Thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không? Có chữa được không?
Nội Dung Bài Viết
Thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không hiện đang là quan tâm của nhiều người, đặc biệt là với bệnh nhân đang mắc phải căn bệnh này. Thoát vị đĩa đệm được xếp vào danh sách các bệnh mãn tính về xương khớp. Xuất hiện phổ biến ở người có tuổi cao, người trung niên hoặc những người phải làm việc nặng nhọc trong thời gian dài. Nếu không can thiệp điều trị, bệnh có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm.
Thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không?
Thoát vị đĩa đệm là bệnh lý về xương khớp liên quan đến hệ thống xương sống. Chính vì thế, đây được coi là căn bệnh có mức ảnh hưởng nhất định và hoàn toàn có khả năng gây nguy hiểm cho người bệnh. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào người bệnh cũng gặp một số vấn đề vượt quá sự kiểm soát.
Có nhiều yếu tố tác động đến cơ chế bệnh sinh và với từng bệnh nhân khác nhau mức độ nguy hiểm cũng không giống nhau hoàn toàn. Nếu người bệnh phát hiện và điều trị sớm, bệnh hoàn toàn có thể khắc phục. Trường hợp ủ bệnh lâu ngày hoặc không thực hiện đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ có thể khiến bệnh biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể.
Tuy không trực tiếp đe dọa tính mạng, nhưng thoát vị đĩa đệm mức độ nặng có thể khiến người bệnh phải đối mặt với tình trạng liệt một số bộ phận trên cơ thể. Điều này khiến cuộc sống của họ gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, nguyên lý bệnh sinh của thoát vị đĩa đệm sẽ gây đau nhức thường xuyên khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt.
Các biến chứng nguy hiểm của thoát vị đĩa đệm
Trường hợp, người bệnh chủ quan hay chần chừ không điều trị bệnh. Thoát vị đĩa đệm có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe. Dưới đây là một số tình trạng nặng nếu không điều trị bệnh kịp thời:
Ảnh hưởng dây và rễ thần kinh
Khi đĩa đệm gặp vấn đề, suy thoái đến mức rời khỏi vị trí bình thường của nó sẽ gây không ít vấn đề cho các dây thần kinh. Đặc biệt là các dây thần kinh nằm ở vị trí xung quanh khu vực xương cột sống. Tùy theo tình trạng mà khối thoát vị ảnh hưởng nhẹ hay gây chèn ép nặng nề lên gốc rễ dây thần kinh.
Khi đó, người bệnh sẽ gặp phải một số triệu chứng. Trường hợp dây thần kinh bị chèn ép nhẹ người bệnh sẽ cảm nhận được các cơn tê ở khu vực lưng, vị trí cột sống. Tình trạng nặng, những cơn đau bắt đầu dữ dội hơn, người bệnh đau nhức và bị buốt ở các vùng cơ.
Nếu khối thoát vị nằm ở vị trí đốt sống cổ, tình trạng đau mỏi sẽ lan dần xuống đến cánh tay, cẳng tay. Khối thoát vị nằm ở cột sống vùng thắt lưng, người bệnh sẽ bị đau từ lưng lan dần xuống chân.
Nếu không can thiệp khắc phục, tình trạng này về lâu dài có thể làm cho tay, chân suy giảm khả năng hoạt động, yếu, thậm chí là teo nhỏ. Người bệnh gặp khó khăn trong di chuyển, kể cả các chuyển động nhỏ cũng có thể dễ dàng làm cơ thể đau nhức dữ dội.
Hạn chế trong vận động
Như trên cũng đã đề cập, việc các khối thoát vị chèn ép lên các dây thần kinh có thể khiến cho người bệnh gặp nhiều khó khăn trong việc đi lại, vận động. Trong lúc này, các chi sẽ phải chịu khá nhiều tổn thương, liên tục gặp phải các cơn tê, nhức khó chịu.
Đến khi chúng suy thoái và teo dần lại, người bệnh sẽ gặp khó khăn trong việc di chuyển. Nhiều trường hợp, tình trạng này khiến cho cơ thể đối mặt với nguy cơ bại liệt một phần hoặc có khi là nửa người. Điều này gây ra không ít vấn đề cho người bệnh. Bạn có thể nhận định được mức độ nguy hiểm của thoát vị đĩa đệm nếu không chữa trị sớm.
Rối loạn cảm giác
Bên cạnh đó, khi các dây thần kinh bị tác động kéo dài. Cụ thể là bị chèn ép tiêu cực sẽ khiến cho các vùng da lân cận bị tê nhức cho đến khi khối thoát vị làm cho người bệnh mất hoàn toàn cảm giác ở vị trí này. Người bệnh thường bị động mỗi khi thời tiết thay đổi, đặc biệt là vào mùa lạnh biến chứng này càng rõ ràng hơn.
Rối loạn cơ thắt
Cơ thắt là gì? Cơ thắt trong cơ thể con người giữ một nhiệm vụ quan trọng, đó là điều khiển hoạt động bài tiết. Cụ thể hơn là giúp cơ thể kiểm soát hoạt động đại – tiểu tiện. Chính vì thế, nếu cơ thắt bị khối thoát vị chèn ép trong thời gian dài, người bệnh có thể bị bí tiểu.
Trường hợp tình trạng rối loạn cơ thắt nặng, quá trình đại tiện hay tiểu tiện cũng gặp nhiều khó khăn. Người bệnh không thể kiểm soát được hoạt động này như bình thường. Nhiều bệnh nhân gặp phải hiện tượng nước tiểu tự rịn ra ngoài, không còn cảm nhận được.
Mắc hội chứng đuôi ngựa
Không những thế, bên cạnh các biến chứng nêu trên, người bệnh thoát vị đĩa đệm nặng còn dễ mắc phải hội chứng đuôi ngựa. Tình trạng dây thần kinh bị chèn ép khiến cho hệ thần kinh ngoại vi bị tê liệt có thể gây ra các tình huống như:
- Hội chứng đuôi ngựa trên: Các vị trí L1, L2, L3 của vùng cột sống thắt lưng trên bị thoát vị khiến thần kinh ngoại vi của hai chân bị tê liệt hoàn toàn. Thông thường, biến chứng này sẽ tác động từ khu vực bẹn cho đến chân.
- Hội chứng đuôi ngựa giữa: Các vị trí L3, L4, L5 bị ảnh hưởng. Lúc này tình trạng rối loạn cơ thắt ngoại vi khiến cho người bệnh không còn cảm giác ở cẳng chân, ngón chân, bàn chân thậm chí là mặt sau của đùi. Điều này làm cho người bệnh gặp nhiều trở ngại khi thực hiện động tác gập chân.
- Hội chứng đuôi ngựa dưới: Các vị trí bị tác động có thể kể đến như L5 – S1, khối thoát vị gây nên tình trạng rối loạn cảm giác khu vực đáy chậu. Người bệnh đối mặt với một số biến chứng liên quan đến hai chi dưới.
Trên đây là các biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sống của cơ thể người bệnh nếu không kịp thời điều trị thoát vị đĩa đệm. Bạn không nên chủ quan đối với căn bệnh này. Nếu nhận thấy những dấu hiệu bất thường, hãy nhanh chóng đến cơ sở y tế uy tín để thăm khám và khắc phục sớm.
Thoát vị đĩa đệm có chữa được không?
Thoát vị đĩa đệm tuy là căn bệnh mãn tính nhưng người bệnh hoàn toàn có thể kiểm soát bệnh nếu có biện pháp can thiệp kịp thời. Dưới đây là một số biện pháp chữa thoát vị đĩa đệm cơ bản, bạn đọc có thể tham khảo:
Nghỉ ngơi cải thiện thoát vị đĩa đệm
Nếu bạn đang gặp phải tình trạng sưng, viêm thì việc dành thời gian nghỉ ngơi là cách hiệu quả giúp cải thiện tình trạng này. Trường hợp lưng đau nhức, người bệnh nên hạn chế các động tác gây ảnh hưởng như cúi gập người hoặc khiêng vác vật nặng.
Người bệnh có thể nằm nghỉ trên giường, tuy nhiên hạn chế nằm quá lâu. Thực hiện một vài động tác vận động nhẹ nhàng tránh tình trạng cứng cơ, cứng khớp. Ngoài ra, nếu cơn đau nhức khiến người bệnh khó chịu có thể áp dụng phương pháp chườm nóng hoặc chườm lạnh trực tiếp lên vùng bị đau. Biện pháp này giúp giảm đau khá hiệu quả.
Sử dụng thuốc Tây
Qua thăm khám, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị sao cho phù hợp với tình trạng bệnh lý của từng người. Một số loại thuốc điều trị khắc phục như:
- Thuốc giảm đau, giảm sưng như ibuprofen hoặc naproxen. Những loại này được khuyến cáo không nên sử dụng quá 10 ngày liên tục nếu không có chỉ định của bác sĩ.
- Bên cạnh đó, cũng nên lưu ý đối với những thuốc chống viêm non steroid. Bởi chúng có thể gây ra một số tác dụng phụ đối với tim mạch hoặc gây chảy máu.
- Thuốc giảm đau Narcotic được sử dụng trường hợp thuốc OTC không đạt hiệu quả tốt. Loại này cũng được chỉ định trong thời gian ngắn.
- Thuốc giãn cơ, chống trầm cảm cũng được cho vào liệu trình điều trị nếu cần thiết.
Áp dụng phương pháp vật lý trị liệu
Vật lý trị liệu là một trong số các phương pháp hỗ trợ duy trì hoạt động của xương khớp, kiểm soát thoát vị đĩa đệm. Dưới đây là các cách thức được sử dụng phổ biên nhất:
- Người bệnh có thể thực hiện một số động tác căng cơ giúp các cơ linh hoạt hơn.
- Áp dụng các bài tập thể dục phù hợp, đạp xe, đi bộ, tránh xương khớp bị xơ cứng.
- Massage, chườm lạnh, nóng tại chỗ giảm đau.
- Siêu âm trị liệu thoát vị đĩa đệm.
- Sử dụng điện kích thích các cơ.
Phẫu thuật chữa thoát vị đĩa đệm
Phẫu thuật không phải là phương pháp được ưu tiên lựa chọn chữa thoát vị đĩa đệm. Bởi, biện pháp này cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho người bệnh. Trường hợp bệnh chuyển biến nặng, các biện pháp khắc phục nội khoa không còn hiệu quả, bác sĩ sẽ cân nhắc tiến hành phẫu thuật điều trị cho bệnh nhân.
Các trường hợp cần phẫu thuật như: Bệnh nhân có những triệu chứng thoát vị đĩa đệm nặng, việc di chuyển khó khăn, đại tiểu tiện không kiểm soát nhưng không thể khắc phục trong thời gian dài.
Bên cạnh các biện pháp chữa thoát vị đĩa đệm trên đây, còn một số biện pháp điều trị khác như sử dụng bài thuốc Đông y, thuốc Nam,…để khắc phục bệnh. Tuy nhiên, bệnh nhân nên đến thăm khám trực tiếp tại các cơ sở y tế để xác định mức độ bệnh lý trước khi áp dụng điều trị.
Không những thế, việc bảo vệ và chăm sóc cơ thể cũng rất quan trọng để các khối thoát vị mau chóng hồi phục hoặc được kiểm soát tốt. Tránh việc bệnh chuyển biến nghiêm trọng khiến cơ thể đối mặt với các biến chứng nguy hiểm đến cuộc sống và sức khỏe.
Hy vọng bài viết đã giúp bạn đọc giải đáp được thắc mắc: “Thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không?”. Qua đó, bạn đọc có thể đưa ra các quyết định đúng đắn để kịp thời nhận diện và điều trị căn bệnh này.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!