Đau họng nhức đầu mệt mỏi là bệnh gì? Cách điều trị

Ho khan là gì? Nguyên nhân và cách điều trị an toàn

Bệnh ho: Nguyên nhân do đâu và cách điều trị thế nào?

Thường bị ho về đêm khi đi ngủ là bị gì? Chữa trị thế nào?

Mẹo trị ho bằng lá bạc hà “cực nhạy” bạn nên thử

Cách làm tắc chưng đường phèn trị ho cho trẻ sơ sinh hiệu quả

Ho khan lâu ngày không khỏi là bị gì? Có nguy hiểm không?

Cách trị ho ngứa cổ họng tại nhà đơn giản dễ thực hiện

Ho có đờm : Nguyên nhân và cách chữa trị hiệu quả

Hoa đu đủ đực ngâm mật ong có tác dụng gì ?

Mẹo trị ho bằng lá bạc hà “cực nhạy” bạn nên thử

Cách trị ho bằng lá bạc hà là mẹo điều trị tại nhà khá quen thuộc, có thể giảm chứng ho gió, ho khan và ho có đờm. Với dược tính đa dạng và độ an toàn cao, dùng lá bạc hà có thể giảm viêm niêm mạc đường hô hấp, tiêu dịch đờm, đồng thời giảm tần suất và mức độ cơn ho ở cả người lớn và trẻ em.

trị ho bằng lá bạc hà
Mẹo trị ho bằng bạc hà có thể giảm mức độ và tần suất của cơn ho khan, ho có đờm và ho dị ứng

Tác dụng trị ho của lá bạc hà

Lá bạc hà là loại rau gia vị có mùi thơm thanh mát và vị cay nồng đặc trưng. Chính vì vậy bạc hà thường được dùng để gia tăng hương vị món ăn, giảm mùi tanh và chế biến thành các thức uống giải khát. Ngoài tác dụng khử mùi và kích thích vị giác, tinh dầu từ thảo dược này còn chứa nhiều hoạt chất có tác dụng chữa bệnh.

Ví dụ như hoạt chất Menthol trong bạc hà có khả năng làm dịu niêm mạc, long đờm và tăng dẫn lưu dịch tiết hô hấp ra bên ngoài. Bên cạnh đó, hoạt chất này còn có tác dụng làm mát và thông cổ họng, giúp giảm chứng ho gió, ho khan, ho có đờm và một số triệu chứng đi kèm như đau rát cổ họng, mất tiếng, khản giọng,…

chữa ho bằng bạc hà
Hoạt chất trong lá bạc hà có tác dụng làm dịu niêm mạc hô hấp, giảm ho và long đờm

Ngoài ra, bạc hà còn chứa chất chống oxy hóa axit rosmarinic – có tác dụng chống viêm và làm giảm triệu chứng hô hấp do dị ứng. Vì vậy ngoài khả năng giảm ho do nhiễm trùng đường hô hấp, thảo dược này còn có tác dụng giảm viêm, cải thiện ho và một số triệu chứng do dị ứng gây ra.

Bên cạnh đó bạc hà còn chứa nhiều khoáng chất, chất chống oxy hóa và vitamin cần thiết như vitamin A, C, kali, magie, phốt pho, nước, sắt,… Các thành phần này giúp củng cố hoạt động miễn dịch, hỗ trợ ức chế một số virus và vi khuẩn gây nhiễm trùng.

Hiện nay mẹo trị ho bằng lá bạc hà được áp dụng khá rộng rãi. Bởi hiệu quả của cách chữa này đã được chứng minh về độ an toàn và cải thiện lâm sàng. Tuy nhiên do thành phần chủ yếu là thảo dược tự nhiên nên cách chữa này chỉ có tác dụng hỗ trợ và làm giảm triệu chứng. Vì vậy trong trường hợp cần thiết, bạn nên kết hợp với việc sử dụng thuốc để điều trị triệu chứng dứt điểm.

5 Cách dùng lá bạc hà trị ho cho người lớn và trẻ em

Để giảm nhẹ triệu chứng và tần suất của cơn ho, bạn có thể dùng lá bạc hà với đường phèn, mật ong hoặc dùng trà bạc hà ấm.

1. Chữa ho bằng lá bạc hà, gừng và đường phèn

Kết hợp lá bạc hà, đường phèn và gừng là mẹo chữa ho được sử dụng khá phổ biến. Ngoài tác dụng giảm ho, tiêu đờm và chống viêm của bạc hà, mẹo chữa này còn tận dụng dược tính thanh nhiệt, làm thông cổ họng của đường phèn và đặc tính làm ấm phổi, long đờm, ức chế vi khuẩn và chống buồn nôn của gừng tươi.

Mẹo trị ho bằng lá bạc hà kết hợp với đường phèn và gừng tươi thích hợp với người ho gió và ho có đờm đặc. Bên cạnh đó do có tác dụng chống buồn nôn và ói mửa nên cách chữa này còn được dùng cho phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu để giảm các triệu chứng ốm nghén.

lá bạc hà trị ho cho trẻ sơ sinh
Trị ho bằng lá bạc hà, gừng và đường phèn còn có tác dụng giảm buồn nôn và ói mửa

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị gừng tươi 6g, bạc hà 8g và 1 ít đường phèn
  • Đem rửa sạch bạc hà, gừng tươi đem thái lát mỏng rồi cho vào ấm cùng với đường phèn
  • Chế nước sôi vào và hãm trong khoảng 20 phút
  • Uống khi nước còn ấm, nên dùng liên tục trong khoảng 5 – 10 ngày

2. Trà bạc hà cúc hoa trị ho do dị ứng

Trong trường hợp ho do dị ứng thực phẩm, thời tiết, phấn hoa và lông chó mèo, bạn có thể dùng trà bạc hà cúc hoa để giảm ho và một số triệu chứng đi kèm như nổi mề đay, ngứa da,…

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị cát cánh, cúc hoa và sơn tra mỗi thứ 10g, bạc hà 6g và 1 ít mật ong
  • Rửa sạch dược liệu rồi cho vào ấm, hãm với nước nóng và uống thay nước trà
  • Dùng liên tục cho đến khi triệu chứng thuyên giảm hoàn toàn

Khi áp dụng mẹo chữa này, nên tránh tiếp xúc với dị nguyên đồng thời cần vệ sinh mũi và miệng thường xuyên để giảm kích thích lên niêm mạc hô hấp.

3. Cách trị ho cho trẻ bằng lá bạc hà và mật ong

Để chữa chứng ho cho trẻ nhỏ, bạn có thể phối hợp lá bạc hà với mật ong. Với vị ngọt dịu, mật ong có thể làm giảm vị cay nồng của bạc hà và hạn chế tình trạng khó chịu khi trẻ dùng thuốc.

Mẹo chữa này không chỉ có tác dụng giảm ho mà còn cải thiện tình trạng ngứa, đau rát cổ họng, khàn giọng và mất tiếng. Mặc dù bạc hà và mật ong là nguyên liệu thiên nhiên có độ an toàn cao, tuy nhiên để phòng ngừa rủi ro bạn chỉ nên áp dụng mẹo chữa này cho trẻ trên 1 tuổi.

cách chữa ho bằng lá bạc hà
Kết hợp lá bạc hà và mật ong giúp giảm chứng ho, đau rát cổ họng và khàn giọng ở trẻ nhỏ

Hướng dẫn thực hiện:

  • Rửa sạch vài lá bạc hà rồi đem cắt nhỏ và cho vào chén
  • Thêm khoảng 2 – 3 thìa mật ong vào và đem hấp cách thủy
  • Sau đó chắt lấy nước, để nguội và cho trẻ uống

4. Trị ho cho bé bằng siro bạc hà

Trong trường hợp trẻ bị ho do cảm mạo (sốt nóng, nghẹt mũi, quấy khóc) bạn có thể dùng siro bạc hà để làm giảm triệu chứng. Ngoài tác dụng tiêu đờm và giảm ho, lá bạc hà còn có khả năng làm dịu cổ họng và hạ sốt.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch 16g bạc hà rồi cho vào ấm, đổ nước sôi vào hãm
  • Thêm ít đường vào và cô lại đến khi hỗn dịch có độ sệt
  • Cho trẻ uống hằng ngày đến khi triệu chứng thuyên giảm

Trong trường hợp trẻ sốt cao, bạn nên chườm khăn mát vào bẹn, cổ và nách để hạ thân nhiệt. Hoặc có thể đun nước tắm từ lá bạc hà để giải sốt, giảm ho và nghẹt mũi cho trẻ.

5. Bài thuốc chữa ho lâu ngày bằng lá bạc hà

Trong trường hợp ho kéo dài dai dẳng gây suy nhược cơ thể, ăn uống kém, ngủ không ngon giấc, bạn có thể kết hợp bạc hà với một số dược liệu như huyền sâm, cam thảo, ngưu bàng và cát cánh. Bài thuốc này không chỉ có tác dụng tiêu đờm, giảm ho và giải cảm mà còn giúp phục hồi thể trạng và bồi bổ sức khỏe.

cách dùng lá bạc hà chữa ho cho trẻ
Với trường hợp ho lâu ngày, nên kết hợp bạc hà với huyền sâm, cam thảo, cát cánh,…

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị cam thảo, ngưu bàng, cát cánh và huyền sâm mỗi thứ 10g, bạc hà 5g
  • Sắc uống, ngày dùng 1 thang
  • Áp dụng đều đặn cho đến khi khỏi bệnh

Dùng lá bạc hà trị ho cho trẻ sơ sinh có an toàn không?

Trẻ sơ sinh có hệ miễn dịch chưa phát triển hoàn chỉnh và thể trạng kém nên thường xuyên bị ho, đau cổ họng và sổ mũi. Để giảm triệu chứng ở trẻ, nhiều phụ huynh đã thực hiện bài thuốc điều trị từ các thảo dược tự nhiên như bạc hà, lá hẹ, quả lê, tắc,…

Mặc dù các thảo dược này có độ an toàn cao và ít gây kích ứng, tuy nhiên trẻ sơ sinh có hệ tiêu hóa khá nhạy cảm nên có thể gặp phải một số tác dụng phụ như đau bụng, buồn nôn và tiêu chảy.

lá bạc hà trị ho cho trẻ sơ sinh
Dùng lá bạc hà trị ho cho trẻ sơ sinh có an toàn không?

Vì vậy khi nhận thấy trẻ bị ho, sốt, nghẹt mũi, phụ huynh nên chủ động đưa trẻ đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và chỉ định loại thuốc thích hợp. Nếu có ý định dùng lá bạc hà và các thảo dược tự nhiên trị ho cho trẻ sơ sinh, bạn nên tham vấn y khoa để được tư vấn chuyên môn.

Những lưu ý khi chữa ho bằng lá bạc hà

Lá bạc hà và một số thảo dược kết hợp trong bài thuốc chữa ho đều có nguồn gốc từ thiên nhiên, an toàn và tương thích với cơ địa của người Việt. Áp dụng mẹo chữa này thường xuyên có thể giảm tần suất, mức độ của các triệu chứng và hỗ trợ quá trình chữa trị. Tuy nhiên nếu thiếu thận trọng khi thực hiện, cách chữa ho bằng lá bạc hà có thể gây tiêu chảy, buồn nôn và đau bụng.

Vì vậy khi áp dụng mẹo chữa này, bạn nên lưu ý những thông tin sau đây:

  • Dược tính của lá bạc hà thường yếu và có tác dụng chậm hơn so với thuốc Tây. Vì vậy mẹo trị ho bằng thảo dược này chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị và làm giảm nhẹ một số triệu chứng.
  • Khi thực hiện, nên ngâm rửa thảo dược với nước muối để loại bỏ vi khuẩn, trứng côn trùng và bụi bẩn.
  • Hoạt chất menthol trong lá bạc hà có thể gây kích ứng với những người có cơ địa nhạy cảm. Vì vậy nếu nhận thấy các biểu hiện bất thường, bạn nên ngưng thực hiện để tránh triệu chứng tiến triển xấu.
  • Song song với các biện pháp điều trị, nên áp dụng đồng thời với một số mẹo chăm sóc tại nhà như uống nhiều nước, ăn uống đầy đủ, giữ ấm cơ thể và chăm sóc răng miệng đúng cách.
  • Trong trường hợp cần thiết, có thể dùng đồng thời với các loại thuốc được bác sĩ chỉ định.

Nếu thực hiện đúng cách, mẹo trị ho bằng lá bạc hà có thể giảm nhẹ chứng ho và một số triệu chứng đi kèm. Tuy nhiên cách chữa này chỉ có tác dụng hỗ trợ, vì vậy bạn nên sử dụng đồng thời với thuốc điều trị trong trường hợp cần thiết.

Tham khảo thêm: Có nhiều cách chữa ho bằng lá hẹ có thể bạn chưa biết

Cùng chuyên mục

Cách làm tắc chưng đường phèn trị ho cho trẻ sơ sinh hiệu quả

Tắc chưng đường phèn là mẹo trị ho do cảm lạnh có độ an toàn cao, lành tính và được sử dụng rộng rãi. Do tận dụng nguyên liệu tự...

Ho khan lâu ngày không khỏi là bị gì? Có nguy hiểm không?

Ho khan lâu ngày không khỏi là bị gì? Có nguy hiểm không?

Ho khan lâu ngày không khỏi không chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống mà còn gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe. Đây có thể là dấu hiệu...

Cách trị ho ngứa cổ họng tại nhà đơn giản dễ thực hiện

Bên cạnh sử dụng thuốc, bạn có thể áp dụng đồng thời với một số cách trị ho và ngứa cổ họng ngay tại nhà như uống trà gừng ấm,...

Ho khan là gì?

Ho khan là gì? Nguyên nhân và cách điều trị an toàn

Ho khan là tình trạng ho không có đờm hoặc chất nhầy kèm theo. Người bệnh thường cảm thấy ngứa ngáy cổ họng và ho kéo dài, không kiểm soát...

Đau họng nhức đầu mệt mỏi là bệnh gì?

Đau họng nhức đầu mệt mỏi là bệnh gì? Cách điều trị

Đối với người bệnh, khi  được chẩn đoán và áp dụng các biện pháp điều trị sớm sẽ giúp bệnh mau lành, tránh được biến chứng. Vậy đau họng nhức...

Viêm họng kéo dài mãi không khỏi là do đâu? Làm sao khỏi?

Viêm họng là một trong những bệnh liên quan về đường hô hấp. Tình trạng viêm họng kéo dài mãi không khỏi, làm ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn