Khi nào nên phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng?

Cách khắc phục đau lưng do thoát vị đĩa đệm đơn giản

Tìm hiểu phương pháp châm cứu chữa thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm gây tê chân và cách khắc phục

Bị thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ không? Lời khuyên từ bác sĩ

Bị thoát vị đĩa đệm có chơi thể thao được không?

Phương pháp chữa thoát vị đĩa đệm bằng tế bào gốc

Phương pháp vật lý trị liệu thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

Bệnh thoát vị đĩa đệm: Nguyên nhân, Triệu chứng, Cách điều trị

Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ: Triệu chứng và cách điều trị

Tiêm ngoài màng cứng chữa thoát vị đĩa đệm khi nào?

Tiêm ngoài màng cứng chữa thoát vị đĩa đệm là phương pháp điều trị không phẫu thuật được áp dụng phổ biến hiện nay. Nắm rõ các thông tin về phương pháp này sẽ giúp người bệnh chủ động hơn trong việc lựa chọn khi bác sĩ yêu cầu.

tiêm ngoài màng cứng chữa thoát vị đĩa đệm
Tìm hiểu phương pháp tiêm ngoài màng cứng chữa thoát vị đĩa đệm

Tiêm ngoài màng cứng là gì?

Tiêm ngoài màng cứng là kỹ thuật y khoa đưa thuốc vào khoang ngoài màng cứng (không gian xung quanh tủy sống). Mục đích là để làm giảm đau, giảm phù nề và cải thiện các triệu chứng liên quan khách.

Khoang ngoài màng cứng có chứa các mạch máu, dây thần kinh và chất béo. Ngoài ra, bao xung quanh màng cứng còn có một màng túi giúp bảo vệ tủy sống. Hiện nay, tiêm ngoài màng cứng được dùng phổ biến trong điều trị thoát vị đĩa đệm, đau lưng hay đau thần kinh tọa.

Trước khi tiêm thuốc, bác sĩ sẽ tiến hành làm sạch và gây tê vùng da phía ngoài bằng cách tiêm thuốc tê cục bộ. Phương pháp tiêm ngoài màng cứng có thể được chỉ định nhằm kiểm soát cơn đau mãn tính. Hoặc cũng có thể áp dụng khi các giải pháp điều trị khác không mang lại hiệu quả như mong muốn.

Các chuyên gia cho biết, tùy thuộc vào từng trường hợp mà hiệu quả của phương pháp tiêm ngoài màng cứng sẽ khác nhau. Tuy nhiên, mục đích điều trị chung thường là:

  • Kiểm soát cơn đau
  • Cải thiện khả năng vận động
  • Hỗ trợ các chương trình vật lý trị liệu và phục hồi chức năng toàn diện

Để đảm bảo an toàn, hạn chế biến chứng phát sinh thì tiêm ngoài màng cứng sẽ được thực hiện dưới màn huỳnh quang tăng sáng. Điều này giúp cho các bác sĩ xác định chính xác vị trí cần tiêm. Đồng thời giảm thiểu khả năng đâm thủng màng cứng.

Phương pháp tiêm ngoài màng cứng chữa thoát vị đĩa đệm

Hiện nay, tiêm ngoài màng cứng là phương pháp ít xâm lấn được áp dụng phổ biến trong chữa trị thoát vị đĩa đệm. Phương pháp này có hiệu quả tốt với các trường hợp bị đau cấp tính, giúp bảo tồn đĩa đệm và làm giảm tỷ lệ người bệnh phải phẫu thuật.

Trước khi lựa chọn điều trị thoát vị đĩa đệm bằng tiêm ngoài màng cứng, cần chú ý tới một số thông tin sau:

1. Khi nào cần thực hiện?

Trên thực tế, tiêm ngoài màng cứng chữa thoát bị đĩa đệm chỉ được áp dụng trong một số trường hợp nhất định. Bao gồm:

  • Bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm có các biểu hiện chèn ép dây thần kinh
  • Dây thần kinh cột sống cùng với các mô xung quanh bị tổn thương
  • Thoát vị đĩa đệm có hẹp ống sống và chấn thương xương
tiêm màng cứng chữa thoát vị đĩa đệm khi nào
Tiêm ngoài màng cứng được áp dụng khi bệnh thoát vị đĩa đệm gây chèn ép dây thần kinh

Trước khi chỉ định điều trị, bác sĩ cần thăm khám và có sự cân nhắc kỹ lưỡng. Điều này giúp tránh các vấn đề rủi ro phát sinh khiến người bệnh phải đối mặt với nhiều biến chứng nghiêm trọng.

