Top 7 địa chỉ chữa rối loạn lo âu căng thẳng uy tín tại Hà Nội

Các loại thuốc điều trị rối loạn lo âu phổ biến hiện nay

Rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD) là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và điều trị

Rối loạn lo âu xã hội là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và điều trị

Rối loạn lo âu là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và điều trị

Tìm hiểu phương pháp diện chẩn chữa rối loạn lo âu, trầm cảm

Rối loạn lo âu lan tỏa: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Rối loạn lo âu có làm tăng huyết áp?

10 Địa chỉ chữa rối loạn lo âu căng thẳng tốt nhất tại TPHCM

Rối loạn lo âu có tự khỏi được không? Kéo dài bao lâu?

Tác dụng phụ của thuốc trị rối loạn lo âu bạn nên lưu ý

Sử dụng thuốc trị rối loạn lo âu là phương pháp được rất nhiều người áp dụng. Tuy nhiên, thuốc Tây sẽ gây ra một số tác dụng phụ không tốt cho sức khỏe con người. Cùng tìm hiểu các tác dụng phụ của thuốc trị rối loạn lo âu để biết rõ hơn về loại thuốc này.

Tác dụng phụ của thuốc trị rối loạn lo âu
Một số tác dụng phụ của thuốc trị rối loạn lo âu.

Tác dụng phụ của thuốc trị rối loạn lo âu

Rối loạn lo âu là căn bệnh khá phổ biến hiện nay. Những bệnh nhân mắc bệnh rối loạn lo âu thường rất mệt mỏi, căng thẳng, lo lắng, suy nhược cơ thể trầm trọng,… Nếu không có phương pháp kiểm soát kịp thời, bệnh nhân sẽ gặp phải các biến chứng phức tạp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Dưới đây là tác dụng phụ của thuốc trị rối loạn lo âu bệnh nhân cần phải biết.

1. Nôn, buồn nôn

Một số bệnh nhân gặp phải tình trạng nôn, buồn nôn sau khi uống thuốc điều trị bệnh rối loạn lo âu. Đây là một trong những tác dụng phụ phổ biến nhất sau khi uống thuốc điều trị bệnh. Vài tuần đầu, cơ thể người bệnh vẫn chưa quen với thuốc nên rất dễ bị buồn nôn, nôn. Sau khi quen với thuốc, tình trạng buồn nôn sẽ không còn. Để tránh buồn nôn, người bệnh nên ăn no và uống thuốc với nhiều nước.

2. Tăng cân

Thực tế, nhiều bệnh nhân sau khi uống thuốc điều trị rối loạn lo âu cảm thấy ăn ngon miệng hơn và dẫn đến tăng cân. Người bệnh tăng cân là do cơ thể tích trữ nước và không vận động thường xuyên. Để tránh việc tăng cân, bệnh nhân nên xây dựng chế độ ăn uống hợp lý. Đồng thời chia nhỏ bữa ăn và vận động thường xuyên để cơ thể đốt cháy lượng calo bị thừa.

3. Suy nhược cơ thể

Tác dụng phụ của thuốc trị rối loạn lo âu
Bệnh nhân liên tục bị suy nhược cơ thể, chóng mặt.

Người bệnh thường xuyên có cảm giác mệt mỏi, căng thẳng, buồn ngủ, suy nhược cơ thể. Tình trạng này sẽ kéo dài trong suốt thời gian sử dụng thuốc. Để giảm buồn ngủ, người bệnh nên vận động nhẹ nhàng để cơ thể khoan khoái, dễ chịu. Bệnh nhân nên uống thuốc trước khi đi ngủ 2 tiếng để giúp giảm lo âu, mệt mỏi.

4. Mất ngủ

Một số bệnh nhân thường xuyên mất ngủ, giấc ngủ chập chờn, ngủ không ngon giấc do sử dụng thuốc rối loạn lo âu. Một số loại thuốc gây kích thích thần kinh, ảnh hưởng não bộ khiến con người tỉnh táo hơn và gây mất ngủ. Những người sử dụng thuốc vào ban đêm bị mất ngủ, cơ thể mệt mỏi. Tình trạng mất ngủ kéo dài sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh.

5. Bồn chồn, lo lắng

Người bệnh trở nên bồn chồn, lo lắng, đứng ngồi không yên do quá kích động, khó chịu sau khi uống thuốc. Tình trạng bệnh diễn ra thường xuyên sẽ khiến cho người bệnh vô cùng mệt mỏi, căng thẳng. Để hạn chế tác dụng phụ, bệnh nhân có thể luyện tập yoga, xem các chương trình giải trí hoặc đi dạo để đầu óc thoải mái hơn. Bên cạnh đó, người bệnh có thể uống thêm thuốc an thần do bác sĩ kê đơn.

6. Khô miệng, đắng miệng

Sau khi uống thuốc, một số trường hợp người bệnh sẽ bị khô miệng, đắng miệng. Đồng thời, bệnh nhân luôn có cảm giác bị khát nước, muốn uống nước. Miệng liên tục bị khô, đắng miệng. Người bệnh nên mang theo bình nước cá nhân để uống hoặc ngậm nước đá viên, nhai kẹo cao su không đường, ăn trái cây nhiều nước để khắc phục tình trạng khô miệng.

7. Rối loạn tình dục

Thuốc điều trị rối loạn lo âu có thể khiến cho nam giới bị rối loạn cương dương, xuất tinh chậm. Đồng thời giảm khoái cảm khi quan hệ. Trong quá trình sử dụng thuốc, bệnh nhân thường xuyên gặp tình trạng này. Tốt nhất, nếu gặp phải tình trạng này, bạn nên báo cho bác sĩ đổi thuốc hoặc kê thêm loại thuốc chữa rối loạn tình dục.

8. Táo bón

Rất nhiều bệnh nhân gặp phải tình trạng táo bón do sử dụng thuốc rối loạn lo âu. Loại thuốc này sẽ tác động trực tiếp đến quá trình trao đổi chất của cơ thể và làm rối loạn hệ thống tiêu hóa, khiến người bệnh bị táo bón. Người bệnh nên bổ sung thêm các loại rau quả, nước ép trái cây và uống nhiều nước để khắc phục tình trạng này. Nếu bị táo bón quá nặng, bệnh nhân nên báo ngay cho bác sĩ chuyên khoa để có biện pháp cải thiện kịp thời.

9. Suy giảm trí nhớ

Uống nhiều thuốc trị rối loạn lo âu sẽ gây suy giảm trí nhớ. Người bệnh thường xuyên mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn. Một số trường hợp bệnh nhân sẽ bị lệ thuộc vào thuốc. Nếu không uống thuốc sẽ thường xuyên bị căng thẳng, mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt. Đặc biệt, người bệnh không tập trung do suy giảm trí nhớ, dẫn đến hiệu quả làm việc không cao.

Lưu ý sử dụng thuốc điều trị rối loạn lo âu

Song song với việc điều trị bệnh rối loạn lo âu bằng thuốc, người bệnh nên áp dụng thêm phương pháp tâm lí trị liệu. Việc kết hợp 2 phương pháp sẽ mang lại hiệu quả cao trong việc điều trị bệnh. Tùy thuộc vào từng mức độ mắc bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị bệnh thích hợp nhất. Nếu bệnh quá nặng, bệnh nhân sẽ sử dụng thêm thuốc an thần. Dưới đây là một số lưu ý khi sử dụng thuốc điều trị rối loạn lo âu, người bệnh cần biết.

Tác dụng phụ của thuốc trị rối loạn lo âu
Bệnh nhân uống thuốc rối loạn lo âu theo chỉ định của bác sĩ.
  • Kết hợp các loại thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa
  • Bổ sung cho cơ thể đầy đủ các chất dinh dưỡng, ăn no trước khi uống thuốc
  • Ăn nhiều bữa nhỏ, không được ăn quá nhiều thức ăn cùng một lúc, không tốt cho sức khỏe
  • Trong quá trình sử dụng thuốc, nếu có bất cứ vấn đề gì bất thường xảy ra cần báo ngay cho bác sĩ chuyên khoa được biết.
  • Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày, bổ sung thêm nước ép trái cây cho cơ thể
  • Không được thức quá khuya, dậy sớm hoặc làm việc quá sức gây ảnh hưởng đến sức khỏe
  • Kiểm soát cân nặng, tránh tình trạng tăng cân quá mức
  • Giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ, tránh căng thẳng, lo lắng
  • Thường xuyên luyện tập các bài tập thể dục nhẹ nhàng để sớm kiểm soát bệnh
  • Không được ăn những loại thực phẩm chứa chất kích thích, thức ăn cay, nóng,…
  • Hạn chế uống bia, rượu và hút thuốc lá,…

Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về tác dụng phụ của thuốc trị rối loạn lo âu. Người bệnh cần phải tuân thủ đúng các hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc hoặc uống bất cứ loại thuốc nào khi không có chỉ định của bác sĩ. Bên cạnh việc uống thuốc, bệnh nhân nên chú ý chế độ ăn uống và nghỉ ngơi để bệnh nhanh chóng khỏi.

Cùng chuyên mục

Rối loạn âu lo chia ly ở trẻ là gì? Cách điều trị như thế nào?

Rối loạn lo âu chia ly ở trẻ và những điều cần lưu ý

Rối loạn âu lo chia ly ở trẻ là tình trạng trẻ cảm thấy lo lắng, sợ hãi khi phải chia xa người thân. Nếu không phát hiện và can...

Rối loạn hoảng sợ: Nguyên nhân, dấu hiệu, chẩn đoán và điều trị

Rối loạn hoảng sợ: Nguyên nhân, dấu hiệu, chẩn đoán và điều trị

Rối loạn hoảng sợ là bệnh lý không phổ biến, thường xuất hiện ở cuối tuổi vị thành niên hoặc đầu giai đoạn trưởng thành. Đây là tình trạng lặp...

10 Địa chỉ chữa rối loạn lo âu căng thẳng tốt nhất tại TPHCM

Rối loạn lo âu căng thẳng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và khiến nhiều người cảm thấy vô cùng mệt mỏi. Lựa chọn những địa chỉ thăm...

Rối loạn lo âu có làm tăng huyết áp?

Rối loạn lo âu có làm tăng huyết áp?

Rối loạn lo âu là một chứng bệnh phổ biến và nguy hiểm, bất kỳ ai cũng có thể mắc phải dù nam hay nữ. Triệu chứng điển hình của...

Rối loạn lo âu lan tỏa: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Rối loạn lo âu lan tỏa là một bệnh lý liên quan đến thần kinh xuất hiện khá phổ biến. Thông thường bệnh sẽ khởi phát trước tuổi 25, nếu...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn