PQA Nhuận Tràng có tốt không? Cách dùng, giá bán

Nước súc miệng cai thuốc lá Thanh Nghị: Thông tin, giá bán, cách dùng

Thuốc xịt mũi Otrivin: Công dụng và liều dùng (mẹ bầu + trẻ sơ sinh)

Thuốc đặt Utrogestan 200mg: Dưỡng thai, phòng ngừa sảy thai cho mẹ bầu

Nước xịt mũi Xisat cho trẻ: Công dụng, liều dùng và lưu ý

10 Kẹo ngậm trị ho tốt nhất hiện nay cho người lớn + trẻ nhỏ

Chlorhexidine là thuốc gì? Dạng bào chế, cách dùng & liều lượng

Thuốc Clorpheniramin 4mg: Công dụng, liều dùng và thận trọng

Thuốc chữa đau dạ dày chữ Y (Yumangel): Tác dụng & Giá bán

Herbal GlucoActive trị tiểu đường có tốt không? Giá bao nhiêu?

Thuốc Lipcor 50: Chỉ định, liều dùng, tác dụng phụ?

Thuốc Lipcor 50 chứa hoạt chất Losartan, là thuốc điều trị tăng huyết áp, suy tim mạn, giảm nguy cơ đột quỵ cho bệnh nhân người lớn bị tăng huyết áp có phì đại thất trái.

  • Nhóm thuốc: Thuốc điều trị tăng huyết áp nhóm đối kháng thụ thể angiotensin II
  • Dạng bào chế: Viên nén bao phim
  • Quy cách đóng gói: Mỗi hộp 3 vỉ, mỗi vỉ 10 viên
  • Hạn sử dụng: 36 tháng

I. Thông tin cần biết về thuốc Lipcor 50

Thuốc Lipcor 50 gồm có các thông tin cơ bản sau đây:

1. Thành phần

  • Thành phần hoạt chất: Losartan (dưới dạng losartan kali) 50mg

Thành phần tá dược: Lactose monohydrat, tinh bột biến tính, sodium starch glycolat, aerosil, magnesi stearat, PVP K30, HPMC, PEG 6000, talc, titan dioxyd.

Thuốc Lipcor 50mg
Thuốc Lipcor 50

Thuốc Lipcor 50 có thành phần chính là Losartan, là thuốc điều trị tăng huyết áp, tim mạch thuộc nhóm đối kháng thụ thể angiotensin II. Losartan và chất chuyển hóa chính có hoạt tính chẹn tác dụng co mạch và tiết aldosteron của angiotensin II bằng cách ngăn cản có chọn lọc angiotensin II, không cho gắn vào thụ thể AT1 có trong nhiều mô (thí dụ cơ trơn mạch máu, tuyến thượng thận). Cả losartan và chất chuyển hóa chính có hoạt tính đều không biểu lộ tác dụng chủ vận cục bộ ở thụ thể AT1 và đều có ái lực với thụ thể AT1 lớn hơn nhiều (khoảng 1000 lần) so với thụ thể AT2. Losartan là một chất ức chế cạnh tranh, thuận nghịch của thụ thể AT1. Chất chuyển hóa có hoạt tính của thuốc mạnh hơn từ 10 đến 40 lần so với losartan. Các chất đối kháng angiotensin II cũng có các tác dụng huyết động học như các chất ức chế enzym chuyển angiotensin (ACE), nhưng không có tác dụng không mong muốn phổ biến của các chất ức chế ACE là ho khan.

2. Chỉ định thuốc

Thuốc Lipcor 50 được chỉ định trong các trường hợp:

  • Điều trị tăng huyết áp cho bệnh nhân từ 6 tuổi trở lên.
  • Điều trị bệnh thận ở bệnh nhân người lớn có tăng huyết áp và đái tháo đường týp 2, có protein niệu ≥ 0,5 g/ ngày.
  • Điều trị suy tim mạn cho bệnh nhân người lớn có chống chỉ định hoặc không phù hợp với thuốc ức chế men chuyển, đặc biệt do bị ho.
  • Giảm nguy cơ đột quỵ cho bệnh nhân người lớn bị tăng huyết áp có phì đại thất trái được ghi nhận bằng điện tâm đồ.
Ảnh đo huyết áp
Thuốc Lipcor 50 được chỉ định cho người bị tăng huyết áp (Ảnh minh họa)

3. Chống chỉ định

Thuốc Lipcor 50 chống chỉ định với các trường hợp:

  • Mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
  • Phụ nữ đang trong giai đoạn ba tháng giữa hoặc ba tháng cuối thai kỳ.
  • Phụ nữ đang cho con bú.
  • Bệnh nhân suy gan nặng.
  • Chống chỉ định sử dụng đồng thời losartan với các sản phẩm có chứa aliskiren ở bệnh nhân đái tháo đường hoặc suy thận (GFR < 60 ml / phút / 1,73 m2).

4. Dạng điều chế của Lipcor 50

Loại thuốc này được điều chế ở dạng viên nén bao phim.

5. Liều lượng sử dụng

Liều dùng:

– Liều khởi đầu của losartan thường dùng cho người lớn là 50 mg mỗi ngày; tác dụng hạ huyết áp tối đa đạt được 3-6 tuần sau khi bắt đầu điều trị. Một số bệnh nhân có thể nhận được lợi ích bằng cách tăng liều đến 100 mg/ lần/ ngày (vào buổi sáng).

Losartan có thể được dùng với các thuốc chống tăng huyết áp khác, đặc biệt là với các thuốc lợi tiểu (ví dụ hydrochlorothiazid).

– Bệnh nhân người lớn có tăng huyết áp và đái tháo đường týp 2, có protein niệu ≥ 0,5 g/ ngày: Liều khởi đầu thông thường là 50 mg/ lần/ ngày. Liều có thể tăng lên đến 100 mg/ lần/ ngày tùy theo huyết áp. Losartan có thể được dùng với các thuốc chống tăng huyết áp khác (ví dụ như thuốc lợi tiểu, thuốc chẹn kênh canxi, thuốc chẹn thụ thể alpha hoặc beta, hoặc thuốc tác động thần kinh trung ương) cũng như với insulin và hạ đường huyết khác (ví dụ như các sulfonylurea, glitazon và các chất ức chế glucosidase).

– Suy tim: Liều khởi đầu thông thường của losartan ở bệnh nhân suy tim là 12,5 mg/ lần/ ngày. Liều thông thường nên được xác định hàng tuần (nghĩa là 12,5 mg mỗi ngày, 25 mg mỗi ngày, 50 mg mỗi ngày, 100 mg mỗi ngày, tăng đến liều tối đa là 150 mg mỗi ngày) tùy theo sự dung nạp của bệnh nhân.

– Giảm nguy cơ đột quỵ ở bệnh nhân tăng huyết áp có phì đại thất trái được ghi nhận bằng điện tâm đồ.

Liều khởi đầu thông thường là 50 mg losartan mỗi ngày một lần. Một liều thấp của hydrochlorothiazid nên được bổ sung và/ hoặc liều losartan nên được tăng lên đến 100 mg/ lần/ ngày tùy theo huyết áp.

Nhóm đối tượng đặc biệt:

Bệnh nhân giảm thể tích nội mạch: Liều khởi đầu là 25 mg/ lần/ ngày.

Bệnh nhân suy thận và bệnh nhân phải chạy thận nhân tạo: không cần phải điều chỉnh liều ban đầu.

Bệnh nhân suy gan: Liều thấp nên được xem xét ở bệnh nhân suy gan. Không có kinh nghiệm sử dụng cho bệnh nhân suy gan nặng, do đó chống chỉ định cho bệnh nhân suy gan nặng.

Trẻ em từ 6 tháng đến dưới 6 tuổi: Chống chỉ định.

Trẻ em từ 6 tuổi đến 18 tuổi:

  • 20 kg < trọng lượng < 50 kg: Đối với bệnh nhân có thể nuốt viên thuốc, liều khuyến cáo là 25 mg/ lần/ ngày. (Trong trường hợp đặc biệt liều có thể được tăng lên đến tối đa là 50 mg/ lần/ ngày). Liều dùng nên được điều chỉnh theo huyết áp.
  • Trọng lượng > 50 kg: liều thông thường là 50 mg/ lần/ ngày. Trong trường hợp đặc biệt liều có thể được điều chỉnh để tối đa là 100 mg mỗi ngày một lần. Liều trên 1,4 mg/ kg (hoặc vượt quá 100 mg) mỗi ngày chưa được nghiên cứu ở bệnh nhi.

– Không khuyến cáo sử dụng cho trẻ em có độ lọc cầu thận < 30 ml/ phút/ 1,73 m2.

– Losartan cũng không được khuyến cáo ở trẻ em bị suy gan.

– Người cao tuổi: Cần xem xét liều khởi đầu 25 mg/ lần/ ngày cho người trên 75 tuổi. Điều chỉnh liều là không cần thiết cho người cao tuổi.

Hoặc theo chỉ dẫn của Thầy thuốc.

6. Cách dùng thuốc Lipcor 50

– Người bệnh dùng đường uống với nước.

– Thuốc có thể uống vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày (lúc đói hoặc no đều được). Tuy nhiên, nên uống vào một thời điểm trong ngày.

Bác sĩ hướng dẫn bệnh nhân 1
Nên uống thuốc theo sự chỉ định của bác sĩ để bảo đảm an toàn và hiệu quả (Ảnh minh họa)

II. Những điều cần lưu ý khi điều trị bằng Lipcor 50

1. Tác dụng phụ

Tần suất tác dụng không mong muốn ước tính được phân loại theo quy ước sau đây: Thường gặp (≥ 1/ 100, < 1/ 10), ít gặp (≥ 1/ 1.000, < 1/ 100).

Tác dụng phụ thường gặp:

  • Tim mạch: hạ huyết áp, đau ngực.
  • Thần kinh trung ương: mất ngủ, choáng váng, mệt mỏi.
  • Nội tiết – chuyển hóa: tăng kali huyết, hạ glucose máu.
  • Tiêu hóa: tiêu chảy, khó tiêu.
  • Huyết học: hemoglobin và hematocrit hạ nhẹ.
  • Thần kinh cơ – xương: đau lưng, đau chân, đau cơ.
  • Thận: hạ acid uric huyết (khi dùng liều cao), nhiễm trùng đường niệu.
  • Hô hấp: ho (ít hơn khi dùng các chất ức chế ACE), sung huyết mũi, viêm xoang.

Tác dụng phụ ít gặp:

  • Tim mạch: hạ huyết áp thế đứng, đau ngực, blốc A-V độ II, trống ngực, nhịp chậm xoang, nhịp tim nhanh, phù mặt, đỏ mặt.
  • Thần kinh trung ương: lo âu, mất điều hòa, lú lẫn, trầm cảm, đau nửa đầu, đau đầu, rối loạn giấc ngủ, sốt, chóng mặt.
  • Da: rụng tóc, viêm da, da khô, ban đỏ, nhạy cảm ánh sáng, ngứa, mày đay, vết bầm, ngoại ban.
  • Nội tiết – chuyển hóa: bệnh gút.
  • Tiêu hóa: chán ăn, táo bón, đầy hơi, nôn, mất vị giác, viêm dạ dày.
  • Sinh dục – tiết niệu: bất lực, giảm tình dục, đái nhiều, đái đêm.
  • Gan: tăng nhẹ các thử nghiệm về chức năng gan và tăng nhẹ bilirubin.
  • Thần kinh cơ xương: dị cảm, run, đau xương, yếu cơ, phù khớp, đau cơ.
  • Mắt: nhìn mờ, viêm kết mạc, giảm thị lực, nóng rát và nhức mắt.
  • Tai: ù tai.
  • Thận: nhiễm khuẩn đường niệu, tăng nhẹ creatinin hoặc urê.
  • Hô hấp: khó thở, viêm phế quản, chảy máu cam, viêm mũi, sung huyết đường thở, khó chịu ở họng.
  • Các tác dụng khác: toát mồ hôi.

Thông báo cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc. Giảm liều hoặc dừng thuốc khi xuất hiện các tác dụng không mong muốn.

2. Thận trọng khi dùng thuốc

Cần thận trọng khi dùng thuốc cho các đối tượng sau:

  • Bệnh nhân có tiền sử phù mạch (sưng mặt, môi, cổ họng, lưỡi) nên được theo dõi chặt chẽ.
  • Hạ huyết áp và rối loạn cân bằng nước, điện giải: khi bắt đầu điều trị hoặc khi tăng liều có thể xảy ra ở người giảm natri trong máu do đang sử dụng thuốc lợi tiểu, tiêu chảy, nôn mửa.
  • Mất cân bằng điện giải: Thường gặp ở bệnh nhân suy thận, có hoặc không có bệnh đái tháo đường.
  • Bệnh nhân suy gan: Nên sử dụng liều thấp cho bệnh nhân có tiền sử suy gan. Không khuyên sử dụng losartan trong trường hợp bệnh nhân suy gan nặng.
  • Người bệnh hẹp động mạch thận hai bên hoặc một bên, người chỉ còn một thận cũng có nguy cơ cao mắc tác dụng không mong muốn (tăng creatinin và urê huyết) và cần được giám sát chặt chẽ trong điều trị.
  • Không có kinh nghiệm sử dụng thuốc cho bệnh nhân ghép thận.
  • Bệnh nhân cường aldosteron sẽ không đáp ứng đối với thuốc tác động thông qua sự ức chế hệ thống renin-angiotensin. Do đó, việc sử dụng losartan là không nên.
  • Giảm huyết áp quá mức có thể xảy ra ở bệnh nhân thiếu máu cơ tim hoặc thiếu máu não, có thể gây ra tình trạng nhồi máu cơ tim hay đột quỵ.
  • Không có kinh nghiệm sử dụng losartan cho bệnh nhân suy tim và suy thận nặng đồng thời, những bệnh nhân bị suy nặng tim (NYHA IV) cũng như những bệnh nhân bị suy tim và rối loạn nhịp tim đe dọa tính mạng. Do đó, losartan nên được sử dụng thận trọng ở những nhóm bệnh nhân này. Sự kết hợp của losartan với beta-blocker cũng nên được sử dụng thận trọng.
  • Như các thuốc giãn mạch khác, losartan nên sử dụng thận trọng cho bệnh nhân bị hẹp động mạch chủ, hẹp van hai lá hoặc bệnh cơ tim phì đại tắc nghẽn.
  • Thuốc có chứa lactose, những bệnh nhân có vấn đề di truyền hiếm gặp không dung nạp galactose, thiếu men lactase, rối loạn chuyển hóa glucose – galactose không nên sử dụng sản phẩm này.
  • Thận trọng khi lái xe và vận hành máy móc vì như các thuốc điều trị tăng huyết áp khác, thuốc có thể gây tình trạng hoa mắt, chóng mặt, buồn ngủ khi bắt đầu điều trị hoặc khi tăng liều.
Phụ nữ lái xe
Thận trọng khi dùng thuốc cho người lái xe và vận hành máy móc (Ảnh minh họa)

3. Tương tác thuốc

Ảnh hưởng của các thuốc dùng đồng thời với losartan:

  • Các thuốc hạ huyết áp khác: có thể làm tăng tác dụng hạ huyết áp của losartan. Sử dụng đồng thời losartan với các thuốc như thuốc chống trầm cảm ba vòng, thuốc chống loạn thần, baclofen và amifostin có thể làm tăng nguy cơ hạ huyết áp.
  • Thuốc lợi tiểu giữ kali: Tăng kali huyết khi dùng đồng thời với thuốc lợi tiểu giữ kali, thuốc bổ sung kali, chất thay thế muối chứa kali..
  • Cimetidin: làm tăng diện tích dưới đường cong (AUC) của losartan khoảng 18%, nhưng không ảnh hưởng đến dược động học của chất chuyển hóa có hoạt tính của losartan.
  • Phenobarbital: làm giảm khoảng 20% AUC của losartan và của chất chuyển hóa có hoạt tính.
  • Rifampicin, aminoglutethimid, carbamazepin, nafcilin, nevirapin, phenytoin: làm giảm nồng độ losartan và chất chuyển hóa trong huyết tương khi dùng đồng thời.
  • Amifostin, thuốc hạ huyết áp, carvedilol, thuốc hạ đường huyết, lithi, thuốc lợi tiểu giữ kali, rituximab: tăng tác dụng khi dùng cùng với losartan.
  • Các thuốc chống viêm, giảm đau không steroid (NSAID) nhất là COX-2: dùng kết hợp với losartan có thể gây suy thận, nên cần theo dõi chức năng thận cho bệnh nhân.

4. Cần làm gì khi bị quá liều?

Biểu hiện về quá liều có thể hay gặp nhất là hạ huyết áp và nhịp tim nhanh, cũng có thể gặp nhịp tim chậm do kích thích thần kinh đối giao cảm.

Cách xử trí: Nếu hạ huyết áp có triệu chứng xảy ra, phải điều trị hỗ trợ. Cả losartan và chất chuyển hóa có hoạt tính đều không thể loại bỏ được bằng thẩm phân máu.

Trên đây là những thông tin cần biết về thuốc Lipcor 50. Hy vọng bài viết giúp bạn giải đáp những thắc mắc về công dụng, cách dùng, liều lượng sử dụng cũng như khi nào thì không nên dùng thuốc. Hãy tham ý kiến của bác sĩ trước khi dùng bất cứ loại thuốc nào

Cùng chuyên mục

Thuốc Modom's 10mg

Thuốc Modom’S: Chỉ định, liều dùng, tác dụng phụ?

Thuốc Modom'S có hoạt chất là Domperidon, được chỉ định trong điều trị chứng nôn và buồn nôn. Cách sử dụng, liều dùng, những lưu ý khi sử dụng thuốc...

Thuốc biginol 5MG biscoprolol có tốt không

Thuốc Biginol 5: Chỉ định, liều dùng, tác dụng phụ?

Thuốc Biginol 5 có hoạt chất là Bisoprolol, là thuốc điều trị suy tim mạn tính ổn định kèm suy giảm chức năng tâm thu thất trái, kết hợp với...

Thuốc Medlon 4 và Medlon 16: Chỉ định, liều dùng, tác dụng phụ?

Thuốc Medlon 4 và Medlon 16 có chứa hoạt chất Methylprednisolon, là thuốc chống viêm, được chỉ định đối với người bệnh viêm khớp dạng thấp, lupus ban đỏ, viêm...

Thuốc xịt mũi Benita: Công dụng, cách dùng và lưu ý

Benita là một sản phẩm được dùng để điều trị tình trạng viêm mũi dị ứng quanh năm và theo mùa, viêm sau cắt polyp mũi. Sản phẩm này phù...

Người bệnh uống thuốc Magne - B6 với nhiều nước.

Magne – B6 Corbiere: Công dụng, lưu ý khi dùng và giá bán

Thuốc Magne - B6 Corbiere là thuốc bổ sung vitamin B6 và khoáng chất Magie cho cơ thể. Thuốc được dùng trong điều trị suy nhược thần kinh, đau cơ,...

Thuốc Alpha Choay chữa bệnh gì? Có dùng được cho trẻ em?

Thuốc Alpha Choay thuộc nhóm kháng viêm dạng men. Thuốc được sử dụng để điều trị phù nề do bong gân, chấn thương, viêm nướu, viêm họng, bầm tím, bỏng...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn