Trào ngược dạ dày có tự khỏi không, bao lâu hết?
Nội Dung Bài Viết
Trào ngược dạ dày khiến cho người bệnh bị ợ hơi, ợ chua, tức ngực, suy nhược cơ thể,… Vậy bệnh trào ngược dạ dày có tự khỏi không? Với căn bệnh này, người bệnh nên sớm tiến hành kiểm soát, tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
Trào ngược dạ dày có tự khỏi không?
Hiện nay, tỉ lệ những bệnh nhân mắc bệnh trào ngược dạ dày không ngừng tăng lên và đang có xu hướng trẻ hóa. Những người bị trào ngược dạ dày thường có dấu hiệu bị đau tức ngực, khó thở, đầy bụng, ợ hơi, ợ chua,… Hầu hết người bị trào ngược dạ dày đều bị tổn thương đến niêm mạc dạ dày và thực quản, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Trào ngược dạ dày là căn bệnh không thể tự khỏi mà cần phải có quá trình điều trị bệnh lâu dài. Với căn bệnh này, nếu không được điều trị dứt điểm, bệnh nhân sẽ phải đối diện với hàng loạt các biến chứng nguy hiểm như hẹp thực quản, ung thư thực quản, barrett thực quản,… Bên cạnh đó, lượng axit dạ dày bị trào ngược lên thực quản còn gây ra hiện tượng phù nề, viêm loét thực quản, hình thành các mô sẹo khiến người bệnh bị đau đớn, tức ngực, khó nuốt thức ăn.
Các thống kê cho thấy có đến 10% số bệnh nhân bị trào ngược dạ dày gặp phải biến chứng barrett thực quản. Lớp niêm mạc thực quản nhanh chóng bị đổi màu sắc. Ngoài ra, người bệnh có thể bị ung thư thực quản với biểu hiện xuất huyết, nôn ra máu, khó nuốt, sụt cân, viêm phổi,… Do đó, người bệnh nên nhanh chóng tiến hành thăm khám, điều trị bệnh sớm, tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Trào ngược dạ dày thực quản có chữa khỏi được không?
Các bác sĩ khuyến cáo, những bệnh nhân mắc bệnh trào ngược dạ dày cần tiến hành chữa trị bệnh sớm. Đây là bệnh lý có thể chữa khỏi nên người bệnh cần chủ động thăm khám. Tùy thuộc vào từng nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân phương pháp điều trị bệnh phù hợp nhất. Người bệnh sẽ phải tiến hành thực hiện các xét nghiệm trào ngược dạ dày để phát hiện nguyên nhân mắc bệnh.
Thông thường, bệnh nhân bị trào ngược dạ dày thực quản sẽ sử dụng thuốc uống để kiểm soát căn bệnh này. Các loại thuốc thường được sử dụng để hỗ trợ điều trị bệnh là thuốc kháng sinh, kháng viêm, thuốc ức chế thụ thể H2, thuốc ức chế bơm proton,…
# Thuốc kháng axit
Loại thuốc này giúp trung hòa lượng axit có trong dạ dày và kiểm soát tình trạng trào ngược. Thuốc kháng axit thường được dùng kèm với thuốc ức chế bơm Proton. Người bệnh có thể sử dụng các loại thuốc giúp cải thiện triệu chứng trào ngược như:
- Canxi Cacbonat
- Nhôm Hydroxit
- Magie Hydroxit
- Sodium Bicarbonate
# Thuốc chẹn H2
Đây là loại thuốc có thể ngăn chặn các tế bào, kiểm soát lượng axit bên trong dạ dày. Thông thường, thuốc có sẵn ở dạng kê đơn và không kê đơn. Các loại thuốc thường hay gặp như:
- Ranitidine
Nizatidine - Famotidine
- Cimetidine
# Thuốc ức chế bơm Proton
Được sử dụng để ngăn ngừa sản xuất lượng axit có trong dạ dày, kiểm soát tình trạng ợ hơi, ợ chua, khàn tiếng, đau họng,… Loại thuốc này chỉ được sử dụng dưới dạng kê đơn trong những trường hợp cần thiết. Liều dùng phổ biến là 20 – 40mg/lần/ngày và dùng liên tục trong 2 tuần. Một số loại thuốc ức chế bơm Proton được sử dụng như:
- Omeprazole
- Rabeprazole
- Pantoprazole
- Esomeprazole
- Lansoprazole
# Thuốc kháng sinh
Loại thuốc này sử dụng trong khoảng 10 – 15 ngày. Thuốc kháng sinh được dùng khi thủ phạm gây ra tình trạng trào ngược là vi khuẩn Helicobacter pylori (HP). Người bệnh cần phải uống thuốc đúng liều lượng và chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Những loại thuốc Tây y trên đây đều có tác dụng nhanh, giúp cải thiện rất tốt tình trạng trào ngược nhưng hiệu quả mang lại chỉ có tính tạm thời vì không thể loại bỏ được triệt để căn nguyên gây bệnh bên trong.
Để chữa khỏi trào ngược dạ dày, người bệnh cần 1 thời gian khá dài chứ không thể ngày một ngày hai. Bởi vậy, nếu sử dụng thuốc Tây thường xuyên còn dẫn đến làm mòn niêm mạc, gây ra nhiều tác dụng phụ khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn.
Người bệnh nên cân nhắc và tham khảo ý kiến chuyên gia để có lựa chọn đúng đắn nhất.
Trào ngược dạ dày bao lâu thì khỏi?
Những bệnh nhân mắc bệnh trào ngược dạ dày sẽ thường xuyên bị tức ngực, ho dai dẳng, mất ngủ thường xuyên. Muốn điều trị dứt điểm bệnh trào ngược dạ dày thực quản, người bệnh cần phải tuân thủ đúng các chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Bên cạnh đó, thời gian để bệnh khỏi hoàn toàn còn tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau như tình trạng sức khỏe bệnh nhân, cấp độ mắc bệnh, phương pháp điều trị,…
Cụ thể, thời gian khỏi bệnh của bệnh nhân bị trào ngược dạ dày như sau:
+ Cấp độ 1: Nhẹ
Dấu hiệu bệnh trào ngược dạ dày không rõ ràng. Người bệnh chỉ xuất hiện một số triệu chứng như ợ nóng, ợ hơi, khó tiêu,… Bệnh nhân chỉ cần thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt hàng ngày, bệnh sẽ nhanh chóng khỏi trong thời gian ngắn.
+ Cấp độ 2: Trung bình
Ở mức độ này, người bệnh sẽ bị đau rát vùng cổ họng thường xuyên. Đồng thời, bệnh nhân còn gặp phải triệu chứng buồn nôn, ợ hơi, ợ chua. Vùng dạ dày xuất hiện những vết loét nhỏ. Người bệnh phải tiến hành thăm khám và điều trị bệnh. Khoảng 1 tháng, các triệu chứng bệnh mới nhanh chóng giảm dần và khỏi hẳn.
+ Cấp độ 3: Nặng
Những cơn đau âm ỉ ở dạ dày xuất hiện thường xuyên. Trong dạ dày có vết loét gây đau đớn cho người bệnh. Ở cấp độ này, người bệnh bắt buộc phải sử dụng thuốc và tuân thủ đúng các chỉ định của bác sĩ chuyên khoa để bệnh nhanh chóng khỏi. Bệnh nhân phải kiên trì điều trị bệnh trong khoảng 2 – 3 tháng thì triệu chứng bệnh mới có thể thuyên giảm.
+ Cấp độ 4: Tình trạng kéo dài dai dẳng
Bệnh trào ngược dạ dày ở mức độ kéo dài dai dẳng, người bệnh cần phải bình tĩnh tiến hành áp dụng những phương pháp điều trị của bác sĩ chuyên khoa. Bệnh nhân sẽ được bác sĩ hướng dẫn điều trị theo phác đồ cụ thể cho đến khi khỏi bệnh. Bên cạnh việc sử dụng thuốc, người bệnh cần phải có chế độ ăn uống và sinh hoạt điều độ để giúp bệnh nhanh chóng khỏi.
Lưu ý khi điều trị trào ngược dạ dày
Trào ngược dạ dày thực quản là căn bệnh rất dễ tái phát nhiều lần nếu không có biện pháp kiểm soát phù hợp. Bệnh nhân nên tiến hành thăm khám khi có một số biểu hiện như đau tức ngực, khó thở, hơi thở khò khè, đầy hơi, sụt cân, cơ thể suy nhược, ợ hơi, ợ chua,… Với căn bệnh trào ngược dạ dày thực quản, ngoài việc tiến hành chữa trị bệnh theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, người bệnh cần phải chú ý một số vấn đề sau đây.
- Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung cho cơ thể những dưỡng chất thiết yếu
- Không được ăn thức ăn cay, nóng, chứa nhiều dầu mỡ
- Tăng cường các loại trái cây, rau xanh và không được ăn thực phẩm có vị chua gây ảnh hưởng đến dạ dày
- Không được sử dụng các thực phẩm chứa chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,…
- Chia nhỏ bữa ăn, không được ăn quá nhiều thức ăn cùng một lúc
- Người bệnh nên ăn thức ăn loãng, dễ tiêu hóa
- Nếu áp dụng cách chữa trào ngược dạ dày bằng tỏi hoặc nha đam cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi thực hiện.
- Sau khi ăn xong không được nằm ngay mà nên đi lại nhẹ nhàng trong khoảng 3 giờ
- Mặc quần áo thoáng mát, rộng rãi, tránh gây áp lực lên vùng thắt lưng và dạ dày
- Khi ngủ nên gối cao đầu, tránh gây áp lực lên dạ dày và ngăn ngừa tình trạng trào ngược dạ dày thực quản
- Tuyệt đối không được sử dụng thuốc tùy tiện mà không có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa
- Áp dụng những bài tập yoga đơn giản để hỗ trợ điều trị bệnh
- Không nên lo lắng, căng thẳng quá mức gây ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh
- Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày nhằm giúp thúc đẩy quá trình trao đổi chất và đào thải độc tố ra ngoài cơ thể
- Ngủ đủ 8 tiếng/ngày và không được làm việc quá sức
Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về vấn đề: Trào ngược dạ dày có tự khỏi không? Với căn bệnh này, người bệnh nên sớm có biện pháp kiểm soát để tránh các biến chứng có thể xảy ra. Hãy tìm đến những cơ sở uy tin để có chất lượng điều trị tốt nhất. Bên cạnh đó, bệnh nhân nên có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý để bệnh sớm khỏi. Chúc bạn nhanh hồi phục.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!