Trẻ bị nổi mẩn đỏ ở bụng và lưng do đâu? Nguy hiểm không?
Nội Dung Bài Viết
Trẻ bị nổi mẩn đỏ ở bụng và lưng là một tình trạng thường gặp, đặc biệt là những ngày hè nắng nóng. Triệu chứng này có thể tự tiêu biến sau một vài ngày mà không nhất thiết nhờ đến sự can thiệp của y khoa. Nhưng ở những trường hợp nặng, tình trạng này có thể là biểu hiện của một bệnh lý nguy hiểm khác về da.
Điểm danh những “thủ phạm” gây nên tình trạng trẻ bị nổi mẩn đỏ ở lưng và bụng
Nổi mẩn đỏ ở lưng và bụng là một tình trạng rất dễ gặp phải ở trẻ em. Đây là một dạng tổn thương ở da gây ra những triệu chứng đau rát, ngứa ngáy khó chịu khiến không ít sự phiền toái cho cả trẻ và phụ huynh. Và không một phụ huynh nào mong muốn con mình mắc phải tình trạng này. Vậy, những “thủ phạm” nào đã gây ra tình trạng này?
Nguyên nhân gây ra tình trạng nổi mẩn đỏ ở lưng và bụng xuất phát từ nhiều yếu tố khác nhau, cụ thể như các yếu tố sau:
Do dị ứng với thời tiết
Khí hậu thay đổi thất thường chính là nguyên nhân gây nên tình trạng nổi mẩn đỏ ở trẻ em. Đặc biệt là những ngày nắng nóng quá mức, tuyến mồ hôi của trẻ bị ứ đọng vào các khoảng trống trên lớp biểu bì của trẻ và từ đó hình thành nên các nốt mẩn đỏ.
Do bị dị ứng
Phấn, nước hoa, sữa tắm, thuốc, lông thú nuôi, thực phẩm,… cũng có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng nổi mẩn đỏ là ở. Đôi khi quý phụ huynh cũng không ngờ đến tình trạng này. Những sản phẩm bạn đang sử dụng cho con của bạn có chứa một số thành phần không phù hợp với con trẻ. Bên cạnh đó, tình trạng nổi mẩn đỏ thường đi kèm với những cơn ngứa ngáy khiến cho bé vô cùng khó chịu.
Do rôm sảy
Rôm sảy là một tình trạng thường xảy phải ở trẻ nhỏ, đặc biệt là những ngày hè với thời tiết oi bức. Khi đó, triệu chứng khắp người trẻ là những đốm đỏ li ti và gây ngứa. Thời gian đầu, vết thương chỉ ở diện tích nhỏ và lan rộng sang các vùng da khác. Nguyên nhân khác là do tuyến mồ hôi của con trẻ bị ứ đọng tại da và không được tống ra ngoài.
Do sốt phát ban da
Khi trẻ bị sốt phát ban, trên cơ thể của trẻ thường nổi mẩn đỏ ở bụng, lưng hoặc có thể là toàn thân. Những đốm đỏ có thể tự tiêu biến sau một vài ngày hoặc bệnh tình của trẻ thuyên giảm hoàn toàn mà không kèm theo dấu hiệu ngứa ngáy.
Do sức đề kháng của trẻ bị suy yếu
Hệ thống miễn dịch của trẻ chưa được hoàn thiện, đặc biệt là trẻ sơ sinh dẫn đến tình trạng sức đề kháng còn yếu. Bên cạnh đó, da của trẻ còn rất nhạy cảm trước những tác động từ môi trường như: khói bụi, thời tiết, vi khuẩn và một số tác nhân khác.
Do trẻ mắc phải một số bệnh lý về da
Chàm, mề đay, vẩy nến, viêm da bã tiết, mụn trứng cá, hăm,… là nguyên nhân khác dẫn đến tình trạng nổi mẩn đỏ ở trẻ em. Những căn bệnh trên, ngoài sự xuất hiện của những đốm đỏ trên da còn xuất hiện thêm những cơn ngứa dai dẳng và khiến trẻ không thể ngừng gãi.
Ngoài ra còn rất nhiều “thủ phạm khác gây nên tình trạng nổi mẩn đỏ trên lưng và bụng của trẻ như: do nhiễm khuẩn, do bị viêm da, do hăm tã, do công trùng cắn,…
Nổi mẩn đỏ ở bụng và lưng ở trẻ em có nguy hiểm không?
Trẻ em nổi mẩn đỏ ở bụng và lưng là tình trạng khá phổ biến hiện nay. Những vết mẩn ngứa không chỉ xuất hiện ở lưng và bụng mà có thể xuất hiện trên toàn bộ phận trên cơ thể trẻ như: mặt, cổ, chân, xung quanh miệng.
Nếu triệu chứng mẩn ngứa đơn thuần chỉ là triệu chứng thông thường và không đi kèm với triệu chứng khác thì có thể tự biến mất sau một vài ngày mà không nhất thiết nhờ đến sự can thiệp của y khoa. Tuy nhiên, vì sức khỏe của trẻ nhỏ, quý phụ huynh không được chủ quan dù bất kỳ lý do nào. Chúng cũng có khả năng “bào mòn” sức khỏe của con trẻ.
Những trường hợp viêm da nghiêm trọng ở trẻ kèm theo những tình trạng ngứa ngáy khó chịu. Đôi khi, trẻ sẽ quấy khóc, thậm chí là bỏ ăn và thường xuyên mệt mỏi khi sinh hoạt cùng với gia đình hay tại trường học. Vì những điều đó đã khiến không ít phải bỏ ăn, sụt cân theo con cái.
Bên cạnh đó, tình trạng nổi mẩn ngứa trên da của trẻ cũng chính là biểu hiện của một bệnh lý khác về da liễu hoặc một bệnh lý tiềm ẩn nào đó. Quý phụ huynh cần hết sức lưu ý.
Khi nào nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ?
Quý phụ huynh nên nhanh chóng đưa trẻ đến các cơ sở y tế khi trẻ có những biểu hiện sau:
- Những đốm đỏ mẩn ngứa loan ra các vùng da khác trên cơ thể, đặc biệt là vùng mặt, tay, chân;
- Xuất hiện mủ trắng li ti trên da nhưng không rõ nguyên nhân;
- Xuất hiện biểu hiện lạ trên da của trẻ;
- Những cơn ngứa ngáy nhiều hơn bình thường khiến trẻ quấy khóc nhiều, đặc biệt là về đêm.
Cách xử lý khi trẻ bị nổi mẩn đỏ ở bụng và lưng
Khi phát hiện trẻ có những dấu hiệu bất thường về da, các bậc cha mẹ cần nhanh chóng tìm ra những cách xử lý kịp thời để đẩy lùi tình trạng ngứa ngáy khó chịu cho trẻ.
Dưới đây, chúng sẽ chia sẻ cho quý phụ huynh các một số biện pháp để cải thiện tình trạng nổi mẩn đỏ ở lưng và bụng từ phương pháp dân gian và phương pháp Tây y, Đông y:
Điều trị bằng phương pháp dân gian
Điều trị tình trạng lưng và bụng của trẻ nổi mẩn đỏ được khá nhiều quý phụ huynh áp dụng. Với nguồn gốc từ các nguyên liệu từ thiên nhiên vừa an toàn, vừa tiết kiệm nhưng không kém phần hiệu nghiệm, các cha mẹ có thể sử dụng để cải thiện sức khỏe cho con trẻ với các liệu pháp sau:
# Dùng lá khế trị chứng mẩn đỏ ở bụng và lưng
- Đem một nắm lá khế tươi rửa sạch nhiều lần với nước sạch. Tốt hơn nếu ngâm chúng cùng với một ít nước muối pha loãng rồi vớt ra để ráo;
- Cho lá khế vừa được làm sạch vào trong chảo nóng để rang cho héo lại rồi đem giã cho nát;
- Sử dụng lá khế đã được giã nát để chà xát trực tiếp lên vùng da tổn thương ở trẻ. Sau đó, rửa trẻ bằng nước ấm và dùng khăn bông khô để lau ráo nước;
- Thực hiện mỗi ngày một lần. Sau một vài ngày, tình trạng bệnh lý dần được đẩy lùi.
# Dùng quả mướp đắng để nấu nước cho trẻ tắm
- Đem 2 – 3 quả mướp đắng rửa sạch với nước để loại bỏ lớp bụi bẩn và tạp chất. Tốt hơn nếu ngâm cùng với nước muối pha loãng khoảng 5 – 10 phút rồi vớt để ráo nước;
- Thái quả mướp thành từng lát mỏng rồi cho vào nồi nước và bắt đầu nấu sôi;
- Pha thêm một ít nước lạnh sao cho độ ẩm của nước vừa đủ để tắm cho trẻ;
- Ngâm trẻ khoảng 3 – 5 phút rồi dùng nước ấm để tắm lại;
- Tắm cho trẻ mỗi ngày 1 lần để đẩy lùi bệnh lý.
# Dùng lá trầu không để nấu nước cho trẻ tắm
- Đem một nắm lá trầu không rửa sạch nhiều lần với nước để loại bỏ bụi bẩn hoặc ngâm với nước muối pha loãng rồi vớt ra để ráo;
- Cho toàn bộ lá trầu không vào trong nồi nước và nấu cho đến khi lá già;
- Pha cùng với một ít nước lạnh sao cho nước đủ ấm rồi tắm cho trẻ;
- Có thể dùng lá trầu không chà xát nhẹ nhàng lên vùng lưng và bụng;
- Tắm trẻ lại bằng nước ấm rồi lau ráo nước và tiến hành bôi thuốc;
- Mỗi tuần tắm cho trẻ 3 – 4 lần để cải thiện tình trạng nổi mẩn đỏ ở trẻ.
Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng một số loại thảo dược khác để chà xát lên vùng da bị tổn thương hoặc nấu nước để tắm trẻ như: lá kinh giới, cây sài đất,… Tuy nhiên, mẹo vặt trong dân gian chỉ là phương pháp hỗ trợ, và chỉ thích hợp cho các trường hợp bệnh lý ở mức độ nhẹ hoặc đang ở giai đoạn khởi phát. Mặt khác, việc sử dụng các loại lá cây cần đảm bảo yếu tố vệ sinh để tránh tình trạng nhiễm trùng da.
Điều trị bằng phương pháp Tây y
Bên cạnh việc điều trị tình trạng nổi mẩn đỏ ở lưng và bụng, các quý phụ huynh có thể kết hợp điều trị cùng với một số loại thuốc Tây y được bào chế ở dạng thuốc bôi.
Tuy nhiên, việc điều trị bằng thuốc cần tuân thủ các chỉ định từ bác sĩ về liều dùng, cách sử dụng thuốc để tránh gây tác dụng phụ cho bé, đặc biệt là trẻ sơ sinh, bởi cơ thể của trẻ còn rất nhạy cảm, dễ bị kích ứng da. Chính vì vậy, quý phụ huynh không được tự ý sử dụng cho con trẻ khi chưa được phép.
Một số loại thuốc được các bác sĩ da liễu chỉ định sử dụng để cải thiện tình trạng nổi mẩn đỏ ở bụng và lưng như:
- Thuốc kháng histamin;
- Thuốc chống viêm corticoid;
- Thuốc kháng sinh;
- Thuốc bôi giảm ngứa;
- Kem dưỡng ẩm.
Một lưu ý khác, các quý phụ huynh nên tìm mua các loại sản phẩm có thành phần phù hợp với thể trạng của trẻ, nguồn gốc rõ ràng. Tốt nhất nên tìm mua sản phẩm tại các cửa hàng uy tín.
Một số lưu ý khi chăm sóc trẻ bị mẩn đỏ ở bụng và lưng
Dưới đây là một số lời khuyên chăm sóc sức khỏe dành cho các phụ huynh có con nhỏ bị mẩn ngứa ở bụng và lưng:
- Không để trẻ gãi mạnh lên các vùng da bị tổn thương. Việc gãi quá mạnh có thể khiến do da bị trầy xước, thậm chí có thể gây ra tình trạng chảy máu. Khi đó, đã tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn, nấm tấn công và dẫn đến tình trạng nhiễm trùng da;
- Tuyệt đối không nên tắm hoặc lau người trẻ liên tục khi trẻ mắc bệnh. Và chỉ vệ sinh thân người trẻ mỗi ngày 1 lần bằng nước ấm và dùng khăn bông lau ráo nước;
- Không để trẻ trong mỗi trường quá nóng hay quá lạnh. Nên để trẻ sinh hoạt trong môi trường thoáng mát và sạch sẽ;
- Tránh lạm dụng các loại sữa tắm có mùi hay các loại sản phẩm có chất kích thích để tắm cho trẻ đang bị nổi mẩn đỏ;
- Không mặc cho trẻ những bộ quần áo bó sát. Thay vào đó, nên mặc cho trẻ những bộ quần áo thoáng mát để tránh tình mạng tắc nghẽn mồ hôi, đồng thời, giúp trẻ dễ dàng hoạt động;
- Đối với những đứa trẻ còn trong độ tuổi bú mẹ, người mẹ không nên sử dụng các loại thực phẩm dễ gây dị ứng cho trẻ như các loại hải sản, thức ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn cay, đồ ăn nóng,…;
- Bổ sung cho trẻ những thực phẩm có tính mát như các loại rau, củ quả tươi, các loại trái cây. Tránh cho trẻ ăn những thực phẩm gây ngứa trong quá trình mắc bệnh.
Tóm lại, không có một phụ huynh nào mong muốn nhìn thấy con của mình phải chịu các cơn ngứa ngáy khó chịu ở lưng và bụng do chứng nổi mề đay mẩn ngứa gây nên. Quý phụ huynh nên có những biện pháp điều trị phù hợp và hết sức lưu ý trong cách chăm sóc sức khỏe của trẻ khi mắc bệnh.
Mặt khác, đưa trẻ đến sức cơ sở y tế để kiểm tra sức khỏe, test da để biết chính xác bệnh tình mà trẻ đang mắc phải. Từ đó, các bác sĩ da liễu sẽ đưa ra những giải pháp cụ thể để cải thiện bệnh lý của trẻ.
Thông Tin Bổ Ích:
on trai em mới hon 2 tuổi mà cháu nó bị mề đay mãn tính đã gần nửa năm. E chạy chửa rất nhiều thấy thuốc rồi nhưng k hiệu quả gì cả. Trời trở lạnh hay thời tiết thay đổi là người cháu nổi đỏ với từng mảng mề đay có khi to hơn cả bàn tay của cháu nữa. Ngứa ngáy không ngủ được làm sức khỏe cháu giảm sút. Nghe người ta mách đến Thuốc dân tộc chữa, ai ở đây chữa bằng thuốc của tt này r tư vấn giúp mình với
Chị cho cháu đến Thuốc dân tộc khám xem thế nào, trước cháu con nhà anh trai mình bị mề đay bố mẹ nó cũng đưa đi khám ở đấy. Xong bs cho thuốc cả bôi cả uống mà dùng 2-3 tháng là khỏ. Đến bh nó đi học rồi chưa thấy bị lại lần nào
c Nhữ Quỳnh Anh cho em hỏi,bên thuốc dân tộc đấy có phải chữa bằng tiêu ban giải độc thang này k ạ? https://thuocdantoc.vn/benh/thao-duoc-dong-y-thoi-bay-phong-ngua-chi-1-lieu-trinh-khong-lo-tai-phat
e ngh e nhiều ng mách thuốc này chữa tốt lắm