Trầm cảm cười là gì? Dấu hiệu nhận biết và hướng điều trị

Tìm hiểu phương pháp chữa trầm cảm bằng diện chẩn

Các tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh trầm cảm hiện nay

Trầm cảm cấp độ 3 (giai đoạn nặng): Nhận biết và điều trị

Bệnh trầm cảm có tái phát không? Nguyên nhân và cách xử lý

Bệnh trầm cảm: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và điều trị

Các dấu hiệu trầm cảm nặng và biện pháp điều trị

Trầm cảm ở tuổi dậy thì: Dấu hiệu nhận biết và điều trị

Trầm cảm nặng có thể gây mất trí nhớ

10 Loại thuốc chống trầm cảm phổ biến hiện nay và lưu ý khi dùng

Trầm cảm cấp độ 1 (Giai đoạn nhẹ) : Nhận biết và chữa trị

Trầm cảm cấp độ 1 hay còn được biết đến là giai đoạn nhẹ của bệnh trầm cảm. Lúc này các triệu chứng vẫn còn ở mức độ có thể kiểm soát được, nếu phát hiện và điều trị kịp thời sẽ giúp người bệnh mau chóng hồi phục và lấy lại sức khỏe. 

Trầm cảm cấp độ 1 là gì?

Trầm cảm cấp độ 1 là mức độ thấp nhất của bệnh, tuy không quá nghiêm trọng nhưng lại tiềm ẩn những nguy hiểm nếu không kịp thời phát hiện và kiểm soát. Những người vừa mới mắc phải bệnh lý này thường có cảm giác mệt mỏi, buồn bã, chán nản, hay khóc không rõ lý do và mất dần hứng thú với những hoạt động xung quanh.

Trầm cảm cấp độ 1
Trầm cảm cấp độ 1 là mức độ thấp nhất của bệnh, tuy không quá nghiêm trọng nhưng lại tiềm ẩn những nguy hiểm nếu không kịp thời phát hiện và kiểm soát.

Tình trạng này được xem như một hội chứng rối loạn về thần kinh khiến cho người bệnh rơi vào trạng thái bế tắc, suy sụp. Nếu không thể phát hiện sớm để có biện pháp hỗ trợ thích hợp, các triệu chứng của bệnh sẽ tăng dần với mức độ nghiêm trọng hơn, biến chuyển thành trầm cảm cấp độ 2 hoặc 3. Lúc này các phương pháp điều trị sẽ trở nên khó khăn và mất nhiều thời gian hơn.

Nguyên nhân dẫn đến trầm cảm cấp độ 1

Bệnh trầm cảm có thể xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân, tuy nhiên theo thống kê từ những đối tượng bệnh thì hiện có 3 nhóm nguyên nhân chính, chiếm tỉ lệ người mắc bệnh cao nhất hiện nay đó chính là:

Trầm cảm cấp độ 1
Nguyên nhân dẫn đến trầm cảm cấp độ 1

1. Sang chấn tâm lý

Sang chấn tâm lý hay được biết đến là tình trạng căng thẳng, stress, áp lực kéo dài chính là một trong những lý do chiếm tỉ lệ cao nhất đối với những người mắc bệnh trầm cảm. Khi bệnh nhân gặp phải một cú sốc tâm lý quá lớn đối với bản thân như người thân mất, mất tài sản, mất việc, chia tay người yêu,….sẽ khiến cho tinh thần bị xuống dốc, lâu ngày dẫn đến tình trạng trầm cảm cấp độ 1.

2. Lạm dụng các chất gây nghiện hoặc những loại tác động đến thần kinh

Những đối tượng thường xuyên uống nhiều bia rượu, thuốc lá hoặc sử dụng các chất gây nghiện như ma túy,…sẽ có nguy cơ cao rơi vào tình trạng trầm cảm. Các chất này chứa những hoạt chất gây kích thích hệ thần kinh từ đó tạo nên những hứng phấn, sản khoái nhất thời cho người dùng. Khi sử dụng lâu dài sẽ làm cho hệ thần kinh bị tác động và ảnh hưởng, khiến cho người dụng dần rơi vào trạng thái trầm cảm nhưng khó có thể nhận biết được.

3. Do bệnh thực thể não

Những đối tượng đã có tiền sử bị những chấn thương ở vùng não hoặc bệnh viêm não, u não,…thì sẽ có nhiều khả năng mắc phải căn bệnh trầm cảm. Cũng bởi cấu trúc của não đã từng bị tác động và tổn thương nên người bệnh sẽ có khả năng chịu áp lực, căng thẳng kém hơn so với bình thường. Những đối tượng này chỉ cần gặp phải một chút vấn đề liên quan đến tâm lý cũng sẽ khiến cho họ rơi vào trạng thái trầm cảm cấp độ 1.

Dấu hiệu nhận biết trầm cảm cấp độ 1

Trầm cảm cấp độ 1 là giai đoạn mới phát của bệnh nên những triệu chứng vẫn còn khá ít, tuy nhiên một vài dấu hiệu sẽ diễn ra liên tục trong nhiều ngày nên nếu chú ý bạn vẫn có thể nhận thấy được sự thay đổi thất thường của cơ thể và tâm lý.

Trầm cảm cấp độ 1
Trầm cảm cấp độ 1 là giai đoạn mới phát của bệnh nên những triệu chứng vẫn còn khá ít

Để nhận biết một người đang mắc phải căn bệnh trầm cảm ở mức độ nhẹ, bạn cần chắc chắn bệnh nhân có ít nhất 1 trong 2 triệu chứng dưới đây:

  • Thường xuyên có tâm trạng buồn bã, mệt mỏi, chán nản, có hoặc không kèm theo tình trạng hay khóc không rõ lý do.
  • Mất năng lượng, động lực và hứng thú đối với tất cả mọi việc, ngay cả những sở thích trước đây.

Bên cạnh 2 dấu hiệu nhận biết cốt lỗi đó thì người bệnh sẽ có thêm các triệu chứng liên quan sau đây:

  • Rối loạn ăn uống: Người bệnh luôn cảm thấy chán ăn, ăn không ngon miệng, thường xuyên bỏ bữa hoặc thay đổi khẩu vị thất thường dẫn đến tình trạng tăng hoặc giảm cân nặng.
  • Rối loạn giấc ngủ: Những người mắc bệnh trầm cảm cấp độ 1 thường khó ngủ vào ban đêm, buồn ngủ nhiều vào ban ngày và cảm thấy cơ thể mệt mỏi.
  • Cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi, người lờ đờ, không có sức sống, dần khiến cho sức khỏe bị suy nhược.
  • Rất dễ bị kích động, cơ thể vận động chậm chạp.
  • Luôn cảm thấy tội lỗi, cảm thấy thất vọng về bản thân.
  • Gặp nhiều trở ngại và khó khăn trong việc giải quyết và thực hiện các công việc đơn giản hàng hàng.
  • Có suy nghĩ về cái chết để luôn có ý định muốn tự sát để giải thoát.

Đối với những người bệnh trầm cảm cấp độ 1 các triệu chứng còn ở mức độ nhẹ, tần suất xuất hiện cũng không quá đáng kể. Mặc dù hơi khó chẩn đoán nhưng nếu có thể phát hiện sớm thì sẽ dễ dàng điều trị, đôi lúc không cần dùng đến thuốc tây.

Cách chữa trầm cảm cấp độ 1

Cách tốt nhất để có thể chữa được bệnh trầm cảm cấp độ 1 đó chính là nhanh chống thay đổi lối sống. Người bệnh chỉ cần sắp xếp và lên kế hoạch cụ thể cho việc ăn uống, nghỉ ngơi, cân bằng công việc, sinh hoạt và các hoạt động vui chơi hàng ngày để giúp giảm bớt các áp lực về tinh thần.

Sau khi nhận biết được những thay đổi thất thường đối với cơ thể và tinh thần của mình, người bệnh nên nhanh chóng áp dụng các phương pháp sau để đẩy lùi các triệu chứng của bệnh trầm cảm.

Trầm cảm cấp độ 1
Mỗi ngày bạn nên dành ra khoảng 30 phút để rèn luyện sức khỏe bằng cách tập các bài tập thể dục đơn giản như yoga, chạy bộ, bơi lội, thiền
  • Đảm bảo giấc ngủ: Người bệnh nên tập thói quen ngủ sớm trước 23 giờ đêm và ngủ đủ 8 tiếng một ngày để giúp cho cơ thể được nghỉ ngơi, tinh thần cũng thoải mái hơn.
  • Thiết lập chế độ ăn uống khoa học: Việc xây dựng cho mình một thực đơn ăn uống lành mạnh cũng góp phần quan trọng trong việc điều trị các triệu chứng của trầm cảm. Người bệnh nên cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng qua thịt, cá, rau, củ quả tươi,…để bổ sung năng lượng cho cơ thể.
  • Hạn chế sử dụng chất kích thích: Người bệnh tuyệt đối nên tránh xa các loại nước uống như bia rượu, cà phê hoặc những chất gây nghiện như thuốc lá, ma túy,….
  • Rèn luyện thể dục: Mỗi ngày bạn nên dành ra khoảng 30 phút để rèn luyện sức khỏe bằng cách tập các bài tập thể dục đơn giản như yoga, chạy bộ, bơi lội,…Việc này còn giúp bạn được thư giãn, giải tỏa các áp lực căng thẳng. Đặc biệt, đối với những người đang mắc bệnh trầm cảm nên ngồi thiền để giúp não bộ được thoải mái hơn.
  • Tham gia nhiều hoạt động: Bệnh nhân nên tích cực tham gia các hoạt động hoặc việc làm mà mình yêu thích, hoặc có thể du lịch, đi đến những địa điểm mà mình mong muốn.
  • Học cách chia sẻ: Đối với những người bệnh trầm cảm thường có xu hướng muốn giấu mọi chuyện vào bên trong. Do đó, người thân và bạn bè cũng nên hỗ trợ để quan tâm và thường xuyên chia sẻ, động viên để giúp họ được cởi mở và thoải mái hơn.

Tuy nhiên, các biện pháp điều trị này chỉ có thể áp dụng đối với những trường hợp bệnh nhẹ, các triệu chứng chưa ở mức quá nghiêm trọng. Đối với những đối tượng bị trầm cảm cấp độ 1 nhưng không thể tự khỏi thì nên tìm đến các bác sĩ tâm lý để được thăm khám và chẩn đoán cụ thể hơn, tránh để bệnh tình chuyến biến nghiêm trọng.

Trầm cảm cấp độ 1 tuy không phải là giai đoạn quá nguy hiểm nhưng nó tiềm tàng rất nhiều nguy cơ trầm trọng nếu người bệnh chủ quan không kịp thời phát hiện và có biện pháp điều trị kịp thời. Để phòng tránh và hỗ trợ tốt cho việc điều trị, bạn nên chú ý đến vấn đề ăn uống, sinh hoạt hàng ngày, thường xuyên tâm sự, chia sẻ để giảm bớt áp lực cho bản thân.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

Cùng chuyên mục

Các giai đoạn của bệnh trầm cảm và dấu hiệu đặc trưng

Theo nghiên cứu và đánh giá của các chuyên gia, căn bệnh trầm cảm có 3 giai đoạn chính đó là giai đoạn trầm cảm nhẹ, vừa và nặng. Các...

Trầm cảm sau sinh

Trầm cảm sau sinh: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và điều trị

Trầm cảm sau sinh hiện nay đang là vấn đề "nóng" được nhiều người quan tâm. Đây là một dạng bệnh về tâm lý xảy ra ở phụ nữ sau...

Bệnh trầm cảm có lây không?

Bệnh trầm cảm có lây không? Có di truyền không?

Bệnh trầm cảm là căn bệnh tâm lý rất nguy hiểm, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại đến sức khỏe và tinh thần của người bệnh. Và một trong...

Bệnh trầm cảm lâu năm có chữa được không?

Bệnh trầm cảm lâu năm có chữa được không? Nếu được thì chữa bằng cách nào? Là những vấn đề được đa số người bệnh hoặc người thân, bạn bè...

phương pháp thôi miên chữa bệnh trầm cảm

Tìm hiểu phương pháp thôi miên chữa bệnh trầm cảm

Thôi miên là một trong những phương pháp trị liệu tâm lý mới xuất hiện tại Việt Nam trong vài năm gần đây. Phương pháp này thuộc nhóm các liệu...

Hậu quả khôn lường của bệnh trầm cảm bạn nên biết

Hiện nay, tỷ lệ người mắc bệnh trầm cảm càng gia tăng, nguyên nhân chủ yếu là do áp lực cuộc sống, công việc, gia đình hoặc những cú sốc...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn