Thuốc đặt Utrogestan 200mg: Dưỡng thai, phòng ngừa sảy thai cho mẹ bầu

Thuốc xịt mũi Otrivin: Công dụng và liều dùng (mẹ bầu + trẻ sơ sinh)

Nước xịt mũi Xisat cho trẻ: Công dụng, liều dùng và lưu ý

10 Kẹo ngậm trị ho tốt nhất hiện nay cho người lớn + trẻ nhỏ

Chlorhexidine là thuốc gì? Dạng bào chế, cách dùng & liều lượng

Thuốc Clorpheniramin 4mg: Công dụng, liều dùng và thận trọng

Thuốc chữa đau dạ dày chữ Y (Yumangel): Tác dụng & Giá bán

Herbal GlucoActive trị tiểu đường có tốt không? Giá bao nhiêu?

Thuốc đặt phụ khoa Polygynax: Công dụng, cách dùng, lưu ý

Germany Gold Care Có Công Dụng Gì? Giá bao nhiêu?

Thuốc Lipvar 10 và Lipvar 20: Chỉ định, liều dùng, tác dụng phụ

Thuốc Lipvar 10 và Lipvar 20 có hoạt chất là Atorvastatin là thuốc điều trị rối loạn lipid máu thuộc nhóm statin, được chỉ định đối với người bệnh tăng cholesterol máu nguyên phát, tăng lipid máu tổng hợp mà liệu pháp điều chỉnh chế độ ăn uống không đáp ứng giúp giảm nồng độ cholesterol toàn phần.

  • Nhóm thuốc: Thuốc điều trị rối loạn lipid máu nhóm statin
  • Dạng bào chế: Viên nén
  • Quy cách đóng gói: Mỗi hộp 3 vỉ, mỗi vỉ 10 viên
  • Hạn sử dụng: 48 tháng

I. Thông tin cần biết về thuốc Lipvar 10 và Lipvar 20

Thuốc Lipvar 10 và Lipvar 20 gồm có các thông tin cơ bản sau đây:

1. Thành phần

Lipvar 10:

  • Thành phần hoạt chất: Atorvastatin (dưới dạng atorvastatin calcium) 10mg

Thành phần tác dược: Lactose monohydrat, avicel, calci carbonat, hydroxypropyl cellulose, croscarmellose sodium, polysorbat 80, magnesi stearat.

Thuốc Lipvar 10 hạ lipid máu
Thuốc Lipvar 10

Lipvar 20:

  • Thành phần hoạt chất: Atorvastatin (dưới dạng atorvastatin calcium) 20mg
  • Thành phần tá dược: Lactose monohydrat, avicel, calci carbonat, hydroxypropyl cellulose, croscarmellose sodium, polysorbat 80, magnesi stearat.
Thuốc lipvar 20 hạ lipid máu
Thuốc Lipvar 20

Thuốc Lipvar 10 và Lipvar 20 có thành phần chính là Atorvastatin là thuốc điều trị rối loạn lipid máu thuộc nhóm statin. Thuốc có tác dụng ức chế cạnh tranh men khử 3 – hydroxy – 3 – methylglutaryl – coenzym A (HMG – CoA) reductase, từ đó làm ngăn cản chuyển HMG – CoA thành mevalonate (đây là tiền chất của cholesterol). Atorvastatin làm giảm lipoprotein và cholesterol huyết tương bằng cách ức chế sự tổng hợp cholesterol ở gan và tăng số lượng thụ thể LDL (lipoprotein tỷ trọng thấp) ở gan trên bề mặt tế bào, từ đó tăng sự thoái biến LDL.

2. Chỉ định thuốc

Thuốc Lipvar 10 và Lipvar 20 được chỉ định trong các trường hợp:

  • Hỗ trợ khi liệu pháp điều chỉnh chế độ ăn uống không đáp ứng để giúp giảm nồng độ cholesterol toàn phần và cholesterol LDL, apolipoprotein B, triglycerid và để tăng thêm HDL – cholesterol ở người bệnh tăng cholesterol máu nguyên phát (tăng cholesterol có tính gia đình dị hợp tử hoặc không có tính gia đình), tăng lipid máu hỗn hợp (nhóm IIa và nhóm IIb theo phân loại của Fredrickson).
  • Kết hợp với liệu pháp thay đổi chế độ ăn để điều trị tăng triglyceride máu (nhóm IV theo phân loại của Fredrickson), rối loạn beta lipoprotein máu (nhóm III theo phân loại của Fredrickson).
  • Làm giảm nồng độ cholesterol toàn phần và LDL – cholesterol ở các bệnh nhân tăng cholesterol máu có tính gia đình đồng hợp tử. Khi chế độ ăn và các phương pháp không dùng thuốc khác không mang lại kết quả như mong muốn.
Lipid máu
Thuốc Lipvar được chỉ định cho người bệnh tăng cholesterol máu nguyên phát, tăng lipid máu tổng hợp mà liệu pháp ăn uống không đáp ứng (Ảnh minh họa)

3. Chống chỉ định

Thuốc Lipvar 10 và Lipvar 20 chống chỉ định với các trường hợp:

  • Quá mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc.
  • Bệnh gan tiến triển hay tăng dai dẳng không giải thích được transaminase huyết thanh vượt quá 3 lần giới hạn trên của mức bình thường (ULN), hoặc ở những bệnh nhân: Có thai, đang cho con bú, hay có khả năng mang thai mà không sử dụng các biện pháp tránh thai đầy đủ. Chỉ sử dụng atorvastatin cho phụ nữ ở độ tuổi sinh sản khi các bệnh nhân đó chắc chắn không mang thai và sau khi đã được thông báo về các rủi ro có thể có đối với phôi thai.

4. Dạng điều chế của Lipvar 10 và Lipvar 20

Loại thuốc này có thể được điều chế ở dạng viên nén với các hàm lượng: Lipvar 10 (Atorvastatin 10 mg) và Lipvar 20 (Atorvastatin 20 mg)

5. Liều lượng sử dụng

Liều dùng:

  • Liều khởi đầu: Uống từ 10 – 20 mg mỗi lần một ngày.
  • Những bệnh nhân cần làm giảm LDL – cholesterol nhiều (trên 45%) có thể khởi đầu bằng liều 40 mg và uống 1 lần/ngày.
  • Liều điều trị: Uống từ 10 – 80 mg mỗi lần một ngày, liều dùng được điều chỉnh theo kết quả xét nghiệm các chỉ số lipid máu hay theo mục tiêu điều trị riêng biệt của từng bệnh nhân.

Trên một số đối tượng đặc biệt:

  • Sử dụng trên bệnh nhân suy gan: Nên thận trọng khi sử dụng atorvastatin ở các bệnh nhân suy gan. Chống chỉ định sử dụng atorvastatin trên những bệnh nhân có bệnh gan tiến triển.
  • Sử dụng trên bệnh nhân suy thận: Bệnh thận không làm ảnh hưởng đến nồng độ atorvastatin trong huyết tương hay mức độ giảm LDL – C của atorvastatin. Do đó không cần phải điều chỉnh liều ở các bệnh nhân này.
  • Sử dụng trên người cao tuổi: Không cần hiệu chỉnh liều trên nhóm đối tượng này.

6. Cách dùng thuốc Lipvar 10 và Lipvar 20

  • Người bệnh dùng đường uống với nước.
  • Bệnh nhân cần có chế độ ăn kiêng hợp lý trước khi điều trị bằng Lipvar 10 và Lipvar 20 và nên duy trì chế độ ăn uống này trong suốt quá trình điều trị.
  • Thuốc có thể uống vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày và người bệnh có thể uống thuốc không tùy thuộc vào bữa ăn. Tuy nhiên, nên uống vào một thời điểm trong ngày.
Uống thuốc ly nước
Nên uống thuốc theo sự chỉ định của bác sĩ để bảo đảm an toàn và hiệu quả (Ảnh minh họa)

II. Những điều cần lưu ý khi điều trị bằng Lipvar 10 và Lipvar 20

1. Tác dụng phụ

Tần suất tác dụng không mong muốn ước tính được phân loại theo quy ước sau đây: Thường gặp (≥ 1/ 100, < 1/ 10), ít gặp (≥ 1/ 1.000, < 1/ 100), hiếm gặp (≥ 1/ 10.000, < 1/ 1.000), rất hiếm gặp (< 1/ 10.000), chưa biết (không ước tính được từ dữ liệu sẵn có).

Tác dụng phụ thường gặp:

  • Nhiễm trùng và nhiễm ký sinh trùng: Viêm mũi họng.
  • Rối loạn hệ miễn dịch: Phản ứng dị ứng.
  • Rối loạn dinh dưỡng và chuyển hóa: Tăng đường huyết.
  • Rối loạn hệ thần kinh: Đau đầu.
  • Rối loạn hệ hô hấp, ngực và trung thất: Đau họng – thanh quản, chảu máu cam.
  • Rối loạn hệ tiêu hóa: Táo bón, đầy ơi, khó tiêu, buồn nôn, tiêu chảy.
  • Rối loạn hệ cơ xương và mô liên kết: Đau cơ, đau khớp, đau chi, co cứng cơ, sưng khớp, đau lưng.

Tác dụng phụ ít gặp:

  • Rối loạn dinh dưỡng và chuyển hóa: Hạ đường huyết, tăng cân, chán ăn.
  • Rối loạn tâm thần: Ác mộng, mất ngủ.
  • Rối loạn hệ thần kinh: Chóng mặt, dị cảm, giảm cảm giác, loạn vị giác, mất trí nhớ.
  • Rối loạn mắt: Nhìn mờ.
  • Rối loạn tai và tai trong: Ù tai.
  • Rối loạn hệ tiêu hóa: Nôn, đau bụng trên và bụng dưới, ợ hơi, viêm tụy.
  • Rối loạn gan mật: Viêm gan.
  • Rối loạn da và mô dưới da: Mày đay, phát ban trên da, ngứa, rụng tóc.
  • Rối loạn hệ cơ xương và mô liên kết: Đau cổ, mỏi cơ.
  • Rối loạn toàn thân và tình trạng tại chỗ dùng thuốc: Khó ở, suy nhược, đau ngực, phù ngoại biên, kiệt sức, sốt.

Tác dụng phụ hiếm gặp:

  • Rối loạn máu và hệ bạch huyết: Giảm tiểu cầu.
  • Rối loạn hệ miễn dịch: Quá mẫn.
  • Rối loạn hệ thần kinh: Bệnh thần kinh ngoại biên.
  • Rối loạn mắt: Rối loạn thị giác.
  • Rối loạn gan mật: Ứ mật.
  • Rối loạn da và mô dưới da: Phù mạch thần kinh, viêm da bóng nước bao gồm hồng ban đa dạng, hội chứng Stevens – Johnson và hoại tử biểu bì nhiễm độc.
  • Rối loạn hệ cơ xương và mô liên kết: Bệnh cơ, viêm cơ, tiêu cơ vân, chấn thương gân, đối khi biến chứng thành đứt gân; Chưa biết: Bệnh cơ hoại tử do miễn dịch.

Tác dụng phụ rất hiếm gặp:

  • Rối loạn tai và tai trong: Giảm thính giác.
  • Rối loạn gan mật: Suy gan.
  • Rối loạn hệ sinh sản và tuyến vú: Nữ hóa tuyến vú.

2. Thận trọng khi dùng thuốc

Ảnh hưởng trên gan:

  • Cần làm xét nghiệm enzym gan trước khi bắt đầu điều trị bằng statin cũng như khi tình trạng lâm sàng có yêu cầu. Các bệnh nhân có transaminase tăng cần được theo dõi cho đến khi sự bất thường này được giải quyết. Nếu ALT hay AST tăng cao hơn 3 lần giới hạn trên của mức bình thường một cách dai dẳng, cần giảm liều hay ngưng sử dụng atorvastatin. Atorvastatin có thể gây tăng transaminase.
  • Nên thận trọng khi sử dụng atorvastatin ở bệnh nhân uống nhiều rượu và/ hoặc có tiền sử bệnh gan. Chống chỉ định sử dụng atorvastatin cho các bệnh nhân có bệnh gan tiến triển hay tăng transaminase dai dẳng không giải thích được.

Ảnh hưởng trên cơ xương:

Đã có báo cáo đau cơ ở các bệnh nhân sử dụng atorvastatin: Nên xét nghiệm creatin phosphokinase (CPK) trước khi điều trị trong những trường hợp: Rối loạn chức năng thận, nhược giáp, tiền sử bản thân hoặc tiền sử gia đình mắc bệnh cơ di truyền, tiền sử bị bệnh cơ do sử dụng statin hoặc fibrat trước đó, tiền sử bị bệnh gan và/ hoặc uống nhiều rượu, bệnh nhân cao tuổi (> 70 tuổi) có những yếu tố nguy cơ bị tiêu cơ vân.

  • Nếu kết quả CPK > 5 lần giới hạn trên mức bình thường, không nên bắt đầu điều trị bằng statin.
  • Nên ngưng điều trị với atorvastatin nếu xuất hiện CPK tăng đáng kể hoặc nếu có chẩn đoán hay nghi ngờ có bệnh cơ.

Chức năng nội tiết:

Cần cân nhắc khi dùng thuốc thuộc nhóm statin trên bệnh nhân có những yếu tố nguy cơ dẫn đến tổn thương cơ. Thuốc thuộc nhóm statin có nguy cơ gây ra các tác dụng không mong muốn đối với hệ cơ như teo cơ. Viêm cơ, đặc biệt với các bệnh nhân có yếu tố nguy cơ như bệnh nhân trên 65 tuổi, bệnh nhân thiểu năng tuyến giáp không được kiểm soát, bệnh nhân bị bệnh thận. Cần theo dõi chặt chẽ các tác dụng không mong muốn trong quá trình dùng thuốc.

Bệnh phổi kẽ:

Các trường hợp đặc biệt bị bệnh phổi kẽ đã được báo cáo với một số statin, đặc biệt là khi điều trị kéo dài, triệu chứng bao gồm thở dốc, ho khan và suy giảm sức khỏe tổng thể (mệt mỏi, giảm cân và sốt). Nếu nghi ngờ một bệnh nhân đã xuất hiện bệnh phổi kẽ, nên ngưng dùng statin.

Bác sĩ tư vấn thuốc và bệnh
Tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc (Ảnh minh họa)

3. Tương tác thuốc

Ảnh hưởng của các thuốc dùng đồng thời với atorvastatin:

Dùng đồng thời với các chất ức chế CYP3A4 hoặc protein vận chuyển có thể làm tăng nồng độ atorvastatin trong huyết tương và tăng nguy cơ bị bệnh cơ. Nguy cơ cũng có thể tăng lên khi dùng đồng thời atorvastatin với các thuốc khác có khả năng gây bệnh cơ như các dẫn xuất của acid fibric và ezetimibe.

Chất ức chế CYP3A4:

  • Các chất ức chế CYP3A4 mạnh đã được chứng minh làm tăng rõ rệt nồng độ atorvastatin
  • Các chất ức chế CYP3A4 trung bình (ví dụ: Erythromycin, diltiazem, verapamil và fluconazol) có thể tăng nồng độ atorvastatin trong huyết tương

Chất cảm ứng CYP3A4:

  • Dùng đồng thời atorvastatin với chất cảm ứng CYP3A4 (ví dụ: efavirenz, rifampin, St. John’s Wort) có thể làm giảm nồng độ atorvastatin trong huyết tương.

Chất ức chế protein vận chuyển:

  • Chất ức chế protein vận chuyển (ví dụ cyclosporin) có thể làm tăng mức phơi nhiễm toàn thân của atorvastatin

Gemfibrozil/ các dẫn xuất của acid fibric:

  • Dùng riêng các fibrat đôi khi cũng dẫn đến các biến cố liên quan đến cơ, bao gồm cả tiêu cơ vân. Nguy cơ gặp các biến cố này có thể tăng lên khi dùng đồng thời các dẫn xuất của acid fibric với atorvastatin.

Ezetimib:

  • Việc sử dụng đơn độc ezetimib có thể dẫn đến các biến cố liên quan đến cơ, bao gồm tiêu cơ vân. Do đó nguy cơ gặp các biến cố này có thể tăng lên khi dùng đồng thời ezetimib và atorvastatin.

Colestipol:

  • Nồng độ trong huyết tương của atorvastatin và các chất chuyển hóa có hoạt tính của nó giảm xuống (tỉ lệ nồng độ atorvastatin: 0,74) khi cho dùng đồng thời colestipol và atorvastatin.

Acid fusidic:

  • Nguy cơ bị bệnh cơ bao gồm tiêu cơ vân có thể tăng lên khi cho dùng đồng thời acid fusidic toàn thân với statin.

Digoxin:

  • Khi dùng đồng thời nhiều liều digoxin và atorvastatin 10 mg, nồng độ digoxin ở trạng thái ổn định tăng nhẹ.

Thuốc tránh thai dùng đường uống:

  • Cho dùng đồng thời atorvastatin với một thuốc tránh thai dùng qua đường uống làm tăng nồng độ norethindron và ethinyl oestradiol trong huyết tương.

4. Cần làm gì khi bị quá liều?

Không có điều trị đặc hiệu nào cho trường hợp quá liều atorvastatin. Nếu xuất hiện quá liều, các bênh nhân cần được điều trị triệu chứng và tiến hành các biện pháp hỗ trợ nếu cần. Do atorvastatin gắn kết mạnh với protein huyết tương, nên thẩm phân lọc máu khó có khả năng làm tăng đáng kể độ thanh thải của atorvastatin.

Trên đây là những thông tin cần biết về thuốc Lipvar 10 và Lipvar 20. Hy vọng bài viết giúp bạn giải đáp những thắc mắc về công dụng, cách dùng, liều lượng sử dụng cũng như khi nào thì không nên dùng thuốc. Sử dụng thuốc luôn tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tác dụng không mong muốn, do vậy cần tuân thủ đúng theo hướng dẫn của cán bộ y tế trong quá trình điều trị.

Cùng chuyên mục

Mua Vitamin E đỏ Zentiva 40mg chính hãng của Nga

Vitamin E đỏ 400IU của Nga có tốt không? Giá bao nhiêu?

Vitamin E đỏ 400IU của Nga là viên uống làm đẹp da, hỗ trợ cải thiện tình trạng mụn trứng cá, nám da, tàn nhang và làm chậm quá trình...

Thuốc Alaxan giảm đau, hạ sốt, kháng viêm và lưu ý khi dùng

Thuốc Alaxan là dược phẩm của Công ty TNHH United Pharma (Việt Nam). Thuốc có tác dụng kháng viêm, hạ sốt, giảm đau và được sử dụng để cải thiện...

NuBest Tall tăng chiều cao có tốt không? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu?

Viên uống NuBest Tall tăng chiều cao là thực phẩm chức năng có xuất xứ từ Mỹ và đã được FDA Hoa Kỳ chứng nhận. Sản phẩm chứa các thành...

Atocib 60, Atocib 90 và Atocib 120: Thuốc điều trị viêm xương khớp hiệu quả

Thuốc Atocib 60, Atocib 90 và Atocib 120 có chứa hoạt chất etoricoxib, là thuốc chống viêm không steroid, được dùng nhiều với tác dụng chống viêm, giảm đau, hạ...

Thuốc Medlon 4 và Medlon 16: Chỉ định, liều dùng, tác dụng phụ?

Thuốc Medlon 4 và Medlon 16 có chứa hoạt chất Methylprednisolon, là thuốc chống viêm, được chỉ định đối với người bệnh viêm khớp dạng thấp, lupus ban đỏ, viêm...

Thuốc biginol 5MG biscoprolol có tốt không

Thuốc Biginol 5: Chỉ định, liều dùng, tác dụng phụ?

Thuốc Biginol 5 có hoạt chất là Bisoprolol, là thuốc điều trị suy tim mạn tính ổn định kèm suy giảm chức năng tâm thu thất trái, kết hợp với...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn