Thực đơn ăn dặm cho bé từ 6-12 tháng mẹ nên bỏ túi
Nội Dung Bài Viết
Thực đơn ăn dặm cho bé từ 6 – 12 tháng tuổi cần đảm bảo đa dạng các loại thực phẩm để cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho trẻ phát triển một cách toàn diện nhất. Đây cũng là một trong những yếu tố quan trọng làm hạn chế tình trạng còi xương, suy dinh dưỡng hay chậm phát triển ở trẻ. Vậy nên cho trẻ ăn những gì trong thời gian này là tốt, hãy tham khảo ngay bài viết sau đây để được giải đáp.
Nguyên tắc cần ghi nhớ khi cho trẻ 6 – 12 tháng ăn dặm
Thời gian từ 6 – 12 tuổi chính là lúc thích hợp để trẻ có thể bắt đầu cung cấp nguồn dinh dưỡng trực tiếp từ các loại thực phẩm hằng ngày. Theo các chuyên gia của viện Dinh dưỡng Quốc gia thì trẻ nên bắt đầu ăn dặm khi bắt đầu từ tháng thứ 6 trở đi. Bởi lẽ, trong thời điểm này nguồn sữa mẹ đã bắt đầu tiết ra ít protein và kháng thể hơn.
Bên cạnh đó, trong giai đoạn cho trẻ bổ sung dinh dưỡng bằng việc ăn dặm một số nguyên tắc mà các mẹ nên ghi nhớ thật kỹ bao gồm:
1. Cho bé ăn từ ít đến nhiều
Việc cho bé ăn từ ít đến nhiều sẽ đảm bảo cho hệ thống tiêu hóa, đặc biệt là dạ dày sẽ thích nghi được tốt hơn với nguồn thức ăn mới. Theo đó, trong từ 1 – 3 ngày đầu tiên, tốt nhất bạn chỉ nên cho trẻ ăn từ 5 – 10ml thức ăn. Những ngày sau đó có thể tăng dần liều lượng lên để trẻ có thể quen với nguồn thực phẩm mới được cung cấp vào cơ thể.
Đồng thời, trong giai đoạn này các bà mẹ cũng chỉ nên cho trẻ bổ sung dinh dưỡng mỗi ngày 1 lần. Nếu đảm bảo trẻ đã hoàn toàn quen với việc ăn dặm thì có thể tăng lên thành 2 bữa mỗi ngày. Ngoài ra, bạn cũng có thể cho trẻ sử dụng các bữa ăn phụ xen kẽ với các bữa ăn chính bằng cách cho trẻ ăn thêm các bữa phụ để nguồn vi chất được cung cấp dồi dào hơn.
2. Cho bé ăn từ lỏng đến đặc
Thời gian khi trẻ bắt đầu ăn dặm bằng bột, các mẹ nên chú ý pha loãng trong 1 – 3 ngày đầu sau đó mới tăng dần độ đặc lên. Theo đó, bạn cũng có thể thay thế hẳn việc dùng bột từ từ lên thành các loại cháo rây, cháo nguyên hạt, cơm nát,… Nên chú ý khoảng cách chuyển đổi lượng thức ăn từ lỏng lên đặc cần có thời gian để dạ dày của trẻ có thể làm quen được tốt hơn.
Đồng thời, những loại thức ăn nên đảm bảo độ mềm để có thể giúp trẻ nhai và nuốt dễ dàng hơn. Do lúc này răng sữa của trẻ còn chưa mọc, một số trẻ có những thường rất ít, do đó đảm bảo chất lượng thức ăn chính là một trong những yếu tố giúp trẻ có thể nhanh chóng ăn được các loại thức ăn của người lớn.
3. Thức ăn từ ngọt đến mặn
Khi trẻ mới ăn dặm, tốt nhất bạn nên chú ý nhiều đến vị giác của trẻ. Theo đó, bạn nên hạn chế cho trẻ sử dụng các loại thức ăn mặn ngay từ đầu, thay vào đó nên tập cho trẻ ăn những loại thức ăn (bột) có vị ngọt trước. Điều này sẽ giúp cho bé dễ ăn hơn và kích thích vị giác cho trẻ tốt hơn.
Theo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa cho rằng, sữa mẹ thường có vị ngọt dịu, cho nên khi chuyển sang cho trẻ ăn dặm nên bắt đầu bằng vị này để tránh tình trạng làm ảnh hưởng đến thói quen ăn uống của trẻ và khiến trẻ bỏ ăn. Theo đó, bạn chỉ nên cho trẻ ăn các loại bột gạo, bột yến mạch,… kết hợp với các loại rau củ, trong những ngày đầu nên hạn chế nêm mặn.
4. Thức ăn nên đảm bảo dinh dưỡng và vệ sinh
Chế biến thức ăn cho trẻ ăn dặm cần đảm bảo yếu tố then chốt đó chính là đảm bảo dinh dưỡng và vệ sinh cho các món ăn. Theo lời khuyên của các chuyên gia dinh dưỡng thì trong thời gian đầu, bạn chỉ nên cho trẻ bổ sung chủ yếu các loại rau xanh, củ, quả,… Sau khoảng 3 – 4 tháng khi trẻ đã quen rồi thì bạn có thể bắt đầu tập cho trẻ ăn các loại thực phẩm như gạo; thịt, trứng; cá, tôm, cua; rau, củ và dầu hoặc mỡ.
Bên cạnh đó, bạn cũng đừng quên cho trẻ cung cấp thêm các thực phẩm giàu vitamin để hỗ trợ cho quá trình phát triển về chiều cao và thể chất của trẻ. Song song đó, nên đảm bảo các nguồn thức ăn phải tươi sạch, ăn chín uống sôi và trong quá trình chế biến tuyệt đối tuân thủ vệ sinh. Do lúc này dạ dày của trẻ còn rất yếu nên bất cứ yếu tố nhạy cảm nào cũng có thể tấn công và gây hại.
5. Nên kiên nhẫn
Tất nhiên trường hợp bé chán ăn, không chịu ăn sẽ xảy ra bất kỳ lúc nào và nhiệm vụ của các bà mẹ chính là dỗ dành cho bé để bé có thể ăn nhiều và ngon miệng hơn. Đối với các trường hợp trẻ “chống đối” quá mức thì bạn có thể cho bé ăn trở lại trong vài ngày tiếp theo. Tốt nhất, khi dấu hiệu sữa ngày càng giảm dần thì bạn nên tập cho trẻ sử dụng ngay để có thể tránh tình trạng sữa quá ít không đủ để cung cấp.
Đồng thời, trong giai đoạn tập cho trẻ ăn dặm, bạn cũng nên cho trẻ bú sữa và chỉ nên giảm bớt lại tần số bú để tránh trường hợp trẻ bị ăn quá no. Lúc này, bạn cũng nên đáp ứng những cơn thèm sữa của trẻ, điều này vừa tạo động lực cho trẻ ăn nhiều hơn vừa có thể hạn chế tình trạng thay đổi nguồn thức ăn bất ngờ khiến trẻ biếng ăn.
6. Nên tránh những thực phẩm nào
Thực đơn của trẻ trong giai đoạn ăn dặm từ 6 – 12 tháng không nên bổ sung các loại hải sản vì những thực phẩm này thường chứa rất nhiều chất đạm mà đối với hệ tiêu hóa yếu ớt của trẻ có thể sẽ gây ra tình trạng khó tiêu. Đồng thời, các loại thực phẩm như mật ong, các thực phẩm hun khói, pate,… cũng không phải là những thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ.
Giai đoạn này, các bà mẹ cũng không nên cho trẻ bổ sung các loại hạt vì chúng có thể sẽ chính là nguyên nhân gây ra tình trạng dị ứng ở trẻ. Tốt nhất, bạn chỉ nên cho trẻ ăn khi trẻ đã được 1 tuổi và nếu gia đình bạn không có người dị ứng với loại thực phẩm này thì nên bắt đầu cho bé thử một chút bơ đậu phộng. Vị ngọt béo và thơm lừng của loại thức ăn này sẽ kích thích trẻ sử dụng được nhiều hơn.
Thực đơn ăn dặm cho bé từ 6-12 tháng mẹ nên bỏ túi
Thời gian bé bắt đầu ăn dặm khiến cho các bà mẹ luôn trong trạng thái lo lắng vì không biết nên cho trẻ bổ sung những gì để có thể cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết. Bởi lẹ, một số món ăn không hợp khẩu vị hoặc không phù hợp có có thể sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến dạ dày và hệ tiêu hóa khiến bé sụt cân nhanh.
Do đó, hãy luôn đảm bảo chế độ dinh dưỡng vừa đầy đủ vừa phù hợp với bé. Bạn có thể bỏ túi thực đơn ăn dặm cho bé từ 6-12 tháng như sau:
1. Thực đơn ăn dặm cho bé từ 6 tháng tuổi
Đây là giai đoạn mà bé mới tập làm quen với nguồn thức ăn mới mẻ, do đó bạn nên đảm bảo rằng trẻ được cung cấp một cách từ từ. Theo các chuyên gia cho rằng, bạn nên cho trẻ bổ sung nguồn dinh dưỡng trong thời gian này mỗi ngày 1 bữa. Đối với những trường hợp trẻ ăn tốt, ăn khỏe, lượng thức ăn lúc nào cũng hết sạch thì các mẹ mới nên tăng lên 2 bữa trong ngày.
Thực đơn trong tháng thứ 6 của bé cụ thể như sau:
– Trong 2 tuần đầu:
- Buổi sáng: Có thể cho trẻ bú mẹ khoảng 2 – 3 lần tùy vào thời gian và lượng sữa. Còn những trẻ bú sữa công thức thì nên chia thành 2 lần bú, mỗi lần khoảng 120 – 150ml tùy nhu cầu của bé.
- Buổi trưa: Đây là thời gian bạn nên cho trẻ ăn dặm. Bạn có thể bắt đầu bằng 1/4 chén bột.
- Buổi chiều: Cho bé bú mẹ 1 lần.
- Buổi tối: Cho bé bú mẹ 1 lần rồi đi ngủ.
– Trong 2 tuần cuối:
- Buổi sáng: Cho trẻ bú vào khoảng 6 giờ; đến khoảng 8h30 có thể cho trẻ dùng nửa chén bột và nếu trẻ thèm sữa có thể cho bú thêm vào 10h30.
- Buổi trưa: Nửa chén bột
- Buổi chiều: Cho bé bú mẹ 1 lần.
- Buổi tối: Cho bé bú mẹ 1 lần rồi đi ngủ.
2. Thực đơn ăn dặm cho bé từ 7 tháng tuổi
Tuần này bé đã bắt đầu quen dần với việc bổ sung các bữa ăn dặm. Về cơ bản thực đơn trong thời gian này tương tự với tháng trước. Tuy nhiên, nó đã được bổ sung thêm các loại rau củ đa dạng bằng các nghiền nát.
Thực đơn trong tháng thứ 7 của bé cụ thể như sau:
– Thực đơn thứ nhất:
- Buổi sáng: Cho trẻ bú vào khoảng 6 giờ; đến khoảng 8h30 có thể cho trẻ dùng nửa chén bột gạo và sữa và nếu trẻ thèm sữa có thể cho bú thêm vào 10h30.
- Buổi trưa: 1chén bột gạo + bí đỏ nghiền (có thể sử dụng khoai tây)
- Buổi chiều: Cho bé bú mẹ 1 lần.
- Buổi tối: Cho bé bú mẹ 1 lần rồi đi ngủ.
– Thực đơn thứ hai:
- Buổi sáng: Cho trẻ bú vào khoảng 6 giờ; đến khoảng 8h30 có thể cho trẻ dùng nửa chén bột gạo + sữa và nếu trẻ thèm sữa có thể cho bú thêm vào 10h30.
- Buổi trưa: 1 chén bột yến mạch + bơ nghiền
- Buổi chiều: Cho bé bú mẹ 1 lần.
- Buổi tối: Cho bé bú mẹ 1 lần rồi đi ngủ.
– Thực đơn thứ ba:
- Buổi sáng: Cho trẻ bú vào khoảng 6 giờ; đến khoảng 8h30 có thể cho trẻ dùng nửa chén bột gạo + sữa và nếu trẻ thèm sữa có thể cho bú thêm vào 10h30.
- Buổi trưa: 1 chén bột gạo + đậu Hà Lan nghiền
- Buổi chiều: Cho bé bú mẹ 1 lần.
- Buổi tối: Cho bé bú mẹ 1 lần rồi đi ngủ.
Cụ thể, nguồn dinh dưỡng mà bé được cung cấp qua các bữa ăn như sau:
- Bơ nghiền: Có tác dụng cung cấp hầu hết các loại vitamin (bao gồm 14 loại khác nhau). Bơ từ lâu đã được xem là một loại thực phẩm bổ dưỡng và luôn được các chuyên gia khuyên dùng. Quá trình sử dụng bạn chỉ cần tán bơ nhuyễn rồi thêm một ít đường vào cho trẻ sử dụng.
- Đậu Hà Lan nghiền: Giúp trẻ bổ sung được chất xơ và vitamin cần thiết. Đậu chỉ cần hấp chín rồi đem xay nhuyễn là có thể cho trẻ sử dụng. Bạn cũng có thể cho thêm một ít sữa để trẻ có thể dễ sử dụng hơn.
- Bí đỏ nghiền hoặc khoai tây nghiền: Trong cả 2 thực phẩm này đều có chứa nguồn dinh dưỡng dồi dào, chúng có khả năng cung cấp nguồn dinh dưỡng cần thiết để phát triển trí não, hỗ trợ tiêu hóa và làm dịu ruột.
- Thực phẩm khác: Ngoài các loại thực phẩm trên thì bạn cũng có thể thay thế bằng khoai lang nghiền, đậu phụ non,… để trẻ có thể giảm tình trạng ngán thức ăn.
3. Thực đơn ăn dặm cho bé từ 8 – 9 tháng tuổi
Giai đoạn này bạn có thể cho trẻ ăn 3 buổi trong ngày bằng cháo nát để trẻ có thể dần quen với việc sử dụng các món ăn. Bạn nên kết hợp sao cho trẻ có thể vừa sử dụng bột vừa có thể cung cấp chất dinh dưỡng từ rau củ. Bên cạnh đó, bạn cũng nên cho trẻ sử dụng đúng giờ và tránh lặp lại các thực phẩm trong 2 ngày liên tiếp vì trẻ sẽ bị ngán thức ăn.
Thực đơn trong tháng thứ 8 – 9 của bé cụ thể như sau:
– Mẫu thực đơn 1:
- Buổi sáng: Cho trẻ bú vào khoảng 6 giờ, đến khoảng 8h30 có thể cho trẻ dùng 1 chén cháo + thịt heo + cà rốt và có thể cho bú thêm vào 10h30.
- Buổi trưa: 1 chén bột yến mạch + dâu nghiền
- Buổi chiều: Cho bé bú mẹ 1 lần và dùng khoảng 1/2 chén cháo + súp lơ nghiền.
- Buổi tối: Cho bé bú mẹ 1 lần rồi đi ngủ.
– Mẫu thực đơn 2:
- Buổi sáng: Cho trẻ bú vào khoảng 6 giờ, đến khoảng 8h30 có thể cho trẻ dùng 1 chén cháo + thịt bò + khoai tây và có thể cho bú thêm vào 10h30.
- Buổi trưa: 1 chén bột gạo + rau cải + thịt gà
- Buổi chiều: Cho bé bú mẹ 1 lần và dùng khoảng 1/2 chén cháo + đậu Hà Lan nghiền.
- Buổi tối: Cho bé bú mẹ 1 lần rồi đi ngủ.
– Mẫu thực đơn 3:
- Buổi sáng: Cho trẻ bú vào khoảng 6 giờ, đến khoảng 8h30 có thể cho trẻ dùng 1 chén cháo thịt bò + đậu Hà Lan và có thể cho bú thêm vào 10h30.
- Buổi trưa: 1 chén cháo + rau mồng tơi + tôm tươi
- Buổi chiều: Cho bé bú mẹ 1 lần và dùng khoảng 1/2 chén cháo + súp lơ nghiền + thịt heo.
- Buổi tối: Cho bé bú mẹ 1 lần rồi đi ngủ.
Ngoài ra, bạn cũng có thể thay đổi các loại thực phẩm trên bằng các loại sau:
- Chuối: Chuối thường bạn có thể cho trẻ bổ sung trong vào buổi trưa, việc này sẽ giúp cho hệ tiêu hóa của trẻ được thúc đẩy tốt hơn vì chúng có tác dụng nhuận tràng tốt mà không sợ gây ra tình trạng táo bón
- Khoai lang: Đây là loại thực phẩm có chứa hàm lượng chất xơ cao. Bạn có thể nghiền nát và trộn với sữa cho trẻ dễ sử dụng hơn, bên cạnh đó, khoai lang còn chứa rất nhiều tinh bột giúp cho trẻ có thể được cung cấp năng lượng cần thiết và các chất dinh dưỡng để phát triển tốt hơn
- Củ cải ngọt: Loại củ này có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ. Vì thế bạn nên cho trẻ bổ sung vào bữa ăn bằng cách hấp chín rồi đem nghiền nát cho bé sử dụng.
- Đu đủ: Nên chọn quả đã chín mềm, cắt thành từng miếng nhỏ và cho bé ăn. Loại trái cây này cũng rất tốt cho đường tiêu hóa và có khả năng cung cấp nhiều vitamin C (giúp cơ thể hấp thụ sắt), vitamin A, vitamin E và cả chất xơ, axit folic.
4. Thực đơn ăn dặm cho bé từ 10 – 12 tháng tuổi
Bé trong giai đoạn từ 10 – 12 tháng tuổi có thể được bổ sung các loại thực phẩm được nấu chín, mềm, có thể sẽ không cần phải nghiền. Phần cháo sử dụng có thể không cần nấu quá nát như những tháng trước. Đồng thời lúc này nên bổ sung nhiều rau củ hơn để cung cấp dinh dưỡng đa dạng hơn.
Thực đơn trong tháng thứ 10 – 12 của bé cụ thể như sau:
– Thực đơn 1:
- Buổi sáng: Cho trẻ bú vào khoảng 6 giờ, đến khoảng 8h30 có thể cho trẻ dùng 1 chén cháo thịt bò + đậu Hà Lan và có thể cho bú thêm vào 10h30.
- Buổi trưa: 1 chén cháo + cá hồi + khoai tây
- Buổi chiều: Cho bé bú mẹ 1 lần hoặc uống sinh tố và ăn 1 chén cháo + rau củ trộn hấp chín + thịt heo hầm.
- Buổi tối: Cho bé bú mẹ 1 lần rồi đi ngủ.
– Thực đơn 2:
- Buổi sáng: Cho trẻ bú vào khoảng 6 giờ, đến khoảng 8h30 có thể cho trẻ dùng 1 chén cháo thịt heo + cà rốt luộc và có thể cho bú thêm vào 10h30.
- Buổi trưa: 1 chén cháo + rau luộc + tôm luộc
- Buổi chiều: Cho bé bú mẹ 1 lần hoặc ăn sữa chua và 1 bát cháo + bí đỏ hấp + kem phomai.
- Buổi tối: Cho bé bú mẹ 1 lần rồi đi ngủ.
– Thực đơn 3:
- Buổi sáng: Cho trẻ bú vào khoảng 6 giờ, đến khoảng 8h30 có thể cho trẻ dùng 1 chén ngũ cốc + trái cây và có thể cho bú thêm vào 10h30.
- Buổi trưa: 1 chén cháo + thịt gà xé + bông cải xanh hấp
- Buổi chiều: Cho bé bú mẹ 1 lần hoặc ăn trái cây và 1 bát cháo + rau cải xoăn cắt nhỏ + thịt bò bằm.
- Buổi tối: Cho bé bú mẹ 1 lần rồi đi ngủ.
– Thực đơn 4:
- Buổi sáng: Cho trẻ bú vào khoảng 6 giờ, đến khoảng 8h30 có thể cho trẻ dùng 1 chén cháo + thịt heo bằm + khoai tây hầm và có thể cho bú thêm vào 10h30.
- Buổi trưa: 1 chén cháo + rau cải hấp + tôm luộc nước dừa
- Buổi chiều: Cho bé bú mẹ 1 lần hoặc ăn bánh quy và 1 bát cháo + đậu Hà Lan + thịt bò hầm.
- Buổi tối: Cho bé bú mẹ 1 lần rồi đi ngủ.
Bạn có thể cho trẻ sử dụng thêm các loại nước ép như:
- Nước ép dưa hấu: Dưa hấu đã có sẵn vị ngọt nên thường các bé sẽ thích uống loại nước này nhất, bạn không nên bỏ thêm đường vào mà chỉ nên cho bé sử dụng nguyên chất.
- Nước ép táo: Khi bé chưa quen bạn có thể pha loãng một chút với nước sôi để nguội hoặc cũng có thể đem hấp mềm cho trẻ sử dụng. Loại thực phẩm này sẽ có khả năng cung cấp vitamin và các khoáng chất bổ dưỡng cho cơ thể trẻ.
- Nước cà chua: Cà chua là vua của các loại thực phẩm vì nó có chứa hàm lượng dinh dưỡng vô cùng dồi dào. Bạn nên loại bỏ bớt hạt, sau khi ép có thể cho vào một ít đường để bé dễ uống hơn.
- Nước ép cam: Cam có chứa nhiều vitamin C giúp bé cải thiện được hệ thống miễn dịch của mình. Đối với những quả ngọt thì bạn không cần thêm đường vào mà có thể cho trẻ sử dụng ngay.
- Nước ép nho: Trong nho có chứa thành phần flavonoid và các chất chống oxy hóa. Bạn có thể ép lấy nước và cho bé sử dụng mà không cần để đường.
- Nước dừa non: Cung cấp kali, natri, magie, sắt, đồng, phốt pho, vitamin B,… nó còn giúp hỗ trợ các hoạt động của gan và ngăn ngừa trẻ sơ sinh bị vàng da. Bạn chỉ nên chọn dừa còn non và tránh sử dụng những trái quá già.
Lưu ý trong thực đơn ăn dặm cho bé từ 6 – 12 tháng
Trong giai đoạn ăn dặm của trẻ thường các bậc phụ huynh thường mắc phải một số sai lầm, những điều này có thể gây hại đến trẻ ngay lập tức hoặc về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Do đó, trong giai đoạn cho trẻ ăn dặm từ 6 – 12 tháng thì bạn nên tuân thủ theo một số vấn đề sau đây để vừa cung cấp được dinh dưỡng cho trẻ vừa đảm bảo được an toàn.
- Bé trong giai đoạn từ 6 – 12 tháng ăn dặm không nên cho quá 1g muối 1 ngày trong thực đơn. Do lúc này thận của trẻ còn rất yếu nên không thể phân giải chất này 1 cách tốt nhất. Theo viện Dinh dưỡng Quốc gia thì bạn không nên cho trẻ ăn muối vào thời gian này vì những thực phẩm hằng ngày đã có thể cung cấp đủ chất dinh dưỡng.
- Đối với những trẻ từ 1 tuổi trở lên thì có thể thêm 1 chút muối hoặc nước mắm vào thức ăn, đồng thời nên tập cho trẻ ăn nhạt ngay từ nhỏ.
- Việc sử dụng đường cũng cần được đảm bảo để tránh nguy cơ mắc phải bệnh tiểu đường type 2 ở trẻ. Theo đó, bạn không nên cho trẻ ăn cháo quá ngọt, các loại nước ép trái cây cũng nên hạn chế để đường vì trong thành phần của chúng hầu hết đã có chứa đường. Mỗi ngày nên kiểm soát lượng tiêu thụ đường chỉ dừng trong khoảng 20g để tránh những ảnh hưởng đáng tiếc đến sức khỏe của trẻ.
- Cho trẻ ăn dặm nên thay đổi thường xuyên các món ăn để có thể cung cấp được nhiều chất dinh dưỡng và tránh làm cho trẻ ngán. Đặc biệt là với các loại thực phẩm giàu đạm có thể thay bằng nước hầm xương, thịt cá băm nhỏ để trẻ ăn lạ miệng hơn.
- Khi nấu đồ ăn cho trẻ không nên sử dụng dầu mỡ, đồng thời không nên cho trẻ dùng bột ngọt và chúng hoàn toàn không tốt cho sức khỏe. Nếu muốn bổ sung chất béo, bạn có thể cho trẻ dùng các loại dầu thực vật dành riêng cho trẻ như: dầu óc chó, dầu hạt cải,…
- Trong quá trình chế biến thức ăn nên chú ý đến vệ sinh, thức ăn nên được nấu đun sôi kỹ. Đồng thời không nên cho trẻ dùng khi thức ăn còn quá nóng vì sẽ khiến lưỡi trở nên phỏng, gây chán ăn và ăn không ngon.
- Không nên ép trẻ ăn quá nhiều, tùy vào cơ địa mà có những trẻ ăn nhiều, số còn lại ăn rất ít. Lúc này bạn nên thay đổi chế độ ăn đa dạng, chú ý đến phần màu sắc để kích thích vị giác thay vì bắt ép bé phải dùng một lượng thức ăn quá nhiều.
Trên đây là thực đơn ăn dặm cho bé từ 6-12 tháng cụ thể qua từng thời điểm khác nhau. Trong giai đoạn này, bạn nên chú ý đến lượng thức ăn và nguồn dinh dưỡng được cung cấp để trẻ có thể phát triển toàn diện về cả thể chất và tinh thần. Hy vọng bài viết đã có thể cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết để chăm sóc bé yêu một cách tốt nhất.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!