Tóc bạc sớm: Nguyên nhân và cách điều trị

Đừng nhầm lẫn giữa rụng tóc sinh lý và rụng tóc bệnh lý

Rụng tóc nhiều ở trẻ: Nguyên nhân và cách xử lý

8 cách trị rụng tóc từ lá trà xanh sẽ khiến bạn bất ngờ

Chân tóc yếu gây rụng tóc: Nguyên nhân và cách chăm sóc

Nguyên nhân gây rụng tóc ở trẻ sơ sinh cha mẹ cần chú ý

Bị rụng tóc nhiều khi gội đầu phải làm sao?

Mẹo dân gian chữa rụng tóc bằng mè đen

Công thức chữa rụng tóc bằng lá ổi lưu truyền dân gian

Hà thủ ô và công dụng trị rụng tóc lưu truyền ngàn năm

Stress, căng thẳng gây rụng tóc và cách khắc phục

Không chỉ gây ra các triệu chứng như: đau đầu, mệt mỏi, mất tập trung,… Stress, căng thẳng còn là một nguyên nhân quan trọng và phổ biến dẫn đến tình trạng rụng tóc hiện nay. Cùng bài viết dưới đây, tìm hiểu về vấn đề rụng tóc do stress và cách khắc phục hiệu quả.

Stress, căng thẳng gây rụng tóc
Stress, căng thẳng là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến rụng tóc ở mọi đối tượng.

Tại sao căng thẳng, stress gây rụng tóc?

Căng thẳng hay stress là dấu hiệu bất ổn của cơ quan thần kinh. Điều này dẫn đến nhiều hệ lụy nguy hiểm. Có thể kể đến như: mất ngủ, tăng nhịp tim, giảm trí nhớ, đau cơ, …

Trong số đó, biểu hiện thường thấy nhất của tình trạng này là rụng tóc. Nếu không được khắc phục nhanh chóng, rất có thể tóc của bạn sẽ bị rụng liên tục. Khiến cho mái tóc trở nên thưa thớt. Thậm chí, xuất hiện các điểm hói trên đầu.

Tóc của một người bình thường sẽ trải qua một chu trình tuần hoàn. Bắt đầu từ giai đoạn mọc tóc, đến quá trình phát triển, nghỉ ngơi và sau đó là rụng. Kết thúc một quá trình, sợi tóc mới sẽ mọc lại ở vị trí nang lông, nơi mà sợi trước đó đã bị rụng xuống.

Thông thường, tuổi thọ của tóc có thể kéo dài từ 8 tháng đến 5 năm. Sau thời gian này, các tế bào cấu thành sợi tóc sẽ bị suy yếu chức năng. Kéo theo đó là tình trạng tóc bị mỏng và yếu dần. Cuối cuối là rụng xuống và kết thúc quá trình tồn tại.

Stress, căng thẳng gây rụng tóc
Căng thẳng, Stress đến từ những áp lực trong cuộc sống của mỗi người.

Tuy nhiên, nếu cơ thể bị thiếu chất, căng thẳng hay lo âu thì thời gian rụng diễn ra nhanh hơn bình thường. Có thể là từ vài ngày hoặc vài tháng. Không những thế, tại vị trí nang lông sẽ không có tóc mới mọc ra thay cho sợi tóc đã rụng.

Trong ngày, một người sẽ mất trung bình khoảng 80 sợi tóc do gãy rụng. Đây là cơ chế phát triển bình thường. Còn được gọi là rụng tóc sinh lý. Do đó, nếu thấy tóc rụng trong mức độ cho phép, bạn có thể yên tâm phần nào về sức khỏe của bản thân.

Trong trường hợp tóc rụng quá nhiều, không thể kiểm soát. Rất có thể bạn đang mắc phải các vấn đề về tinh thần. Hoặc bệnh lý trong cơ thể. Điều tốt nhất nên làm là gặp các bác sĩ chuyên khoa. Để được tự vấn cụ thể và đưa ra lời khuyên điều trị tốt nhất.

