nhanh chóng. Ngoài ra, nước còn giúp làm trơn và tạo lớp màng bảo vệ phổi.
  • Trường hợp đã thực hiện tất cả các bước trên nhưng trẻ không giảm sốt thì hãy đưa trẻ đến bệnh viện ngay để được khám và điều trị kịp thời.
Cách chữa bệnh sốt viêm họng
Trẻ nhỏ khi bị sốt viêm họng cần được hạ sốt ngay và đưa đến bệnh viện khi cần thiết

Đối với người lớn

Người lớn có sức đề kháng tốt hơn trẻ nhỏ nên việc hạ sốt cũng sẽ dễ dàng hơn, tuy nhiên vẫn phải thực hiện hạ sốt kịp thời và đúng cách.

Hầu hết khi bị sốt viêm họng thì ai cũng sẽ nghĩ đến việc uống thuốc hạ sốt đầu tiên. Đây là cách hạ sốt phổ biến và đem lại hiệu quả tốt nhất. Hiện nay có nhiều loại hạ sốt như Paracetamol, Ibuprofen, Aspirin, Naproxen…Tùy vào từng loại thuốc mà người bệnh sử dụng đúng liều lượng theo hướng dẫn sử dụng.

Ngoài ra, người bệnh cũng có thể áp dụng một số cách hạ sốt ngay tại nhà như:

  • Thấm nước vào khăn sạch lau phần sau gáy và đắp lên trán để hạ thân nhiệt. Nếu sốt quá cao thì tốt nhất là nên lau toàn thân, vùng nách, bẹn, lòng bàn tay, bàn chân, lưng…Vì đây là những khu vực có nhiều mạch máu nên sản sinh rất nhiều nhiệt.
  • Cho người bệnh uống nhiều nước nhất có thể. Nước sẽ làm mát cơ thể, bù lại phần nước đã mất đi do sốt cao.

Cách chăm sóc khi mắc bệnh sốt viêm họng

Ngoài ra, để giúp cho quá trình trị bệnh được hiệu quả hơn thì người nhà bệnh nhân cần hết sức chú ý một điều sau:

  • Người bệnh cần tuân thủ theo đơn thuốc trị viêm họng của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý sử dụng bất kỳ loại thuốc nào vì dễ khiến tình trạng viêm họng trở nên nặng hơn.
  • Cách này có tác dụng khá hiệu quả để loại bỏ bỏ đờm, giúp thông thoáng cổ họng và giúp người bệnh dễ thở hơn. Có thể sử dụng máy xông mũi họng hoặc tự xông bằng xông pha với tinh dầu tự làm.
  • Liên tục bù nước và các chất điện giải cần thiết cho người bệnh. Theo chỉ định của bác sĩ thì nên uống dung dịch oresol (ORS) và pha đúng theo chỉ dẫn trên bao bì.
  • Dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn, giữ ấm cơ thể, đặc biệt là vùng cổ.
  • Chỉ nên ăn các loại thức ăn mềm, nhuyễn, ấm, không quá lạnh, không quá nóng và cũng không quá cây. Nên bổ sung thêm rau xanh, các thực phẩm giàu chất dinh dưỡng như vitamin A, C, D để giúp tăng cường hệ miễn dịch.
Các loại thuốc trị bệnh sốt viêm họng
Người bệnh cần tuân thủ theo đơn thuốc của bác sĩ, không tự ý dùng thuốc

Cách phòng ngừa sốt viêm họng hiệu quả

Hãy thay đổi những thói quen không tốt và thay bằng những thói quen dưới đây có thể kiểm soát tốt bệnh viêm họng của mình nếu bạn lưu ý vài điều sau đây:

  • Thường xuyên súc miệng bằng nước muối sinh lý, giữ vệ sinh khoang họng, răng miệng sau khi ăn, trước khi đi ngủ và sau khi ngủ dậy.
  • Nên uống nhiều nước ấm, vì nước ấm có tác dụng giúp tăng độ ẩm và loại bỏ đi những vi khuẩn còn nằm trong ở cổ họng.
  • Không sử dụng rượu bia, các chất có cồn, chất kích thích.
  • Tránh xa môi trường có chứa khói thuốc lá, bụi bặm, ô nhiễm…
  • Nhớ thường xuyên rửa tay sau khi tiếp xúc với người bị sốt viêm họng, thực hiện rửa tay trước và sau khi ăn.
  • Không dùng chung thức ăn hoặc các đồ dùng sinh hoạt cá nhân để tránh lây bệnh cho người khác.
  • Hãy chủ động thực hiện những thói quen tốt để đẩy lùi và phòng ngừa bệnh tật. Nếu bện nhận có tình trạng sốt viêm họng kéo dài hơn 7 ngày kèm các triệu chứng nặng thì nên đi gặp bác sĩ ngay để được khám và điều trị kịp thời.

Sốt viêm họng nên ăn gì để hạ sốt nhanh?

Bên cạnh những cách hạ sốt phổ biến như uống thuốc kháng sinh trị viêm họng, thuốc hạ sốt cũng như các cách giảm sốt tại nhà thì người bệnh cũng cần phải điều chỉnh thực đơn ăn uống để quá trình hạ sốt diễn ra nhanh hơn.

Cháo hoặc súp

Cháo, súp là những món ăn dễ tiêu hóa, không quá đậm vị nên rất tốt cho người bệnh mau chóng hồi phục sức khỏe. Đặc biệt là những người bệnh sốt viêm họng sẽ dễ ăn súp hoặc cháo hơn những món ăn cứng khác. Có thể thay đổi đa dạng các loại cháo, súp theo khẩu vị của người bệnh.

Thức ăn mềm

Người bị đau họng thường hay bị rát, đau cổ họng nên việc ăn các món được luộc mềm như rau luộc, củ luộc sẽ tốt hơn. Đồng thời, các loại rau củ còn chứa nhiều vitamin, khoáng chất rất tốt, tăng cường hệ miễn dịch cho người bệnh.

Cam, chanh

Trong cam, chanh có chứa nhiều loại vitamin, đặc biệt là vitamin C. Kết hợp cam, chanh với mật ong còn có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, làm giảm các cơn đau rát, tăng cường hệ miễn dịch giúp tình trạng sốt viêm họng nhanh khỏi hơn.

Phương pháp dân gian trị bệnh sốt viêm họng
Áp dụng các bài thuốc dân gian để trị bệnh sốt viêm họng cũng đem lại hiệu quả rất tốt

Các loại trà thảo mộc

Một số loại trà thảo mộc như trà xanh, trà gừng, trà hoa cúc, trà bạc hà…có tác dụng sát khuẩn khoan họng, làm mát cơ thể và bổ sung lượng nước đã mất sau khi sốt một cách hiệu quả.

Riêng lá bạc hà có tác dụng rất tốt giúp khoang mũi trở nên thông thoáng. Bạn có thể sử dụng lá bạc hà tươi hoặc viên ngậm bạc hà đều được. Chỉ cần ngậm viên ngậm bạn sẽ thấy được cổ họng được dịu nhẹ, thông thoáng tức thì.

Ngoài ra, bạc hà cũng rất tốt dành cho những người bị sốt viêm họng kèm theo sổ mũi. Tuy nhiên, lưu ý, người bệnh bị viêm họng xuất hiện các vết đỏ rát thì không nên sử dụng.

Trứng

Trong trứng có chứa rất nhiều protein giúp tăng cường hệ miễn dịch hiệu quả. Trứng cũng rất mềm nên sẽ không gây tổn thương đến cổ họng. Nên chọn trứng luộc, trứng hấp sẽ tốt hơn trứng chiên vì có nhiều dầu mỡ sẽ không tốt cho việc hồi phục bệnh.

Hy vọng rằng với những thông tin về dấu hiệu cũng như cách trị bệnh sốt viêm họng trên đây sẽ giúp bạn nhanh chóng khỏi bệnh. Lưu ý, nếu áp dụng các biện pháp hỗ trợ giảm sốt viêm họng không có hiệu quả thì người bệnh cần gặp bác sĩ ngay để có biện pháp điều trị kịp thời.

Cùng chuyên mục

Những điều cần biết về triệu chứng đau họng đau tai

Đau họng đau tai do viêm amidan hay ung thư vòm họng?

Đau họng đau tai là triệu chứng phổ biến và có thể nói là vô cùng đặc trưng của một số bệnh, trong đó có bệnh viêm amidan và ung...

Những điều cần biết về bệnh viêm họng amidan

Viêm họng – Viêm amidan: Cách nhận biết, phân biệt, xử lý

Viêm họng và viêm amidan là 2 loại bệnh lý về đường hô hấp rất phổ biến ở mọi lứa tuổi, mọi giới tính. Tuy nhiên, có rất nhiều người...

Những điều cần biết về triệu chứng viêm họng ho khạc ra máu

Bị viêm họng + ho và khạc ra máu có nguy hiểm không?

Viêm họng, ho khạc ra máu là tình trạng rất nguy hiểm, nó có thể là dấu hiệu của những bệnh lý nghiêm trọng. Nếu không được chữa trị kịp...

Đau họng nhức đầu mệt mỏi là bệnh gì?

Đau họng nhức đầu mệt mỏi là bệnh gì? Cách điều trị

Đối với người bệnh, khi  được chẩn đoán và áp dụng các biện pháp điều trị sớm sẽ giúp bệnh mau lành, tránh được biến chứng. Vậy đau họng nhức...

Viêm họng kéo dài mãi không khỏi là do đâu? Làm sao khỏi?

Viêm họng là một trong những bệnh liên quan về đường hô hấp. Tình trạng viêm họng kéo dài mãi không khỏi, làm ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh...

Viêm họng ở trẻ em

Viêm họng ở trẻ em – Nguyên nhân, dấu hiệu, điều trị, phòng ngừa

Trẻ bị viêm họng là tình trạng phổ biến hiện nay, nguyên nhân gây ra bệnh có thể là do sự thay đổi của thời tiết hoặc lây nhiễm từ...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn