Top 8 Sữa Tăng Cân Cho Bé được lựa chọn nhiều nhất hiện nay

Axit folic là gì? Vì sao cần bổ sung Axit folic khi mang thai?

Mẹ bị dọa sảy thai nên ăn gì để phôi thai bám chắc vào tử cung?

9 Cách trị hôi nách sau sinh siêu đơn giản mẹ nên bỏ túi

Cách tắm, vệ sinh cho trẻ sơ sinh chưa rụng rốn đúng cách

Chiếu đèn vàng da cho trẻ sơ sinh: Quy trình và chi phí

Mang thai uống nước dừa có được không? Uống bao nhiêu thì tốt?

Top 7+ Thuốc nhỏ mắt cho trẻ sơ sinh an toàn được nhiều mẹ tin dùng

Xét nghiệm Double test là gì? Có cần thiết không? Giá bao nhiêu?

Cách vệ sinh mắt, mũi, tai cho trẻ sơ sinh an toàn mẹ nên biết

Tiêm chủng mở rộng cho trẻ gồm những mũi nào?

Hiện nay có khoảng 30 loại vắc xin tiêm chủng được lưu hành trên thế giới và Việt Nam. Vì ngân sách xã hội còn nhiều hạn chế nên danh mục vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng ở nước ta chỉ có khoảng hơn 10 loại. Do đó, người dân cần chủ động tiếp cận với các loại vắc xin dịch vụ để đảm bảo an toàn cho trẻ.

Tiêm chủng mở rộng cho trẻ gồm những mũi nào
Cha mẹ cần cho bé tiêm chủng đầy đủ các mũi.

Tiêm chủng mở rộng cho trẻ gồm những mũi nào?

Việc thực hiện các mũi tiêm chủng cho trẻ em là rất cần thiết, giúp các bé tăng sức đề kháng và phát triển cơ thể bình thường. Vào năm 1981, Bộ Y tế khởi xướng với sự hỗ trợ của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF), Tiêm chủng mở rộng quốc gia được hình thành.

Mục tiêu ban đầu là cung cấp các dịch vụ tiêm chủng miễn phí cho trẻ em dưới 1 tuổi. Đồng thời, bảo vệ trẻ khỏi mắc các căn bệnh truyền nhiễm có tỉ lệ tử vong cao. Sau một khoảng thời gian thí điểm, chương trình tiêm chủng mở rộng đã đạt được nhiều giá trị bất ngờ. Chương trình đã mở rộng quy mô, đối tượng tiêm chủng và các loại vắc xin.

Đến nay, trong chương trình tiêm chủng mở rộng phòng bệnh truyền nhiễm đã có 12 loại vắc xin phổ biến. Danh mục các loại vắc xin bao gồm loại vắc xin sau:

  • Vắc xin phòng bệnh ho gà: được tiêm khi trẻ đủ 18 tháng.
  • Vắc xin phòng bệnh lao: Cần tiêm càng sớm càng tốt cho trẻ.
  • Vắc xin phòng bệnh viêm gan B: Phải tiêm cho trẻ 24 giờ sau khi sinh.
  • Vắc xin phòng bệnh bạch hầu: Tiêm mũi 1 khi trẻ đủ 2 tháng tuổi. Tiêm mũi 2 khi trẻ đủ 3 tháng tuổi. Tiêm mũi 3 khi trẻ đủ 4 tháng tuổi.
  • Vắc xin phòng bệnh uốn ván: Số mũi tiêm tương tự như bệnh bạch hầu.
  • Vắc xin phòng viêm não Nhật Bản
  • Vắc xin phòng bệnh bại liệt: Uống liều thứ 1 (khi trẻ đủ 2 tháng tuổi). Uống liều thứ 2 (khi trẻ đủ 3 tháng tuổi). Uống liều thứ 3 (khi trẻ đủ 4 tháng tuổi).
  • Viêm phổi/viêm màng não mủ do Hib
  • Vắc xin phòng bệnh sởi: Mũi tiêm thứ 1 (khi trẻ đủ 9 tháng tuổi). Mũi tiêm thứ 2 (khi trẻ đủ 18 tháng tuổi).
  • Vắc xin phòng bệnh rubella
  • Vắc xin phòng thương hàn (vùng có nguy cơ cao): Tiêm cho trẻ từ 3 – 10 tuổi, nhất là những vùng có nguy cơ bùng phát dịch.
  • Vắc xin phòng bệnh tả (vùng có nguy cơ cao): Tương tự như bệnh thương hàn.

Các mũi vắc xin cần thiết ngoài chương trình tiêm chủng mở rộng

Ngoài những vắc xin đã được liệt kê trong danh mục vừa nêu, cha mẹ có thể cho trẻ thực hiện tiêm chủng dịch vụ các mũi vắc xin khác để bảo vệ sức khỏe toàn diện cho trẻ. Dưới đây là một số mũi vắc xin được tiêm bổ sung cho các bé.

Tiêm chủng mở rộng cho trẻ gồm những mũi nào
Các mũi tiêm chủng cho trẻ phụ huynh cần phải biết.

+ Vắc xin phòng Sởi – Quai bị – Rubella (MMR): Vào tháng thứ 12 – 15 hoặc muộn hơn, trẻ sẽ được tiêm mũi thứ nhất. Đây là cách giúp tránh tương tác với kháng thể từ mẹ truyền sang con. Khi trẻ được 4 – 6 tuổi hoặc sớm hơn, cha mẹ nên cho bé tiêm nhắc lại với mũi thứ 2.

+ Vắc xin phòng viêm phổi, viêm phế quản, viêm màng não mủ, viêm họng,… Phụ huynh tiêm cho bé 3 mũi. Mũi thứ nhất tiêm khi bé được 2 tháng. Mũi thứ 2 tiêm khi trẻ đã được 3 tháng tuổi. Mũi thứ 3 tiêm khi trẻ 4 tháng. Để đạt hiệu quả cao, cha mẹ nên cho bé tiêm nhắc lại sau khoảng 1 năm.

+ Vắc-xin phòng ngừa bệnh thủy đậu: Đây là loại vắc xin được tiêm chủng cho người lớn và trẻ em từ 1 tuổi trở lên. Phác đồ tiêm chủng gồm 2 liều. Tiêm mũi thứ nhất khi hé được 12-15 tháng tuổi. Mũi thứ hai sẽ tiêm nhắc lại sau 4-8 tuần còn tùy thuộc vào từng loại thuốc tiêm.

+ Vắc-xin phòng viêm não Nhật Bản B: Trẻ em sẽ tiêm 2 liều cơ bản (12-15 tháng) và nhắc lại các mũi theo phác đồ. Với những trẻ đã từ 9 tháng tuổi hoặc người lớn, các bé sẽ tiêm từ 1 – 2 mũi tùy theo lứa tuổi.

+ Vắc-xin phòng viêm gan A: Tiêm mũi 1 (khi trẻ lên 1 tuổi), tiêm mũi thứ 2 (lúc bé được 6 – 12 tháng).

+ Vắc-xin phòng ngừa viêm màng não do mô cầu nhóm B+C: Phác đồ tiêm của loại vắc xin này gồm 2 liều. Tiêm 1 mũi và sau đó sẽ tiêm nhắc lại 1 lần theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa khi có dịch bùng phát.

+ Vắc-xin phòng thương hàn: Tiêm 1 liều duy nhất cho trẻ từ 3-10 tuổi. Đồng thời, tiêm nhắc lại sau 3 năm.

+ Vắc-xin phòng cúm: Từ 6 – 35 tháng, các bé sẽ tiêm 1 liều 0,25ml mỗi năm. Những trẻ trên 36 tháng tuổi tiêm 1 liều 0,5ml mỗi năm. Trẻ <8 tuổi (chưa mắc cúm hoặc chưa tiêm chủng cúm) sẽ tiêm liều 2 sau 4 tuần.

+ Vắc-xin phòng tiêu chảy do Rotavirus: Đây là loại vắc xin được chỉ định tiêm cho trẻ từ 2-6 tháng tuổi.

+ Vắc-xin phòng ngừa HPV: Loại vắc xin này sẽ giúp phòng ngừa bệnh ung thư cổ tử cung ở bé gái. Từ 9 – 26 tuổi, nữ giới sẽ tiêm vắc xin phòng ngừa HPV và tiêm nhắc lại sau mũi 1 khoảng 2 tháng, mũi 3 sau khoảng 6 tháng. Tổng số liều tiêm là 3 mũi.

Khi nào tránh chỉ định tiêm chủng?

Không phải trường hợp nào, các bé đều có thể tiến hành tiêm chủng. Mặc dù việc tiêm chủng cho trẻ là rất cần thiết nhưng một số trường hợp trẻ phải tạm hoãn tiêm chủng. Cụ thể, không tiêm (chống chỉ định) tiêm cho trẻ trong những trường hợp sau đây.

Tiêm chủng mở rộng cho trẻ gồm những mũi nào
Một số lưu ý cha mẹ cần phải biết khi tiêm chủng cho trẻ em.

# Với trẻ sơ sinh:

  • Trẻ bị sốt trên hoặc bằng 37,5 độ C
  • Nhịp tim bất thường, thân nhiệt hạ dưới hoặc bằng 35,5 độ C
  • Tri giác có một số biểu hiện bất thường (li bì hoặc kích thích, bú kém,…)
  • Cân nặng trẻ thấp, dưới 2 kg và có các chống chỉ định khác.

# Với trẻ trên 1 tuổi:

  • Trẻ có phản ứng nặng ở lần tiêm chủng trước.
  • Các bé đang mắc bệnh cấp tính, mạn tính.
  • Trẻ bị sốt hoặc hạ thân nhiệt <= 35,5 độ C
  • Đang hoặc vừa kết thúc liều điều trị bằng corticoid/gammaglobulin
  • Trẻ bị sốt >= 37,5 độ C.
  • Những bé có nhịp tim hoặc hơi thở bất thường.
  • Các bé có tiền sử co giật, tím tái, khó thở, suy giảm hệ miễn dịch.

Hoãn tiêm chủng cho trẻ trong các trường hợp sau:

  • Suy chức năng của ở các cơ quan như thận, tim, gan, tuần hoàn,… Bên cạnh đó, các trẻ có dấu hiệu bị hôn mê, mắc bệnh nhiễm trùng, cấp tính,… cũng nên hoãn tiêm chủng.
  • Các bé bị sốt ≥ 37,5°C (cơ sở tiêm chủng ngoài bệnh viện) và sốt ≥ 38°C (cơ sở tiêm chủng thuộc bệnh viện). Đặc biệt là các bé bị hạ thân nhiệt ≤ 35,5°C (đo nhiệt độ tại nách).
  • Những trẻ sinh non có tuổi thai < 34 tuần.

Trên đây là một số thông tin giúp các mẹ biết được: Tiêm chủng mở rộng cho trẻ gồm những mũi nào? Với trẻ em, việc tiêm chủng đúng liều, đúng thời điểm sẽ giúp các bé phòng ngừa được các căn bệnh truyền nhiễm, tăng cường sức đề kháng bản thân. Do đó, cha mẹ cần cho trẻ tiêm chủng theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Đồng thời, lựa chọn những đĩa chỉ tiêm chủng uy tín để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của trẻ.

Cùng chuyên mục

Gối lá đinh lăng có tác dụng gì? Có tốt cho trẻ sơ sinh không?

Gối đinh lăng có tác dụng gì? Có tốt cho trẻ sơ sinh?

Không chỉ được dùng như một loại rau ăn hàng ngày, đinh lăng còn có tác dụng chữa bệnh. Trong đó có thể dùng lá đinh lăng làm gối cho...

Bảng cân nặng thai nhi theo tuần tuổi chuẩn xác nhất 2021

Bảng cân nặng cho thai nhi chính là thước đo để các mẹ bầu có thể theo dõi được sự phát triển của bé qua từng giai đoạn khác nhau....

Bà bầu bị đau nhức xương khớp do nhiều nguyên nhân gây ra

Bà bầu bị đau nhức xương khớp: Nguyên nhân và hướng khắc phục

Bà bầu bị đau nhức xương khớp khi mang thai là tình trạng thường gặp, xảy ra ở hầu hết mọi bà bầu khiến chị em vô cùng khó chịu,...

Tiêm vacxin phòng lao cho trẻ sơ sinh và những điều cần lưu ý

Tiêm vacxin phòng lao cho trẻ sơ sinh là một trong những mũi tiêm quan trọng cần được thực hiện đầy đủ. Việc này giúp phòng tránh được nguy cơ...

Tắc tia sữa nổi cục cứng là tình trạng thường gặp ở chị em sau sinh, nhất là các mẹ sữa nhiều

Tắc tia sữa nổi cục cứng: Nguyên nhân và cách xử lý nhanh

Tắc tia sữa nổi cục cứng là giai đoạn năng hơn của tình trạng tắc tia sữa, khi sữa không thể thoát ra ngoài ống sữa dẫn đến bị đông...

Để sữa về nhiều, mẹ cần giữ tâm trạng thoải mái, xây dựng chế độ dinh dưỡng đa dạng, phong phú

20+ Loại thực phẩm lợi sữa mẹ sau sinh nên bổ sung

Sau sinh, mối bận tâm hàng đầu của các mẹ là làm sao có đủ sữa cho con bú, không chỉ phải đủ sữa mà còn phải giàu dưỡng chất,...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn