Đau dạ dày nên ăn gì, kiêng gì để giảm đau, mau khỏi?

Vi khuẩn HP (Helicobacter Pylori) là gì? Có lây không?

Người bị viêm loét dạ dày nên ăn gì, uống gì và kiêng gì?

Viêm loét dạ dày – tá tràng: Dấu hiệu và cách điều trị

9 thuốc trị đau dạ dày tốt nhất hiện nay và lưu ý [Cập nhật]

VTV2 chia sẻ bài thuốc “đánh bại” bệnh dạ dày hiệu quả từ thảo dược

Bị trào ngược dạ dày có nên ăn sữa chua? Loại nào tốt?

Thuốc dạ dày viện 354 (Bình Vị Nam): Công dụng, cách dùng

5 thuốc đau dạ dày của Nhật Bản tốt nhất có ở nước ta

Kinh nghiệm chữa trào ngược dạ dày thực quản dứt điểm

Trào ngược dạ dày gây ho – Cách nhận biết, khắc phục

Trào ngược dạ dày gây ho là tình trạng xảy ra phổ biến ở những người mắc bệnh về đường hô hấp và tiêu hóa. Bệnh có thể dẫn đến một số rủi ro nếu như không điều trị kịp thời. Vì vậy, để nhận biết được tình trạng này thì người bệnh nên đi thăm khám để được chẩn đoán và điều trị đúng hướng.

Tại sao trào ngược dạ dày gây ho?

Trào ngược dạ dày thực quản là một trong những bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa, xảy ra khi cả thức ăn và dịch vị trong dạ dày bị đẩy ngược lên thực quản do cơ vòng hoạt động không theo một trình tự, không thể khép kín khi thức ăn vừa xuống dạ dày khiến cho thức ăn từ dưới trào lên. 

Trào ngược dạ dày gây ho
Trào ngược dạ dày gây ho là các chất acid dịch vị gây sức nóng khiến cho lớp niêm mạc thực quản bị viêm loét

Trong quá trình trào ngược lên, các chất acid dịch vị tạo nên ma xát gây sức nóng khiến cho lớp niêm mạc thực quản bị bỏng và viêm loét. Khi đó các bộ phận thực quản – khí quản – phế quản chịu sự kích thích của việc bị trào ngược khiến cho người bệnh bị ho.

Ho là một phản xạ thông thường của cơ thể giúp cơ thể làm sạch lá phổi của mình để ngăn ngừa tình trạng sự nhiễm khuẩn. Tuy nhiên nếu tình trạng ho kéo dài sẽ gây những ảnh hưởng xấu đối với sức khỏe.

Mặc dù trào ngược dạ dày không phải là nguyên nhân chứng gây ho nhưng theo thống kê thì có ít nhất 25% trường hợp người mắc bệnh ho mãn tính có liên quan đến tình trạng trào ngược dạ dày. Và người mắc bệnh trào ngược dạ dày gây ho thông thường sẽ không có các triệu chứng phổ biến như ợ nóng, ợ hơi hay buồn nôn.

Biểu hiện nhận biết của chứng trào ngược dạ dày gây ho

Ho là một vấn đề liên quan đến hệ thống hô hấp, nhưng cũng có khi nó còn thể hiện đến bệnh trào ngược dạ dày. Và tình trạng trào ngược dạ dày khi ho sẽ có những biểu hiện cụ thể như sau giúp bạn có thể nhận biết:

  • Trước khi xuất hiện cơn ho thì sẽ có biểu hiện như ợ nóng, ợ chua và kèm theo cảm giác đau bỏng rát sau xương ức, kế đến người bệnh sẽ cảm thấy khó chịu vùng họng và ho.
  • Người bệnh sẽ cảm thấy tình trạng ho xuất hiện chủ yếu sau bữa ăn hoặc vào ban đêm.
  • Người bệnh cảm thấy nóng ran  ở vùng bụng trên và nơi cổ họng.
  • Ho dai dẳng kể cả không có nguyên nhân bên ngoài tác động vào như mùi thuốc lá hoặc mắc một vài bệnh lý khác.
  • Ho kéo dài nhưng không có mắc bệnh tiền sử như bệnh hen suyễn hay hội chứng chảy dịch mũi sau.
  • Chứng ho mãn tính khi chụp X-quang ở phổi vẫn không có dấu hiệu mắc bệnh.

Nguyên nhân trào ngược dạ dày gây ho

Người mắc bệnh trào ngược dạ dày gây ho sẽ có những nguyên nhân hình thành khá tương đồng với tình trạng trào ngược dạ dày thông thường được kể đến:

  • Viêm loét dạ dày – tá tràng: Vùng dạ dày bị viêm loét sẽ ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của hệ tiêu hóa, dẫn đến tình trạng thức ăn bị ứ đọng khiến vùng dạ dày tiết nhiều acid dịch vị dẫn đến sự kích thích dạ dày bị trào ngược.
  • Béo phì: Trọng lượng cơ thể cũng có thể gây nên sự ảnh  hưởng, bởi trọng lượng sẽ tạo ra áp lực cho cơ thắt thực quản dưới bị giãn nở khiến xảy ra tình trạng trào ngược dạ dày.
  • Ăn uống không khoa học: Người mắc bệnh thường có thói quen ăn nhanh, không nhai kỹ thức ăn, ăn quá no hoặc để bụng quá đói, vận động sau khi ăn gây ra tình trạng rối loạn tiêu hóa.
  • Căng thẳng quá mức: Khi để tình trạng căng thẳng kéo dài khiến cho cơ thể tiết ra chất Cortisol, chất này làm nồng độ acid dạ dày tăng cao, trương lực co bóp đẩy mạnh kích thích dịch vị dạ dày bị trào ngược lên thực quản.
  • Cơ chế thần kinh cơ: Quá trình trào ngược dạ dày lên thực quản có thể lan sang đến vùng phổi. Lúc này, cơ chế phản xạ nằm ở phần dưới đường hô hấp bị kích thích khiến cho cơ thể bị ho.
  • Cơ chế loại bỏ chất kích thích trong đường hô hấp: Tình trạng trào ngược dạ dày xảy ra khiến cho cơ quan cơ thắt thực quản yếu và hoạt động không bình thường. Khi đó, axit thực quản có thể đi vào mạng lưới đường thở nằm bên trong phổi.
Trào ngược dạ dày gây ho
Căng thẳng thần kinh là một trong những nguyên nhân gây trào ngược dạ dày khi ho

Tình trạng trào ngược dạ dày gây ho có thật sự gây nguy hiểm?

Nếu như mắc các bệnh lý về đường hô hấp hay chứng trào ngược dạ dày thực quản cũng không gây ảnh hưởng nghiêm trọng gì đối với sức khỏe của người bệnh, chỉ khiến cho người bệnh cảm thấy ăn không ngon, ngủ không ngon giấc.

Tuy nhiên, đối với tình trạng mắc chứng trào ngược dạ dày gây ho có thể gây ra những biến chứng khôn lường như:

  • Lớp niêm mạc thực quản, niêm mạc họng bị tổn thương dẫn đến tình trạng sưng, viêm gây ra phù nề họng nghiêm trọng.
  • Người mắc bệnh trào ngược dạ dày gây ho có thể mắc cả bệnh viêm họng mãn tính.
  • Khi kéo dài tình trạng sẽ dẫn đến hen suyễn.
  • Tình trạng làm tác động đến dây thanh quản, tắt tiếng hoặc khàn giọng, ảnh hưởng đến những hoạt động giao tiếp trong cuôc sống.

Cách khắc phục tình trạng trào ngược gây ho

Quá trình trào ngược gây ho chính là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe của bạn đang gặp vấn đề. Khi gặp tình trạng này, người bệnh nên đến bệnh viện để thăm khám chẩn đoán để bác sĩ có thể đưa ra phác đồ điều trị thích hợp và kèm theo đó là thay đổi lối sống.

1. Chẩn đoán ho do trào ngược dạ dày

Ho do trào ngược dạ dày thường khó chẩn đoán, vì có tới 75% trường hợp ho do trào ngược mà không có triệu chứng về vấn đề tiêu hóa. Vì vậy mà các bác sĩ sẽ lấy tiền sử bệnh án chi tiết để đánh giá từng triệu chứng của người bệnh.

Cách tốt nhất để chẩn đoán ho do trào ngược dạ dày là xét nghiệm nồng độ pH. Xét nghiệm này được thực hiện bằng cách đặt đầu do qua mũi vào ống dẫn thức ăn để đo nồng độ pH thực quản. Tại đây, một viên nam nhỏ sẽ được đặt trong ống thực phẩm trong khi nội soi ở trong một khoảng thời gian xác định.

Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể cho bệnh nhân sử dụng thuốc ức chế bơm proton (một loại thuốc điều trị trào ngược dạ dày ho nhiều) để kiểm tra tình trạng ho có liên quan đến bệnh trào ngược dạ dày hay không.

Trào ngược dạ dày gây ho
Bác sĩ sẽ lấy tiền sử bệnh án chi tiết để đánh giá từng triệu chứng của người bệnh

2. Sử dụng thuốc điều trị trào ngược dạ dày

Hiện nay có một số loại thuốc được sử dụng khá phổ biến để điều trị chứng trào ngược dạ dày gây ho mà bác sĩ đã chỉ định như:

  • Thuốc kháng axit: Thuốc này có tác dụng hạn chế sự sản xuất acid dư thừa, giúp hạn chế tình trạng trào ngược gây ho. Baking soda cũng là một dạng thuốc kháng axit phổ biến gần bạn.
  • Thuốc ức chế thụ thể H-2 (thuốc kháng Histamine): Thuốc này được sử dụng để điều trị mề đay mẩn ngứa, nhưng cũng có tác dụng cải thiện tình trạng trào ngược axit dạ dày. Thuốc ức chế thụ thể H-2 có tác dụng lên đến 12 giờ.
  • Thuốc ức chế bơm proton  (PPI): Đây là thuốc có tác dụng làm ngăn chặn quá trình sản xuất axit dạ dày trong một khoảng thời gian dài hơn để cho mô thực quản có thời gian tự lành lại.

3. Phẫu thuật điều trị trào ngược dạ dày

Trường hợp phẫu thuật điều trị trào ngược dạ dày khi ho được chỉ định khi bệnh nhân sử dụng thuốc vẫn không cải thiện, hoặc không nghiêm túc trong quá trình sử dụng thuốc dẫn đến trường hợp gây nghiêm trọng, khi đó việc đề xuất phẫu thuật giúp người bệnh tránh những rủi ro không mong muốn.

Phẫu thuật thường có mục đích là tăng cường hoạt động của cơ co thắt thực quản, và được thực hiện thông qua thủ thuật nội soi. Sau phẫu thuật, người bệnh chỉ cần nghỉ ngơi vài tuần để thực quản hồi phục và trở lại hoạt động bình thường.

4. Áp dụng mẹo dân gian để chữa tình trạng ho do trào ngược dạ dày

Bên cạnh sử dụng thuốc Tây thì người bệnh có thể áp dụng một vài mẹo dân gian để chữa trị giúp cải thiện được tình trạng ho do trào ngược dạ dày. Cụ thể:

  • Lá hẹ và mật ong: Rửa sạch nắm lá hẹ và cắt thành từng khúc ngắn rồi cho thêm một chút mật ong sau đó đem hấp cách thủy trong vòng 5 – 10 phút rồi tắt bếp. Sử dụng hỗn hợp vừa thực hiện trong vòng 3 – 5 ngày để thấy được hiệu quả mang lại.
  • Củ cải trắng (cải đường) kết hợp gừng tươi: Lấy khoảng 2 – 3 củ cải trắng rửa sạch, gọt vỏ, cắt thành từng khúc rồi xay nhuyễn cùng với 5 lát gừng tươi. Rồi đem lọc hỗn hợp để lấy nước cốt để uống.

Thay đổi thói quen sinh hoạt để cải thiện trào ngược dạ dày gây ho

Để cải thiện tình trạng ho do trào ngược dạ dày thì bên cạnh việc điều trị, người bệnh cũng có thể tích hợp một số biện pháp hỗ trợ trong việc điều trị chẳng hạn như thay đổi thói quen sinh hoạt lành mạnh và chế độ ăn uống trong thực đơn mỗi ngày.

Trào ngược dạ dày gây ho
Cần thay đổi lối sống và chế độ ăn uống lành mạnh có tác dụng ngăn ngừa trào ngược dạ dày gây ho và cải thiện sức khỏe

1. Thay đổi chế độ ăn uống

Những người mắc trào người dạ dày gây ho nên tránh ăn những loại thực phẩm sau đây:

  • Thực ăn chua: Chanh, xoài, giấm, dưa cà muối,… vì có thể làm gia tăng lượng axit trong dạ dày khiến cho dạ dày bị kích ứng.
  • Thức ăn cay nóng như: Ớt, tiêu, mù tạt có thể gây kích ứng lớp niêm mạc khiến cho dạ dày bị tổn thương.
  • Thực phẩm khó tiêu: Xương, sụn, rau củ già,… khiến cho bộ phận tiêu hóa không thể tiêu và làm trầy xước lớp niêm mạc.

Thay vào đó người bệnh nên bổ sung các loại thực phẩm có lợi cho hệ tiêu hóa và tốt cho cơ thể để giảm các triệu chứng ho do trào ngược dạ dày gây ra như:

  • Chuối: Giúp cân bằng nước trong dạ dày và ngăn ngừa hiện tượng trào ngược xảy ra.
  • Gừng: Ăn gừng mỗi ngày giúp giảm cảm giác ho và buồn nôn do trào ngược, vì hoạt chất của gừng có tác dụng kháng viêm và tăng cường hoạt động tiêu hóa rất tốt cho cơ thể.
  • Đu đủ chín: Trong thành phần đu đủ có chứa chất giúp tiêu hóa các loại thức ăn gây khó tiêu, đồng thời cải thiện hệ tiêu hóa.
  • Sữa chua: Trong sữa chua chứa rất nhiều lợi khuẩn tốt cho hệ tiêu hóa.

2. Thay đổi thói quen sinh hoạt

Thay đổi lối sống và thói quen sinh hoạt cũng là một cách giúp hỗ trợ điều trị trào ngược dạ dày gây ho được cải thiện và rút ngắn thời gian điều trị mà bạn có thể áp dụng:

  • Mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát giúp hạn chế gây áp lực lên dạ dày để hạn chế tình trạng ho do trào ngược dạ dày.
  • Tập thói quen ăn chậm nhai kỹ, không nên ăn quá nhiều trong một bữa. Thay vào đó có thể chia các bữa chính thành nhiều bữa nhỏ để đảm bảo cho hệ tiêu hóa.
  • Sau khi ăn không nên nằm ngay lập tức vì có thể làm nguy cơ tăng trào ngược dạ dày. Hãy nằm sau 3 tiếng kể từ lúc ăn, hoặc có thể vận động nhẹ nhàng để tiêu hóa bớt lượng thức ăn.
  • Tập luyện thể dục đều đặn mỗi ngày giúp duy trì cân nặng, tránh tình trạng béo phì, đồng thời giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể.
  • Nâng cao tư thế ngủ bằng cách nâng cao đầu giường hoặc gối nằm giúp làm giảm lượng axit trào ngược gây ho và tăng cường hỗ trợ giấc ngủ cho người bệnh.

Người mắc bệnh trào ngược dạ dày gây ho nên đến gặp bác sĩ để chẩn đoán và  cần nghiêm túc chữa trị theo phác đồ điều trị của bác sĩ để tránh tình trạng diễn biến nghiêm trọng gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Bên cạnh đó người bệnh cần kết hợp giữa việc điều trị cùng với thay đổi lối sống sinh hoạt lành mạnh để việc điều trị đi theo hướng tích cực và tránh được những căn bệnh ẩn náu kha1c trong cơ thể của bạn. Hi vọng bài viết mang đến những thông tin bổ ích đến với các vị độc giả.

Có thể bạn quan tâm:

Cùng chuyên mục

Mẹo chữa trào ngược dạ dày bằng lá tía tô tại nhà

Chữa trào ngược dạ dày bằng lá tía tô được nhiều người trong dân gian sử dụng. Đây là phương pháp được thực hiện đơn giản với nguyên liệu an...

Viêm hang vị dạ dày nên ăn gì là thắc mắc chung của nhiều người

Viêm hang vị dạ dày nên ăn gì và kiêng gì?

Viêm hang vị dạ dày là căn bệnh thường gặp, nhất là người ở độ tuổi trung niên và người cao tuổi, xuất phát từ nhiều nguyên nhân nhưng phổ...

Các loại thuốc trị trào ngược dạ dày tốt nhất 2020

Các thuốc trị trào ngược dạ dày thực quản tốt nhất

Thuốc trị trào ngược dạ dày thực quản có rất nhiều loại. Mỗi loại thuốc sẽ có những ưu nhược điểm khác nhau. Vậy người bệnh nên uống loại thuốc...

Thuốc đau dạ dày cho phụ nữ mang thai tốt + an toàn

Thuốc đau dạ dày cho phụ nữ mang thai tốt + an toàn

Đau dạ dày xảy ra phổ biến ở phụ nữ mang thai. Những thay đổi của thai kỳ hoặc do thói quen ăn uống thất thường là cơn đau dạ...

Các thuốc giảm tiết axit dạ dày tốt và cách dùng đúng

Các thuốc giảm tiết axit dạ dày tốt và cách dùng đúng

Phần lớn những loại thuốc giảm tiết axit dạ dày, thuốc trung hòa axit dạ dày thường được chỉ định sử dụng cho người bệnh trào ngược dạ dày thực...

Bị vi khuẩn HP không nên ăn gì và bổ sung thực phẩm gì?

Vi khuẩn HP là một trong những nguyên chính gây nên các bệnh về viêm loét dạ dày, ung thư, trào ngược dịch mật và các biến chứng sau này....

Bình luận (1)

  1. Trần hữu lộc says: Trả lời

    Trào ngược dạ dày gây ho này chữa ở đâu hiệu quả ạ

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn