Mẹo Trị Nhiệt Miệng Bằng Rau Diếp Cá Nhanh Khỏi Nhất
Nội Dung Bài Viết
Trị nhiệt miệng bằng rau diếp cá là phương pháp an toàn, dễ làm, lại tiết kiệm. Vậy vì sao có thể dùng diếp cá chữa nhiệt miệng? Cách thực hiện ra sao? Những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp được những vấn đề này.
Công dụng của rau diếp cá trong chữa bệnh nhiệt miệng
Diếp cá hay dấp cá là một loại cây thân thảo nhỏ, thường mọc ở những nơi ẩm ướt. Lá của loại cây này có hình tim, hơi nhọn, có mùi tanh nhưng khi nấu chín lại có vị chua. Hoa có màu trắng. Chúng có thân rễ mọc ngầm dưới nước, rễ nhỏ, thường mọc đứng cao khoảng 30cm. Thông thường, diếp cá thường được dùng như một loại rau để ăn kèm với những loại rau khác. Tuy nhiên nó còn có công dụng chữa nhiều bệnh khác nhau như: Táo bón, viêm phế quản, mụn nhọt, bệnh trĩ, viêm nướu, viêm lợi… Trong đó trị nhiệt miệng bằng rau diếp cá là phương pháp thường được áp dụng. Vậy vì sao diếp cá có thể chữa nhiệt miệng?
Theo Đông y, loại dược liệu này có vị hơi cay, lạnh, có thể thanh nhiệt, giải độc, sát trùng, tiêu thũng. Ngoài ra, các nghiên cứu của nền y học hiện đại cũng cho thấy loài cây này chứa nhiều thành phần hóa học có tác dụng trị bệnh.
Toàn thân diếp cá chứa tinh dầu có thành phần chủ yếu là nhóm aldehyd và các dẫn xuất ceton như l-decanal, 3-oxododecanal và methyl-n-nonyl ceton. Đây đều là những hoạt chất có tác dụng kháng khuẩn. Ngoài ra, nhóm terpen có trong tinh dầu còn gồm các hoạt chất như: Myrcen limonen, linalol, ?-pinen, bornyl acetat, camphen, geranol và caryophylen. Nó còn chứa axit caprinic, axit hecadecanoic, benzamid, axit linoleic, axit palmitic, axit stearic, aldehyd capric, axit oleic, lipid, vitamin K…
Chưa hết từ lá của diếp cá, các nhà khoa học còn phân lập được alkaloid có tên cordalin và những flavonoid khác như afzelin, isoquercitrin và quercitrin, hyperin, rutin. Chính vì những điều này mà khi dùng diếp cá trị nhiệt miệng, nó sẽ mang lại tác dụng tốt.
Hướng dẫn cách trị nhiệt miệng bằng rau diếp cá
Để dùng lá diếp cá chữa nhiệt miệng có khá nhiều cách. Dưới đây là một số cách bạn có thể tham khảo:
Cách 1: Uống nước lá diếp cá
- Chuẩn bị lá diếp cá tươi, sau đó đem giã nhuyễn.
- Vắt lấy nước uống, còn bã thì đắp lên vị trí bị loét miệng. Cách này không những giúp thanh nhiệt cơ thể mà còn làm giảm hẳn những triệu chứng do bệnh gây ra.
- Thực hiện mỗi ngày vài lần trong khoảng vài ngày để bài thuốc mang lại hiệu quả tốt nhất.
Cách 2: Làm nước ép là các h trị nhiệt miệng bằng rau diếp cá
- Chuẩn bị khoảng 100g lá diếp cá tươi, mang đi rửa sạch và để ráo nước.
- Cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn.
- Bạn chia lượng sinh tố vừa xay thành nhiều lần dùng trong ngày. Áp dụng liên tục vài ngày, bệnh sẽ mau chóng được chữa khỏi.
Cách 3: Sắc nước lá diếp cá chữa nhiệt miệng
- Lấy 2 – 6g rau diếp cá tươi, rửa sạch.
- Cho vào nồi và sắc lên với nước. Cứ sắc cho đến khi thấy nước thuốc sôi kỹ thì tắt bếp. Chia lượng nước thuốc này thành nhiều lần dùng trong ngày. Áp dụng liên tục khoảng vài ngày để mang đến hiệu quả tốt nhất.
Những bài thuốc này cũng có thể dùng để chữa các bệnh răng miệng khác như sâu răng, viêm nha chu, viêm lợi… Nếu không có thời gian để nấu nhiều lần, bạn có thể nấu nước diếp cá, cho vào bình để uống dần. Hiệu quả của nó cũng không kém đi mà lại vô cùng tiện lợi.
Dùng diếp cá trị nhiệt miệng có hiệu quả không?
Khi áp dụng cách chữa bệnh này, nhiều người sẽ thường băn khoăn không biết nó có mang lại hiệu quả tốt không. Thực tế điều trị bệnh nhiệt miệng khá dễ dàng. Nhưng hiệu quả của bài thuốc còn tùy vào nhiều đối tượng. Nếu như người bệnh kiên trì áp dụng thường xuyên, kèm theo đó là vệ sinh răng miệng đúng cách thì bệnh sẽ mau khỏi. Ngược lại, khi đã bị nhiệt miệng mà vẫn còn giữ những thói quen xấu hoặc áp dụng bài thuốc chỉ một vài lần đã bỏ thì chắc chắn không thể mang lại hiệu quả như mong muốn.
Trong một vài trường hợp, loét miệng còn là dấu hiệu của một số bệnh lý khác như viêm loét dạ dày – tá tràng, bệnh đau dạ dày… Vì vậy, để bệnh khỏi được thì người bệnh phải điều trị dứt điểm các bệnh lý này.
Trên đây là cách trị nhiệt miệng bằng rau diếp cá an toàn, đơn giản. Tuy có tác dụng chữa bệnh nhưng để mang đến hiệu quả tốt nhất, bạn cần chú ý vệ sinh răng miệng sạch sẽ và xây dựng chế độ ăn phù hợp. Nếu điều trị một thời gian mà không thấy bệnh thuyên giảm, hãy đi khám để được tư vấn điều trị bằng cách khác.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!