Triệu chứng đau nửa đầu bên trái cảnh báo bệnh gì?

Bí quyết giúp nghệ sĩ ưu tú Hương Dung khỏi hẳn mất ngủ, ngủ ngon giấc tự nhiên

Các xét nghiệm chẩn đoán thiếu máu não chính xác nhất

Bệnh mất ngủ mãn tính: Nguyên nhân, dấu hiệu và điều trị

Bật mí cách chữa mất ngủ bằng tinh bột nghệ bạn nên thử

8 Món ăn giúp an thần chữa mất ngủ siêu hiệu quả

Tìm hiểu cách điều trị mất ngủ bằng phương pháp châm cứu

Dùng mật ong chữa mất ngủ như thế nào đúng và hiệu quả

Khắc phục chứng mất ngủ đơn giản chỉ với 1 củ hành tây

Cách phòng ngừa chứng thiếu máu não ở người cao tuổi

Thiếu máu não: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và điều trị

Thiếu máu não là tình trạng giảm lưu lượng máu tuần hoàn lên não khiến cho tế bào không có đủ oxy và năng lượng để hoạt động. Bệnh thường gặp người trung niên và cao tuổi do ảnh hưởng của các bệnh lý tim mạch, xơ vữa động mạch, thoái hóa cột sống cổ,… Tuy nhiên, tình trạng này đang có xu hướng trẻ hóa do lối sống thiếu khoa học, môi trường ô nhiễm và làm việc với cường độ cao.

thiếu máu não là bệnh như thế nào
Thiếu máu não là bệnh gì?

Thiếu máu não là gì?

Não bộ chỉ chiếm 2% trọng lượng của cơ thể nhưng cần đến 25% lượng oxy để hoạt động. Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân khác nhau, lượng máu tuần hoàn lên não có thể bị suy giảm khiến cho chức năng não bộ bị ảnh hưởng một phần hoặc nhiều phần.

Thiếu máu não (thiểu năng tuần hoàn não) là tình trạng giảm lượng máu tuần hoàn lên não khiến cho tế bào không có đủ oxy, dinh dưỡng và năng lượng để hoạt động, dẫn đến suy giảm cấu trúc và chức năng não bộ.

Thông thường, tình trạng này gặp nhiều ở người trung niên và cao tuổi – đặc biệt là người phải lao động trí óc với cường độ cao. Tuy nhiên trong những năm gần đây, thiếu máu não có xu hướng trẻ hóa do nhiều yếu tố bất lợi như lối sống thiếu khoa học, căng thẳng thần kinh kéo dài, lạm dụng rượu bia, chất gây nghiện và ô nhiễm môi trường.

Thiểu năng tuần hoàn não gây ra nhiều triệu chứng khó chịu, ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống và sức khỏe tổng thể. Nếu không kịp thời điều trị, bệnh nhân có thể phải đối mặt với nhiều biến chứng nặng nề hoặc thậm chí là tàn tật và tử vong.

Nguyên nhân gây thiểu năng tuần hoàn não

Nguyên nhân trực tiếp gây thiếu máu não là do giảm lưu lượng máu tuần hoàn lên não bộ khiến cho tế bào của hệ thần kinh trung ương không có đủ oxy, dinh dưỡng và năng lượng để hoạt động. Tình trạng này có thể xảy ra do lối sống không lành mạnh nhưng cũng có thể là hệ quả của các bệnh tiềm ẩn.

Một số nguyên nhân thường gặp gây thiểu năng tuần hoàn não:

1. Do ảnh hưởng của các bệnh lý

Thiếu máu não có thể là hệ quả của các bệnh lý sau:

Chẩn đoán thiếu máu não
Thiểu năng tuần hoàn não có thể là hệ quả do các vấn đề ở tim mạch
  • Xơ vữa động mạch: Xơ vữa động mạch là tình trạng cholesterol, chất béo và các tạp chất khác tích tụ ở lòng mạch làm giảm diện tích mạch máu và cản trở lưu lượng máu tuần hoàn. Thống kê cho thấy, có đến 80% trường hợp thiếu máu não xảy ra do ảnh hưởng bệnh lý này.
  • Cao huyết áp: Cao huyết áp là tình trạng áp lực của dòng máu lên thành mạch tăng cao hơn mức bình thường khiến cho thành mạch bị phình giãn và tổn thương. Ngoài ra, bệnh lý này còn làm hẹp động mạch não và động mạch cảnh khiến cho lượng máu tuần hoàn lên não giảm mạnh.
  • Các bệnh lý tim mạch: Tim hoạt động như một chiếc máu bơm đẩy máu đến các cơ quan trong cơ thể. Do đó khi tim bị tổn thương hoặc gặp vấn đề, quá trình tuần hoàn máu có thể bị cản trở và gián đoạn.
  • Vấn đề ở cột sống cổ: Thiểu năng tuần hoàn não có thể xảy ra do thoái hóa, thoát vị hoặc chấn thương cột sống cổ. Các bệnh lý này khiến cột sống trượt khỏi vị trí cân bằng và gây chèn ép lên mạch máu, động mạch, dẫn đến cản trở quá trình tuần hoàn máu lên não.
  • Các bệnh lý khác: Ngoài ra, thiếu máu não còn có thể xảy ra do cục máu đông, hạ huyết áp, viêm tắc động mạch, dị dạng mạch máu bẩm sinh hoặc do mạch bị chèn ép bởi u dây thần kinh số 8, u tiểu não, u não,…

2. Do lối sống thiếu khoa học

Lối sống thiếu khoa học là yếu tố làm tăng nguy cơ bị thiểu năng tuần hoàn não. Đây cũng chính là lý do vì sao tình trạng này đang có xu hướng trẻ hóa trong những năm gần đây.

Điều trị thiếu máu não
Căng thẳng kéo dài làm tăng nguy cơ thoái hóa tế bào thần kinh và giảm lưu lượng máu lên não

Các thói quen sinh hoạt, ăn uống làm tăng nguy cơ bị thiểu năng tuần hoàn não:

  • Căng thẳng thần kinh kéo dài: Căng thẳng thần kinh là một trong những yếu tố phổ biến gây ra thiếu máu não. Theo các chuyên gia, stress khiến cho các hoạt động của cơ thể bị ngưng trệ và rối loạn – trong đó có hoạt động tuần hoàn máu. Chính vì vậy, người bị căng thẳng thần kinh kéo dài dễ gặp phải tình trạng giảm lưu lượng máu lên não.
  • Nghiện rượu bia, hút thuốc lá: Nghiện rượu bia, hút thuốc lá không chỉ ảnh hưởng đến gan, phổi và các cơ quan tiêu hóa mà còn tác động tiêu cực đến hoạt động của hệ thần kinh trung ương. Độc tố trong khói thuốc và thức uống chứa cồn có thể thúc đẩy sản sinh gốc tự do, tăng nguy cơ hình thành cục máu đông và làm gián đoạn quá trình tuần hoàn máu lên não.
  • Làm việc với cường độ cao: Đa phần người làm việc trí óc với cường độ cao có nguy cơ bị thiếu máu não cao hơn so với người làm việc chân tay. Bởi làm việc trí óc đòi hỏi tế bào của não bộ cần lượng oxy và dinh dưỡng lớn để có đủ năng lượng hoạt động. Chính vì vậy, làm việc với cường độ cao trong thời gian dài có thể làm tăng nguy cơ thiếu máu não và đột quỵ.
  • Một số yếu tố rủi ro khác: Thiểu năng tuần hoàn não cũng có thể xảy ra khi có một số yếu tố rủi ro như chế độ ăn nhiều chất béo, thói quen lười vận động, thừa cân – béo phì,… Ngoài ra, tư thế ngủ không phù hợp cũng có thể cản trở quá trình tuần hoàn máu và gây thiếu máu não.

Ngoài ra, thiểu năng tuần hoàn não cũng có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân không được đề cập trong bài viết.

Các dấu hiệu nhận biết thiếu máu não

Thiếu máu não là bệnh lý có các triệu chứng khá điển hình. Các triệu chứng thường gặp của chứng thiểu năng tuần hoàn não, bao gồm:

Điều trị thiếu máu não
Nhức đầu là triệu chứng khởi phát sớm và điển hình nhất của thiểu năng tuần hoàn não
  • Nhức đầu: Nhức đầu là triệu chứng phổ biến ở người bị thiểu năng tuần hoàn não (chiếm 90% trường hợp) và cũng là triệu chứng khởi phát sớm nhất. Thông thường, nhức đầu do thiếu máu não thường xuất hiện ở một vị trí cố định, sau đó lan dần ra khắp vùng đầu. Mức độ đau có thể tăng lên khi di chuyển, xoay người đột ngột, lúc mới ngủ dậy hoặc khi làm việc, suy nghĩ quá nhiều.
  • Chóng mặt, hoa mắt: Ngoài nhức đầu, hoa mắt và chóng mặt cũng là các triệu chứng thường gặp ở người bị thiếu máu não. Các triệu chứng này thường xuất hiện khi đứng dậy đột ngột hoặc bùng phát đột ngột khi đang đi lại. Hoa mắt thường đi kèm với giảm thị lực (nhìn mờ hoặc không gian tối sầm lại).
  • Giảm thị lực: Khả năng nhìn của mắt bị chi phối bởi các dây thần kinh ở não bộ. Do đó, thiểu năng tuần hoàn não có thể làm giảm thị lực của 1 hoặc cả 2 bên mắt. Các triệu chứng thường gặp bao gồm mắt nhìn mờ, tối sầm lại khi đứng lên đột ngột, hay mỏi mắt, nhức mắt,…
  • Rối loạn giấc ngủ: Người bị thiểu năng tuần hoàn toàn não còn dễ gặp phải các rối loạn giấc ngủ như mất ngủ, khó ngủ, dễ thức giấc giữa đêm, chất lượng giấc ngủ suy giảm,…
  • Dị cảm (rối loạn cảm giác): Các đầu ngón tay tê bì hoặc có cảm giác như kiên bò, tai xuất hiện tiếng ù ù như cối xay lúa hoặc xuất âm thanh như tiếng ve kêu,…
  • Giảm chức năng nghe: Suy giảm lượng máu tuần hoàn lên não còn có thể ảnh hưởng đến cơ quan tiền đình nằm ở ốc tai dẫn đến giảm khả năng nghe, ù tai, nghe kém,…
  • Rối loạn cảm xúc: Người bị thiếu máu não còn phải đối mặt với tình trạng rối loạn cảm xúc do tế bào của hệ thần kinh trung ương trở nên nhạy cảm hơn bình thường. Các triệu chứng thường gặp, bao gồm dễ xúc động, hay cáu gắt, chán nản, không kiềm chế được cảm xúc,…
  • Một số triệu chứng khác: Ngoài ra, người bệnh còn có thể gặp phải một số triệu chứng như đi đứng loạng choạng, giảm sự chú ý, suy giảm trí nhớ, cơ thể mệt mỏi, giảm khả năng sáng tạo,…

Các triệu chứng của thiểu năng tuần hoàn não ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu suất lao động, đời sống sinh hoạt và chất lượng cuộc sống. Nếu không kịp thời kiểm soát, tình trạng có thể tiến triển nặng và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Thiếu máu não có nguy hiểm không?

Thiếu máu não được xếp vào top 3 bệnh lý có khả năng tử vong cao nhất – chỉ đứng sau bệnh tim mạch và ung thư. Tình trạng thiếu máu não xảy ra thường xuyên có thể khiến các tế bào của hệ thần kinh dần bị lão hóa và suy giảm chức năng. Nếu không được cung cấp đủ oxy trong 10 giây, các tế bào ở não bộ dần rơi vào trạng thái rối loạn và có thể chết dần trong trường hợp thiếu oxy từ 4 phút trở lên.

Chẩn đoán thiếu máu não
Thiếu máu não làm tăng nguy cơ đột quỵ, sa sút trí tuệ, giảm trí nhớ,…

Mặc dù có mức độ nguy hiểm cao nhưng thiểu năng tuần hoàn não chỉ gây ra các triệu chứng mờ nhạt trong giai đoạn đầu (nhức đầu, khó ngủ, ù tai,…). Tuy nhiên nếu chủ quan, tình trạng có thể diễn tiến nặng và gây ra các biến chứng như:

  • Thiếu máu đột ngột do cục máu đông chít hẹp lòng mạch dẫn đến tăng nguy cơ tai nạn, chấn thương
  • Suy giảm trí nhớ
  • Tăng nguy cơ sa sút trí tuệ
  • Tăng nguy cơ đột ngụy và tử vong

Ngoài ra, các triệu chứng của thiếu máu não còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống sinh hoạt, khả năng sinh lý (đặc biệt là nam giới), giảm hiệu suất lao động và chất lượng cuộc sống.

Chẩn đoán thiếu máu não

Thiếu máu não được chẩn đoán qua thăm khám lâm sàng và một số xét nghiệm cận lâm sàng. Khi thăm khám lâm sàng, bác sĩ sẽ khai thác tiền sử bệnh lý, thu thập các triệu chứng mà bệnh nhân gặp phải và tìm hiểu các yếu tố rủi ro như stress kéo dài, làm việc căng thẳng, chế độ ăn uống thiếu khoa học,… để khoanh vùng những khả năng có thể xảy ra.

nguyên nhân thiếu máu não
Thiểu máu não được chẩn đoán qua thăm khám lâm sàng và các xét nghiệm cận lâm sàng

Sau đó, bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện một số xét nghiệm cận lâm sàng như:

  • Phương pháp đánh giá lưu lượng máu lên não: Đo lưu lượng máu lên bão bằng phóng xạ, sử dụng siêu âm hiệu ứng Doppler, lưu huyết não đồ và chụp gamma mạch máu não.
  • Phương pháp đánh gia xơ vữa động mạch: Xét nghiệm chức năng đông máu, lipid máu, chụp X-Quang và chụp động mạch não.
  • Phương pháp đánh giá hiệu quả tưới máu tại não bộ: Nghiệm pháp tâm lý, đo nhiệt độ ở mặt, điện não đồ và đo phản ứng nhiệt qua da.

Trên thực tế, các kỹ thuật chẩn đoán thiếu máu não rất phức tạp và phụ thuộc phần lớn vào tình trạng sức khỏe của từng trường hợp. Trong một số ít trường hợp, bác sĩ mất rất nhiều thời gian để xác định được nguyên nhân chính xác gây giảm lưu lượng máu lên não.

Các phương pháp điều trị thiếu máu não

Thiếu máu não xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Do đó, cần xác định nguyên nhân cụ thể trước khi can thiệp các biện pháp điều trị. Hiện nay, điều trị bệnh lý này chủ yếu là khắc phục nguyên nhân và cải thiện triệu chứng.

1. Điều trị nguyên nhân

Như đã đề cập, thiểu năng tuần hoàn não đa phần là hệ quả do ảnh hưởng của các bệnh lý trong cơ thể. Do đó, kiểm soát bệnh lý nguyên nhân có thể cải thiện lưu lượng máu lên não và làm giảm chứng thiểu năng tuần hoàn não.

Tùy thuộc vào bệnh lý nguyên nhân, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng thuốc hoặc phẫu thuật. Bên cạnh đó, bệnh nhân nên kết hợp cùng với lối sống khoa học và lành mạnh để giải phóng căng thẳng, phục hồi chức năng của não bộ và điều hòa hoạt động tuần hoàn máu.

2. Điều trị triệu chứng

Các triệu chứng do thiếu máu não gây ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu suất lao động và chất lượng cuộc sống. Vì vậy bên cạnh điều trị nguyên nhân, bệnh nhân cũng có thể thực hiện các biện pháp cải thiện triệu chứng như:

nguyên nhân thiếu máu não
Bác sĩ có thể chỉ định thuốc Tây để giảm chóng mặt, đau đầu và tăng lưu lượng máu lên não
  • Dùng thuốc Tây: Các loại thuốc chữa chóng mặt (Betaserc, Sibelium) và thuốc cải thiện tuần hoàn não (Duxil, Piracetam, Stugeron,…) có thể được sử dụng để giảm triệu chứng đau đầu, chóng mặt, hoa mắt, giảm thị lực,… do thiểu năng tuần hoàn não gây ra. Tuy nhiên, các loại thuốc này chỉ làm giảm triệu chứng và không hề tác động đến nguyên nhân gây bệnh. Do đó, chỉ sử dụng thuốc khi cần thiết và tránh tuyệt đối tình trạng lạm dụng.
  • Viên uống bổ sung: Trong trường hợp triệu chứng có mức độ không quá nghiêm trọng, bác sĩ có thể kê toa một số loại viên uống bổ sung chứa chiết xuất cây bạch quả (Ginko giloba), việt quất, vitamin nhóm B, đinh lăng,… để cải thiện tuần hoàn não, mạch máu và thúc đẩy hoạt động của não bộ.
  • Bấm huyệt, châm cứu: Bấm huyệt và châm cứu có khả năng tăng cường tuần hoàn máu, thư giãn và giảm căng thẳng. Do đó, bệnh nhân cũng có thể áp dụng các phương pháp này để làm giảm triệu chứng do thiếu máu não gây ra. Tuy nhiên, nên lựa chọn phòng khám Đông y uy tín để đảm bảo an toàn và đạt được hiệu quả trị liệu cao.

Chế độ chăm sóc đối với người bị thiếu máu não

Lối sống khoa học có thể cải thiện sức khỏe, giải tỏa căng thẳng và giảm nhẹ các triệu chứng của chứng thiếu máu não. Hơn nữa, kết hợp chế độ chăm sóc cùng với các phương pháp chuyên sâu có thể hỗ trợ hiệu quả điều trị và ngăn ngừa bệnh tái phát.

nguyên nhân thiếu máu não
Người bị thiếu máu não nên tập thể dục thường xuyên và giữ tâm lý thoải mái

Lối sống khoa học dành cho người bị thiếu máu não:

  • Nên ăn đủ 3 bữa/ ngày, tránh nhịn ăn hoặc ăn uống quá mức. Hạn chế các loại thực phẩm có thể gây xơ vữa động mạch và làm thoái hóa mạch máu, tế bào thần kinh như rượu bia, nước ngọt có gas, thức ăn chứa nhiều gia vị, dầu mỡ, đạm,…
  • Tăng cường bổ sung rau xanh, củ, trái cây, cá, sữa chua,… vào chế độ ăn hàng ngày để nâng cao sức khỏe và giảm mệt mỏi. Ngoài ra, có thể cải thiện lưu lượng máu lên não bằng cách bổ sung thực phẩm giàu chất chống oxy hóa, Omega 3 và sắt (thúc đẩy quá trình tạo hồng cầu).
  • Tập thể dục 30 phút/ ngày có thể thúc đẩy lưu thông máu lên não đáng kể. Tuy nhiên để tránh tình trạng chóng mặt và choạng vạng, nên tập các bộ môn có cường độ nhẹ như yoga, bơi lội, khiêu vũ, đạp xe, đi bộ,…
  • Chỉ làm việc trong 7 – 8 giờ/ ngày và cần dành thời gian nghỉ ngơi. Bên cạnh đó, nên giải tỏa căng thẳng, hạn chế suy nghĩ và lo âu quá mức.
  • Đảm bảo ngủ đúng giờ và đủ giấc (7 – 8 giờ đồng hồ/ ngày). Hạn chế tối đa tình trạng thức khuya làm việc vì thói quen này không chỉ gây tổn thương, hư hại mạch máu và còn thúc đẩy tốc độ lão hóa các tế bào thần kinh.

Thiếu máu não là vấn đề sức khỏe khá phổ biến ở người trung niên, cao tuổi và đang có xu hướng trẻ hóa trong những năm gần đây. Bệnh lý này là nguyên nhân gây suy giảm trí nhớ, rối loạn giấc ngủ, sa sút trí tuệ, đột quỵ và tử vong. Chính vì vậy ngay khi xuất hiện các triệu chứng bất thường, cần chủ động thăm khám và điều trị trong thời gian sớm nhất.

Cùng chuyên mục

Cách điều trị mất ngủ tại nhà

11 Cách điều trị mất ngủ tại nhà không cần dùng thuốc

Mất ngủ là vấn đề thường chỉ gặp ở người lớn tuổi, nhưng trong những năm gần đây tình trạng này thường có xu hướng trẻ hoá mà bất kỳ...

Vì sao nên chữa mất ngủ bằng thảo dược?

15 cách chữa mất ngủ bằng thảo dược an toàn và hiệu quả

Cách chữa mất ngủ bằng thảo dược là phương pháp điều trị vừa đơn giản, tiết kiệm vừa an toàn, hiệu quả. 15 bài thuốc dân gian được lưu truyền...

Chữa mất ngủ bằng thuốc nam

Mẹo dân gian chữa mất ngủ bằng các bài thuốc nam rẻ tiền

Chữa mất ngủ bằng các bài thuốc nam là phương pháp rẻ tiền nhưng mang lại hiệu quả tốt. Mẹo dân gian này đã lưu truyền rộng rãi và được...

Top 10 loại thuốc bổ não tăng cường trí nhớ được đánh giá tốt

Các loại thuốc bổ não tăng cường trí nhớ chủ yếu là viên uống bổ sung, TPCN và thuốc không kê toa. Các sản phẩm này chứa chiết xuất từ...

Đau nửa đầu bên phải là bị gì? Có nguy hiểm không?

Đau nửa đầu bên phải là bị gì? Có nguy hiểm không?

Đau nửa đầu bên phải là tình trạng phổ biến ở nhiều người, hình thành bởi nhiều nguyên nhân khác nhau, không nên chủ quan. Bởi vì, nó có thể...

Cách phòng ngừa chứng thiếu máu não ở người cao tuổi

Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, sinh hoạt điều độ, tập thể dục thường xuyên, thăm khám sức khỏe định kỳ,... là một số cách phòng ngừa thiếu...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn