Viêm Nướu Răng Ở Trẻ Em: Nguyên Nhân Và Cách Trị

Viêm Lợi Ở Trẻ Em 2 Tuổi: Cách Trị Và Phòng Ngừa

Viêm Lợi Có Mủ Nguy Hiểm Không? Phải Làm Sao?

Viêm Nướu Răng Có Mủ Nguy Hiểm Không? Cách Điều Trị

Các Thuốc Trị Viêm Lợi Cho Trẻ Tốt Nhất Và Lưu Ý

Viêm nha chu là gì? Triệu chứng và cách điều trị

Viêm Nha Chu Nặng: Nguyên Nhân Và Phương Pháp Điều Trị

5 cách chữa viêm lợi trùm tại nhà hiệu quả nhanh

10 cách chữa viêm nha chu răng tại nhà hiệu quả nhất

7 cách chữa viêm lợi có mủ tại nhà hiệu quả, dễ làm

Trẻ bị viêm lợi và sốt nguy hiểm không? Cách xử lý

Hầu hết cha mẹ đều rất lo lắng khi trẻ bị viêm lợi và sốt trong nhiều ngày. Với căn bệnh này, phụ huynh không nên chủ quan, cần có hướng xử lý kịp thời, tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

trẻ bị viêm lợi và sốt
Trẻ bị viêm lợi và sốt gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Trẻ bị viêm lợi và sốt nguy hiểm không?

Các bệnh lý về răng miệng khiến trẻ gặp phải triệu chứng nguy hiểm như viêm lợi và sốt. Mô lợi của trẻ khá mỏng và yếu, dễ tổn thương. Đây là nguyên nhân chính khiến cho các loại vi khuẩn nhanh chóng tấn công và gây ra bệnh viêm lợi. Viêm lợi là căn bệnh rất nhiều trẻ gặp phải. Tuy nhiên, nếu bé bị viêm lợi kèm theo sốt và các dấu hiệu bất thường khác, cha mẹ nên đưa trẻ tiến hành thăm khám, điều trị sớm bởi đây là căn bệnh vô cùng nguy hiểm.

# Trẻ gặp khó khăn cho việc ăn nhai

Tình trạng viêm lợi kéo dài sẽ khiến cho lợi nhanh chóng bị mưng mủ, chảy máu, gây tổn thương nghiêm trọng đến nướu,… Việc ăn nhai của các bé cũng trở nên khó khăn hơn bởi cảm giác đau nhức thường xuyên ở lợi. Trong quá trình ăn nhai, răng và lợi bị đau sẽ khiến thức ăn không được xử lý kịp thời. Điều này sẽ gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và dạ dày của bé. Dần dần, sức khỏe của trẻ bị giảm sút, thậm chí suy nhược cơ thể trầm trọng.

# Đau nhức răng thường xuyên

Với những bé còn nhỏ, cảm giác đau nhức, khó chịu ở lợi sẽ khiến cho các bé bị quấy khóc, ăn ít, bỏ bữa, chán ăn,… Thậm chí, các bé còn cảm thấy sợ hãi khi đánh răng vì lợi bị chảy máu. Điều này sẽ tạo thói quen xấu trong sinh hoạt hàng ngày cho trẻ. Bên cạnh đó, nếu trẻ bị đau nhức răng thường xuyên sẽ khiến cho răng dễ bị lung lay. Vùng lợi bị viêm cũng nhanh chóng sưng tấy, khó có thể kiểm soát.

# Gãy răng, mất răng

trẻ bị viêm lợi và sốt
Trẻ bị viêm lợi và sốt có thể gây gãy răng và mất răng.

Trẻ bị viêm lợi và sốt sẽ khiến cho phần lợi bao phủ chân răng nhanh chóng bị tụt xuống phía dưới. Dần dần, chân răng nhanh chóng bị lộ ra ngoài và không có điểm bám chắc chắn. Đây là một trong những nguyên nhân trực tiếp khiến cho răng sữa bị gãy rụng sớm, ảnh hưởng đến quá trình mọc răng vĩnh viễn. Ngoài ra, lợi của trẻ bị sưng tấy sẽ khó cố định được răng. Lâu dần, chân răng yếu và tự gãy, không thể trụ vững.

# Lây lan vi khuẩn

Viêm lợi sẽ tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn nhanh chóng tấn công các cơ quan khác bên trong khoang miệng. Đồng thời, các loại vi khuẩn do bệnh viêm lợi gây ra sẽ dễ dàng tấn công toàn bộ hệ thống nha chu, phá hủy mô lợi và ổ răng. Tình trạng lây lan vi khuẩn càng tăng nếu trẻ bị viêm lợi nặng và sức đề kháng quá yếu. Vi khuẩn gây bệnh viêm lợi có thể lây lan và tấn công vào máu gây nhiễm trùng máu. Đây là bệnh lý vô cùng nguy hiểm đối với sức khỏe của trẻ.

# Nhiễm trùng xoang hàm

Viêm lợi ở trẻ em có thể gây áp-xe răng, khiến răng đau nhức và sốt cao ở trẻ. Các khoang nhanh chóng chứa đầy dịch mủ ở dưới chân răng. Các vị trí răng hàm bị ảnh hưởng, trẻ rất dễ bị nhiễm trùng xoang hàm. Lúc này, vi khuẩn ở vùng lợi bị áp-xe thông qua mạch máu gây tổn thương các cơ quan khác ở răng. Tình trạng nhiễm trùng xoang hàm sẽ chuyển biến nặng hơn nếu trẻ không được chữa trị kịp thời.

# Tử vong

Nếu trẻ bị viêm lợi và sốt không được phát hiện sẽ rất dễ dẫn đến tử vong. Bệnh lý này có thể gây nhiễm trùng lan rộng sang các cơ quan khác như vùng lưỡi, hàm, cằm,… Ngoài ra, vi khuẩn từ vùng viêm có thể gây ra tình trạng nhiễm trùng máu, ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng của trẻ. Đồng thời, nhiễm trùng máu có thể gây ngạt thở, tắc nghẽn đường hô hấp, áp – xe não dẫn đến hôn mê, tử vong cho trẻ.

Nguyên nhân khiến trẻ bị viêm lợi và sốt

Các nghiên cứu cho thấy, cấu tạo răng lợi của người lớn sẽ khác với trẻ nhỏ. Mô lợi răng sữa của bé sẽ mềm, đỏ, màng lợi rộng hơn. Khi bé bị viêm lợi thì khả năng bị sốt ở trẻ khá cao. Tình trạng sốt khi mắc bệnh viêm lợi của bé do rất nhiều nguyên nhân gây ra. Viêm lợi là một trong những bệnh lý răng miệng vô cùng nguy hiểm, cha mẹ cần cảnh giác. Dưới đây là một số nguyên nhân chính khiến trẻ mắc phải căn bệnh này.

trẻ bị viêm lợi và sốt
Vệ sinh răng miệng không đúng cách có thể khiến trẻ bị viêm lợi và sốt.

# Vệ sinh răng miệng chưa đúng cách

Rất nhiều bé vệ sinh răng miệng không đúng cách khiến cho các mảng bám nhanh chóng tích tụ quanh nướu. Cao răng bám quá nhiều không được làm sạch triệt để sẽ rất dễ tạo điều kiện thuận lợi để các loại vi khuẩn nhanh chóng sản sinh độc tố. Chúng hình thành các mảng bám màu nâu hoặc vàng, gây ra tình trạng kích ứng răng và viêm lợi. Bên cạnh đó, nếu trẻ bị viêm nhiễm lợi ở mức độ nặng sẽ rất dễ bị sốt.

# Trẻ mọc răng

Những bé đến tuổi mọc răng sữa hoặc tới thời điểm thay răng sữa sẽ đứng trước nguy cơ mắc bệnh viêm lợi. Lúc này, lợi bị sưng tấy, ửng đỏ sẽ dẫn đến bị sốt cao. Răng sữa mọc lên sẽ nhanh chóng đẩy vùng lợi sưng lên theo và gây ra tình trạng viêm lợi. Đây là thời điểm thuận lợi để các loại vi khuẩn nhanh chóng tấn công, gây viêm nhiễm, đau nhức lợi ở trẻ. Tại vị trí răng mọc có thể bị sưng tấy, ửng đỏ, tổn thương nếu không được xử lý kịp thời.

# Sang chấn cơ học

Một số trẻ cắn móng tay, mút tay thường xuyên, cắn móng tay, ngậm những đồ vật mất vệ sinh hoặc nhai đồ ăn quá cứng,… sẽ đứng trước nguy cơ bị viêm lợi. Thức ăn cay, nóng, quá ngọt, chứa chất kích thích, nhiều dầu mỡ,… khiến lợi bị ửng đỏ, sưng viêm, chảy máu. Những sang chấn cơ học này sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý và sức khỏe của bé. Bên cạnh đó, việc ăn nhai của trẻ cũng sẽ gặp nhiều khó khăn.

# Sức đề kháng yếu

Hầu hết những trẻ có sức đề kháng yếu sẽ dễ mắc các bệnh lý viêm nhiễm, nhất là bệnh răng miệng. Các căn bệnh này do vi khuẩn, virus gây ra. Lợi nhanh chóng chuyển từ màu hồng sang màu đỏ thẫm và có mùi hôi khó chịu. Chân răng bị lộ ra và có nhiều mảng bám ở răng. Một số trường hợp nặng, bé có thể bị nổi hạch và sốt cao. Mức độ mắc bệnh nặng hay nhẹ còn tùy thuộc vào cơ địa của từng người.

Cách xử lý khi trẻ bị viêm lợi và sốt

Trẻ bị viêm lợi và sốt sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bé. Với căn bệnh này, cha mẹ cần có biện pháp khắc phục ở giai đoạn đầu tiên để dễ dàng kiểm soát bệnh. Khi nhận thấy trẻ bị viêm lợi và sốt, bậc phụ huynh nên nhanh chóng đưa trẻ đến nha khoa để bác sĩ điều trị kịp thời. Tùy thuộc vào mức độ mắc bệnh của bé, bác sĩ sẽ chỉ định phác đồ chữa bệnh phù hợp. Thông thường, bác sĩ sẽ đưa ra một số phương pháp điều trị như sau:

trẻ bị viêm lợi và sốt
Cha mẹ nên sớm đưa trẻ đi khám nha khoa và chữa bệnh kịp thời.

# Làm sạch mảng bám ở răng

Bác sĩ sẽ tiến hành làm sạch các mảng bám ở răng, loại bỏ cao răng. Đồng thời, vệ sinh lại vùng nướu bị viêm để loại bỏ vi khuẩn gây bệnh. Bác sĩ sẽ hướng dẫn trẻ sử dụng bàn chải, nước súc miệng, chỉ nha khoa để dễ dàng vệ sinh răng miệng đúng cách. Khi cao răng được làm sạch sẽ loại bỏ vi khuẩn gây bệnh, hạn chế nguy cơ mắc bệnh viêm lợi dẫn đến tình trạng sốt cao ở trẻ.

# Sử dụng thuốc uống hoặc bôi

Nếu tình trạng sốt ở trẻ đã thuyên giảm nhưng vẫn còn mảng bám quá nhiều ở răng, bác sĩ sẽ cho bé sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc hạ sốt để uống. Việc kết hợp thuốc hạ sốt và thuốc điều trị bệnh viêm lợi cần phải có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Cha mẹ không được tự ý mua thuốc điều trị bệnh cho trẻ, tránh trường hợp bệnh chuyển biến nặng hơn.

# Tiểu phẫu

Phương pháp này sẽ được áp dụng nếu trẻ mắc bệnh viêm lợi chuyển sang viêm nha chu. Lúc này, trẻ sẽ phải trải qua cuộc tiểu phẫu để có thể bóc tách vùng nướu, loại bỏ tận gốc tình trạng viêm nhiễm bên trong túi nha chu. Phương pháp này giúp tránh trường hợp bệnh viêm nhiễm nặng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến nha chu. Đồng thời, ngăn ngừa mưng mủ ở chân răng gây tổn thương đến răng.

# Ghép lợi

Với các mô lợi bị tổn thương do bệnh viêm lợi gây ra, bác sĩ sẽ lên phương án tiến hành ghép phần lợi khỏe mạnh vào mô lợi bị tổn thương. Cách điều trị này sẽ giúp trẻ tránh được tình trạng ê buốt khi ăn, giảm thiểu viêm nhiễm, phục hồi lợi nhanh chóng. Đồng thời ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm gây phá hủy mô lợi, xương răng. Đặc biệt, ghép lợi còn là cách giúp bé có được nụ cười đẹp hơn.

Biện pháp phòng tránh trẻ bị viêm lợi và sốt cao

Trẻ bị viêm lợi và sốt cao gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bé. Thực tế, bệnh gây ra nhiều biến chứng phức tạp, có thể khiến trẻ bị mất răng vĩnh viễn và gặp nhiều tổn thương khác. Với căn bệnh này, cha mẹ cần phải chủ động phòng ngừa bệnh cho trẻ. Dưới đây là một số biện pháp giúp bảo vệ sức khỏe cho bé, phòng tránh viêm lợi và sốt cao cho trẻ, phụ huynh có thể tham khảo.

trẻ bị viêm lợi và sốt
Bố mẹ nên hạn chế cho bé ăn đồ ngọt phòng ngừa trẻ bị viêm lợi và sốt.
  • Ba mẹ nên hướng dẫn trẻ vệ sinh răng miệng đúng cách 2 lần mỗi ngày trước khi đi ngủ và sau khi thức dậy.
  • Nếu trẻ còn bú mẹ, bạn nên sử dụng gạc thấm nước đun sôi để nguội lau sạch phần lưỡi và nướu cho trẻ.
  • Tạo thói quen dùng chỉ nha khoa cho trẻ để loại bỏ các mảng bám trên răng hiệu quả
  • Thay bàn chải thường xuyên cho trẻ 2 – 3 tháng/lần. Đồng thời, cha mẹ nên chọn bàn chải có lông mềm để tránh làm tổn thương nướu của trẻ.
  • Hướng dẫn trẻ súc miệng bằng nước muối hoặc nước súc miệng thường xuyên để loại bỏ vi khuẩn gây bệnh viêm lợi
  • Vệ sinh sạch sẽ các vật dụng, dụng cụ ăn uống cho trẻ để tránh vi khuẩn gây tổn thương nướu.
  • Không nên cho trẻ uống sữa quá nóng hoặc ăn thức ăn quá lạnh gây ảnh hưởng đến răng và lợi.
  • Hạn chế cho trẻ cắn móng tay, mút tay thường xuyên, tránh các loại vi khuẩn xâm nhập vào khoang miệng gây viêm lợi.
  • Thường xuyên cho trẻ kiểm tra sức khỏe răng miệng định kỳ 6 tháng/ lần và làm sạch cao răng.
  • Không nên cho trẻ ăn thức ăn ngọt trước khi đi ngủ vào buổi tối. Đồ ngọt sẽ tạo điều kiện để vi khuẩn phát triển, gây ra bệnh răng miệng.
  • Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý với đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ, nhất là các loại thực phẩm chứa nhiều thành phần vitamin.
  • Cho trẻ uống đầy đủ nước để tránh tình trạng khô miệng và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể
  • Nếu trẻ bị viêm lợi và có mủ thì bố mẹ nên sử dụng gạc thấm để làm sạch mủ thường xuyên cho con.
  • Khi trẻ có biểu hiện sốt cao quá 39 độ C, răng có biểu hiện đau nhức, cha mẹ nên nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện để bác sĩ chữa trị kịp thời.
  • Bố mẹ không nên tự ý điều trị bệnh viêm lợi cho trẻ tại nhà mà cần phải tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ để đạt hiệu quả chữa trị cao nhất.

Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp các bậc phụ huynh hiểu rõ hơn về tình trạng trẻ bị viêm lợi và sốt. Nếu trẻ có biểu hiện này, bạn không nên quá chủ quan mà cần đưa trẻ thăm khám, điều trị kịp thời. Bên cạnh đó, bệnh còn có thể gây ra nhiều biến chứng phức tạp, nguy hiểm đến tính mạng của trẻ. Do đó, cha mẹ cần theo dõi sức khỏe của bé thường xuyên và thông báo cho bác sĩ chuyên khoa nếu trẻ có những dấu hiệu bất thường.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

Cùng chuyên mục

chữa viêm nha chu bằng thuốc nam

10 cách chữa viêm nha chu bằng thuốc nam hiệu quả, dễ tìm

Với các trường hợp bệnh nhẹ có thể áp dụng các cách chữa viêm nha chu bằng thuốc nam. Đây là giải pháp tận dụng thảo dược tự nhiên nên...

cách trị viêm lợi khi mang thai

7 Cách Trị Viêm Lợi Khi Mang Thai An Toàn và Hiệu Quả

Trên thực tế, có nhiều cách trị viêm lợi khi mang thai. Bao gồm cả các mẹo tự nhiên tại nhà và điều trị y tế. Bà bầu cần lựa...

Dùng lá húng quế cũng là một trong những cách trị viêm nướu răng tại nhà đơn giản, hiệu quả

10 cách trị viêm nướu răng tại nhà đơn giản, hiệu quả

Viêm nướu răng là tình trạng viêm răng nhẹ với những mảng bám và những vùng sưng đỏ, dễ chảy máu ở nướu. Đây được xem là giai đoạn khởi...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn