Khám phá công dụng chữa mất ngủ của táo đỏ
Nội Dung Bài Viết
Táo đỏ là vị thuốc quý trong Đông y có tác dụng chữa mất ngủ, khó ngủ, ngủ không sâu giấc và chập chờn. Các bài thuốc từ dược liệu này còn giúp bồi bổ khí huyết, cải thiện tình trạng cơ thể xanh xao và suy nhược.
Tìm hiểu công dụng chữa mất ngủ của táo đỏ
Táo đỏ (đại táo) là vị thuốc quý được sử dụng để bồi bổ sức khỏe . Không giống với các loại táo thông thường, táo đỏ có dược tính, công năng đa dạng và mang lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe.
Theo Đông y, táo đỏ có vị ngọt, tính ấm, tác dụng bình vị khí, an trung, ích khí, trừ phiền muộn, cường lực, dưỡng huyết, an thần và sinh tân. Dược liệu này được xếp vào nhóm thuốc bổ và thường được dùng để cải thiện tình trạng suy nhược cơ thể, động thai, mất ngủ kéo dài, chức năng tiêu hóa kém, tâm trạng buồn ngực,…
Hiện nay, hiệu quả của các loại trà và bài thuốc chữa mất ngủ từ táo đỏ đã được khoa học công nhận. Với thành phần dinh dưỡng đa dạng và dồi dào, táo đỏ có khả năng nâng cao sức khỏe, giảm mệt mỏi, cải thiện tình trạng suy nhược và căng thẳng thần kinh. Thực nghiệm lâm sàng cũng cho thấy, dược liệu này có tác dụng bảo vệ gan, nâng cao sức khỏe và cải thiện khả năng miễn dịch.
Các chất chống oxy hóa trong táo đỏ như flavonoid, phenolic, polysaccharide, vitamin C,… có thể loại trừ gốc tự do, chống viêm và làm chậm quá trình lão hóa. Bên cạnh đó, vị thuốc này còn chứa hàm lượng kali, chất xơ và polyphenol dồi dào giúp giảm cholesterole, cải thiện sức khỏe tim mạch và điều hòa huyết áp. Ngoài nguyên nhân do căng thẳng, các bệnh lý về tim cũng là nguyên nhân phổ biến gây ra chứng khó ngủ, mất ngủ và ngủ không sâu giấc.
Do đó, bạn có thể sử dụng táo đỏ để cải thiện sức khỏe và khắc phục tình trạng mất ngủ, khó ngủ, giấc ngủ đến muộn và dễ thức giấc giữa đêm. Không chỉ mang đến lợi ích cho giấc ngủ, các loại trà và bài thuốc từ táo đỏ còn giúp điều hòa huyết áp, bổ máu và ngăn ngừa suy nhược cơ thể.
7 Cách dùng táo đỏ chữa mất ngủ đơn giản, dễ thực hiện
Táo đỏ thường được dùng trong các bài thuốc thang, hãm trà hoặc sử dụng để chế biến món ăn giúp an thần, ngủ ngon và sâu giấc. Nếu tình trạng mất ngủ kéo dài, bạn có thể kết hợp đại táo cùng với một số thảo dược khác để tăng hiệu quả.
Dưới đây là 7 cách dùng táo đỏ chữa mất ngủ được nhiều người đánh giá mang lại hiệu quả rõ rệt:
1. Trà táo đỏ chữa mất ngủ
Nếu không có nhiều thời gian, bạn có thể sử dụng trà táo đỏ độc vị để chữa mất ngủ và cải thiện sức khỏe. Dược liệu này cung cấp cho cơ thể nhiều loại vitamin như vitamin C, vitamin nhóm B và khoáng chất thiết yếu. Các thành phần này có khả năng kích thích quá trình tạo máu, giảm căng thẳng, mệt mỏi và cải thiện giấc ngủ rõ rệt.
Ngoài ra, trà táo đỏ còn thích hợp với người làm việc với cường độ cao, thường xuyên stress và lo âu quá mức. Sử dụng loại trà này đều đặn có thể phòng ngừa chứng mất ngủ, mang lại tinh thần thoải mái và sảng khoái.
Cách thực hiện trà táo đỏ chữa mất ngủ cực đơn giản:
- Chuẩn bị khoảng 5 trái táo đỏ khô, 2 lát gừng tươi và 1 ít đường phèn
- Cắt nhỏ táo đỏ rồi cho vào ấm cùng với gừng
- Sau đó, đổ vào 300ml nước sôi và đậy kín trong 15 – 20 phút
- Thêm đường phèn vào, khuấy đều và dùng uống nóng
- Nên sử dụng trà táo đỏ đường phèn trước khi đi ngủ khoảng 1 – 2 giờ đồng hồ
2. Trà táo đỏ long nhãn giúp an thần, ngủ ngon
Long nhãn là phần thịt của quả nhãn đã được phơi khô. Vị thuốc này có vị ngọt dịu, tính bình, tác dụng an thần, bổ dưỡng và dưỡng huyết. Long nhãn thường được dùng để chữa chứng hay quên, ngủ kém và suy nhược thần kinh.
Do đó để tăng hiệu quả, bạn có thể kết hợp long nhãn cùng với táo đỏ (có thể thêm kỷ tử). So với trà táo đỏ đường phèn, loại trà này có tác dụng bồi bổ mạnh hơn, thích hợp với người trung niên và cao tuổi bị suy nhược, mệt mỏi do mất ngủ lâu ngày.
Cách pha trà táo đỏ long nhãn chữa mất ngủ:
- Chuẩn bị khoảng 5 – 6 quả táo đỏ, 1 ít kỷ tử và 20g long nhãn
- Đem táo đỏ cắt thành miếng vừa phải rồi ngâm với nước ấm cho mềm
- Sau đó, đun sôi 500ml nước rồi thêm long nhãn và táo đỏ vào
- Khi chín, thêm câu kỷ tử vào đun thêm 5 phút thì tắt bếp (có thể thêm đường phèn nếu muốn tạo vị ngọt)
- Để nguội bớt và dùng trà uống hằng ngày, nên ăn cả táo, long nhãn và kỷ tử để tăng hiệu quả
3. Chữa mất ngủ bằng trà hoa cúc táo đỏ
Hoa cúc là thảo dược có tác dụng thanh nhiệt, giải độc và an thần. Trà hoa cúc táo đỏ có khả năng giảm căng thẳng, cải thiện tình trạng khó ngủ, mất ngủ và ngủ chập chờn do căng thẳng, cao huyết áp hoặc do ảnh hưởng của tuổi tác.
Loại trà này có vị ngọt nhẹ, mùi thơm dễ chịu và mang lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Ngoài tác dụng giúp ngủ ngon, trà hoa cúc táo đỏ còn có khả năng cải thiện sức khỏe, chống suy nhược, hỗ trợ làm giảm tình trạng dị ứng và điều hòa huyết áp. Người cao tuổi nên dùng loại trà này thường xuyên để duy trì sức khỏe, ổn định giấc ngủ và phòng ngừa các chứng bệnh về tim.
Cách pha trà hoa cúc táo đỏ trị mất ngủ:
- Chuẩn bị táo đỏ 5 quả, 5 bông cúc khô và đường phèn
- Ngâm táo đỏ cho mềm, sau đó cắt nhỏ
- Cho táo đỏ, bông cúc vào ấm và hãm với 400ml nước sôi
- Hãm trong 15 – 20 phút, sau đó thêm đường phèn vào và khuấy đều
- Dùng trà uống 1 – 2 lần/ ngày (nên dùng vào buổi chiều hoặc tối trước khi ngủ)
4. Trà lê táo đỏ – Thức uống tốt cho người bị mất ngủ
Trà lê táo đỏ là thức uống thơm ngon, có tác dụng thanh nhiệt, bồi bổ sức khỏe và giúp ngủ ngon. Theo y học cổ truyền, quả lê có vị ngọt, hơi chua, tính mát, tác dụng thanh tâm giáng hỏa, sinh tân dịch, dưỡng huyết và nhuận phế. Vì vậy, trà lê táo đỏ có khả năng cải thiện chứng mất ngủ do cao huyết áp và các chứng bệnh về phổi. Đồng thời giúp nâng cao sức khỏe, cải thiện hệ miễn dịch và phòng ngừa chứng suy nhược.
Hướng dẫn cách thực hiện trà lê táo đỏ chữa mất ngủ:
- Chuẩn bị khoảng 10 quả táo đỏ khô, 1 quả lê và 1 ít gừng
- Đem cắt nhỏ táo, lê gọt vỏ và cắt miếng vừa ăn
- Gừng rửa sạch, thái sợi để riêng
- Cho lê và táo vào nồi, đun với 1 lít nước
- Đun sôi trong 5 phút rồi tắt bếp, đợi nguội bớt
- Thêm 1 ít đường phèn để tạo vị ngọt rồi cho gừng vào khuấy đều
- Dùng trà lê táo đỏ nhiều lần trong ngày để cải thiện sức khỏe, giảm mất ngủ, khó ngủ
5. Cháo táo đỏ hà thủ ô bồi dưỡng sức khỏe, trị mất ngủ
Hà thủ ô là vị thuốc quý có tác dụng ích thận, dưỡng can, bổ máu và an thần. Dược liệu này thường được dùng để bồi bổ sức khỏe, cải thiện tình trạng mất ngủ và thiếu máu do suy nhược. Do đó trong trường hợp mất ngủ mãn tính khiến cơ thể gầy sút và xanh xao, bạn có thể kết hợp táo đỏ cùng với hà thủ ô.
Cháo táo đỏ hà thủ ô có tác dụng bổ tinh, giải độc, thông tiện, cải thiện sức khỏe, an thần và góp phần giảm tình trạng ngủ chập chờn, khó ngủ. Món ăn này thích hợp với người bị mất ngủ lâu ngày do huyết áp cao đi kèm với chóng mặt, di mộng tinh và chứng hay quên.
Hướng dẫn chế biến cháo táo đỏ giúp bồi bổ sức khỏe, giảm mất ngủ:
- Chuẩn bị đường cát 20g, táo đỏ 50g, gạo tẻ 40g và hà thủ ô 20g
- Đem táo và gạo nấu thành cháo
- Sau đó, thêm bột hà thủ ô vào khuấy đều và nấu thêm 1 ít
- Đến khi cháo đặc lại thì theeo đường vào, khuấy đều và tắt bếp dùng ăn khi nóng
6. Gà hầm hạt sen táo đỏ
Gà hầm hạt sen táo đỏ là món ăn giàu dinh dưỡng, thích hợp cho người mới ốm dậy, phụ nữ sau sinh và người cao tuổi bị suy nhược. Món ăn này cung cấp cho cơ thể đạm, khoáng chất và vitamin dồi dào, giúp bổ máu, an thần và cường kiện gân cốt.
Ngoài táo đỏ, hạt sen cũng là thảo dược tốt cho chứng mất ngủ. Glycozit trong thảo dược này có tác dụng tăng sản xuất 5-hydroxytryptamine (serotonin) có khả năng làm dịu thần kinh, giảm căng thẳng và giúp ngủ ngon, sâu giấc. Do đó bên cạnh các loại trà từ táo đỏ, bạn nên bổ sung thêm món gà hầm hạt sen táo đỏ 2 lần/ tháng để tăng hiệu quả an thần và chữa suy nhược cơ thể.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 1 con gà ta, 100g hạt sen, 40g táo đỏ, 1 ít nấm hương, hành lá, gừng, cà rốt, gia vị,…
- Rửa sạch gà, để nguyên con hoặc cắt miếng nhỏ vừa ăn đều được
- Ngâm hạt sen và táo khô với nước ấm
- Sơ chế nấm, cà rốt và một số nguyên liệu khác
- Cho gà cùng với hạt sen, táo đỏ vào hầm trước
- Đến khi gà chín thêm nấm hương, cà rốt vào hầm cho mềm nhừ
- Sau đó, nêm nếm gia vị vừa ăn và chia thành nhiều lần ăn trong ngày
7. Ăn táo đỏ trực tiếp
Nếu không có nhiều thời gian, bạn có thể ăn từ 5 – 10 quả táo đỏ/ ngày để bồi bổ sức khỏe, giảm mệt mỏi và cải thiện chất lượng giấc ngủ. Nên chia đều thành nhiều lần ăn trong ngày, ăn khi bụng đói để cơ thể hấp thu tốt dinh dưỡng.
Táo đỏ có vị ngọt, tính bình nên không gây nóng trong người khi sử dụng lâu dài. Tuy nhiên, chỉ nên ăn từ 5 – 10 quả/ ngày. Sử dụng nhiều hơn liều lượng khuyến cáo có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn.
Một số lưu ý khi dùng táo đỏ chữa mất ngủ
Táo đỏ là dược liệu quý có tác dụng bổ trung, trừ phiền muộn, ích khí và dưỡng tỳ. Sử dụng trà và các món ăn từ vị thuốc này giúp bồi bổ sức khỏe, giảm mệt mỏi, cải thiện tình trạng khó ngủ, mất ngủ và suy nhược cơ thể hiệu quả.
Tuy nhiên trước khi áp dụng, bạn nên lưu ý một số vấn đề sau:
- Cách chữa mất ngủ bằng táo đỏ chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị. Do đó, trong trường hợp cần thiết nên sử dụng thuốc và can thiệp các biện pháp y tế theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Nên kiên trì áp dụng các mẹo chữa mất ngủ bằng táo đỏ trong ít nhất 2 – 3 tuần để nhận thấy hiệu quả rõ rệt.
- Trong thời gian dùng táo đỏ trị mất ngủ, cần hạn chế rượu bia, thuốc lá, chất kích thích,… Bên cạnh đó, nên tập thể dục thường xuyên và sinh hoạt khoa học để cải thiện sức khỏe và chất lượng giấc ngủ.
- Không tự ý phối hợp mẹo chữa từ táo đỏ với các loại thuốc an thần khi chưa tham khảo ý kiến bác sĩ.
- Tương tự như các mẹo chữa từ thảo dược tự nhiên khác, cách chữa từ táo đỏ chỉ mang lại hiệu quả đối với trường hợp mất ngủ nhẹ. Nếu mất ngủ kéo dài, bạn nên tìm gặp bác sĩ để được thăm khám, chẩn đoán và can thiệp các biện pháp y tế kịp thời.
- Mất ngủ có thể xảy ra do ảnh hưởng của một số bệnh lý như cao huyết áp, dị ứng, cảm cúm, cảm lạnh, đau nhức xương khớp,… Trong trường hợp này, nên tích cực điều trị bệnh lý nguyên nhân để tránh gây ảnh hưởng đến giấc ngủ.
Táo đỏ là một trong những vị thuốc tự nhiên có tác dụng chữa mất ngủ, khó ngủ và ngủ không sâu giấc. Tuy nhiên, tác dụng an thần của thảo dược này kém hơn so với tân dược và hiệu quả phụ thuộc nhiều vào cơ địa. Vì vậy trong trường hợp cần thiết, bạn nên tìm gặp bác sĩ chuyên khoa Thần kinh để được thăm khám và điều trị y tế.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!