2. Loại steroid nào được sử dụng?

Tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ sẽ chỉ định tiêm loại steroid khác nhau vào ngoài màng cứng. Các loại steroid khác nhau sẽ có kích thước hạt, khả năng hòa tan trong nước hoặc kết tụ khác nhau.

Hiện nay, có hai loại steroid được sử dụng phổ biến bao gồm:

– Steroid không hạt:

Đây là dạng steroid có khả năng hòa tan trong nước, không có hạt hay hạt có kích thước nhỏ, không kết tụ với nhau. Loại steroid thường sẽ được chỉ định tiêm ngoài màng cứng trong thời gian ngắn. Đồng thời cũng sẽ có kết quả giảm đau ngắn hạn.

– Steroid dạng hạt:

Đây là dạng steroid có hạt lớn và không tan trong nước. Tuy nhiên các hạt này có khả năng kết tụ lại với nhau, lắng đọng ở vị trí dây thần kinh bị viêm hay chèn ép trong thời gian dài. Từ đó có tác dụng hỗ trợ giảm đau hiệu quả và lâu dài.

3. Cách thức hoạt động

Thuốc steroid ngoài màng cứng có thể được dùng đơn thuần hay kết hợp cùng thuốc mê. Trong một số trường hợp, bác sĩ cũng có thể kết hợp steroid với nước muối để nâng cao hiệu quả điều trị.

Cách thức hoạt động của các mũi tiêm như sau:

  • Kiểm soát phản ứng viêm từ cả nguồn đau cơ học và hóa học. Ví dụ như thoái hóa đĩa đệm hay dây thần kinh bị chèn ép.
  • Giảm hoạt động của hệ thống miễn dịch. Từ đó hạn chế việc sản xuất các tế bào viêm bên trong cơ thể.
  • Các steroid được tiêm vào không gian bên ngoài màng cứng sẽ phân tán vào các mô và đầu dây thần kinh. Thuốc sẽ lan truyền với tác dụng chống viêm ở khắp các cấu trúc truyền đau. Từ đó giúp làm giảm hoặc ngăn ngừa cơn đau.

4. Lợi ích nhận được khi tiêm ngoài màng cứng

Trên thực tế, hiệu quả của phương pháp tiêm ngoài màng cứng chữa thoát vị đĩa đệm phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Nhất là mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng.

Tuy nhiên, khi được tiêm steroid vào màng cứng, người bệnh sẽ nhận được một số lợi ích sau đây:

– Giảm đau và viêm dây thần kinh:

Steroid có khả năng làm giảm các hóa chất gây viêm. Đồng thời làm giảm mức độ nhạy cảm của các sợi dây thần kinh với tín hiệu đau. Điều này sẽ giúp cơ thể tạo ra ít tín hiệu đau hơn. Từ đó cải thiện cơn đau một cách hiệu quả.

– Giảm lượng thuốc đường uống:

Tiêm steroid ngoài màng cứng có thể giúp hạn chế hay loại bỏ bớt lượng thuốc được dùng thông qua đường uống. Từ đó ngăn ngừa các tác dụng ngoại ý khi sử dụng thuốc lâu dài.

– Tăng cường hiệu quả vật lý trị liệu:

Tiêm steroid ngoài màng cứng có tác dụng giảm đau hiệu quả và nhanh chóng. Từ đó giúp người bệnh dễ dàng hơn trong việc tập vật lý trị liệu và phục hồi chức năng.

– Trì hoãn phẫu thuật:

Tiêm steroid ngoài màng cứng chữa thoát vị đĩa đệm có khả năng giảm đau hiệu quả. Điều này cho phép người bệnh trì hoãn phẫu thuật. Trường hợp sau đó tập vật lý trị liệu và phục hồi chức năng mang lại hiệu quả tốt thì người bệnh có thể không cần phải can thiệp phẫu thuật.

lợi ích của tiêm ngoài màng cứng
Tiêm ngoài màng cứng giúp người bệnh dễ dàng tập vật lý trị liệu hơn

5. Chống chỉ định

Tiêm ngoài màng cứng chữa thoát vị đĩa đệm thường cho hiệu quả nhanh chóng tức thì. Tuy nhiên không phải bất cứ trường hợp nào cũng có thể áp dụng giải pháp điều trị này. Dưới đây là một số trường hợp chống chỉ định:

  • Người bị dị ứng với các loại thuốc gây tê, gây mê
  • Gặp phải các vấn đề về đông máu
  • Bệnh đái tháo đường không kiểm soát hay không được điều trị thích hợp
  • Đang sử dụng một số loại thuốc
  • Bị loét hay nhiễm trùng tại vùng tiêm
  • Cột sống bị tổn thương nặng do có khối u hay ung thư

Trong các trường hợp này, bác sĩ sẽ căn cứ vào tình trạng liên quan đến đề nghị phương pháp điều trị khác phù hợp và an toàn hơn. Tốt nhất người bệnh nên báo cho bác sĩ được biết về tiền sử bệnh cũng như các loại thuốc đang dùng. Điều này giúp dự phòng được các vấn đề rủi ro ngoại ý.

6. Tỷ lệ thành công

Số liệu thống kê từ các nghiên cứu cho thấy, khoảng 70 – 90% trường hợp người bệnh có thể giảm đau được 1 tuần cho tới 1 năm sau khi được tiêm steroid ngoài màng cứng. Trường hợp phương ứng đầu tiên tốt thì bác sĩ có thể đề nghị tiêm tiếp các mũi sau khi hiệu quả có xu hướng giảm dần.

Chữa thoát vị đĩa đệm bằng phương pháp tiêm ngoài màng cứng thường cho hiệu quả ngắn hạn. Còn về lâu dài, hiệu quả của thuốc phụ thuộc phần nhiều vào vị trí đĩa đệm bị thoát vị. Cụ thể như sau:

  • Đối với cột sống cổ: Có khoảng 54 – 80% trường hợp người bệnh cải thiện tốt các triệu chứng từ 6 tháng – 2 năm khi được tiêm khoảng 3 – 6 mũi.
  • Đối với cột sống thắt lưng: Có khoảng 53 – 56% trường hợp người bệnh có hiệu quả giảm các cơn đau đáng kể. Đồng thời cải thiện chức năng sau 1 năm khi được tiêm khoảng 3 – 4 mũi.

Tuy nhiên, người bệnh cũng có khả năng giảm đau ít hay không giảm đau. Ngoài ra, hiệu quả cũng có thể tăng lên khi được chỉ định kết hợp với vật lý trị liệu hoặc các bài tập phục hồi chức năng phù hợp.

7. Tần suất tiêm ngoài màng cứng chữa thoát vị đĩa đệm

Tùy thuộc vào tình trạng bệnh của từng bệnh nhân mà bác sĩ sẽ chỉ định tần suất tiêm ngoài màng cứng phù hợp. Thông thường người bệnh sẽ được tiêm steroid ngoài màng cứng với tần suất 3 lần/ năm.

Tần suất tiêm ngoài màng cứng
Tần suất tiêm ngoài màng cứng tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh

Trường hợp sau khi tiêm mũi đầu tiên, nếu các cơn đau không tái phát thì người bệnh có thể không cần tiêm các mũi tiếp theo. Nếu đau tái phát thì cần chỉ định tiêm các mùi thứ 2 và thứ 3. Khoảng thời gian giãn cách giữa 2 mũi tiêm là 1 tuần.

8. Tác dụng phụ

Cũng giống như các giải pháp khác, tiêm ngoài màng cứng chữa thoát vị đĩa đệm có thể tiềm ẩn một số tác dụng phụ và rủi ro. Tuy nhiên đa phần các tác dụng ngoại ý là tạm thời. Hiếm khi tiêm ngoài màng cứng gây ra những rủi ro nghiêm trọng.

Thực tế cho thấy, rủi ro phổ biến nhất là người bệnh không nhận được hiệu quả giảm đau hay chỉ giảm đau tối thiểu. Đôi khi, hiệu quả giảm đau chỉ là thoáng qua và cơn đau hoàn hoàn có thể lặp lại chỉ sau 1 tuần.

Dưới đây là một số tác dụng ngoại ý phổ biến khi điều trị thoát vị đĩa đệm bằng tiêm ngoài màng cứng:

  • Đau đầu
  • Chóng mặt
  • Buồn nôn
  • Đỏ bừng mặt
  • Có cảm giác ấm áp trên da
  • Ngất xỉu

Các tác dụng phụ được đề cập thường có xu hướng cải thiện sau khi nghỉ ngơi. Trường hợp bị đau ngay tại vị trí tiêm thì người bệnh có thể áp dụng cách chườm lặng để cải thiện triệu chứng.

Quy trình tiêm ngoài màng cứng chữa thoát vị đĩa đệm

Tiêm ngoài màng cứng chữa thoát vị đĩa đệm cần thực hiện đúng quy trình. Điều này giúp đảm bảo hiệu quả điều trị tốt. Đồng thời hạn chế các vấn đề rủi ro không mong muốn.

1. Chuẩn bị trước khi tiêm

Trước khi tiêm ngoài màng cứng chữa thoát vị đĩa đệm, người bệnh cần chú ý tới một số vấn đề sau:

  • Không ăn hoặc uống bất cứ thứ gì trong khoảng vài ba giờ trước khi tiêm
  • Đi vệ sinh trước khi thủ thuật được tiến hành
  • Thực hiện các xét nghiệm hình ảnh theo yêu cầu của bác sĩ
  • Cần đến bệnh viện cùng với người thân

2. Các bước tiến hành tiêm ngoài màng cứng chữa thoát vị đĩa đệm

Quy trình tiêm ngoài màng cứng chữa thoát vị đĩa đệm diễn ra theo các bước sau đây:

  • Tư thế của người bệnh: Nằm nghiêng người ở trạng thái thư giãn. Từ từ co chân vào ngực nhằm làm cong cột sống. Xoay lưng ra bên ngoài để bác sĩ có thể dễ dàng thực hiện các thao tác tiêm.
  • Sát khuẩn: Điều dưỡng viên sẽ tiến hành sắt khuẩn tại vị trí cần tiêm 3 lần. 2 lần đầu dùng cồn còn lần thứ 3 dùng cồn 70 độ.
  • Xác định vị trí chọc kim: Tại khoang liên đốt sống L5 – S1, bác sĩ sẽ đưa 1 thanh kim qua da. Dừng lại nếu thấy có cảm giác bị hẫng khi thanh kim xuyên qua dây chằng vàng.
  • Kiểm tra: Sau khi chọc kim tiêm qua dây chằng vàng thì bác sĩ sẽ rút nòng kim ra. Nếu xuất hiện dịch bên trong nòng ống thì kim đã được chọc đúng vị trí. Trường hợp không có dịch chảy ra thì cần tiến hành các bước kiểm tra xem kim tiêm đã chọc đúng vị trí chưa. Nếu chưa bác sĩ sẽ phải thực hiện lại thao tác chuẩn xác hơn để điều chỉnh kim tiêm về đúng vị trí.
  • Bơm thuốc: Bác sĩ tiến hành bơm thuốc vào khoang ngoài màng cứng. Depo medrol 40mg hoặc Hydrocortison acetat 3ml là các loại thuốc tiêm được dùng phổ biến nhất.
  • Kết thúc: Bác sĩ rút kim tiêm ra. Sau đó dùng cồn sát khuẩn và dùng bông băng ép cầm máu tại chỗ.
  • Nghỉ ngơi: Sau khi tiêm xong, bệnh nhân không nên đứng dậy vận động ngay. Cần nằm xuống nghỉ ngơi ít nhất 15 phút để cơ thể ổn định và trở về trạng thái ban đầu. Trong thời gian này, bác sĩ sẽ theo dõi để xử lý kịp thời các biến chứng xảy ra sau tiêm (nếu có).
  • Chăm sóc: Trong vòng 24 giờ sau tiêm ngoài màng cứng, bệnh nhân không được để nước tiếp xúc với vùng tiên. Sau 24 giờ sẽ tiến hành bóc băng gạc. Những ngày đầu cần hạn chế vận động mạnh, quá sức.
quy trình tiêm ngoài màng cứng chữa thoát vị đĩa đệm
Tiêm ngoài màng cứng cần thực hiện đúng quy trình để đảm bảo hiệu quả điều trị

Biến chứng khi tiêm ngoài màng cứng chữa thoát vị đĩa đệm

Tiêm ngoài màng cứng chữa thoát vị đĩa đệm là phương pháp điều trị ít xâm lấn, an toàn và dễ thực hiện. Tuy nhiên, người bệnh có thể gặp phải các tai biến cả trong và sau khi tiến hành thủ thuật. Cụ thể như sau:

1. Chảy máu

Tiêm ngoài màng cứng có thể khiến động mạch bị tổn thương. Từ đó gây chảy máu cục bộ hoặc tụ máu ở các mô mềm, màng tủy sống hay khoang ngoài màng cứng.

Tụ máu hay hình thành các cục máu đông bên trong động mạch sẽ ngăn chặn việc cung cấp máu cho các mô quan trọng. Đặc biệt là cho não và tủy sống. Trong một số trường hợp, tính mạng người bệnh có thể bị đe dọa.

2. Thủng màng cứng

Khi tiêm ngoài màng cứng, bác sĩ có thể sẽ vô tình đưa kim tiêm vào màng cứng (màng ngoài của tủy sống). Trong một số trường hợp có thể gây ra tình trạng thủng màng cứng.

Thủng màng cứng khiến cho dịch não tủy bị rò rỉ ra bên ngoài. Từ đó làm giảm áp lực lên dịch não tủy và khiến người bệnh bị đau đầu.

3. Nhiễm trùng

Nhiễm trùng là một trong những biến chứng xảy ra phổ biến khi điều trị thoát vị đĩa đệm bằng tiêm ngoài màng cứng hay phẫu thuật. Tùy theo từng trường hợp mà nhiễm trùng có thể ảnh hưởng đến toàn thân hay chỉ ảnh hưởng cục bộ tại vị trí tiêm.

Các trường hợp nhiễm trùng xảy ra phổ biến bao gồm:

  • Áp xe ngoài màng cứng
  • Viêm màng não
  • Viêm xương tủy
  • Áp xe mô mềm

Nhiễm vi khuẩn từ da của bệnh nhân được xác định là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn tới nhiễm trùng. Do đó cần sát khuẩn và làm sạch da bên ngoài trước khi tiêm là phương án tốt nhất giúp làm giảm nguy cơ bị nhiễm trùng.

4. Tổn thương thần kinh

Tiêm ngoài màng cứng có thể gây tổn thương các dây thần kinh lân cận. Từ đó gây ra cảm giác bất thường, mất cảm giác hay bị co giật. Trường hợp các dây thần kinh cauda equina ở đáy tủy sống bị tổn thương có thể dẫn tới hội chứng cauda equina.

biến chứng tiêm ngoài màng cứng chữa thoát vị đĩa đệm
Hội chứng cauda equina là một biến chứng có thể gặp sau khi tiêm ngoài màng cứng chữa thoát vị đĩa đệm

Đây là một tình trạng cấp cứu y tế cần đặc biệt cẩn trọng. Hội chứng cauda equina có thể dẫn tới mất kiểm soát ruột và bàng quang. Cần được điều trị khẩn cấp để ngăn ngừa nguy cơ bị tê liệt.

5. Các rủi ro khác

Ngoài các biến chứng nêu trên thì tiêm ngoài màng cứng chữa thoát vị đĩa đệm còn có khả năng làm phát sinh một số vấn đề khác. Bao gồm:

  • Biến chứng liên quan tới tim mạch: Giảm huyết áp và giảm nhịp tim.
  • Rủi ro liên quan tới thuốc gây tê: Trong thuốc tiêm ngoài màng cứng thường chứa môt lượng thuốc gây tê cục bộ nhất định. Dung dịch này nếu đi vào máu sẽ có khả năng gây ảnh hưởng tới tim mạch và hệ thần kinh trung ương.
  • Rủi ro liên quan tới steroid dạng hạt: Các hạt steroid lớn có thể kết tụ lại với nhau. Từ đó gây tắc nghẽn mạch máu hoặc làm giảm lượng máu tới tủy sống. Rủi ro này thường có nguy cơ cao hơn khi tiêm steroid vào màng cứng trên mức L3. Nhất là ở những người trên 50 tuổi.

Lưu ý khi tiêm ngoài màng cứng chữa thoát vị đĩa đệm

Trong quá trình điều trị thoát vị đĩa đệm bằng tiêm ngoài màng cứng, cần chú ý tới một số thông tin sau:

  • Tiêm ngoài màng cứng là kỹ thuật cần có tính chính xác và an toàn. Do đó người bệnh cần tới các cơ sở uy tín để được bác sĩ tư vấn trước khi đưa ra lựa chọn điều trị. Tuyệt đối không được tự ý tiến hành bên ngoài bởi có thể dẫn tới các biến chứng nghiêm trọng.
  • Sau khi thực hiện, người bệnh cần chờ thuốc tế tan hết mới có thể sinh hoạt lại bình thường. Tuy nhiên người bệnh không được phép lái xe do tác động của thuốc. Do đó nên đi cùng người thân nếu tới bệnh viện để tiêm ngoài màng cứng.
  • Tác dụng của mũi tiêm thường ngắn hạn, chỉ duy trì được vài tháng tới 1 năm. Cần kết hợp uống thuốc điều trị và tập luyện để nâng cao tính hiệu quả.
  • Trường hợp nhận thấy các tác dụng phụ nghiêm trọng sau khi tiêm ngoài màng cứng, người bệnh cần chủ động báo ngay với bác sĩ chuyên khoa để được xử lý kịp thời.

Tiêm ngoài màng cứng chữa thoát vị đĩa đệm là phương pháp được áp dụng rất phổ biến hiện nay. Ngoài những lợi ích nhận được thì người bệnh cũng có thể gặp phải các vấn đề rủi ro tiềm ẩn với phương pháp này. Do đó cần nhận tư vấn đầy đủ từ bác sĩ chuyên khoa trước khi tiến hành.

Cùng chuyên mục

Sau mổ thoát vị đĩa đệm

Sau mổ thoát vị đĩa đệm – Cách phục hồi và lưu ý

Điều trị phục hồi sau mổ thoát vị đĩa đệm là một việc làm quan trọng và cần thiết. Quá trình này giúp bệnh nhân nhanh chóng lấy lại trạng...

Hướng dẫn tập gym cho người thoát vị đĩa đệm đúng cách

Tập gym cho người thoát vị đĩa đệm đúng cách có thể giúp ổn định cột sống, hạn chế cơn đau, nâng cao sức cơ, tăng cường sức khỏe, giảm...

3 bài thuốc đắp chữa thoát vị đĩa đệm hiệu quả nhất

Bài thuốc đắp chữa thoát vị đĩa đệm giúp tận dụng được tối đa hoạt chất và nguồn nhiệt của dược liệu. Từ đó, làm cho tình trạng đau nhức,...

Phồng đĩa đệm L4 - L5 là tình trạng thường gặp, chiếm tỷ lệ cao trong cộng đồng, có thể xảy ra ở nhiều độ tuổi

Phồng đĩa đệm l4-l5 nguy hiểm không? Cách điều trị

Phồng đĩa đệm L4-L5 là tình trạng thường gặp, có tỷ lệ rất cao trong cộng đồng, có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, bởi đây là vùng dễ...

mổ thoát vị đĩa đệm ở bệnh viện Viết Đức

Tìm hiểu “mổ thoát vị đĩa đệm ở bệnh viện Việt Đức”

Tìm hiểu mổ thoát vị đĩa đệm ở bệnh viện Việt Đức sẽ giúp người bệnh có được sự chủ động trong lựa chọn địa chỉ điều trị bệnh. Các...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn