Dấu hiệu bệnh vảy nến da đầu nhẹ và cách điều trị

Bị vảy nến sinh dục, háng: Cách giảm khó chịu và điều trị

16 cách chữa bệnh vảy nến tại nhà hiệu quả, dễ áp dụng

Điều trị vảy nến bằng UVB và thông tin cần biết

Cách phòng chống bệnh vảy nến tái phát hiệu quả

Bị vảy nến toàn thân – Cách chăm sóc, giải pháp điều trị

Bệnh vảy nến có tự khỏi không hay bắt buộc phải trị?

Mẹo trị vảy nến bằng lá trầu không – ai nên dùng?

Thuốc sinh học điều trị vảy nến – Giải pháp mới và lưu ý

Dùng lá muồng trâu trị vảy nến có khỏi được không?

Bệnh vảy nến thể giọt: Đặc điểm và giải pháp điều trị

Vảy nến thể giọt là một bệnh lý mạn tính, thường gặp ở những người trong độ tuổi từ 15 – 35. Vậy thực chất vẩy nến thể giọt là gì? Triệu chứng bệnh ra sao? Cách điều trị như thế nào? Những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp vấn đề này.

Các thông tin cần biết về bệnh vẩy nến thể giọt và cách điều trị
Các thông tin cần biết về bệnh vẩy nến thể giọt và cách điều trị

I/ Tổng quan về bệnh vảy nến thể giọt

Nắm rõ những thông tin về nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị bệnh vảy nến thể giọt sẽ giúp bệnh nhân chủ động hơn trong việc điều trị và phòng ngừa:

Vẩy nến thể giọt là gì?

Vẩy nến thể giọt (Guttate) là một chứng bệnh tự miễn, nó xảy ra khi các tế bào trên da có độ tăng trưởng tự nhiên tăng lên và nổi rải rác khắp người. Ở phía trên lớp phủ, vảy nến có giọt mỏng màu trắng đục, nếu cạo cho lớp vảy này bong ra sẽ có một lớp vụn như phấn.

Nguyên nhân gây bệnh

Cho đến nay, nguyên nhân gây bệnh vảy nến thể giọt vẫn chưa được xác định rõ. Tuy nhiên, di truyền và sự rối loạn của hệ thống miễn dịch được xem là 2 yếu tố chính gây bệnh:

  • Do rối loạn chuyển hóa trên da: Theo các nghiên cứu cho thấy, ở những người bị bệnh vảy nến, chỉ số sử dụng oxy của họ tăng cao rõ rệt. Nhiều khi còn tăng đến 400% so với những người bình thường.
  • Yếu tố di truyền: Gen gây bệnh vảy nến nằm ở trên nhiễm sắc thể số 6, liên quan đến DR7, HLA, B17, B13, BW57, CW6.
  • Sự hoạt động của ADN: Với những người bị vảy nến thể giọt, bệnh vảy nên xảy ra khi quá trình giảm phân và tổng hợp AND ở lớp đáy tăng lên và có thể tăng lên 8 lần. Đồng thời còn gây tăng sinh tế bào. Đặc biệt hoạt động này xảy ra ở lớp đáy và lớp gai sẽ dẫn đến rối loạn quá trình tạo sừng, bao gồm quá sừng và á sưng gây bệnh.

Bên cạnh đó, các yếu tố khác tác động và gây bệnh vẩy nến thể giọt có thể kể đến gồm:

  • Căng thẳng thần kinh kéo dài. Nó sẽ tăng nguy cơ phát bệnh và kéo dài diễn biến của bệnh. Với những người bị vảy nến thể giọt thuộc típ thần kinh sẽ hay lo lắng và dễ bị kích thích.
  • Do chấn thương cơ học vật lý: Theo thống kê, những người gặp phải tình trạng chấn thương cơ học vật lý sẽ có tỷ lệ phát bệnh khoảng 14%.
  • Yếu tố nhiễm khuẩn: Bệnh vảy nến thể giọt có thể bắt nguồn từ những ổ nhiễm khuẩn khu trú như người bị viêm amidan, viêm mũi họng… Trong đó, liên cầu khuẩn được xem là nguyên nhân phổ biến nhất. Ngoài ra, những virus ARN có các men sao mã ngược có thể tạo những phức hợp miễn dịch không bình thường cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh, nhưng nó được xác định.
Da xuất hiện các mảng đỏ, có vảy trắng là những biểu hiện của bệnh vảy nến thể giọt
Da xuất hiện các mảng đỏ, có vảy trắng là những biểu hiện của bệnh vảy nến thể giọt

Triệu chứng bệnh vảy nến thể giọt

Vảy nến thể giọt thường gây ra các biểu hiện như sau:

  • Da đỏ: Trên da xuất hiện các mảnh da đỏ với nhiều kích thước và số lượng khác nhau. Tùy vào từng trường hợp mà những đốm này có thể có kích thước từ khoảng vài mm đến một vài cm, với số lượng từ vài chục đến vài trăm đám. Đôi khi nó còn to hàng chục cm. Những vùng da này thường có giới hạn rõ rệt với những vùng da xung quanh, có thể hơi gồ cao, thâm nhiễm nhiều hoặc ít, nền cứng cộm. Nhiều trường hợp vẩy nến trắng chiếm gần trọn vùng da đỏ, chỉ còn thấy được viền đỏ xung quanh rộng hơn lớp vảy nến.
  • Vẩy trắng: Loại vảy này nằm phủ lên bề mặt đám đỏ, nó có màu trắng đục, hơi bóng tương tự màu nến trắng hoặc màu xà cừ. Khi bị vảy nến thể giọt, nó sẽ hình thành những mảng da xếp thành nhiều tầng, dễ bong. Nếu cạo lớp vỏ này đi thì sẽ thu được một lớp vụn trắng giống như phấn hoặc vết nến và rơi lả tả. Một đặc điểm nữa của vảy nến thể giọt là chúng có tốc độ tái tạo rất nhanh, nếu bong hết lớp này sẽ tiếp tục có lớp khác đùn lên. Thêm vào đó, số lượng vảy nến rất là nhiều.

II/ Biện pháp điều trị bệnh vảy nến thể giọt

Bệnh vảy nến thể giọt cần được điều trị sớm để ngăn chặn sự tiến triển của bệnh. Nếu bỏ qua giai đoạn “vàng” trong điều trị, bệnh nhân sẽ cần nỗ lực hơn rất nhiều để có thể loại bỏ được căn bệnh này. Hiện nay, 2 phương pháp chính thống và phổ biến nhất để điều trị vảy nến thể giọt là Tây y và Đông y.

Điều trị vảy nến thể giọt bằng Tây y

Thông thường, bệnh vảy nến thể giọt sẽ được điều trị bằng các loại thuốc sau đây:

Cần tham khảo kỹ ý kiến của bác sĩ trước khi dùng thuốc để điều trị
Cần tham khảo kỹ ý kiến của bác sĩ trước khi dùng thuốc để điều trị
  • Nhóm kháng sinh chống liên cầu khuẩn, các loại thuốc bôi ngoài hoặc được điều trị bằng quang hóa trị liệu, uống 8-methoxypsoralen và chiếu tia cực tím UVA (PUVA). Thời gian gần đây, phương pháp chiếu tia UVB dải hẹp được áp dụng và được chứng minh là rất có giá trị trong chữa trị. Nó ít gây ra các tác dụng phụ hơn.
  • Các loại thuốc thuộc nhóm retinoid như tazarotene, acitretin… Chúng là những loại thuốc được dùng cho các trường hợp bị vảy nến nặng, khi sử dụng các loại thuốc điều trị khác không mang lại hiệu quả.
  • Các loại thuốc thuộc nhóm thuốc corticosteroid như Clobetasol, Betamethasone… Chúng có tác dụng kháng viêm tiêu viêm, kháng dị ứng, ngứa, giảm tăng sinh trên tế bào da. Tuy nhiên, nếu dùng trong thời gian dài, nó có thể gây ra nhiều tác dụng phụ như loãng xương, teo da, suy thận, ức chế hệ miễn dịch.
  • Nhóm thuốc dẫn chất vitamin D3 (bao gồm calcipotriol, calcitriol…): Đây cũng là nhóm thuốc thường được dùng để chữa bệnh vảy nến thể giọt hoặc vảy nến thể mảng. Tuy nhiên, cũng giống như các nhóm thuốc trên, nhóm dẫn chất vitamin D3 có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn, nhất là kích ứng da. Do đó, không nên điều trị vảy nến thể giọt khi vùng da bị bệnh ở trên mặt.
  • Methoxsalen: Đây là một chất bắt sáng, được dùng kết hợp với ánh sáng mặt trời hoặc tia UV để điều trị vảy nến thể giọt nặng.
  • Polytar: Thuốc này là chế phẩm được sản xuất từ hắc ín và than đá. Có tác dụng giảm ngứa và ức chế sự tăng sinh quá mức của da. Nhưng, Polytar có thể gây kích ứng da, nhuộm màu da. Bên cạnh đó, nó cũng có thể gây ra mùi khó chịu, do đó cần phải chú ý rửa kỹ da sau khi dùng.
  • Các loại thuốc thuộc nhóm ức chế miễn dịch: methotrexate, cyclosporin, adalimumab…là những thuốc được dùng để điều trị các bệnh vảy nến thể giọt nặng, các mảng đỏ lan rộng hoặc không đáp ứng với các liệu pháp điều trị thông thường.
  • Acid salicylic: Thuốc có tác dụng tiêu sừng, giúp các vẩy da bong tróc dễ dàng hơn. Đồng thời làm bình thường hóa lớp sừng ở trên da.

Những loại thuốc tây đều có một đặc điểm chung là có thể gây nhiều tác dụng phụ. Do đó, trước khi sử dụng, hãy tham khảo kỹ ý kiến của bác sẽ để tránh gặp phải những vấn đê không mong muốn.

Chữa vảy nến thể giọt bằng Đông y

Đông y xếp bệnh vảy nến nến vào chứng Bạch sang hay Tùng bì tiễn. Theo các y văn cổ và các sách y học cổ truyền ghi chép lại, bệnh vảy nến là do chính khí cơ thể suy yếu, khiến các yếu tố ngoại tà như phong, thấp, nhiệt, trong đó phổ biến nhất là phong và nhiệt xâm nhập vào cơ thể, gây ra rối loạn chức năng tạng phủ, đặc biệt là can, thận. Từ đó gây ra huyết nhiệt, huyết táo, không sinh dưỡng được da, khiến da khô ngứa, tăng sinh sừng tạo ra vảy nến.

Để điều trị căn bệnh này, Đông y chia bệnh thành các thể khác nhau, tùy theo nguyên nhân gây bệnh mà sử dụng phép chữa tương ứng để triệt tiêu căn nguyên, chữa bệnh từ gốc.

Phương pháp Đông y sử dụng các bài thuốc phối kết hợp nhiều loại thảo dược khác nhau theo tỉ lệ nhất định, không chỉ mang đến hiệu quả điều trị cao, mà còn đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bệnh nhân.


Bên cạnh đó, để việc điều trị được diễn ra một cách thuận lợi, dễ dàng, các bệnh nhân hãy chú ý thay đổi chế độ ăn uống của bản thân cho phù hợp. Bổ sung nhiều rau xanh, trái cây tươi, thực phẩm kháng viêm.Tránh sử dụng các món ăn tanh, nóng, cay và các loại hải sản… Ngoài ra, không nên tiếp xúc trực tiếp với các hóa chất như xà phòng, chất tẩy rửa. Không gãi hoặc cào khi bị ngứa để tránh nguy cơ nhiễm trùng.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

Bình luận (55)

  1. Hoàng Anh says: Trả lời

    Vẩy nến thể giọt so với các loại vẩy nến khác có khó điều trị hơn không mọi người, em bị mấy tháng nay rải rác ở người mà dùng thuốc vẫn chưa khỏi?

    1. Zic zac says: Trả lời

      Mình thấy vẩy nến thể giọt nhìn còn đỡ chán, vẩy nến thế mảng với vẩy nến toàn thân nhìn còn sợ hơn bị toàn cả người, diện tích lớn hơn nhưng thật sự là cái nào cũng khó chữa cả, bệnh này thì xác định là sống chung suốt đời thôi, cố gắng hòa hợp với nó để đỡ phát ra nhiều.

    2. Hoàng Anh says: Trả lời

      Ồ lên sóng chương trình sức khỏe vtv2 á, thế chắc thuốc phải tốt lắm, Người thật việc thật chia sẻ thế này thì yên tâm rồi ạ. địa chỉ phòng khám ngay gần nhà em, Chắc em qua khám điều trị xem thế nào. Chứ cứ thuốc tây bôi thay đủ loại mà cứ vẫn bị nhiều hơn.

  2. Ngô Thị Vui says: Trả lời

    Tui thấy mọi người bảo chữa bệnh vẩy nến này phải dùng thêm mấy loại trà thanh nhiệt giải độc từ bên trong kèm theo mới duy trì được lâu. Có người bạn cũng bị ông ấy ngày nào cũng pha trà cà gai leo gì ý thay nước uống hàng ngày cũng đỡ đi nhiều. Bà con cũng thử xem.

    1. *Thảo* says: Trả lời

      Thế trà hoa cúc hay trà actiso cũng được đúng không bạn, hôm trước nhà tôi được cho mấy hộp trà actiso mà cả nhà chả ai uống. Biết tốt cho bệnh của mình thì tôi uống lâu rồi.

    2. Vũ Hải Trung says: Trả lời

      Em thì nghĩ ăn nhiều hoa quả rau xanh chất xơ là được rồi, mấy loại trà này chả cần thiết. Nếu uống trà mà ăn uống vẫn cứ đồ cay nóng, dầu mỡ thì có khác gì đâu cơ chứ. Với lại cần ngủ nghỉ đúng giờ tránh thức khuya, tránh căng thẳng để đỡ hại gan nữa.

  3. Phạm Khuyên says: Trả lời

    Tôi bị vẩy nến đã gần 5 năm nay, đến viện điều trị nhiều đợt cũng đỡ, nhưng rất hay bị tái lại. Đợt nào giữ gìn tốt thì lâu bị lại, đợt nào ăn ngủ không điều độ là rất nhanh các triệu chứng lại xuất hiện. Nhất là gần đây do công việc căng thẳng áp lực nhiều, tôi thường xuyên mất ngủ, ăn uống kém nên bệnh có vẻ nặng hơn những lần trước. Liệu có nên sử dụng các thuốc an thần để kết hợp cùng không?

  4. Thanh QUYẾT says: Trả lời

    Em gái em năm nay học lớp 10 mới phát hiện ra vẩy nến thể giọt này khoảng 1 năm trở lại đây. Trước nhìn nó xinh xắn, da trắng nõn mà giờ chỉ sau 1 năm da mọc nốt nhỏ đỏ mà bong vảy trắng trắng nhưng rất nhiều ở tay chân, có những chỗ do gãi da xước xát để lại thâm sẹo. Nhìn tội lắm ấy Em muốn đưa em em lên Hà Nội thăm khám trung tâm thuốc dân tộc kia. Nhưng vẫn muốn tìm hiểu kĩ trước đã, mọi người ai dùng đã khỏi chưa ạ, điều trị liệu trình như thế có tốn kém lắm không? Nhà em không có điều kiện, em thì đang học đại học nhưng cũng có làm thêm kiếm được một ít nên thật sự em cũng quan tâm cả kinh phí điều trị nữa. Ai biết thì cho bảo em ạ

    1. Shop Donna says: Trả lời

      Bạn tốt quá, giá như cũng có 1 người anh trai như bạn, mình cũng bị bệnh lâu rồi toàn bị những người xung quanh nhìn với ánh mắt kì thị. mà con một nên chả biết chia sẻ cùng ai 🙂 , nhìn bố mẹ lo lắng chạy chữa cho mình mà thương không dám nói gì cả, nhiều đêm nhìn lại bản thân mà chỉ biết chùm chăn ngồi khóc. Mình cũng đang mong rằng chỗ trung tâm này là 1 tia hy vọng giúp mình quay lại cuộc sống bình thường như trước.

    2. Hoàng Hoa Trung says: Trả lời

      Đúng là bệnh này không phân biệt lứa tuổi gì cả, trẻ con người lớn người cao tuổi đều có thể bị. Đợt chị bị bệnh là đúng vào năm mới vào đại học. Cứ nghĩ rằng thay đổi môi trường sống với không chăm sóc da nên da khô bong tróc thôi. Mua kem dưỡng ẩm về bôi mà chả bớt đi lại còn bị mọc thêm nhiều nốt, để ý kĩ thì dưới chỗ bong tróc da đỏ lên. Nghĩ chắc không đơn giản là khô da thông thường chị mới ra quầy thuốc hỏi thì họ bảo vẩy nến và bán cho lọ thuốc bôi. Dùng thì công nhận hiệu quả rất nhanh chỉ sau vài ngày các nốt đã lặn, da không bong tróc nữa. Nhưng đến khi ngừng thuốc được 2 tuần thì các nốt lại trở lại và có xu hướng mọc dày hơn, chị mới hốt hoảng đến viện khám làm xét nghiệm, bác sỹ bảo đúng là bệnh vẩy nến thật, kê thuốc cả uống lẫn bôi. Chị dùng đều đặn theo đơn bác sỹ, cũng như làm theo hướng dẫn nhưng bệnh vẫn cứ tái đi tái lại. Ban đầu chỉ ở ngực bụng thôi sau lan dần ra những vùng da lộ như cổ tay, đi đâu làm gì cũng rất ngại vì ai ai cũng nhìn và hỏi bị sao thế sau đấy như kiểu xa lánh tránh tiếp xúc với chị. Buồn lắm nhưng cũng thử uống đủ các loại thuốc viện lớn kê rồi, đang thất vọng tràn trề thì nghe được đứa bạn thân mách tới chữa ở trung tâm thuốc dân tộc, anh họ nó cũng đã chữa khỏi bệnh ở đây. Như chết đuối vớ được cọc chị tìm hiểu nhà thuốc này luôn thấy uy tín tin tưởng được chị đến thăm khám lấy thuốc về dùng. Quá trình dùng thuốc cũng lo lắng cái này cái kia nhưng bác sỹ ở đây nhiệt tình lắm, quan tâm hỏi thăm người bệnh và theo dõi tiến triển, động viên chị nên có gì thắc mắc hỏi bác sỹ đều được giải đáp. Thời gian mới dùng thì mọc nhiều hơn, vùng da bị cũng lan rộng hơn nhưng bác sỹ bảo đó là do tác dụng đẩy độc tố của thuốc, chị dùng tiếp 2 tuần thì các nốt không mọc thêm nữa, các nốt cũ cũng bong tróc ít hơn, đỡ ngứa hơn. Đến hết tháng thứ 2 da gần như không còn nốt đỏ bong nữa mà chỉ còn nhưng vết thâm để lại. Cắt thuốc dùng thêm 1 tháng thì da trơn láng, mịn luôn. Cũng may là kiên nhẫn dùng đúng theo lời bác sỹ mà chị khỏi được bệnh 3 năm rồi không bị lại. Mỗi tháng chị hết khoảng 2 triệu tiền thuốc, nói chung thuốc có mắc tí nhưng sắt ra miếng. Em nên dẫn em em tới khám sớm đi.

    3. Thanh QUYẾT says: Trả lời

      Em cảm ơn chia sẻ của chị ạ, chị cho em hỏi bên trung tâm này có phải trước ở Ô Chợ Dừa không chị, em tìm trên mạng thấy có 1 số chỗ ghi ở Ô Chợ Dừa chỗ lại ghi Nguyễn Thị Định nên không biết chỗ nào đúng. Với chị bình thường hay khám bác sĩ nào ạ?

    4. Hoàng Hoa Trung says: Trả lời

      Chị theo điều trị bác sỹ Quyên em ạ, bác sỹ khá trẻ nhưng kinh nghiệm chuyên điều trị bệnh da liễu, với nhiệt tình với bệnh nhân lắm. Còn về địa chỉ thì Ô chợ dừa là địa chỉ cũ đó, trước chị cũng khám ở Ô chợ dừa nhưng họ chuyển về địa chỉ mới rộng rãi hơn để thêm cơ sở vật chất, Chị vẫn theo dõi facebook của trung tâm này nên vẫn nắm được thông tin. Còn định cuối tuần này dẫn đứa em bị viêm da cơ địa đến khám.

    5. tom says: Trả lời

      bạn ơi cho tớ hỏi bạn điều trị ở đó dùng những thuốc gì vậy, có phải thuốc đông y hết không ? cắt thuốc thì là mang về tự sắc uống à ? có cần mua ấm sắc thuốc không hay là sắc đun bằng bếp ga cũng được ??? mà bạn có thể cho tớ xin link facebook trung tâm được không ?

    6. Hoàng Hoa Trung says: Trả lời

      Bài thuốc trung tâm dùng như bên trên cũng giới thiệu đó bạn có thuốc uống, bôi và ngâm rửa. Thuốc uống thì có dạng viên do trung tâm sắc cô đặc sẵn và dạng thang sắc uống. Mình thì cũng lười, ngại khoản đun nấu nên mua luôn loại thuốc dạng viên cao. Facebook trung tâm thuốc dân tộc đây bạn nhé https://www.facebook.com/trungtamnghiencuuvaungdungthuocdantoc

  5. Ly Trần says: Trả lời

    Em bị những nốt đỏ nhỏ và to màu đỏ nhạt giống như cái ảnh bài viết nhưng ở tay, chân và hông, trước kia em có bôi thuốc gentrisone thì mờ dần rồi hết nhưng rất hay tái lại. Em đọc thì không biết có phải vẩy nến thể giọt không? Mà thấy cũng giống vẩy phấn hồng nữa? Có ai cũng bị giống vậy không ạ?

    1. *Thảo* says: Trả lời

      Thật ra bôi cái thuốc gentrison đấy tui thấy bệnh nào cũng đỡ, cả mẩn ngứa hay là chàm… nhưng đọc ra mới thấy tác hại nhiều lắm, vẫn cần chỉ định của bác sĩ mới nên dùng. Tui nghĩ ông mới bị vậy thì nên đến viện khám kiểm tra làm xét nghiệm các thứ chuẩn đoán bệnh mới chính xác được.

    2. Le Coup De Foudre says: Trả lời

      Cũng là thuốc cocticoit mà. Bôi ngắn ngày thì không sao đâu, cái quan trọng là nó chỉ điều trị triệu chứng bên ngoài nên vẫn chả thể nào khỏi được, trước mình cũng dùng qua mấy loại rồi.

  6. Đỗ Văn Bình says: Trả lời

    Tôi thấy giờ có phương pháp quang trị liệu gì mà dùng tia cực tím ấy, thấy chi phí cũng cao không rõ hiệu quả thế nào? Mọi người đã có ai dùng thử qua cách chữa này chưa? Cho tôi xin ít review với

    1. Phạm Bình Nguyên says: Trả lời

      Không nên đâu ạ, em tìm hiểu thì thấy phương pháp này cũng hạn chế và có những rủi ro như gia tăng khả năng bị ung thư da, dù sao thì tia cực tím không tốt mà, còn có nhiều trường hợp bị bỏng da nữa, nhẹ thì có thể phồng rộp, sạm da, làm da yếu đi.

    2. Skate says: Trả lời

      Trước tôi cũng đã điều trị lase rồi. 1 tuần 2-3 buổi chi phí tốn kém lắm, làm khoảng 10 buổi đỡ nhiều nhưng gần đây tôi lại thấy xuất hiện các nốt ở chân quay trở lại. Nghĩ tiếc tiền quá.

  7. Mai Thị Hồng Trang says: Trả lời

    Em năm nay 19 tuổi. Bệnh của em ban đầu là em phát hiện da đầu em có vảy trắng, vảy nó to hơn vảy gầu em đổi dầu gội mà vẫn thế sau em tưởng do thời tiết, cứ đi mua thuốc về bôi thì đỡ, dạo gần đây nó nổi lên nhiều hơn, rồi lan xuống bị cả ở lưng và ở dưới cổ nữa, nhiều nhất vẫn là đầu và phía chân tóc trán, ở người thì nó cũng chỉ thành từng nốt nhỏ nhỏ. Em ra hiệu thuốc hỏi thì họ cho thuốc bôi, bôi thì đỡ, nhưng ngừng bôi vảy trắng lại xuất hiện, cứ bong hết lớp này đến lớp khác Em cũng không dám bôi nhiều vì sợ sau nó có hại cho da rồi da nhăn nheo các thứ. Em tìm hiểu thì chắc là bệnh vảy nến, search google thấy rất nhiều chỗ điều trị, mọi người đã chữa rồi hay có chỗ nào uy tín giới thiệu giúp em với.

    1. Lee Song says: Trả lời

      Vậy là em bị cả vảy nến da đầu với vẩy nến thể giọt rồi. Đứa em chị cũng vừa điều trị ở trung tâm thuốc dân tộc vảy nến da đầu được 2 tháng. Nó bảo tiến triển cũng tốt, đỡ khô bong vảy nhiều, ngứa chỉ còn ít thôi nên giới thiệu chị qua đó. Chị thì bị vảy nến thể giọt. 2 chị em khốn khổ với bệnh này lâu rồi, mong là lần này chữa ở đây sẽ ok.

    2. Nguyễn Trung Loan says: Trả lời

      Tôi bị vẩy nến đã gần 6 năm, đến bây giờ bệnh dường như đã khỏi hẳn. Tôi bị nổi ở bụng ngực có cả nốt nhỏ cả những mảng to 4, 5cm, ai bị bênh này thì biết rồi đấy da lúc nào cũng khô, tróc vảy, ngứa nhiều khi chỉ muốn gãi cho toét ra để đỡ ngứa mà không dám. Trước đây tôi đã sử dụng nhiều thuốc mà không khỏi, tốn cả chục triệu tiền đi khám cả đông cả tây, bệnh chỉ đỡ lúc đó chứ đến lúc hết thuốc rồi lại đâu vào đấy, có khi lại bị nặng hơn lúc đầu. May mà biết đến trung tâm này qua người bạn, dùng thuốc có hơn 2 tháng da đã lành lặn, chỉ còn khô tróc da 1 chút thôi. Tôi nghĩ cháu muốn tìm nơi uy tín thì nên đến đây khám, đội ngũ bác sĩ cũng toàn những người giỏi nhiều năm kinh nghiệm trong nghề rồi.

  8. Mùa Hạ says: Trả lời

    Các bác có ai như em không, cứ trời hanh khô là da em bong nhiều còn trời nóng thì thôi rồi, chảy mồ hôi chỗ vùng da bị bệnh cứ bí mà ngứa khó chịu. Chả lẽ cứ phải sống chung với nó thế này, em cũng toàn chữa các viện lớn uy tín rồi đấy chứ, mà cũng chỉ đỡ đi phần nào thôi chứ không khỏi được.

  9. Trương Hà Lan says: Trả lời

    Mình nghe nói bị vảy nến quan trọng nhất là dưỡng ẩm da, da mà không được cấp ẩm đủ sẽ dễ bị nặng thêm khô bong nhiều hơn. Mình vẫn đang dùng dầu dừa nhưng vẫn khô nhiều quá, có loại nào tự nhiên mà tốt hơn không?

    1. Hirata says: Trả lời

      Chị dùng thử dầu oliu chưa, em thấy tốt hơn dầu dừa, mà cũng đắt hơn luôn :))) kết hợp với chút sữa theo công thức 2 muỗng canh dầu oliu vào một li sữa và trộn đều, sau đó xoa bóp nhẹ nhàng lên vùng vẩy nến sẽ làm giảm triệu chứng của nó một cách đáng kể đó chị ạ

    2. Trương Hà Lan says: Trả lời

      Làm như thế xong có rửa lại bằng nước không em, chị dùng dầu dừa thì cứ bôi xong để đấy không rửa lại nhưng cách của em thì lại có cả sữa nữa, chắc phải rửa lại nhỉ.

    3. Hirata says: Trả lời

      Chị mát xa đều khoảng tầm 15 phút rồi tráng lại bằng nước sạch nha chị. Ngoài ra có thể dùng nha đam tươi bôi. nhưng nha đam thì phải sơ chế qua.Chị gọt thật sâu lớp vỏ bên ngoài nhằm loại bỏ hết các dịch màu vàng trong lá nha đam. Sau đó ngâm phần thịt trắng của là nha đam vào nước muối pha loãng và nước cốt chanh. Rồi mới lấy đắp nha

    4. Báo đốm says: Trả lời

      Mách thêm cho các chị em 1 cách mà tôi hay dùng này. Đó là Xay bơ trộn với đường hoặc mật ong sau đó thoa trực tiếp lên vùng da. Cũng để 15 phút sau đó lau sạch. Cách này hơi mất công so với dùng dầu dừa, dầu ô liu nhưng mà hiệu quả phết đó.

  10. Chiến says: Trả lời

    Tôi làm nghề thợ dệt nên thường xuyên phải tiếp xúc với hóa chất nhuộm. Như vậy có phải là không thể khỏi được bệnh vẩy nến thể giọt này không

    1. Đinh Tiến Thành says: Trả lời

      Ông anh chịu khó đeo gang tay dầy vào, hạn chế tiếp xúc trực tiếp thôi chứ biết làm sao được. Còn không đành bỏ nghề theo nghề khác thôi. Em trước có hiệu quần áo bán hàng cũng khá khẩm mà từ ngày bị bệnh ai vào nhìn thấy bộ dạng của mình là cũng đều quay mặt đi. Em phải chuyền sang làm lái xe ấy.

  11. AuMic says: Trả lời

    Thanh bì dưỡng can thang là tên bài thuốc còn đâu là bài đấy gồm có tận 3 loại dùng kết hợp ạ? Có bắt buộc phải dùng cả 3 loại không các bác? Em cứ tưởng bệnh vẩy nến ngoài da như thế này chỉ cần thuốc bôi bên ngoài là được rồi chứ, lại còn cả uống cả tắm nữa.

    1. Nguyễn Tú says: Trả lời

      Bệnh này nguyên nhân bên trong thì phải dùng cả thuốc uống chứ em dùng mỗi thuốc bôi sao khỏi được. Bài thuốc này kết hợp nhiều loại thế thì mới hiệu quả tốt, nhiều bệnh nhân khỏi. Nói đâu xa chị đây dùng có đúng 2 tháng rưỡi đã khỏi rồi, da nhẵn nhụi. Ban đầu cứ phải đun nước tắm cũng lười lười nhưng sau lại thấy lá tắm đấy dùng thích, da sạch mà vảy bong nhanh hết nhanh.

    2. Hoàng Quỳnh Trang says: Trả lời

      Bạn Tú cho mình hỏi bạn uống thuốc lâu chưa, trong bài viết thì thấy viết hạn chế tái phát 1-5 năm có nghĩa là sau đấy vẫn bị tái phát á.

    3. Nguyễn Tú says: Trả lời

      Tớ uống từ hơn 3 năm trước rồi giờ vẫn thấy không sao cả. Hôm trước cũng nhắn tin hỏi bác sĩ xem có cần thiết uống phòng không thì bác sĩ bảo có điều kiện uống bổ sung để thanh lọc cơ thể cũng được. Còn đâu cái quan trọng vẫn là chế độ ăn uống sinh hoạt của mình để giữ gìn không tái lại ấy bạn.

    4. AuMic says: Trả lời

      Vậy là thuốc tắm phải đun lên ạ, thế còn thuốc uống thì sao chị, có phải đun sắc lâu không chị ơi? Em giờ ở trong ký túc xá trường nên không được đun nấu gì, nếu đun lá thì có thế dùng tạm ấm siêu tốc chứ đun sắc thuốc thì em chịu ạ

    5. Nguyễn Tú says: Trả lời

      Thuốc lá em đun sôi mấy phút là được còn thuốc uống trung tâm có loại sắc cô đặc sẵn thành viên cao rồi, uống thì pha với nước thôi em chứ không cần đun sắc gì cả. Tiện dùng hết rồi mà. Chịu khó dùng thuốc đều, đừng quên là ok thôi.

  12. Phan Ngọc Đăng says: Trả lời

    Tôi bị vẩy nến thể giọt dùng chả thiếu thuốc gì mà có khỏi đâu , đông tây y đủ cả , có khi nào do ăn uống không kiêng khem đúng cách không ? Các bác cho tôi hỏi nên kiêng những đồ ăn thức uống nào vậy ? Có cần lưu ý gì đặc biệt không ?

    1. Hương Cỏ says: Trả lời

      Đây là những lưu ý về ăn uống tôi sưu tầm được, bạn tham khảo nhé.
      – Tránh các thức ăn có nhiều chất đường, mỡ (vì ở người bị vảy nến có tình trạng rối loạn chuyển hóa đường và mỡ).
      – Ăn nhiều rau, khoai lang, đu đủ.
      – Tránh dùng thức ăn có nhiều gia vị, cà phê, thuốc lá…
      – Không ăn quá no trước lúc đi ngủ, tránh căng thẳng và thức khuya

    2. Phan Ngọc Đăng says: Trả lời

      Tôi nghe nói còn phải kiêng đồ tanh cá tôm cua nữa đúng không ? Mấy lưu ý bạn gửi tôi đều thực hiện mỗi ngày rồi mà vẫn bị ngứa nhiều . Để ý có hôm ăn tôm thì ngứa nhiều hơn trước nên có khi mọi người bảo kiêng đồ tanh là đúng đấy nhỉ .

    3. Ly Haipa says: Trả lời

      https://2doctor.org/benh-vay-nen-7961.html
      Anh đọc ở đây họ cũng ghi rõ nên kiêng gì ăn gì chú ý những gì đấy ạ, trong bài này cũng có ghi nên hạn chế sử dụng các loại thực phẩm cay nóng, dễ gây kích ứng như hải sản, thịt bò, thịt gà,… những thức ăn này dễ gây kích ứng thì sẽ dễ bị ngứa và phát bệnh nặng hơn.

    4. Vũ Thị Hòa says: Trả lời

      Bác sĩ điều trị cho mình còn dặn dò thêm là nên ăn các loại cá biển giàu omega 3 như cá hồi, cá ngừ, cá thu đấy mọi người ạ, chất đó tốt cho da và hồi phục da tốt hơn. Thông thường cứ 1 tuần mình ăn tầm 4, 5 bữa.

  13. Minh nguyệt says: Trả lời

    Thấy mọi người bị toàn ở ngực lưng tay chân mà em thì bị có cả mấy nốt ở mặt nữa. Tại bị ở mặt da cũng nhạy cảm, với khiến em không tự tin lắm nên nhiều khi em có dùng mỹ phẩm để che bớt đi. Giờ đọc về bệnh mới biết không nên dùng các loại mỹ phẫm hay hóa chất gì cả, thế thì em có thể vẫn sử dụng mấy sản phẩm dưỡng da được không, em cũng toàn mua loại tốt dược mỹ phẫm của Mỹ với Anh thôi, đọc thì thấy thành phần cũng an toàn ạ.

    1. Quyên Ntp says: Trả lời

      Em cũng thấy bảo bị các bệnh về da thì vẫn nên sử dụng kem chống nắng để bảo vệ da nhưng phải chọn loại đảm bảo không thành phần hóa học. Em hay dùng loại vichy ấy chị. Giá cả cũng hợp lý mà dùng thấy cũng được. Còn dưỡng da thì em chỉ mua dưỡng ẩm thôi.

    2. hồ thị duyên says: Trả lời

      bác sĩ chuyên khoa da liễu mới nắm rõ cái này bạn ơi, bị ở mặt thì khổ lắm, mình bị ở tay chân thôi mà đã thấy mặc cảm lắm rồi, bạn thử qua trung tâm thuốc dân tộc điều trị đi, bên đó họ dùng thuốc thành phần tự nhiên nên bôi trên mặt cũng không sao. bác sĩ cũng có tư vấn mỹ phẩm phù hợp với da đó. năm ngoái mình điều trị như đâu gần 3 tháng thì khỏi. cũng bị thâm gì, sau đấy bác sĩ hướng dẫn dùng thêm dưỡng da nữa nên da vẫn mượt không bị lại.

    3. Minh nguyệt says: Trả lời

      Chỗ đấy địa chỉ ở đâu thế chị, em cũng thấy cuối bài giới thiệu mà không thấy địa chỉ gì cả. Hay chị có số điện thoại bác sĩ không, cho em, em điện hỏi trước tình trạng bệnh của em có chữa được không rồi đến.

    4. hồ thị duyên says: Trả lời

      mình hôm kia mới mất điện thoại nên mất số bác sĩ rồi nhưng bạn có thể gọi thẳng đến trung tâm rồi bác sĩ sẽ gọi lại tư vấn cho bạn. số điện thoại bàn của trung tâm là 02871096699 nhé. mình chữa ở thành phố hồ chí mình nhưng hình như trung tâm còn địa chỉ ở hà nội với quảng ninh nữa nha.

  14. Linh Vũ says: Trả lời

    Ban đầu mẹ em cũng bị vẩy nến thể giọt thôi, các nốt nhỏ như giọt nước nhưng chả hiểu sao càng chữa càng nặng, giờ mẹ em còn bị thành vẩy nến khớp, các khớp đau nhức sưng đỏ, nhất là ở bàn tay. Chữa thế nào ạ? Bệnh này di truyền em sợ sau em cũng bị thế mất

    1. phan ngọc tâm says: Trả lời

      vảy nến thể khớp thì khó chữa đó em ạ, không đơn giản đâu, có khi phải dùng thuốc kháng sinh chống viêm mới đỡ được, giờ mẹ em có dùng thuốc gì không? còn em thì vẫn có thể bị di truyền nhưng nếu giữ gìn ăn uống sinh hoạt điều độ thì cũng không lo đâu.

  15. Hùng_NP says: Trả lời

    Hic mình chữa bệnh này bao lâu nay, dùng đủ mọi cách mọi người mách uống thuốc rễ cây, bôi thuốc ngâm rễ cây, bôi thuốc mỡ. tiêm thuốc ở Trích Sài. uống tre đằng ngà…. mà không khỏi, bệnh lại còn nặng thêm. Uống Thanh bì dưỡng can thang kia có thật sự tốt không? Giờ chỉ sợ dùng thuốc vào tiền mất tật mang thêm thôi

    1. Phương Link says: Trả lời

      Thuốc thật sự tốt đó, hồi đó dùng thuốc em cũng phân vân lắm, nhưng đọc được bài báo này thấy yên tâm hơn do thấy được rất nhiều người đã chữ khỏi rồi nên mới tin tưởng xài thuốc ở đây. Đây là link của bài báo ạ https://camnangbenhdalieu.com/vay-nen-la-benh-gi-co-chua-khoi-duoc-khong-n4352.html
      Em lại còn ở xa nên không đến khám trưc tiếp được, mà là gọi điện và trao đổi với bác sĩ Mai qua zalo. Em gửi ảnh cũng như kể chi tiết quá trình bị bệnh, bác sĩ dù qua điện thoại nhưng vẫn tư vấn kĩ lắm. Rồi bác Mai kê thuốc gửi về cho em. Mới đầu cũng thấy dùng gì nhiều thuốc thế tận 3 loại nhưng dùng xong 1 tháng mới thấy thích vì nó kết hợp uống để thanh lọc từ bên trong với bôi ngâm điều trị ngoài da. Có điều phải kiên trì chứ không phải nhanh ngay ngày một ngày hai đâu ạ.

    2. Quốc Cường says: Trả lời

      1 liệu trình là 3 tháng à em, anh đọc toàn thấy mọi người nói tầm 3 tháng mới khỏi. như vợ anh mới sinh cháu được 7 tháng có dùng được không? Từ đợt sinh cháu vợ anh bị nhiều quá, vẫn là các nốt vảy nến thể giọt thôi nhưng nổi nhiều phải gấp đôi so với lúc trước sinh.

    3. Phương Link says: Trả lời

      Vâng em dùng liệu trình là 3 tháng ạ. 2 tháng là gần như khỏi rồi nhưng bác sĩ khuyên nên dùng 1 tháng nữa để hiệu quả tốt hơn. Thuốc an toàn dùng được cho phụ nữ cho con bú vì không ảnh hưởng tới sữa đó anh, em điều trị cũng là lúc cháu nhà em 15 tháng nhưng vẫn chưa cai sữa. Em cho con bú thì trộm vía không sao cả, cháu vẫn ngoan và ăn uống bình thường. Anh cứ gọi hỏi bác sĩ đi ây ạ.

    4. Hùng_NP says: Trả lời

      Tầm bao lâu thì nhận được thuốc vậy bạn? Mình đang ngứa khó chịu quá, đang phân vân bắt xe ra thì ngày mai có thuốc để uống rồi nhưng đi xa hơn trăm cây cũng mệt. Mà gửi thuốc thì lại sợ phải 1 tuần chục hôm bưu điện mới giao tới nơi.

    5. Phương Link says: Trả lời

      Ô không đâu chị, họ gửi chuyển em có 2 ngày sau là nhận đươc rồi á. Chị có trăm cây thế khéo còn nhanh hơn ấy.

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Cùng chuyên mục

Bị bệnh vảy nến có ngứa không, đặc điểm nhận biết?

Vảy nến là căn bệnh tự miễn, gây ảnh hưởng đến tâm lý và sức khỏe của người bệnh. Vậy bị bệnh vảy nến có ngứa không? Với căn bệnh...

Bệnh vẩy nến thể mảng và các thông tin cần biết

Vảy nến thể mảng là gì? Đặc điểm và cách điều trị

Trong số các dạng của bệnh vảy nến, vảy nến thể mảng được xem là loại phổ biến nhất. Các triệu chứng của bệnh sẽ khiến bệnh nhân vô cùng...

Bị bệnh vảy nến ăn gì?

Danh sách các nhóm thực phẩm tốt cho người bị vảy nến

Các thực phẩm giàu kẽm, acid béo omega-3, chất chống oxy hóa, acid folic... là danh sách thức ăn dành cho người bị vảy nến. Thường xuyên sử dụng các...

Bị bệnh vảy nến nên ăn gì để giúp bệnh mau lành?

10 món ăn tốt cho bệnh vảy nến, hỗ trợ điều trị hiệu quả

Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc, ăn uống đúng cách sẽ giúp cho bệnh vảy nến mau chóng được chữa lành hơn. Sau đây, chúng tôi xin gợi ý...

Hướng dẫn trị vảy nến bằng dầu dừa đúng cách

Phương pháp trị vảy nến bằng dầu dừa đã trở nên rất quen thuộc đối với nhiều người. Với những tác dụng vượt trội của dầu dừa, các triệu chứng...

Bệnh vảy nến có chữa dứt điểm được không, bằng cách nào?

Vảy nến là bệnh lý do sự rối loạn hệ thống miễn dịch cơ thể khiến làn da trở nên sần sùi, khô, bong tróc, ửng đỏ, ngứa ngáy,... Vậy...

Ẩn