Trong các nguyên nhân gây rụng tóc hàng loạt thì yếu tố tâm lý căng thẳng, stress cần được quan tâm hàng đầu. Bởi đa số mọi người đều đã từng trải qua tình trạng tinh thần tiêu cực. Khiến cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi và bất an. Thậm chí, dẫn đến nhiều căn bệnh mãn tính nguy hiểm.

Cơ chế khiến tóc gãy rụng do căng thẳng, stress là áp lực chèn ép lên thành mạch máu. Khi bạn tức giận hay căng thẳng, cơ thể sẽ tạo ra một loại áp lực khiến máu khó lưu thông.

Do đó, các dưỡng chất không được vận chuyển đến các cơ quan chức năng. Chính vì vậy, các nang tóc không được chăm sóc và nuôi dưỡng. Dẫn đến tóc dần trở nên yếu và mỏng hơn bình thường. Khi bị một tác động nhỏ từ môi trường xung quanh, như: gội đầu, chải tóc,… Tóc sẽ rất dễ gãy rụng với số lượng nhiều.

Stress, căng thẳng gây rụng tóc
Stress, căng thẳng gây rụng tóc khiến nhiều người lo lắng.

Không những khiến tóc bị gãy rụng. Stress còn khiến các nang tóc bị hạn chế điều kiện phát triển. Trong khi đó, bộ phần này lại là thành phần chính trong quá trình hợp thể và hình thành những sợi mới. Cũng như nhận các chất dinh dưỡng để nuôi toàn bộ mái tóc.

Chính vì thế, khiến tóc con khó có thể mọc lại được. Đồng thời, làm cho tóc trở nên yếu và gãy rụng thành từng mảng. Thậm chí, đã có người bị hói do điều kiện làm việc stress và căng thẳng kéo dài.

Theo các bác sĩ chuyên môn, các nang tóc của mỗi người đều có một chu trình sống. Bao gồm các giai đoạn:

  • Sinh trưởng
  • Chuyển tiếp
  • Ngừng phát triển
  • Rụng tóc

Khi bạn bị căng thẳng, cơ chế vận hành của đồng hồ sinh học này sẽ bị bẻ cong. Tức là tỷ lệ phần trăm thời gian sinh trưởng sẽ chuyển sang giai đoạn rụng hoặc ngừng phát triển. Hiện tượng này được gọi là telogen.

Chính vì thế, tâm lý căng thẳng là một nguyên nhân cực kỳ quan trọng dẫn đến rụng tóc. Nếu bạn gặp phải vấn đề này thường xuyên và không có biện pháp khắc phục. Rất có thể bạn sẽ bị hói nhanh chóng. Không những thế, còn bị nguy cơ gặp phải nhiều căn bệnh nguy hiểm khác.

Đặc điểm rụng tóc do tâm lý căng thẳng, stress

Có 2 kiểu rụng tóc do tâm lý căng thẳng gây ra, đó là:

1. Tóc bước vào giai đoạn nghỉ ngơi và ngừng phát triển (

Telogen effluvium)

Căng thẳng, stress làm đẩy nhanh quá trình sinh trưởng. Khiến các sợi tóc bước vào thời kỳ nghỉ ngơi một cách nhanh chóng. Không những thế, trạng thái này còn diễn ra với thời gian kéo dài.

Stress, căng thẳng gây rụng tóc
Bước vào giai đoạn nghỉ ngơi, tóc ngừng phát triển và rụng.

Khi các nang lông ngừng phát triển, tóc sẽ không mọc thêm. Đồng thời, cũng không dài ra như những người tóc phát triển bình thường. Cùng với đó, khả năng hấp thu dưỡng chất cũng bị hạn chế. Do đó, chỉ sau khoảng 2 đến 3 tháng, bạn sẽ thấy số lượng tóc trên đầu bị giảm đi đáng kể do bị gãy rụng liên tục.

2. Tóc rụng thành từng mảng (Alopecia areata)

Có nhiều yếu tố dẫn đến hiện trạng tóc rụng thành từng mảng. Có khu vực tóc rụng từng vùng mảng với diện tích lớn. Điều này dẫn đến hói đầu khiến nhiều người mắc phải cảm thấy vô cùng lo lắng và tự ti.

Và một nguyên nhân không thể không nhắc đến, đó là do căng thẳng, stress lâu ngày. Khi các mạch máu bị chèn ép với áp lực cao sẽ không làm giảm chức năng vận chuyển. Do đó, khi càng căng thẳng, áp lực tác động càng lớn.

Stress, căng thẳng gây rụng tóc
Tình trạng tóc rụng thành từng mảng (Alopecia areata).

Kéo theo đó, các tế bào tóc không thể nhận được các chất dinh dưỡng được máu vận chuyển. Chính vì thế, các mảng da đầu cũng như tóc không có dưỡng chất cần thiết để được nuôi sống. Khiến tóc bị yếu và rơi rụng hàng loạt.

Không chỉ gây hậu quả trên tóc. Yếu tố này còn tác động đến nhiều vùng khác trên cơ thể. Chẳng hạn, bạn sẽ bị rụng lông ở chân mày, lông tay chân, râu, … Không những thế, diện tích khu vực bị rụng cũng được mở rộng thành hình tròn như hình những đồng xu cỡ lớn.

Rụng tóc do căng thẳng, stress có nguy hiểm hay không?

Rụng tóc do căng thẳng, stress không chỉ ảnh hưởng đến ngoại hình. Mà có tác động nghiêm trọng đến sức khỏe con người. Đặc biệt tình trạng rụng tóc kéo dài với số lượng còn mang nguy cơ tiềm ẩn nhiều căn bệnh nguy hiểm khác.

Với diễn biến âm thần, bạn khó có thể nhận thấy các dấu hiệu thay đổi. Chỉ sau vài tháng, chúng ta mới có thể cảm nhận thấy mái tóc đang dần thưa thớt với số lượng tóc rụng mỗi ngày đáng kể.

Stress, căng thẳng gây rụng tóc
Rụng có nguy cơ tiềm ẩn nhiều căn bệnh nguy hiểm.

Nếu thấy tóc rụng quá nhiều và không có dấu hiệu dừng lại. Bạn nên đi gặp ngay bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và chẩn bệnh. Bởi, nó có thể ẩn chứa nguy cơ mắc phải một căn bệnh nguy hiểm.

Nếu chỉ bị rụng tóc do yếu tố tâm lý thì có thể cải thiện được. Bạn cần kiểm soát căng thẳng, stress bằng các phương pháp vui chơi, giải trí lành mạnh, tập thể dục, gặp gỡ bạn bè,  giảm bớt áp lực công việc, … Điều này giúp bạn lấy lại tinh thần vui vẻ và thoải mái. Từ đó, máu có thể lưu thông giúp tóc mọc trở lại.

Các biện pháp khắc phục rụng tóc do căng thẳng, stress

Để giảm tình trạng rụng tóc, chắc chắn bạn cần phải kiểm soát được yếu tố tâm lý của bản thân. Vậy làm sao để giảm căng thẳng và lo lắng? Dưới đây là một số biện pháp tích cực mà bạn nên thử để cân bằng tâm trạng:

1.  Đảm bảo ngủ đủ giấc

Thiếu ngủ khiến cơ thể rơi vào trạng thái mệt mỏi và mất tập trung. Đồng thời, góp phần làm cho tâm trạng căng thẳng càng thêm tồi tệ. Bởi khi suy nhược, mất tập trung sẽ làm cho hiệu suất công việc không đạt được hiệu quả. Từ đó, gây nên tâm lý bất an và lo lắng.

Stress, căng thẳng gây rụng tóc
Ngủ đủ giấc giúp bạn cảm thấy thoải mái và tràn đầy năng lượng mỗi khi thức dậy.

Một người bình thường cần ngủ đủ 7 đến 8 tiếng/ ngày. Cùng với đó, để tạo được một giấc ngủ ngon và chất lượng, bạn cần đảm bảo khu vực ngủ nghỉ của mình luôn sạch sẽ, thoáng mát. Không những thế, chúng ta cũng ta cũng nên tập thói quen ngủ sớm để có thể đảm bảo thời gian cần thiết cần cho việc ngủ.

Ngoài ra, khi thực hiện cần phải đảm bảo sự đều đặn. Không làm gián đoạn để tạo thành thói quen tích cực. Đặc biệt, tránh để điện thoại ở bên cạnh khi đi ngủ. Vì nó có thể làm ảnh hưởng đến não bộ bởi sóng điện từ. Gây nguy hại đến sức khỏe.

Đồng thời, trước khi đi ngủ cũng không nên xem điện thoại. Hoặc ăn uống quá no hoặc quá đói. Bởi điều này sẽ khiến bạn khó ngủ. Thay vào đó, chúng ta có thể đọc sách và ngâm chân với ấm trước khi ngủ để các mao mạch được lưu thông.

2. Ăn uống khoa học với chế độ dinh dưỡng hợp lý

Chế độ ăn uống hợp lý giúp chúng ta có một cơ thể khỏe mạnh. Cũng như cung cấp dinh dưỡng cần thiết để có thể bắt đầu một ngày mới đầy năng lượng. Từ đó, giúp tâm trạng luôn phấn chấn và hạn chế được tình trạng stress, căng thẳng. Góp phần giảm thiểu rụng tóc ở mọi đối tượng.

Stress, căng thẳng gây rụng tóc
Ăn uống khoa học với chế độ dinh dưỡng hợp lý mang đến nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.

Với biện pháp này, bạn nên ăn uống đúng giờ. Đồng thời, ăn đủ 3 bữa/ ngày. Với chế độ dinh dưỡng và ăn uống một cách khoa học. Thể chất của chúng ta sẽ được bổ sung năng lượng tích cực, giảm sự mệt mỏi và căng thẳng.

Cùng với đó, nên tránh những loại thức ăn nhanh, thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ. Ví chúng sẽ kích thích khả năng hoạt động của tuyến tiết bã nhờn trên da đầu. Khiến cho cho các nang lông bị bí tắc. Kéo theo đó, tóc không nhận được các dưỡng chất cần thiết. Khiến cho mái trở nên thưa và dễ gãy rụng hơn.

3. Tham gia các hoạt động thể chất, tập thể dục

Để có thể kiểm soát sự căng thẳng hiệu quả, bạn có thể hít thở sâu khi cảm thấy tức giận, stress. Điều này giúp bạn có thể lấy lại bình tĩnh và giải quyết mọi công việc.

Không những thế, tập luyện một số một số môn thể thao yêu thích như: đi bộ đường dài, tập thể dục, tập luyện yoga, … đều là những hoạt động bổ ích. Vừa giúp cơ thể được tăng cường sức khỏe. Vừa làm giảm căng thẳng, xoa dịu tinh thần. Từ đó, góp phần hạn chỉ tình trạng rụng tóc do yếu tố tâm lý đang diễn ra phổ biến hiện nay.

4. Nghỉ ngơi và vui chơi

Nghỉ ngơi đúng lúc sẽ giúp chúng ta tránh gặp phải tình trạng tâm lý tiêu cực. Nếu trong quá trình làm việc, bạn cảm thấy stress và mệt mỏi. Tốt nhất, bạn nên dành một chút thời gian để nghỉ ngơi. Khi tâm trạng đã ổn định và thoải mái thì có thể bắt đầu lại công việc.

Stress, căng thẳng gây rụng tóc
Khi gặp phải tình trạng stress, căng thẳng, chúng ta có thể nghỉ ngơi để lấy lại cân bằng.

Điều này giúp công suất làm việc hiệu quả hơn. Nếu bạn không nghỉ ngơi, và cứ tiếp tục công việc, rất có thể bạn sẽ làm sai sót, không đạt được hiệu quả mong muốn. Đồng thời, tốn thời gian một cách vô ích.

Không những thế, chúng ta cũng nên kết hợp với các hoạt động vui chơi. Vào những ngày nghỉ, bạn có thể đi du lịch hoặc nghỉ dưỡng bên gia đình và người. Giúp tâm trạng trở nên thoải mái và tốt hơn. Nhờ vậy, hạn chế được khả căng thẳng gây ra rụng tóc ở nhiều đối tượng khác nhau.

5. Bổ sung nội tiết tố đối với phụ nữ

Do bị thiếu nồng độ hormon trong thời kỳ tiền mãn kinh hoặc mãn kinh nên phụ nữ thường dễ rơi vào trạng thái nóng giận, áp lực và căng thẳng. Để cải thiện vấn đề này, bạn có thể bổ sung nội tiết tố thông qua thuốc uống hoặc ăn những loại thực phẩm giàu estrogen.

Khi được cung cấp đầy đủ hàm lượng estrogen cần thiết. Phụ nữ có thể duy trì được nhan sắc, sức khỏe và các chức năng sinh lý. Giúp cơ thể cân bằng, tránh căng thẳng và rụng tóc ở các thời kỳ có biến động trong cơ thể người phụ nữ.

6. Duy trì thái độ sống và suy nghĩ tích cực

Căng thẳng, stress có thể đến bất cứ lúc nào do những áp lực từ cuộc sống và công việc. Do đó, xây dựng một lối sống và suy nghĩ tích cực giúp bạn giảm mức độ nghiêm trọng khi gặp phải những căng thẳng từ các yếu tố xung quanh.

Stress, căng thẳng gây rụng tóc
Xây dựng một lối sống và suy nghĩ tích cực giúp chúng ta giảm mức độ nghiêm trọng khi gặp phải căng thẳng.

Cùng với đó, nên tập thái độ sống lạc quan trước mọi vấn đề. Điều này giúp chúng ta có thể “đối phó” với căng thẳng và stress một cách hiệu quả. Theo tâm lý học, suy nghĩ tích cực sẽ làm ức chế sự hình thành của hormone gây nên sự căng thẳng. Đồng thời, cho phép cơ thể tự chữa lành những vấn đề tâm lý đang gặp phải. Góp phần tạo nên một cuộc sống vui vẻ, cũng như hạn chế tình trạng rụng tóc một cách tối đa.

Trên đây là tổng hợp thông tin về stress, căng thẳng gây rụng tóc và cách khắc phục hiệu quả. Bạn đọc có thể tham khảo những thông tin cần thiết để có thể biện pháp hạn chế căng thẳng cho riêng mình.

Cùng chuyên mục

Rụng tóc hói đầu ở nam giới: Nguyên nhân và cách chữa trị

Rụng tóc hói đầu ở nam giới xảy ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau như yếu tố di truyền, thói quen xấu, rối loạn nội tiết tố, stress kéo...

29 thực phẩm giúp tóc chắc khỏe và ngăn ngừa rụng tóc hiệu quả

29 thực phẩm giúp tóc chắc khỏe và ngăn ngừa rụng tóc hiệu quả

Sợi tóc được cấu tạo chủ yếu từ một loại protein đặc biệt mang tên keratin. Để trở nên bóng mượt, bồng bềnh và tràn đầy sức sống, mái tóc...

Gội đầu bằng cà phê là mẹo chữa rụng tóc, kích thích mọc tóc hiệu quả mà chị em không nên bỏ qua

Mẹo gội đầu bằng cà phê giúp giảm rụng tóc hiệu quả

Làm đẹp da, tẩy tế bào chết bằng bã cà phê hẳn là nhiều chị em đã biết đến, thế nhưng gội đầu bằng cà phê trị rụng tóc thì...

7 cây thuốc Nam chữa rụng tóc hiệu quả theo dân gian

7 cây thuốc Nam chữa rụng tóc hiệu quả theo dân gian

Bên cạnh phương pháp điều trị bằng thuốc Tây y, mẹo chữa bệnh nhờ thảo dược tự nhiên cũng đang được nhiều bệnh nhân tin tưởng áp dụng. Dưới đây...

Dầu gội trị rụng tóc Megumi: Công dụng, cách dùng và review sản phẩm

Dầu gội trị rụng tóc Megumi: Giá bán và review

Dầu gội trị rụng tóc Megumi được sản xuất bởi công ty Rohto Pharmaceutical Japan Nhật Bản, hiện nay đang được nhiều người lựa chọn sử dụng. Vậy loại dầu...

Rụng tóc nhiều là dấu hiệu của bệnh gì? Làm sao ngăn ngừa?

Rụng tóc nhiều là dấu hiệu của bệnh gì? Làm sao ngăn ngừa?

Rụng tóc nhiều bất thường có thể là dấu hiệu nhận biết của một số vấn đề như: thiếu máu, bệnh tự miễn, rối loạn hormon, viêm da đầu, ung...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn