Mẹo trị dị ứng da mặt bằng khổ qua và lưu ý

Dị ứng hải sản: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách xử lý

Dị ứng đạm sữa bò là gì? Nguy hiểm không? Cách xử lý

Dị ứng bột ngọt: Dấu hiệu nhận biết và khắc phục

Dị ứng thuốc: Dấu hiệu, cách xử lý và thông tin cần biết

Dị ứng thức ăn: Dấu hiệu và thông tin cần biết

Người hay bị dị ứng thời tiết nên kiêng gì để phòng bệnh?

Dị ứng thời tiết nổi mẩn đỏ và cách chữa đơn giản tại nhà

10 cách chữa dị ứng thời tiết đơn giản hiệu quả tại nhà

Dị ứng hải sản kéo dài bao lâu? Có tự khỏi không?

Các loại thuốc chống dị ứng và cách bảo quản, sử dụng

Thuốc chống dị ứng được chia thành nhiều nhóm, mỗi nhóm thuốc có các loại thuốc với những đặc điểm khác nhau. Nắm rõ những thông tin về  các loại thuốc này sẽ giúp bệnh nhân dùng thuốc được an toàn và hiệu quả hơn.

Thuốc chống dị ứng là gì?

Thông tin về các loại thuốc chống dị ứng và cách dùng
Thông tin về các loại thuốc chống dị ứng và cách dùng

Dị ứng là tình trạng khá phổ biến, xảy ra do sự phản ứng quá mức của hệ miễn dịch đối với dị nguyên. Có nhiều nguyên nhân gây dị ứng, trong đó những tác nhân thường gặp gồm: Bụi bặm, phấn hoa, dị ứng thức ăn, cao su, vết côn trùng đốt, lông thú cưng, dị ứng thời tiết, do tác dụng phụ của thuốc…

Khi bị dị ứng, cơ thể  thường xuất hiện những triệu chứng như: Buồn nôn, nôn, đau đầu, đau bụng, tiêu chảy… Những trường hợp dị ứng nặng có thể bị tức ngực, khó thở thậm chí là đe dọa đến tính mạng. Để khắc phục, sử dụng các loại thuốc chống dị ứng được xem là biện pháp điều trị nhanh chóng, hiệu quả.

Thuốc chống dị ứng là loại thuốc chống lại hoặc đối kháng lại các phản ứng quá mẫn của cơ thể đối với dị nguyên. Những hoạt chất có trong các loại thuốc này sẽ ức chế sự tác động của chất trung gian gây dị ứng là histamin. Có 2 loại thuốc chống dị ứng là thuốc chống dị ứng thế 1 (còn được gọi là thuốc thế hệ kinh điển) và thế hệ 2 (còn được gọi là thuốc thế hệ mới). Trong đó, chúng  có những đặc điểm như sau:

  • Thuốc chống dị ứng kinh điển: Những loại thuốc nằm trong nhóm này thường chỉ có tác dụng trong thời gian ngắn (từ 4 –6 giờ). Do đó, đòi hỏi người bệnh phải uống nhiều lần và sẽ có tác dụng phụ như gây buồn ngủ và buồn nôn. Hiện nay, loại thuốc còn được dùng nhiều là chlorpheniramin, các nhóm thuốc tương tự thuộc thế hệ 1 được dùng phối hợp trong các loại thuốc trị ho, cảm.
  • Nhóm thuốc thế hệ mới: Nhóm thuốc này ra đời nhằm làm tăng thời gian tác dụng và làm giảm tác dụng phụ ở nhóm thuốc cổ điển. Người bệnh chỉ cần uống 1 hoặc 2 viên trong ngày là có thể làm việc bình thường.

Mỗi nhóm thuốc và từng loại thuốc đều có những đặc điểm khác nhau về liều lượng, cách dùng. Nếu nắm rõ các thông tin này, bệnh nhân sẽ tránh được những  vấn đề không mong muốn trong quá trình điều trị. Vậy bị dị ứng uống thuốc gì? Cần lưu ý gì?

Các loại thuốc chống dị ứng được dùng phổ biến

Hiện nay, các loại thuốc chống dị ứng thường được sử dụng gồm có:

1. Nhóm thuốc kháng histamin

Nên dùng loại thuốc gì khi bị dị ứng? Cách sử dụng ra sao?
Nên dùng loại thuốc gì khi bị dị ứng? Cách sử dụng ra sao?

Histamin là một trong các chất trung gian trong các phản ứng dị ứng và cả sốc phản vệ. Nó được tìm thấy trong các mô tế bào nhưng sự phân bố lại không đồng đều. Trong đó, nơi dự trữ nhiều nhất là ở các tế bào mast ở các mô và ở những hạt bài tiết của tế bào ưa kiềm. Do đó, histamin xuất hiện nhiều ở da, ruột, mô phổi.

Thuốc kháng histamin H1 sẽ đối kháng cạnh tranh với thụ thể histamin ở tế bào, ngăn cản chất này không thể gắn kết với thụ thể. Từ đó, những phản ứng dị ứng sẽ không thể tác động lên tế bào, các triệu chứng quá mẫn cũng sẽ không xảy ra.

Loại thuốc này được điều chế ở nhiều dạng khác nhau:

1.1. Thuốc kháng histamin dạng uống

Thuốc kháng histamin dạng đường uống bao gồm các loại thuốc viên, dung dịch. Thông thường, nó được chỉ định trong những trường hợp bị phát ban, chảy nước mũi, ngứa ngáy… Một số loại thuốc được dùng gồm có:

Terfenadine:

Được điều chế ở dạng viên, gồm 60mg và 120mg. Ngoài ra, thuốc được điều chế ở dạng hỗn dịch cho trẻ em dưới 12 tuổi. Thuốc chống dị ứng Terfenadine cần được dùng theo sự chỉ định của bác sĩ.

Cetirizine:

Là thuốc dạng viên 10mg. Liều lượng dùng 1 viên/ngày. Các trường hợp phụ nữ đang mang thai và cho con bú, trẻ em dưới 12 tuổi không được chỉ định dùng thuốc này để chữa dị ứng.

Loratadine:

Uống mỗi ngày 1 viên 10mg mỗi ngày vào bữa ăn sáng.

Tuy nhiên, sử dụng các loại thuốc kháng histamin dạng đường uống có thể gây ra tác dụng phụ. Thường gặp nhất là tình trạng khô miệng, buồn ngủ, chảy nước mũi, nhức đầu, rát mũi, đau họng, hắt hơi, cảm thấy đắng miệng. Nhìn chung, những loại thuốc này có tác dụng an thần, vì vậy không nên lái xe hoặc vận hành máy móc sau khi uống thuốc để bảo đảm an toàn.

1.2. Thuốc kháng histamin dạng nhỏ mắt

Thuốc kháng histamin dạng nhỏ mắt có tác dụng làm giảm triệu chứng ngứa mắt, đỏ mắt
Thuốc kháng histamin dạng nhỏ mắt có tác dụng làm giảm triệu chứng ngứa mắt, đỏ mắt

Dạng thuốc chống dị ứng này thường được dùng kết hợp với những loại thuốc khác như thuốc thông mũi hoặc thuốc làm ổn định tế bào mast. Tác dụng của loại thuốc này là làm giảm  các triệu chứng như: Ngứa, tấy đỏ, sưng mắt. Cần lưu ý là tác dụng của thuốc chỉ kéo dài trong thời gian là 1 tiếng, vì vậy người bệnh phải dùng thuốc nhiều lần trong ngày.

Tuy nhiên, tác dụng phụ của thuốc kháng histamin dạng nhỏ mắt cũng khá nhiều. Có thể kể đến những dấu hiệu như chảy nước mắt, đỏ mắt, nhức đầu nhẹ. Ngoài ra, nó cũng làm tăng nguy cơ bị viêm mắt nếu như bạn đeo kính áp tròng.

1.3. Thuốc Acid Cromoglicic kháng dị ứng

Cơ chế hoạt động của loại thuốc này là ức chế quá trình sự xâm nhập của ion Ca2+ trong các tế bào, tác dụng tại chỗ và trực tiếp lên niêm mạc như kết mạc, tiêu hóa, phế quản. Tuy nhiên không nên dùng thuốc cho phụ nữ đang mang thai, đặc biệt là mang thai 3 tháng đầu.

Ngoài loại thuốc trên, cần phải kể đến các loại thuốc khác như: Tritoqualine (Hypostamine), Acrivastine (Semprex), Fexofenadine (Telfast)… Chúng cũng sẽ làm giảm các triệu chứng dị ứng cho bạn.

1.4. Các loại thuốc kháng histamin dạng xịt, nhỏ mũi

Tác dụng của các loại thuốc này là giảm triệu chứng hắt hơi, ngứa mũi, chảy nước mũi, nghẹt mũi… Các loại thuốc thường được sử dụng:

Azelastin:

Mỗi ngày dùng 2 lần, mỗi lần nhỏ 1 giọt vào mỗi bên mắt bị đau.

Olopatadin:

Mỗi ngày nhỏ 1 – 2 giọt vào mỗi mắt bị bệnh. Sử dụng 2 lần một ngày để mang lại tác dụng tốt nhất.

Tùy vào từng trường hợp mà những loại thuốc này được chỉ định với liều lượng khác nhau. Hãy đảm bảo tuân thủ theo sự chỉ định của bác sĩ để đảm bảo an toàn. Ngoài ra, cần dùng thuốc đúng cách, đảm bảo vệ sinh để không làm mắt và cả thuốc bị nhiễm bẩn. Sau khi dùng cần đậy nắp kín và không cho đầu ống thuốc chạm vào mắt hoặc bất kỳ một bề mặt nào khác.

Sử dụng các loại thuốc chống dị ứng kháng histamin dạng xịt và nhỏ mũi, người bệnh sẽ cảm thấy đắng miệng, chóng mặt, mệt mỏi, khô miệng, nhức đầu, rát mũi, chảy nước mũi… Nếu các triệu chứng xuất hiện nặng, bạn nên đến các cơ sở y tế để được hướng dẫn xử lý kịp thời.

2. Nhóm thuốc chống dị ứng corticoid

Cần dùng thuốc theo sự chỉ định của bác sĩ để tránh ngộ độc
Cần dùng thuốc theo sự chỉ định của bác sĩ để tránh ngộ độc

Bên cạnh nhóm thuốc kháng histamin, nhóm thuốc chống dị ứng corticosteroid (viết tắt là corticoid) cũng thường được sử dụng. Tuy nhiên, người bệnh bắt buộc phải dùng theo sự chỉ định của bác sĩ, tránh gặp tác dụng phụ. Nhóm thuốc này cũng được điều chế ở các dạng khác nhau, cụ thể như sau:

2.1. Thuốc corticoid dạng uống

Có thể dùng ở dạng dung dịch và cả thuốc dạng viên. Nó được chỉ định trong các trường hợp có triệu chứng bệnh nghiêm trọng do các loại phản ứng dị ứng gây ra. Các loại thuốc này đều có thể gây ra tác dụng phụ, có thể là ngắn hạn hoặc dài hạn. Vì vậy nó chỉ được chỉ định sử dụng trong thời gian ngắn. Nếu dùng lâu dài, người bệnh có thể bị loãng xương, đục thủy tinh thể, yếu cơ, loét dạ dày và gây chậm phát triển ở trẻ. Ngoài ra, nó cũng có thể làm trầm trọng hơn bệnh cao huyết áp.

2.2. Thuốc chống dị ứng corticoid dạng xịt mũi

Tác dụng của loại thuốc này là ngăn chặn, làm giảm dấu hiệu và triệu chứng dị ứng của bệnh viêm mũi dị ứng. Từ đó làm giảm tình trạng hắt hơi, nghẹt mũi, ngứa mũi, chảy nước mũi. Hiện nay trên thị trường có những loại thuốc dạng xịt mũi corticoid như:

Flusort:

Đây là một hỗn dịch trong nước của fluticason propionat, mỗi liều chứa đến 50mcg fluticason propionat. Nó có hoạt tính kháng viêm mạnh nhưng không được chỉ định cho những trường hợp toàn thân khi sử dụng tại chỗ trên niêm mạc mũi. Thuốc sẽ có tác dụng sau khoảng 3 – 4 ngày chữa trị, do đó bạn đừng lo lắng khi không thấy thuốc mang lại hiệu quả tức thời.

Mometason:

Để sử dụng, cần đảm bảo dùng đúng liều lượng. Đối với đối tượng trên 12 tuổi, xịt mỗi ngày một lần, xịt 2 lần cho 1 bên mũi và tổng 2 bên là 4 lần xịt với tổng liều là 200mcg/ngày. Nếu cần, bạn có thể tăng liều lên tối đa là 4 lần xịt cho 1 bên mũi và ngày xịt 1 lần. Sau khi thấy các triệu chứng giảm đi, giảm liều xuống còn 1 lần xịt cho mỗi bên, mỗi ngày dùng 1 lần.

Trong trường hợp dùng cho trẻ từ 2 – 11 tuổi, chỉ xịt mỗi lần 1 ngày, mỗi bên 1 lần xịt tương ứng với 50mcg (tổng lượng dùng trong ngày là 100mcg/ngày). Các triệu chứng sẽ giảm trong vòng 11 tiếng sau khi dùng liều đầu tiên.

Budesonide:

Đây cũng là một loại thuốc xịt mũi chống dị ứng, thường được sử dụng từ 1 – 2 lần mỗi ngày. Trước khi sử dụng, hãy chắc chắn rằng đã tham khảo ý kiến của bác sĩ và đọc kỹ hướng dẫn sử dụng. Trong trường hợp thấy cơ thể có các dấu hiệu bất thường, cần liên hệ ngay với các cơ sở y tế để được hướng dẫn xử lý.

2.3. Thuốc corticoid dạng kem bôi ngoài

Bị dị ứng dùng thuốc gì nhanh khỏi?
Bị dị ứng dùng thuốc gì nhanh khỏi?

Những loại thuốc corticoid dùng bôi da thường được dùng gồm có:

Hydrocortison:

Thuốc được chỉ định cho các trường hợp bị viêm da, gồm có: Viêm da cơ địa, viêm da tiếp xúc, viêm da dầu, vết côn trùng đốt, hăm da, viêm da dị ứng ánh sáng… Thông thường, thuốc hydrocortison chống dị ứng được dùng với liều lượng: Thoa kem lên vùng da cần điều trị khoảng 2 – 3 lần mỗi ngày.

Nếu thấy trên da có những biểu hiện bất thường như: Da bị phồng rộp, bỏng rát, khô, bong da, ngứa, đỏ, da dễ bầm tím… Hãy ngưng bôi thuốc và gặp bác sĩ để được tư vấn xử lý.

Triamcinolon:

Đây là một loại thuốc bôi ngoài đa, được dùng để chữa trị tình trạng viêm và ngứa do dị ứng. Liều thông thường là dùng từ 2 – 4 lần mỗi ngày, thoa trực tiếp lên vùng da bị viêm. Chú ý đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi sử dụng để bảo đảm an toàn cho bản thân.

 Flucina:

Flucina được chỉ định điều trị bệnh vảy nến, viêm da dị ứng hoặc rút ngắn thời gian phục hồi cho những người bị bệnh liken phẳng, lupus ban đỏ hình đĩa…

Thuốc có chứa các thành phần kháng thể, giúp các tổn thương trên da mau chóng lành lại. Ngoài ra, nó cũng ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn, không cho vùng da bị tổn thương lan rộng.

Liều dùng thông thường cho người lớn là bôi thuốc 2 lần mỗi ngày. Cần áp dụng thường xuyên để mang đến tác dụng tốt. Sau khi thấy triệu chứng đã giảm, giảm liều xuống còn 1 lần mỗi ngày.

Đối với trẻ em, đây là đối tượng nhạy cảm, làn da còn mỏng nên tốt nhất hãy liên hệ với bác sĩ để được tư vấn cách dùng.

Các loại thuốc chống dị ứng corticosteroid thường được người dân tự mua về để dùng mà không cần đến đơn của bác sĩ. Nhưng trường hợp muốn sử dụng trong thời gian dài, khoảng trên 1 tuần, cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ.

Kem corticoid bôi ngoài da có thể gây ra những tác dụng phụ như làm đổi màu da và gây kích ứng da. Nếu dùng lâu dài, có thể gây teo da và mỏng da…

2.4. Thuốc corticosteroid dạng nhỏ mắt

Fluorometholon là một loại thuốc dùng để nhỏ mắt khi bị dị ứng
Fluorometholon là một loại thuốc dùng để nhỏ mắt khi bị dị ứng

Các loại thuốc thường được dùng gồm có:

  • Dexamethason
  • Fluorometholon
  • Prednisolon…

Tuy nhiên, các loại thuốc này có thể gây mờ mắt. Ngoài ra nếu dùng trong thời gian dài có thể làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn, gây đục thủy tinh thể hoặc làm tăng nhãn áp. Chính vì vậy, hãy tham khảo kỹ ý kiến bác sĩ trước khi dùng và cần sử dụng đúng theo chỉ định.

2.5. Thuốc corticosteroid dạng hít

Thuốc chống dị ứng dạng này thường được sử dụng trong điều trị bệnh hen suyễn. Những loại thuốc thường được dùng gồm có:

  • Fluticason
  • Budesonid
  • Beclomethason…

Người bệnh có thể gặp phải các tác dụng phụ như khô miệng và họng, gây nhiễm khuẩn nấm miệng.

Đa phần các loại thuốc chống dị ứng đều có nguy cơ gây tác dụng phụ. Chính vì thế, sau khi uống thuốc, nếu thấy cơ thể có những triệu chứng bất thường, hãy liên hệ với bác sĩ để được hướng dẫn xử lý. Ngoài ra, không nên lái xe, điều khiển máy móc sau khi uống thuốc.

Cách sử dụng thuốc kháng dị ứng an toàn, hiệu quả

Để tránh gặp tác dụng phụ, đồng thời làm tăng hiệu quả của thuốc, trong quá trình điều trị, bạn cần chú ý một số điều sau đây:

Thận trọng khi dùng cho người bệnh bị tim mạch:

Mặc dù vẫn được xem là những loại thuốc an toàn, nhưng một số loại thuốc chống dị ứng thế 2 vẫn có thể gây biến chứng tim mạch. Trong đó, thường gặp nhất là hiện tượng xoắn đỉnh, tức là tim ngừng đập sau một chu kỳ. Nó sẽ gây nguy hiểm cho người bệnh vì có thể gây thiếu máu cơ tom. Do đó, nếu đang bị những vấn đề về tim mạch thì không nên sử dụng thuốc kháng dị ứng thế hệ 2.

Một số loại thuốc chống dị ứng không nên dùng vào ban ngày:

Dùng thuốc chống dị ứng cần lưu ý gì?
Dùng thuốc chống dị ứng cần lưu ý gì?

Những loại thuốc thuốc thế hệ 1 như clopheniramin nên uống vào buổi tối khi không làm việc. Vì chúng dễ thẩm thấu vào thần kinh trung ương, nếu uống vào ban ngày sẽ gây buồn ngủ, cản trở công việc.

Uống thuốc quá liều gây ngộ độc:

Dị ứng gây ra nhiều triệu chứng khó chịu, cơ thể ngứa râm ran, nôn, buồn nôn khiến người bệnh uống nhiều thuốc hơn để đỡ khó chịu. Nhưng chính điều này sẽ làm cho cơ thể bị ngộ độc. Điều cần làm ở đây là nhận biết được những triệu chứng ngộ độc thuốc, bao gồm: Khô miệng, miệng đỏ, nóng, phát cuồng như người mất trí, nháy mắt liên tục. Vì vậy, nên dùng thuốc đúng liều lượng, mà thường là chỉ dùng 1 viên/ngày và không dùng quá 4 viên/lần.

Đối với các loại thuốc dạng bôi ngoài và dạng xịt, chú ý chỉ sử dụng đúng liều lượng quy định. Không lạm dụng thuốc vì nó cũng sẽ gây ngộc độc rất nguy hiểm.

Không được uống thuốc chống dị ứng chung với thuốc trị nấm:

Do thuốc chống dị ứng sẽ ức chế sự hoạt động của enzyme chuyển hóa thuốc chống nấm tại gan. Vì vậy thời gian chuyển hóa và đào thải của thuốc chống nấm bị chậm đi, gây ngộ độc thuốc trị nấm mặc dù là uống thuốc đúng liều lượng. Chính vì lý do này màkhi đang điều trị bằng thuốc kháng dị ứng, không được uống cùng với thuốc trị nấm như itraconnazole (Sporanox) hay ketoconazole (Nizoral).

Không trộn nhiều loại thuốc chống dị ứng với nhau để sử dụng:

Một trong những cách dùng thuốc chống dị ứng sai lầm là dùng nhiều loại thuốc cùng một lúc. Bởi dù là có nhiều loại khác nhau nhưng thuốc chống dị ứng vẫn có chung một cơ chế tác động là ức chế sự tác động của chất trung gian hóa học gây dị ứng histamin. Quá trình này chỉ phụ thuộc vào nồng độ của chất đó cao hay thấp chứ không phụ thuộc vào việc có nhiều thuốc hay không. Do đó, sử dụng nhiều loại thuốc không mang lại hiệu quả tốt hơn mà còn khiến cho gan hoạt động mệt hơn.

Hạn chế cho trẻ em dùng thuốc chống dị ứng:

Thông thường, các loại thuốc chống dị ứng mà đặc biệt là thuốc thế hệ 1 như clopheniramin có khả năng tác động vào hệ thần kinh trung ương. Nó sẽ làm ức chế sự phát triển của não bộ, gây tác động xấu đến tư duy ở trẻ. Nếu như đang đến trường, thuốc sẽ làm bé mất tập trung, giảm khả năng tiếp nhận, giảm tư duy khiến việc học tập sa sút.

Nếu buộc phải dùng thuốc, chỉ được dùng trong thời gian rất ngắn là từ 1 – 2 ngày. Đặc biệt là phải có sự tham vấn của bác sĩ.

Trên đây là những loại thuốc chống dị ứng và cách sử dụng. Mỗi loại đều có những đặc điểm về liều lượng, cách dùng khác nhau. Do đó, để bảo đảm an toàn cho bản thân, không nên tự ý mua thuốc để dùng mà hãy dùng thuốc đúng theo sự chỉ định của bác sĩ.

Cùng chuyên mục

Top 4 loại thuốc trị dị ứng da mặt của Nhật tốt nhất

Thuốc trị dị ứng da mặt của Nhật được khá nhiều người bệnh lựa chọn vì có nguồn gốc rõ ràng, thành phần khá lành tính và giá thành hợp...

Ngứa da vào ban đêm: nguyên nhân và cách điều trị

Hay bị ngứa da vào ban đêm: Nguyên nhân và cách điều trị

Chứng ngứa da vào ban đêm gây ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe cũng như chất lượng giấc ngủ của người bệnh. Đây là căn bệnh có thể gặp...

Dị ứng thời tiết ở mặt – Cách chữa và phòng ngừa hiệu quả

Dị ứng thời tiết ở mặt đặc trưng bởi tình trạng nổi mẩn đỏ, phát ban kèm ngứa ngáy, châm chích và nóng rát. Vùng da mặt có độ nhạy...

Dị ứng mỹ phẩm: Nguyên nhân, nhận biết và cách xử lý nhanh

Dị ứng mỹ phẩm là tình trạng da bị tổn thương do các thành phần có trong sản phẩm trang điểm hoặc chăm sóc da. Tình trạng này thường xảy...

Trong lá lốt có chứa hoạt chất kháng sinh tự nhiên rất mạnh nên có thể dùng để chữa dị ứng thời tiết

Cách chữa dị ứng thời tiết bằng lá lốt giảm ngay cơn dị ứng

Trong lá lốt có chứa piperidin và piperin được xem là chất kháng sinh tự nhiên rất mạnh, có thể làm giảm các triệu chứng dị ứng thời tiết mức...

10 Cách trị dị ứng da mặt tại nhà nhanh nhất bạn nên thử

Với những trường hợp có mức độ nhẹ, bạn có thể áp dụng một số cách trị dị ứng da mặt tại nhà như chườm lạnh, uống nhiều nước, đắp...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn