Bệnh viêm xoang nên kiêng ăn gì, bổ sung gì nhanh khỏi?

Cà độc dược chữa viêm xoang được không, có an toàn?

10 Cách chữa viêm xoang bằng thuốc nam hiệu quả (cây quanh nhà)

Biến chứng của viêm xoang – Nhận biết, phòng ngừa, xử lý

10+ cách chữa viêm xoang tại nhà đơn giản, hiệu quả cao

6 cách trị viêm xoang sàng (trước + sau) tại nhà tốt nhất

Viêm xoang chảy máu mũi nguy hiểm không? Cách xử lý

Viêm xoang cấp tính – Triệu chứng, cách chăm sóc & điều trị

Viêm xoang mãn tính – Sự nguy hiểm và cách điều trị

Mổ viêm xoang khi nào? Quy trình và thông tin cần biết

Vẹo vách ngăn mũi: Nguyên nhân và các biến chứng thường gặp

Vẹo vách ngăn mũi là một dạng rối loạn thực thể ảnh hưởng đến chức năng của mũi. Theo thống kê, khoảng 80% dân số nước ta mắc phải vấn đề này. Các trường hợp vẹo vách ngăn mũi nghiêm trọng có thể gây ra nhiều biến chứng khó lường. 

Vẹo vách ngăn mũi là gì?

Vách ngăn mũi nằm ở chính giữa lỗ khoang mũi, có vai trò chia tách khoang mũi thành hai phần bằng nhau (mũi trái và mũi phải). Vẹo vách ngăn mũi là tình trạng vách ngăn bị cong vẹo hẳn sang một bên, khiến khoang mũi bên còn lại nhỏ đi, từ đó gây ra các rối loạn hô hấp trong quá trình hít thở.

Vẹo vách ngăn mũi là gì?
Vẹo vách ngăn mũi là tình trạng vách ngăn bị cong vẹo hẳn sang một bên, khiến khoang mũi bên còn lại nhỏ đi, từ đó gây ra các rối loạn hô hấp trong quá trình hít thở.

Bệnh lý này bao gồm nhiều dạng như:

  • Vẹo hình chữ C là kiểu dị dạng đơn thuần khi vách ngăn mũi chỉ vẹo sang một bên (bên trái hoặc bên phải).
  • Vẹo hình chữ S là kiểu dị dạng tương đối phức tạp, trong đó vách ngăn mũi vừa có thể bị vẹo qua bên trái vừa có thể bị vẹo qua bên phải.
  • Gai/mào vách ngăn mũi là những bất thường nhô ra dọc chiều dài của vách ngăn, thường xuất hiện tại vị trí tiếp giáp của xương và sụn vách ngăn. Gai/mào vách ngăn mũi có thể chạm đến niêm mạc mũi, gây chảy máu và đau nhức dữ dội.
  • Dày chân vách ngăn có đặc điểm vách ngăn dày ở phần thấp.

Nguyên nhân gây ra vẹo vách ngăn mũi

Các chuyên gia cho biết, vẹo vách ngăn mũi có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau như:

  • Bẩm sinh: Nhiều người bị mắc phải tình trạng này suốt quá trình phát triển từ khi còn là một bào thai trong bụng mẹ. Những trường hợp này có thể dễ dàng phát hiện khi em bé vừa được sinh ra.
  • Chấn thương: Các chấn thương tại vùng mũi có thể khiến vách ngăn mũi vẹo sang một bên. Trẻ sơ sinh thường bị vẹo vách ngăn mũi do chấn thương trong quá trình người mẹ chuyển dạ. Trẻ em và người lớn có thể mắc phải tình trạng này khi bị bạo hành hay gặp tai nạn lao động, tai nạn sinh hoạt. Khi bị các lực cơ học có cường độ lớn tác động trực tiếp vào mặt và mũi, vách ngăn mũi của chúng ta rất dễ lệch khỏi vị trí tự nhiên. Ngoài ra, những người thường chơi các môn thể thao vận động mạnh, có độ tương tác cao hoặc những tài xế lái xe không thắt dây an toàn cũng dễ bị lệch vách ngăn mũi do chấn thương.
  • Sự lão hóa: Quá trình này có thể làm thay đổi cấu trúc mũi nói chung và vách ngăn mũi nói riêng. Sau một khoảng thời gian dài, vách ngăn mũi có thể bị vẹo hẳn sang một bên.
  • Viêm nhiễm mạn tính vùng mũi (viêm xoang, viêm mũi dị ứng): Cấu trúc tự nhiên của vách ngăn mũi có thể bị thay đổi khi người bệnh thường xuyên quẹt mũi.

Triệu chứng của tình trạng vẹo vách ngăn mũi

Đa số dị tật ở vách ngăn mũi không biểu hiện dấu hiệu cụ thể. Điều này khiến nhiều người bệnh thậm chí không phát hiện ra rằng bản thân bị lệch vách ngăn mũi. Tuy nhiên, một số triệu chứng điển hình dưới đây sẽ phần nào giúp bạn nhận biết bệnh lý, từ đó tìm ra cách điều trị phù hợp.

  • Nghẹt mũi (tắc nghẽn mũi): Nhiều bệnh nhân mắc phải vấn đề này không hề có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào. Trong khi đó, có những người bị nghẹt mũi ở một hoặc cả hai bên khoang mũi và thường xuyên khó thở (kể cả khi không bị viêm mũi). Nghẹt mũi có thể trở nên tồi tệ hơn nếu đi kèm các bệnh lý viêm đường hô hấp (cảm cúm, cảm thường) hoặc dị ứng với các tác nhân đường thở.
  • Chảy máu cam: Tuy bề mặt vách ngăn mũi rất mỏng manh, nhạy cảm nhưng đây lại là nơi tập trung nhiều mạch máu nhỏ, ở các vị trí khá nông. Vì vậy, khi bị vẹo vách ngăn mũi, khu vực này sẽ trở nên khô hơn, từ đó gia tăng nguy cơ chảy máu cam.
  • Đau nhức vùng mặt: Khi tình trạng vẹo vách ngăn mũi chuyển biến xấu, một bên mũi có thể bị tắc nghẽn, gây đau tức nặng ở nửa bên mặt tại bên tương ứng.
  • Thở khò khè lúc đang ngủ: Sự thu hẹp của một bên ống mũi sẽ cản trở luồng không khí lưu thông qua mũi, tạo thành âm thanh ồn ào khi ngủ. Hiện tượng này rất phổ biến ở trẻ em.
  • Ngủ trong tư thế nằm nghiêng: Vì một bên mũi bị hẹp nên để hít thở dễ dàng hơn, nhiều người có xu hướng nằm nghiêng.
  • Chu kỳ mũi bất thường: Khi bị lệch vách ngăn mũi, hai bên mũi của bạn sẽ luân phiên tắc nghẽn: bên mũi này tắc nghẽn vì cuốn mũi ứ máu trong khi bên mũi kia thông thoáng và ngược lại. Triệu chứng này rất khó nhận ra. Nếu cảm thấy sự bất thường rõ ràng trong chu kỳ mũi thì độc giả hãy đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị ngay.
  • Đau nhức hốc mắt và nửa đầu: Các cơn nhức nửa đầu xuất hiện cùng bên với phía vách mũi bị vẹo. Đôi khi, người bệnh đau nhức cả hai bên đầu. Những cơn đau này không dữ dội, mạnh mẽ mà dai dẳng và âm ỉ, khiến bệnh nhân vô cùng khó chịu. Tình trạng nhức đầu, đau hốc mắt sẽ tăng lên rõ rệt khi trời quá nóng hoặc quá lạnh, đặc biệt là vào chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ.

Biến chứng của bệnh vẹo vách ngăn mũi

Vẹo vách ngăn mũi là một dạng rối loạn thể chất gây ảnh hưởng lớn đến vùng mũi. Khi vách ngăn mũi bị lệch sang một bên và phát triển bất thường, bệnh nhân rất dễ bị các bệnh liên quan đến đường hô hấp như viêm mũi và viêm xoang.

Biến chứng của bệnh vẹo vách ngăn mũi
Khi vách ngăn mũi bị lệch sang một bên và phát triển bất thường, bệnh nhân rất dễ bị các bệnh liên quan đến đường hô hấp như viêm mũi và viêm xoang.

Nếu để triệu chứng nghẹt mũi tiếp diễn và kéo dài, người đọc có thể mắc phải các bệnh lý về tim mạch (do đường thở thường xuyên tắc nghẽn, khả năng hít thở và hấp thụ oxy bị giới hạn đáng kể), suy giảm trí nhớ và năng suất lao động. Ngoài ra, vẹo vách ngăn mũi mạn tính có thể tác động tiêu cực đến khứu giác, kích thích hốc mũi, khiến tình trạng hen suyễn, viêm mũi dị ứng (nếu có) của bệnh nhân càng thêm trầm trọng.

Nếu bị vẹo vách ngăn mũi nặng, bạn phải đối mặt với các biến chứng như:

  • Khô miệng (thở bằng miệng kéo dài vì nghẹt mũi)
  • Nghẹt mũi khó chịu, cảm giác nặng nề do khoang mũi bị tắc nghẽn
  • Rối loạn giấc ngủ (ngưng thở khi ngủ, ngủ ngáy, thở khò khè)
  • Chảy nhiều máu cam
  • Tái phát chứng nhiễm trùng mũi

Vì vậy, độc giả cần chủ động thăm khám bác sĩ khi gặp phải các hiện tượng sau:

  • Chảy máu mũi thường xuyên
  • Tắc nghẽn một bên hoặc hai bên mũi kéo dài, không thuyên giảm sau khi dùng thuốc
  • Nhiễm trùng xoang mũi tái phát
  • Tình trạng nghẹt mũi làm ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống

Biện pháp chẩn đoán vẹo vách ngăn mũi

Khi bắt đầu quá trình thăm khám, bác sĩ chuyên khoa sẽ hỏi kỹ về các triệu chứng mà bạn đang gặp phải. Sau đó, bác sĩ sử dụng dụng cụ mỏ vịt và nguồn sáng phù hợp để mở to lỗ mũi, đồng thời kiểm tra toàn bộ cấu trúc bên trong. 

Bác sĩ cũng có thể quan sát sâu hơn nhờ vào một thiết bị nội soi hình ống có gắn đèn ở đầu ống. Ngoài ra, bác sĩ cũng theo dõi các mô mũi trước và mô mũi sau sau khi người bệnh dùng bình xịt thông mũi. Cuối cùng, bác sĩ sẽ đưa ra kết luận liệu bạn có bị vẹo vách ngăn mũi hay không và đưa ra chỉ định phù hợp.

Đôi khi, để khảo sát kỹ hơn về mức độ lệch vách ngăn, sự thay đổi cấu trúc sâu trong mũi và tình trạng hiện tại của hệ thống xoang, bác sĩ sẽ tiến hành chụp CT-scanner. Phương pháp này thường được thực hiện trước khi bác sĩ quyết định phẫu thuật can thiệp.

Phương pháp điều trị vẹo vách ngăn mũi

Trong nhiều trường hợp, các bệnh nhân vẹo vách mũi không cần điều trị. Tuy nhiên, những người bị bệnh nặng sẽ được hướng dẫn dùng thuốc hoặc chỉ định phẫu thuật.

Sử dụng thuốc Tây y

Vẹo vách ngăn mũi là một dạng biến đổi cấu trúc thực thể. Do đó, phương pháp điều trị nội khoa thường khó mang lại hiệu quả như ý và triệt để. Những loại thuốc Tây dưới đây chỉ có công dụng giảm nhẹ triệu chứng nghẹt mũi và không có khả năng điều chỉnh cấu trúc vách ngăn mũi. 

Sử dụng thuốc Tây y
Phương pháp điều trị nội khoa thường khó mang lại hiệu quả như ý và triệt để.
  • Thuốc chống nghẹt mũi giúp hạn chế hiện tượng tắc nghẽn khoang mũi do niêm mạc mũi bị phù nề. Nhóm thuốc này gồm dạng viên uống và dạng xịt với hiệu quả chữa bệnh tương đương nhau. Tuy nhiên, nếu sử dụng thuốc xịt chống nghẹt mũi trong một khoảng thời gian dài, người bệnh dễ phụ thuộc vào thuốc và xuất hiện phản ứng dội (tức tình trạng nghẹt mũi tái phát và tồi tệ hơn ban đầu). Trong khi đó, thuốc chống nghẹt mũi dạng uống có thể làm tăng nhịp tim và huyết áp. Vì vậy, hai loại thuốc này không dùng cho trẻ em.
  • Thuốc chống dứng dành cho những người vừa bị vẹo vách ngăn mũi vừa bệnh viêm mũi dị ứng. Loại thuốc này có khả năng kiểm soát tốt tình trạng sổ mũi, ngứa mũi, nghẹt mũi. Tuy nhiên, tác dụng phụ của thuốc chống dị ứng là gây buồn ngủ, ảnh hưởng lớn đến khả năng tập trung.
  • Corticoid xịt mũi có tác dụng kháng viêm, làm thông thoáng khoang mũi. Loại thuốc này thường mất 1 – 3 tuần để phát huy tối đa công dụng. Muốn hạn chế các tác dụng phụ, bạn cần sử dụng corticoid xịt mũi theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Phẫu thuật can thiệp

Bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật can thiệp trong các trường hợp sau:

  • Đau đầu, nghẹt mũi, viêm xoang ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống và khiến bệnh viêm mũi dị ứng trở nặng
  • Các triệu chứng không hề thuyên giảm sau một khoảng thời gian dài dùng thuốc
  • Viêm xoang tái phát nhiều lần

Phẫu thuật chỉnh hình vách ngăn mũi là kỹ thuật điều chỉnh vách ngăn mũi về vị trí trung tâm khoang mũi nhằm tăng cường khả năng lưu thông không khí và giảm thiểu nguy cơ viêm xoang, viêm mũi.

Với loại phẫu thuật này, người bệnh có thể được gây tê tại chỗ hay gây mê. Thời lượng ca mổ phụ thuộc vào phương pháp phẫu thuật và các thao tác đi kèm khác. Đôi khi, phẫu thuật chỉnh hình vách ngăn mũi còn được kết hợp với phẫu thuật xoang hoặc phẫu thuật chỉnh hình mũi.

Bác sĩ phẫu thuật sẽ rạch một đường nhỏ ở vách ngăn, loại bỏ phần xương hoặc sụn bị vẹo. Sau đó, các vật liệu mềm sẽ được bác sĩ đưa vào trong mũi ở đúng vị trí trung tâm cho đến khi vết thương tạm lành. Phẫu thuật chỉnh hình vách ngăn mũi thường được tiến hành đối với bệnh nhân từ 15 tuổi trở lên, khi cấu trúc mũi đã phát triển ổn định. Đây là dạng phẫu thuật khá an toàn và phổ biến, ít gây biến chứng. Thế nhưng phẫu thuật chỉnh hình vách ngăn mũi cũng có thể gây ra một số rủi ro như: chảy máu, nhiễm trùng, mất khứu giác và thủng vách ngăn.

Vẹo vách ngăn mũi không nguy hiểm nếu được điều trị đúng cách. Hầu hết bệnh nhân đều mắc bệnh lý này ở thể nhẹ. Tuy nhiên, khi nhận thấy các dấu hiệu bất thường, bạn cần chủ động đi thăm khám bác sĩ và chữa bệnh kịp thời.

Cùng chuyên mục

Sau khi mổ polyp nên ăn gì và kiêng gì?

Sau khi mổ polyp mũi nên ăn gì và kiêng gì mau khỏi?

Sau khi mổ polyp mũi nên ăn gì và kiêng ăn gì là nỗi băn khoăn chung của hầu hết những người bệnh. Bởi chế độ dinh dưỡng cũng ảnh...

Chi phí phẫu thuật cắt polyp xoang mũi bao nhiêu?

Phẫu thuật cắt polyp mũi xoang khoảng bao nhiêu tiền?

Bên cạnh những thông tin về nguyên nhân hay cách chữa bệnh polyp mũi thì chi phí phẫu thật cắt polyp mũi xoang cũng là vấn đề được nhiều người...

Những điều cần biết khi bị viêm xoang hàm do sâu răng

Bạn có biết răng sâu, đau nhức có thể gây viêm xoang hàm?

Bệnh viêm xoang hàm do răng sâu là một bệnh lý xuất hiện khá phổ biến ở người trưởng thành. Nếu bệnh không được điều trị kịp thời và triệt...

Những điều cần biết về triệu chứngviêm xoang gây đau đầu ù tai

Viêm xoang gây đau đầu, ù tai có nguy hiểm không?

Viêm xoang là căn bệnh rất phổ biến tại Việt Nam. Bệnh được chia làm 2 dạng chính và viêm xong cấp tính và viêm xoang mạn tính. Mặc dù...

Chữa viêm xoang bằng cây nhọ nồi là phương pháp dân gian được nhiều người áp dụng

Mách bạn cách chữa viêm xoang bằng cây nhọ nồi mọc hoang

Cây nhọ nồi (cỏ mực) không chỉ có tác dụng tốt trong việc điều trị các bệnh ngoài da như nổi mề đay, rôm sảy mà còn có tác dụng...

Mổ nội soi xoang hàm và những thông tin cần biết

Mổ nội soi xoang hàm: Những thông tin cần biết và lưu ý

Mổ nội soi xoang hàm là phương pháp được chỉ định trong các trường hợp mắc các bệnh lý về xoang hàm. Để chủ động hơn trong việc điều trị...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn