Lưỡi trắng đau họng là dấu hiệu ung thư lưỡi?

Viêm họng mãn tính có nguy hiểm không? Bác sĩ nói gì?

Viêm mũi họng xuất tiết có nguy hiểm không? Điều cần biết

Viêm họng xung huyết – Nguy hiểm, dễ gây ung thư vòm họng

Viêm họng hạt có mủ – Hình ảnh, dấu hiệu nhận biết, điều trị

7 kẹo ngậm đau họng (dạng thuốc thảo dược) hiệu quả nhanh

Viêm họng mủ là gì, có tự khỏi không? Những thông tin cần biết

Đau rát cổ họng – Nguyên nhân và cách trị tự nhiên + Thuốc

Viêm họng ở trẻ em – Nguyên nhân, dấu hiệu, điều trị, phòng ngừa

Viêm họng kéo dài mãi không khỏi là do đâu? Làm sao khỏi?

Tại sao nuốt nước bọt bị đau tai? Cách xử lý, điều trị

“Tại sao nuốt nước bọt bị đau tai?” có lẽ là câu hỏi rất nhiều người thắc mắc. Triệu chứng phải chăng là dấu hiệu của một căn bệnh nào đó? Liệu nó có nguy hiểm hay không? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Tại sao nuốt nước bọt bị đau tai?

Nuốt nước bọt bị đau tai là một trong những triệu chứng xảy ra phổ biến ở các bệnh lý như viêm họng, viêm amidan, nặng hơn có thể là ung thư vòm họng hay u tuyến nước bọt mang.

Nuốt nước bọt bị đau tai là gì?
Nuốt nước bọt bị đau tai là triệu chứng xảy ra khá phổ biến ở các bệnh liên quan đến tai – mũi – miệng

Tất cả những bệnh lý này đều khiến cho người bệnh cực kỳ khổ sở khi mỗi lần nuốt nước bọt, nuốt thức ăn. Kéo theo đó là rất nhiều những hệ lụy khác như mệt mỏi, đau nhức, chán ăn, sụt cân…Nếu không được điều trị kịp thời có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm khác cho sức khỏe của người bệnh.

Viêm tai giữa

Tai giữa là cơ quan nằm giữa tai trong và tai ngoài, trẻ em là đối tượng dễ mắc bệnh này nhất. Bệnh hay xuất hiện vào mùa mưa, khi thời tiết thay đổi đột ngột. Các yếu tố gây bệnh như sưng đường mũi, hẹp ống Eustachian, bệnh cảm, viêm họng…là nguyên nhân chủ yếu khiến tai giữa bị nhiễm trùng.

Lúc này, toàn bộ hệ thống hòm nhĩ và xương chũm (nằm ở phía sau màng nhĩ) đều bị viêm nhiễm, tổn thương. Người bệnh bị viêm tai giữa sẽ gây ra đau nhức dữ dội, sốt cao, chảy dịch, giảm thính lực, nếu nặng hơn có thể gây ứ mủ, gây ra các cơn đau liên hồi khi nuốt thức ăn, nuốt nước bọt hoặc giao tiếp.

Bệnh viêm tai giữa nếu không được điều trị kịp thời sẽ dễ dẫn đến viêm tai xương chũm cấp cực kỳ nguy hiểm. Thậm chí dẫn đến thủng màng nhĩ, xơ hóa màng nhĩ, liệt thần kinh mặt, áp xe não, áp xe ngoài màng cứng… gây tử vong.

Viêm họng

Tai – mũi – họng là các cơ quan có mối liên kết mật thiết với nhau. Chính vì vậy, một khi cổ họng bị nhiễm trùng sẽ gây ra triệu chứng đau họng nhức đầu mệt mỏi kèm theo nuốt nước bọt đau họng và cả đau tai, đau mũi nữa.

Nguyên nhân là do tình trạng nhiễm trùng ở niêm mạc hầu họng có thể làm tăng áp lực lên ống tai giữa. Chính điều này đã gây ra áp lực lớn lên ống tai giữa và gây ra những cơn đau tai. Cơn đau này thường xuất hiện mỗi khi nuốt nước bọt, nhai nuốt thức ăn hoặc nói chuyện, há miệng to.

Nuốt nước bọt bị đau tai khiến người bệnh hết sức khó chịu, thậm chí là tạo điều kiện cho vi khuẩn có thể xâm nhập vào ống tai, gây tổn thương cho cơ quan này nếu không được điều trị kịp thời.

Viêm amidan

Amidan là một cơ quan chứa các tế bào bạch cầu nằm ở vị trí 2 bên cổ họng. Nó có vai trò bắt giữ virus, vi khuẩn xâm nhập vào sâu bên trong cơ thể và bảo vệ cơ thể khỏi tình trạng nhiễm trùng. Tuy nhiên, nếu lượng vi khuẩn, virus xâm nhập vào quá lớn và ồ ạt có thể gây tổn thương và sưng viêm amidan.

Triệu chứng nuốt nước bọt bị đau tai
Viêm họng, viêm amidan thường kéo theo tình trạng nuốt nước bọt bị đau tai

Bệnh này rất phổ biến ở trẻ nhỏ vì sức đề kháng của trẻ còn rất yếu. Khi phát bệnh sẽ gây ra một số các triệu chứng như:

Đau nhức 2 bên tai khi nuốt nước bọt, thức ăn, nói chuyện

  • Chóng mặt
  • Ù tai
  • Đau họng
  • Khô rát cổ họng

Ung thư vòm họng

Đây là một trong những bệnh lý ác tính và cũng là mức độ nặng nhất trong tất cả các bệnh về họng. Các khối u xuất hiện và phát triển ngay trong các tế bào vòm họng, ngay phía sau mũi.

Chính vì vậy, khi bệnh chuyển biến thành ung thư vòm họng thì nó sẽ gây ra rất nhiều các triệu chứng khác nhau, trong đó người bệnh sẽ rất khó chịu, đau đớn mỗi khi nuốt nước bọt, không những vậy còn gây viêm loét họng, đau nhức toàn bộ khu vực cổ họng và mũi.

Thường thì các bệnh ung thư, trong đó có ung thư vòm họng sẽ tiến triển một cách âm thầm, rất khó để phát hiện được trong giai đoạn đầu. Cho đến khi khối u phát triển ngày càng lớn và biểu hiện ra ngoài với các triệu chứng như:

  • Nổi hạch ở cổ
  • Chảy mủ mũi, đau tai
  • Ù tai
  • Chảy mủ tai
  • Sụp mi
  • Giảm thị lực
  • Lác mắt

Chính vì vậy nên mỗi khi người bệnh ă uống hoặc nuốt nước bọt thì khối u ở vòm họng sẽ bị kích thích và gây ra các cơn đau ở tai, mũi và cổ họng.

U tuyến nước bọt mang tai

Bệnh u tuyến nước bọt mang tai là một trong những khối u thường gặp nhất. Tuy nhiên, người bệnh không cần phải quá lo lắng vì có đến 90% khối u này đều lành tính và trú ngụ ở tuyến nước bọt mang tai.

Trong giai đoạn đầu của bệnh, khối u này không có những biểu hiện rõ ràng, không gây triệu chứng đau nào cả. Tuy nhiên, khi tiến hành quan sát thực thể thì sẽ nhận thấy được khối u nhỏ ở phía dưới hàm, có thể tự di chuyển và có đường kính khoảng 0.8 – 1cm.

Sau một thời gian, khối u này sẽ ngày càng phát triển to dần lên và chèn ép các dây thần kinh. Vì vậy, khi người bệnh thực hiện các hoạt động bình thường như: nói chuyện, ăn uống, nuốt nước bọt…thì khối u sẽ chèn ép lên dây thần kinh và gây ra đau tai, đau mũi…

Cách khắc phục triệu chứng nuốt nước bọt bị đau tai

Theo các chuyên gia, việc khắc phục triệu chứng nuốt nước bọt bị đau tai trái hay phải không quá khó khăn. Chỉ cần người bệnh tuân thủ và làm theo hướng dẫn của bác sĩ. Theo đó, để loại bỏ triệu chứng này thì người bệnh cần điều trị dứt điểm các bệnh lý gây ra nó.

Điều trị viêm tai giữa

Thường thì viêm tai giữa sẽ được chỉ định điều trị bằng cách dùng thuốc giảm đau, thuốc kháng sinh, thuốc hạ sốt kết hợp vệ sinh tai đúng cách. Riêng đối với trường hợp trong tai có ứ mủ thì người bệnh sẽ được chỉ định trích rạch và dẫn lưu mủ ra ngoài, sau đó mới sử dụng thuốc kèm theo cũng như chăm sóc vệ sinh đúng cách.

Cách khắc phục triệu chứng nuốt nước bọt bị đau tai
Trị các nguyên nhân gây bệnh là cách tốt nhất để khắc phục chứng nuốt nước bọt bị đau tai

Điều trị bệnh viêm họng

Những trường hợp bị viêm họng do thay đổi thời tiết hay môi trường thì bạn không cần phải quá lo lắng. Bởi chỉ cần dành thời gian nghỉ ngơi, bổ sung năng lượng, ăn uống đủ chất để tăng cường sức đề kháng là bệnh sẽ từ từ khỏi hẳn mà không cần đi bác sĩ.

Tuy nhiên, trong trường hợp bệnh viêm họng do vi khuẩn (thường là liên cầu khuẩn nhóm A) thì người bệnh sẽ được chỉ định sử dụng thuốc trị viêm họng, thuốc kháng sinh và thuốc giảm đau để trị bệnh. Lưu ý, cần phải sử dụng thuốc đều đặn trong vòng 10 ngày thì mới có thể tiêu diệt được vi khuẩn trong khoang họng và chấm dứt triệt để tình trạng nhiễm trùng.

Điều trị viêm amidan

Gần giống với việc điều trị viêm họng, tình trạng nhiễm trùng amidan cũng sẽ được điều trị bằng kháng sinh và thuốc giảm đau. Tuy nhiên, một số trường hợp bác sĩ sẽ cân nhắc và đưa ra lời khuyên cắt bỏ cơ quan này khi nó không đáp ứng với các bước điều trị nội khoa.

Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể chỉ định người bệnh thực hiện:

  • Lấy mủ ở tai để làm kháng sinh đồ và lựa chọn loại kháng sinh phù hợp.
  • Sử dụng thuốc chống viêm, chống phù nề sung huyết ở mũi họng nhằm giảm thiểu các triệu chứng của bệnh.
  • Trong trường hợp có sốt cao và khoang tai bị đau nhức tai liên tục, màng nhĩ căng phồng thì sẽ được chỉ định thực hiện rạch màng nhĩ để dẫn lưu.

Điều trị ung thư vòm họng và u tuyến nước bọt mang tai

Hai bệnh lý này đều là những bệnh có mức độ nghiêm trọng rất cao cũng như khó điều trị. Sau khi tiến hành thăm khám biết được mức độ tiến triển của khối u thì bác sĩ có thể sẽ yêu cầu người bệnh tiến hành hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật để cải thiện tình hình bệnh.

Phải làm gì để khắc phục nuốt nước bọt bị đau tai
Tuân thủ các hướng dẫn điều trị của bác sĩ sẽ giúp khắc phục tình trạng này nhanh chóng

Ngoài ra, hai bệnh lý này đều thuộc dạng nhóm bệnh có nguy cơ tái phát cao. Chính vì vậy, sau khi điều trị xong người bệnh vẫn phải tuân thủ lịch tái khám của bác sĩ. Nhằm theo dõi sát tình hình bệnh và kịp thời khắc phục khi xuất hiện các dấu hiệu bất thường.

Phòng tránh nuốt nước bọt bị đau tai

  • Giữ vệ sinh sạch sẽ nhằm loại bỏ các loại vi khuẩn có thể gây bệnh;
  • Tuyệt đối không sử dụng các loại vật nhọn, cứng gây tổn thương đến thính giác
  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, tập luyện thể thao điều độ để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.
  • Thường xuyên đến bệnh viện để kiểm tra sức khỏe để phát hiện và điều trị bệnh kịp thời.

Tóm lại, triệu chứng nuốt nước bọt bị đau tai xuất phát từ rất nhiều bệnh lý. Hãy đến bệnh viện để được khám và tìm ra nguyên nhân gây bệnh chính xác và được các bác sĩ điều trị phù hợp, an toàn.

Cùng chuyên mục

Bệnh viêm họng mủ ở trẻ em và cách điều trị

Viêm họng mủ ở trẻ em – Cách nhận biết, chăm sóc, điều trị

Viêm họng mủ ở trẻ em chủ yếu do vi khuẩn hoặc virus gây ra, khiến niêm mạc họng bị viêm nhiễm kéo dài và tạo thành các hạt hoặc...

Nuốt nước bọt bị vướng ở cổ họng do rối loạn cảm họng, mức độ không nguy hiểm

Nuốt nước bọt bị vướng ở cổ họng cảnh báo bệnh nguy hiểm

Nuốt nước bọt vị vướng ở cổ họng cảnh báo bệnh nguy hiểm khi xuất hiện triệu chứng khó nuốt, nuốt cảm thấy đau, tình trạng tái diễn thường xuyên...

Những điều cần biết khi trẻ bị sốt do viêm họng

Nhận biết trẻ bị sốt do viêm họng & cách chăm sóc, điều trị

Trẻ bị sốt do viêm họng là một trong những căn bệnh xảy ra phổ biến ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên, dù vậy phụ huynh không được chủ quan mà...

Khi trẻ bị sốt thì thân nhiệt tăng cao trên 37.5 độ

Mẹo hạ sốt cho trẻ bị viêm họng nhanh, an toàn [Chuyên gia chia sẻ]

Mẹo hạ sốt cho trẻ bị viêm họng nhanh, an toàn được nhiều người áp dụng, có hiệu quả cao và có thể áp dụng tại nhà. Sốt là tình...

Viêm họng mạn tính quá phát – Dấu hiệu & cách điều trị

Viêm họng mạn tính quá phát xảy ra khi nhiễm trùng họng tái phát nhiều lần khiến niêm mạc bị tổn thương, phù nề và dấu hiệu tăng sản. Bệnh...

Chữa viêm họng bằng Đông y và những điều cần lưu ý

Viêm họng trong Đông y và các bài thuốc điều trị

Viêm họng trong Đông y xảy ra khi có sự tác động của các yếu tố như khói bụi, thời tiết thay đổi thất thường, ăn các đồ ăn cay...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn