10 Thuốc Trị Viêm Nướu Răng Tốt Nhất Hiện Nay Và Lưu Ý
Nội Dung Bài Viết
Viêm nướu răng là bệnh lý thường gặp về răng miệng, là giai đoạn khởi phát của viêm nha chu, nếu không được điều trị kịp thời, đúng cách sẽ gây viêm nha chu nặng, dẫn đến phá huỷ các mô liên kết quanh chân răng và mất răng. Viêm nướu răng có thể được điều trị bằng nhiều phương pháp, phổ biến nhất là dùng thuốc điều trị. Dưới đây là 10 loại thuốc trị viêm nướu răng phổ biến, thường được các bác sĩ chỉ định.
Các nhóm thuốc và tác dụng trong việc điều trị viêm nướu răng
Theo các bác sĩ chuyên khoa, nguyên nhân chủ yếu của bệnh viêm nướu răng là do sự hình thành và tích tụ của các mảng bám quanh răng, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, tiết ra độc tố gây viêm nướu. Bên cạnh đó, còn xuất phát từ một số nguyên như vệ sinh răng miệng kém, hút thuốc lá thường xuyên, thay đổi nội tiết khi mang thai, tác dụng phụ của thuốc…
Một số nhóm thuốc điều trị viêm nướu răng hiện nay có thể kể đến như:
- Nhóm thuốc kháng sinh (macrolid, beta – lactam…): Có tác dụng diệt khuẩn, ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây viêm nướu răng.
- Nhóm thuốc kháng viêm non-steroid (acid mefenamic, ibuprofen, meloxicam, diclophenac…): Có tác dụng giảm đau, sưng, đỏ do viêm nướu răng gây ra. Tuy nhiên, nhóm thuốc này và thuốc corticosteroid không được sử dụng cho người có tiền sử viêm loét dạ dày.
- Nhóm thuốc giảm đau thông thường (aspirin, paracetamol…): Có tác dụng hỗ trợ làm giảm triệu chứng đau nhức, khó chịu cho viêm nướu răng gây ra.
- Các dung dịch súc miệng có chứa các chất kháng khuẩn như hexatidin, chlorhexidin, chlorin dioxide, zin gluconat… Có tác dụng vệ sinh răng miệng, loại bỏ vi khuẩn và các mảng bám quanh răng.
- Ngoài ra, sự kết hợp giữ metronidazol và macrolid trong chế phẩm Rodogyl cungx mang đến hiệu quả tích cực trong việc điều trị viêm nướu răng, viêm nha chu hay sâu răng…
10 Thuốc trị viêm nướu răng tốt nhất hiện nay
Nên dùng thuốc gì khi bị viêm nướu răng là thắc mắc chung của nhiều người bệnh. Việc sử dụng kết hợp hoặc riêng lẻ từng loại thuốc cần có chỉ dẫn của bác sĩ để tránh các tác dụng phụ không mong muốn. Một số thuốc trị viêm nướu răng tốt được đánh giá cao hiện nay có thể kể đến như:
1. Thuốc trị viêm nướu răng Cefixim
Cefixim là một trong những loại kháng sinh có tác dụng hỗ trợ điều trị viêm nướu tốt nhất hiện nay. Trong đó, cefixim là dẫn chất cephalosporin, có tác dụng tiêu diệt, ức chế hoạt động của chủng liên cầu khuẩn, vi khuẩn gram âm và gram dương. Không chỉ được dùng để điều trị viêm nướu răng, viêm nha chu mà còn có hiệu quả trong việc trị viêm phế quản, nhiễm khuẩn nặng ở phổi.
Cefixim là sản phẩm được sản xuất bởi US Pharma Việt Nam, hoạt động với cơ chế tiêu diệt vi khuẩn và hỗ trợ phục hồi mô mềm. Trong điều trị, cefixim thường mang đến tác dụng giảm đau, giảm và ngăn ngừa viêm nhiễm ở nướu, đồng thờ hỗ trợ làm lành các tổn thương hiệu quả. Tuy nhiên, cefixim là kháng sinh có công hiệu mạnh, chỉ sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ.
Lưu ý: Cefixim là kháng sinh có công hiệu mạnh, không sự dụng cho phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú. Không dùng cho người có vấn đề về thận, người mắc bệnh dạ dày, người bị suy gan và trẻ em.
Giá bán tham khảo: 120.000 – 150.000 VNĐ/tuýp.
2. Thuốc trị viêm nướu chân răng Erythromycin
Erythromycin là thuốc kháng sinh thuộc nhóm macrolid, nhóm thuốc kháng sinh có tác dụng diệt khuẩn, ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn. Hiện nay, thuốc có nhiều dạng và liều lượng khác nhau, gồm dạng viên nén, dung dịch dạng uống và thuốc để tiêm tĩnh mạch. Sản phẩm được sản xuất và phân phối bởi công ty Hoá Dược Phẩm Mekophar. Được sử dụng để điều trị viêm nướu chân răng, viêm nhiễm khu ẩn ở các mô mềm, đường hô hấp, đường tiêu hoá, tiết niệu.
Lưu ý: Tuỳ vào tình trạng và mức độ viêm cũng như độ tuổi mà cách sử dụng kháng sinh Erythromycin của mỗi người là không giống nhau. Chỉ nên sử dụng trong trường hợp có chỉ định của bác sĩ, không tự ý tăng giảm liều lượng. Thận trọng khi sử dụng cho trẻ em, phụ nữ mang thai và đang cho con bú. Một số tác dụng phụ có thể xảy ra nếu sử dụng không đúng cách như kích ứng da nhẹ, da khô, ngứa nhẹ mắt, đau bụng, buồn nôn, nôn mửa, nổi mẩn đỏ, tiêu chảy…
Giá bán tham khảo: 300.000 VĐN/hôp vỉ 10 viên.
3. Kháng sinh Ciprofloxacin
Ciprofloxacin là kháng sinh thuộc nhóm fluoroquinoline, một loại kháng sinh bán tổng hợp có khả ăng kháng khuẩn phổ rộng. Có thể ức chế, ngăn ngừa sự phát triển của các vi khuẩn gram âm gây bệnh. Thuốc phân bố và các tác dụng ở các mô bị nhiễm khuẩn, có khả năng hấp thu tốt ở ống tiêu hoá. Ngoài ra, Ciprofloxacin có thể truyền cho bé đang bú sữa mẹ qua sữa và truyền cho thai nhi qua nhau thai.
Ciprofloxacin thường được chỉ định để điều trị viêm nướu răng, viêm nha chu do vi khuẩn A.actinomycetemcomitans gây ra. Hoạt động theo cơ chế ức chế enzyme DNA, ngăn sự sao chép khiến vi khuẩn không thể tiếp tục sản sinh, đồng thời tiến hành diệt khuẩn và hỗ trợ làm lành các tổn thương.
Lưu ý: Uống thuốc sau khi ăn khoảng 2 giờ để tránh kích ứng dạ dày. Khi sử dụng, có thể gặp phải một số tác dụng phụ như dị ứng da, tim đập nhanh, đổ nhiều mồ hôi, đau đầu, đau dạ dày…
Giá bán: 147.000 VNĐ/hộp 10 vỉ x 10 viên.
4. Thuốc trị viêm nướu răng Metronidazol Stada
Metronidazol Stada là một trong những loại thuốc trị viêm nướu răng được dùng phổ biến hiện nay. Loại thuốc này thuộc nhóm nitroimidazole, có tác dụng điều trị các bệnh lý nhiễm trùng ở răng miệng, ở đường hô hấp và bệnh về tiêu hoá. Thuốc được bào chế ở nhiều dạng khác nhau như kem bôi, viên nén hay thuốc tiêm 500mg/100ml.
Lưu ý: Thận trọng khi dùng cho trẻ em, phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú. Có thể xuất hiện một số tác dụng phụ không mong muốn nếu không được dụng đúng cách như phát ban, đau đầu, rối loạn tiêu hoá, buồn nôn.
Giá bán tham khảo: 11.000 VNĐ/hộp 2 vỉ x 14 viên.
5. Kháng sinh Amoxicillin
Amoxicillin là một loại kháng sinh thuộc nhóm penicillin, được dụng để trị nhiễm trùng do vi kuẩn. Kháng sinh này hoạt động dựa trên nguyên lý ức chế quá trình phân bào của vi khuẩn, khiến chúng suy yếu và bị tiêu diệt. Loại thuốc này được sử dụng để điều trị viêm nướu chân răng do vi khuẩn, viêm nha chu, viêm lợi…
Lưu ý: Việc sử dụng cần có sự thăm khám và đánh giá của bác sĩ, tuyệt đối không nên tự ý sử dụng mà chưa được kê đơn. Thận trọng dùng cho phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú, người có tiền sử đái tháo đường… Khi sử dụng có thể gặp phải một số tác dụng phụ như đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, tiêu chảy, đau dạ dày…
Giá bán tham khảo: 150.000 VNĐ/hộp.
6. Thuốc bôi chữa viêm nướu răng Kamistad – Gel N
Kamistad – Gel N được bào chế ở dạng gel bôi, có hoạt tính sát trùng, giảm đau. Thuốc có hiệu quả tích cực trong việc điều trị viêm nướu răng, viêm nha chủ với đặc tính dễ lan toả, khả năng bám dính ở niêm mạc khoang miệng tốt.
Đặc điểm nổi bật:
- Có chiết xuất hoa cúc và các thành phần thảo dược thiên nhiên an toàn, lành tính
- Sử dụng được cho nhiều đối tượng kể cả người bị viêm nha chu
- Có tác dụng giảm các triệu chứng khi mọc răng khôn, đặc biệt sản phẩm còn được dùng để giảm đau cho trẻ mọc răng sữa
Giá bán tham khảo: 40.000 VNĐ/tuýp 10g.
7. Thuốc bôi chữa viêm nướu răng Emofluor Gel
Emofluor Gel cũng là một trong những loại thuốc bôi chữa viêm nướu răng được người sử dụng đánh giá cao hiện nay. Sản phẩm được sản xuất bởi thương hiệu Dr.Wild & Co.AG có nguồn gốc từ Thuỵ Sĩ và hiện đang được phân phối chính thức ở Việt Nam. Emofluor Gel có thành phần an toàn cho trẻ từ 6 tuổi trở lên, được bào chế dưới dạng gel bôi, dùng để điều trị các bệnh lý liên quan đến răng và nướu.
Đặc điểm nổi bật
- Chứa Stannous Fluoride 0.4% và phức hợp muối Xylitol, Tin fluoride, Sodium fluoride; có tác dụng tốt trong việc điều trị các vấn đề về răng và nướu
- Hiệu quả tốt, được nhiều người dùng tin tưởng và đánh giá cao
- Có thành phần lành tính, an toàn, có thể sử dụng được cho trẻ từ 6 tuổi trở lên.
Lưu ý: Thận trọng khi dùng cho phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú.
Giá bán tham khảo: 300.000. VNĐ/tuýp 75ml.
8. Chữa viêm nha chu với thuốc bôi Perio KIN
Perio KIN là gel bôi chữa viêm nướu răng được sản xuất bởi thương hiệu Laboratorios KIN, có nguồn gốc từ Tây Ban Nha. Sản phẩm có chứa chất kháng khuẩn mạnh, không thấm qua da và màng nhầy. Đặc biệt gel bôi Perio KIN không gây tác dụng phụ, an toàn khi sử dụng cho trẻ nhỏ và phụ nữ có thai. Được sử dụng để trị viêm nướu răng, viêm nha chu, lở miệng, khi nhổ răng, nạo túi nha chu, cắm implant… Sản phẩm có khả năng bám dính tốt, có hiệu quả với vi khuẩn gram âm và gram dương, ít tan trong nước và còn có tác dụng giảm đau.
Đặc điểm nổi bật:
- Có chứa Chlohexidine 0.2% có tác dụng tốt với vi khuẩn Gram dương, Gram âm, nấm da, men, các virus ưa lipid
- Khả năng bám dính cao trên bề mặt niêm mạc miệng, ít tan trong nước, khả năng diệt khuẩn tốt
- Có tác dụng trong điều trị viêm nướu, viêm nha chu, loét miệng, trầy xước niêm mạc do hàm giả.
Nhược điểm:
- Không có hoạt tính trên các bào tử vi khuẩn
- Trong vòng 30 phút sau khi sử dụng thì không được ăn uống.
Giá bán tham khảo: 130.000 VNĐ/tuýp.
9. Thuốc bôi chữa viêm nướu răng Metrogyl Denta
Metrogyl Denta được bào chế ở dạng gel bôi cho nướu, có màu trắng đục, có tính kháng khuẩn cao. Sản phẩm có khả năng loại bỏ các ổ vi khuẩn trong nướu, có tác dụng diệt khuẩn, kháng khuẩn, giúp ngăn ngừa và điều trị các bệnh lý về răng miệng như viêm nướu răng, viêm nha chu, viêm lợi… Sản phẩm được sản xuất và nhập khẩu từ Ấn Độ, được phân phối trực tiếp tại nước ta.
Đặc điểm nổi bật:
- Là thuốc kháng khuẩn mạnh, thích hợp với trường hợp viêm nướu răng, viêm nha chu mãn tính.
- Có tác dụng tốt, hiệu quả nhanh. Ngoài ra, thuốc còn có tác dụng trong điều trị hôi miệng, viêm loét miệng, nhiễm trùng răng miệng, viêm ống tủy răng…
Nhược điểm:
- Trong quá trình sử dụng có thể xuất hiện một số tác dụng phụ như chóng mặt, đau đầu, buồn nôn, đắng. miệng, sưng lợi tạm thời.
- Thuốc có thể gây ra một số tương tác thuốc, do đó cần trao đổi với bác sĩ trước khi sử dụng.
Lưu ý: Không dùng cho phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú.
Giá bán tham khảo: 40.000 VNĐ/tuýp.
10. Thuốc trị viêm nướu răng Synden Plus Dental Gel
Synden Plus Dental Gel là loại thuốc trị nhiễm khuẩn, có khả năng kháng nấm, kháng virus, ký sinh trùng. Sản phẩm được bào chế dưới dạng kem bôi, có tác dụng điều trị viêm nướu răng, viêm nha chu mãn tính, aptơ lưỡi và niêm mạc, phòng ngừa nhiễm trùng khi nhổ răng sữa…
Đặc điểm nổi bật:
- Chứa Metronidazole và Cholohexiden, có tác dụng kháng khuẩn mạnh, hiệu quả với nhiều loại vi khuẩn như gram dương, gram âm
- Có tác dụng giảm đau, giảm ê buốt, ngăn ngừa nhiễm trùng nướu, giảm viêm nhiễm sau nhổ răng, hỗ trợ điều trị viêm nha chu mãn tính…
Nhược điểm:
- Không có tác dụng trên vi khuẩn ưa khí
- Không dùng cho phụ nữ có thai 3 tháng đầu, người rối loạn đông máu, phụ nữu đang cho con bú.
Giá bán tham khảo: 40.000. VNĐ/tuýp 20g.
Một số lưu ý khi sử dụng thuốc trị viêm nướu răng
Viêm nướu răng là tình trạng nhẹ của viêm nha chu, nếu không được can thiệp kịp thời và đúng cách, bệnh sẽ chuyển biến nặng gây nhiều ảnh hưởng đến sức khoẻ và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Dùng thuốc điều trị là một trong những phương pháp được áp dụng phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, khi sử dụng thuốc trị viêm nướu răng, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau đây:
- Chỉ nên sử dụng thuốc, đặc biệt là các loại kháng sinh sau khi đã thăm khám và có chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý tự chẩn đoán và dùng thuốc, có thể sẽ khiến tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn, kèm theo nhiều tác dụng phụ nguy hiểm.
- Khi dùng thuốc điều trị, không nên tự ý tăng giảm liều lượng sử dụng, nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường, nên ngưng sử dụng và tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.
- Bên cạnh việc dùng thuốc, bạn cũng cần xây dựng cách chăm sóc răng miệng hợp lý. Nên đánh răng đều đặn 2 lần/ngày, có thể chải răng sau khi ăn 30 phút để loại sạch mảng bám.
- Thăm khám nha khoa định kỳ 6 tháng/lần, nên học cách sử dụng chỉ nha khoa để lấy các cặn thức ăn bám trong kẽ răng.
- Thay đổi chế độ dinh dưỡng, đa dạng các nhóm thực phẩm. Nên ăn những thực phẩm mềm, hạn chế ăn quá nhiều các loại thịt dai, có thớ dễ bám vào răng như thịt gà, thịt bò, thịt vịt…
Hiện nay, có rất nhiều loại thuốc trị viêm nướu có thể mang đến hiệu quả tích cực cho việc điều trị. Tuy nhiên, chỉ nên sử dụng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ, không tự ý dùng thuốc cũng không tự ý ngưng hay tăng giảm liều lượng của thuốc để tránh các tác dụng phụ không mong muốn.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!