Da mặt tiết bã nhờn nên dùng sữa rửa mặt loại nào?

Trẻ sơ sinh bị viêm da tiết bã có nguy hiểm không?

5 Cách dùng mật ong chữa viêm da tiết bã có thể bạn chưa biết

Viêm da tiết bã có tự hết không? Phòng bệnh như thế nào?

Bị viêm da tiết bã nên ăn gì và kiêng gì?

Viêm da tiết bã [da dầu] – Nguyên nhân và cách điều trị tận gốc

Bị viêm da dầu 2 bên cánh mũi và cách xử lý an toàn

Bị viêm da tiết bã nhờn ở trên đầu phải làm sao ?

Viêm da tiết bã ở mặt: Cách chăm sóc và điều trị an toàn

Chữa viêm da tiết bã bằng thuốc Đông y có hiệu quả?

Trẻ sơ sinh bị viêm da tiết bã có nguy hiểm không?

Trẻ sơ sinh thường bị viêm da tiết bã trong giai đoạn từ 0 – 3 tháng tuổi và có xu hướng thuyên giảm sau 3 – 12 tháng. Tuy nhiên ở một số trẻ, triệu chứng có thể kéo dài và tái phát nhiều lần cho đến giai đoạn dậy thì và trưởng thành. Vì vậy, phụ huynh nên chủ động điều trị và phòng ngừa cho con trẻ để giảm thiểu nguy cơ bệnh tiến triển mãn tính.

viêm da tiết bã da đầu ở trẻ sơ sinh
Viêm da tiết bã thường xảy ra ở trẻ sơ sinh trong giai đoạn từ 0 – 3 tháng tuổi

Trẻ sơ sinh bị viêm da tiết bã và dấu hiệu nhận biết

Viêm da tiết bã (viêm da dầu) là một dạng thương tổn da mãn tính, có liên quan đến hoạt động của nấm men và rối loạn tuyến bã nhờn. Bệnh có thể gặp ở người trưởng thành, trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh. Thống kê cho thấy, có đến 95% trường hợp trẻ sơ sinh từ 0 – 3 tháng tuổi bị viêm da dầu.

Viêm da tiết bã ở trẻ sơ sinh thường gây thương tổn ở vùng da đầu (dân gian thường gọi là “cứt trâu”). Tuy nhiên ở một số ít trường hợp, triệu chứng cũng có thể xuất hiện ở lông mày, 2 bên cánh mũi, cằm, má, bẹn và vùng da sau tai.

Khác với bệnh chàm sữa và các vấn đề da liễu mãn tính khác, viêm da dầu ở trẻ sơ sinh gần như không gây ngứa ngáy hay khó chịu. Do đó nếu chăm sóc đúng cách, bệnh có thể thuyên giảm nhanh và không để lại bất cứ biến chứng nào.

viêm da tiết bã da đầu ở trẻ sơ sinh
Ở trẻ sơ sinh, viêm da tiết bã chủ yếu gây thương tổn ở da đầu

Để nhận biết viêm da tiết bã nhờn ở trẻ sơ sinh, bạn có thể dựa vào các triệu chứng điển hình sau:

  • Da xuất hiện vết hồng ban, nhờn, dính và có vảy bong
  • Tổn thương da có ranh giới tương đối rõ so với những vùng da xung quanh
  • Triệu chứng xảy ra chủ yếu ở vùng da đầu
  • Ngoài ra, bệnh còn có thể gây triệu chứng ở vùng bẹn với tổn thương đặc trưng là da đỏ và có nhiều vảy bong
  • Ở một số trường hợp khác, thương tổn da có thể bùng phát ở một số vùng có nếp gấp như vùng nách và vùng sau tai

Thông thường, viêm da tiết bã nhờn ở trẻ nhỏ có thể thuyên giảm từ 3 – 12 tháng mà không cần điều trị. Tuy nhiên trên thực tế, có một số ít trường hợp phát triển viêm da tiết bã đến giai đoạn dậy thì và trưởng thành.

Trong giai đoạn này, bệnh chủ yếu ảnh hưởng đến da đầu, vùng trán giữa 2 lông mày, quanh mí mắt, dưới nếp gấp vú, ống tai ngoài,… Tổn thương điển hình trong giai đoạn dậy thì và trưởng thành là tình trạng da nổi hồng ban kèm vảy bong.

Nguyên nhân gây viêm da tiết bã ở trẻ nhỏ

Nguyên nhân gây bệnh viêm da tiết bã ở trẻ nhỏ được xác định là do vi nấm Malassezia furfur. Loại nấm men này thường sinh sống ở những vùng có hoạt động tiết bã nhờn mạnh như da đầu, bẹn, cổ, vùng da sau tai và vùng da mặt. Ngoài ra, cơ chế hình thành bệnh còn có tác động của yếu tố di truyền và môi trường như:

  • Hormone từ mẹ: Viêm da tiết bã nhờn ở trẻ sơ sinh khởi phát rất sớm (xảy ra chủ yếu từ 2 – 10 tuần tuổi). Do đó một số giả thuyết cho rằng, hormone từ mẹ có thể truyền sang trẻ khiến da tiết nhiều dầu thừa và gây bùng phát bệnh.
  • Yếu tố di truyền: Trẻ nhỏ có thể mắc viêm da dầu do có tiền sử gia đình bị bệnh vảy nến, viêm da tiết bã hoặc viêm da dị ứng.
  • Một số yếu tố bên ngoài: Bên cạnh đó, bệnh xảy ra ở trẻ nhỏ còn có thể do một số yếu tố khác như thời tiết thay đổi đột ngột, trẻ có làn da dầu, trẻ tiếp xúc với các yếu tố kích thích như bụi vải, ma sát, nấm mốc,…

Viêm da tiết bã nhờn ở trẻ sơ sinh nguy hiểm không? Có tự hết không?

Viêm da tiết bã là bệnh da liễu lành tính, ít gây ngứa ngáy và khó chịu. Ở trẻ sơ sinh, bệnh có tiên lượng tốt và hầu hết đều thuyên giảm nhanh chóng. Tuy nhiên đối với trẻ trong độ tuổi dậy thì, bệnh có thể kéo dài, tái phát nhiều lần và buộc phải can thiệp điều trị y tế.

viêm da tiết bã nhờn trẻ sơ sinh
Viêm da tiết bã nhờn ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?

Với những trường hợp không điều trị và chăm sóc đúng cách, vùng da tổn thương có thể xảy ra bội nhiễm do nấm Candida albicans hoặc tụ cầu khuẩn. Bội nhiễm không chỉ gây thương tổn da mà còn làm tăng thân nhiệt, mệt mỏi, chán ăn và khiến trẻ quấy khóc.

Hướng dẫn cách xử lý trẻ bị viêm da tiết bã

Điều trị viêm da tiết bã ở trẻ nhỏ phụ thuộc vào độ tuổi và mức độ thương tổn. Do cơ chế hình thành bệnh ở trẻ không quá phức tạp nên điều trị ưu tiên là vệ sinh da và tăng cường dưỡng ẩm. Với những trường hợp cần thiết, bác sĩ có thể chỉ định thuốc điều trị tại chỗ và thuốc uống.

1. Vệ sinh da thường xuyên

Vệ sinh da thường xuyên có thể loại bỏ vảy bong, giảm dầu thừa và cải thiện tình trạng hồng ban trên da. Vảy bong ở trẻ nhỏ thường có xu hướng bám chặt vào da và chân tóc. Vì vậy trước khi tắm khoảng 1 – 3 giờ, cần sử dụng các loại dầu chuyên dụng thoa lên vùng da bị ảnh hưởng.

trẻ bị viêm da tiết bã
Có thể dùng lược mềm để loại bỏ mảng bám do viêm da tiết bã gây ra

Trong khi tắm, vảy da sẽ được làm mềm và loại bỏ hoàn toàn. Nếu viêm da tiết bã xảy ra ở vùng da đầu, bạn có thể dùng lược mềm để làm sạch mảng bong trên da đầu của trẻ.

2. Tăng cường dưỡng ẩm

Sau khi vệ sinh da, mẹ nên sử dụng các loại kem dưỡng ẩm dịu nhẹ như Atopalm, Eucerin, A-derma, Bioderma, Dexeryl,… lên vùng da bị tổn thương. Các sản phẩm này giúp cân bằng độ ẩm trên da, giảm khô ráp, hồng ban và ức chế quá trình tăng sinh vảy bong.

Bên cạnh đó, dưỡng ẩm cho da đều đặn còn hỗ trợ phục hồi các tế bào tổn thương, tăng sức đề kháng cho da và hạn chế nguy cơ bệnh tái phát.

3. Sử dụng thuốc theo hướng dẫn

Nếu các biện pháp trên không đem lại hiệu quả, bạn nên đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám và chỉ định một số loại thuốc sau:

trẻ bị viêm da tiết bã
Mẹ có thể dùng thuốc bôi và thuốc uống cho trẻ khi có chỉ định từ bác sĩ
  • Dầu gội kháng nấm: Dầu gội kháng nấm (Ketoconazole) khá an toàn và có thể sử dụng cho trẻ nhỏ. Hoạt chất Ketoconazole có tác dụng ức chế vi nấm và giảm thương tổn da đáng kể.
  • Dầu gội chống tiết bã: Với trường hợp không có đáp ứng tốt với dầu gội kháng nấm, bác sĩ có thể chỉ định một số loại dầu gội chứa Selenium sulfide hoặc Pyrithione zinc. Các hoạt chất này có tác dụng giảm hoạt động của tuyến bã nhờn, từ đó ức chế nấm men và cải thiện triệu chứng trên da.
  • Thuốc bôi corticoid (Hydrocortisone 1%): Nếu da bị viêm nhiều, bạn nên sử dụng corticoid dạng bôi có hoạt tính nhẹ như Hydrocortisone 1% hoặc Desonide 0.05% cho trẻ. Tuy nhiên corticoid dạng bôi có thể gây mỏng da và giãn mao mạch, vì vậy chỉ nên dùng cho trẻ khi có chỉ định từ bác sĩ.
  • Thuốc bôi/ Dầu gội chứa acid salicylic: Acid salicylic có tác dụng bạt sừng và loại bỏ vảy bong trên da. Tuy nhiên hoạt chất này có thể gây kích ứng đối với trẻ sơ sinh nên chỉ được dùng cho trẻ từ 12 tuổi trở lên.
  • Thuốc kháng nấm dạng uống: Ở giai đoạn dậy thì, viêm da tiết bã có thể bùng phát và lan tỏa toàn thân. Trong trường hợp này, bác sĩ có thể chỉ định kháng nấm dạng uống (Itraconazole) để kiểm soát vi nấm, ngăn ngừa viêm nhiễm và giảm nhẹ các triệu chứng trên da.

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là nhóm đối tượng nhạy cảm và dễ gặp phải tác dụng phụ khi dùng thuốc (kể cả thuốc bôi). Vì vậy bạn chỉ sử dụng thuốc khi có chỉ định từ bác sĩ, đồng thời cần tuân thủ liều lượng và tần suất nhằm hạn chế rủi ro và tác dụng phụ phát sinh.

Các biện pháp chăm sóc và phòng ngừa tái phát

Bên cạnh việc sử dụng thuốc, bạn nên thực hiện các biện pháp chăm sóc khoa học nhằm hỗ trợ làm giảm thương tổn da, ngăn ngừa triệu chứng lan tỏa rộng và giảm nguy cơ tái phát.

viêm da tiết bã trẻ em
Nên vệ sinh cho trẻ thường xuyên nhằm hỗ trợ làm giảm triệu chứng và hạn chế nguy cơ tái phát

Các biện pháp chăm sóc và phòng ngừa viêm da tiết bã nhờn ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, bao gồm:

  • Nên tắm rửa và gội đầu cho trẻ 1 lần/ ngày. Vệ sinh đúng cách có thể giảm bã nhờn, ngứa ngáy và hỗ trợ làm sạch vảy bong.
  • Cắt ngắn móng và mang bao tay cho trẻ để tránh tình trạng trẻ cào cấu vào vùng da thương tổn. Với những trẻ lớn, bạn nên dặn dò trẻ không được chạm, chà xát và gãi mạnh vào da. Thói quen này có thể gây tổn thương thứ phát và tăng nguy cơ bội nhiễm.
  • Mặc quần áo rộng rãi, mát mẻ và thấm hút nhằm giảm ma sát, giữ da thông thoáng và hạn chế hoạt động bài tiết bã nhờn.
  • Thường xuyên thay tã cho trẻ và sử dụng bột talc nhằm giúp vùng da này luôn trong trạng thái khô thoáng.
  • Với những trẻ lớn, nên cho trẻ ăn nhiều rau xanh, trái cây và uống đủ nước để cải thiện tình trạng khô ráp, giảm vảy bong và nâng cao sức đề kháng. Khi sức đề kháng được cải thiện, bệnh thường có đáp ứng tốt, thuyên giảm nhanh và hạn chế nguy cơ tái phát.

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là nhóm đối tượng dễ bị viêm da tiết bã nhờn. Bệnh lý này có mức độ nhẹ, khá lành tính và hầu hết đều đáp ứng tốt với các biện pháp điều trị. Tuy nhiên với những trường hợp không can thiệp kịp thời, bệnh có thể tái phát nhiều lần và kéo dài đến giai đoạn dậy thì – trưởng thành.

Tham khảo thêm: Bị viêm da tiết bã nhờn ở trên đầu phải làm sao ?

Cùng chuyên mục

Viêm da tiết bã [da dầu] – Nguyên nhân và cách điều trị tận gốc

Viêm da tiết bã (viêm da dầu) là tình trạng viêm da mãn tính, đặc trưng bởi thương tổn có dạng ban đỏ/ hồng, da có nhờn và vảy khô...

Bị viêm da dầu 2 bên cánh mũi và cách xử lý an toàn

Viêm da dầu thường xảy ra ở 2 bên cánh mũi do vùng da này khá nhạy cảm và có tuyến bã nhờn hoạt động mạnh. Mặc dù không ảnh...

Bị viêm da tiết bã nhờn ở trên đầu phải làm sao ?

Viêm da tiết bã ở đầu có thể ảnh hưởng đến trẻ nhỏ (0 - 3 tháng tuổi) và người trưởng thành. Nếu xảy ra ở trẻ em, bệnh có...

Da mặt tiết bã nhờn nên dùng sữa rửa mặt loại nào?

Khi bị viêm da tiết bã, cần lựa chọn sữa rửa mặt có độ pH cân bằng và thành phần lành tính để tránh tình trạng kích ứng, khô ráp...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn